CHẾ PHẨM EM - MỘT SẢN PHẨM ĐỘC ĐÁO
CỦA CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẬT BẢN
Abstrast. We introduce EM technology : concept, physiology, function and
it
,
s application in Viet Nam and all over the world. The estimation of effect
of EM on soybean strain DT 84 at the experimental garden of Tay Bac
University shows that utilization EM can stimulate the development of
nodules. Their total fresh weight increases 111,4 % over control with 1
treated time per week, and 79,7 % with 1 treated time per 2 weeks. The yield
of dried seed increases 19,1 - 22,2 % in comparison with control. It is
necessary to extension of EM application in North Western area for green
agriculture and suistainable development
Tóm tắt. Chúng tôi giới thiệu công nghệ EM : khái niệm, nguyên lý, tác
dụng và ứng dụng công nghệ này ở Việt Nam và trên thế giới. Đánh giá tác
động của EM trên cây đậu tương giống DT 84 tại vườn thực nghiệm Đại học
Tây Bắc cho thấy việc sử dụng EM kích thích sự phát triển của nốt sần.
Tổng trọng lượng tươi của của chúng tăng 111,4 % so với đối chứng khi
phun EM 1 lần/1 tuần và tăng 79,7 % nếu phun EM 1 lần/ 2 tuần. Năng suất
hạt khô tăng 19,1 - 22,2 so với đối chứng. Tăng cường sử dụng EM tại khu
vực Tây Bắc là cần thiết cho một nền nông nghiệp sạch của khu vực và cho
sự phát triển vững bền
1. Chế phẩm EM là gì ?
EM (Effective Microorganisms) có nghĩa là các vi sinh vật hữu hiệu.
Chế phẩm này do Giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa - trường Đại học Tổng hợp
Ryukyus, Okinawoa, Nhật Bản sáng tạo và áp dụng thực tiễn vào đầu năm
1980. Trong chế phẩm này có khoảng 80 loài vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí
thuộc các nhóm : vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc,
xạ khuẩn. 80 loài vi sinh vật này được lựa chọn từ hơn 2000 loài được sử
dụng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm và công nghệ lên men
1. Tác dụng của EM
EM được thử nghiệm tại nhiều quốc gia : Mỹ, Nam Phi, Thái Lan,
Philippin,Trung Quốc, Braxin, Nhật Bản, Singapore, Indonexia, Srilanca,
Nepal,Việt Nam, Triều Tiên, Belarus...và cho thấy những kết quả khả quan
a. Trong trồng trọt : EM có tác dụng đối với nhiều loại cây trồng (cây lương
thực, cây rau màu, cây ăn quả…) ở mọi giai đoạn sinh trưởng, phát triển
khác nhau. Những thử nghiệm ở tất cả các châu lục cho thấy rằng EM có tác
1
dụng kích thích sinh trưởng, làm tăng năng suất và chất lượng cây trồng, cải
tạo chất lượng đất. Cụ thể là :
- Làm tăng sức sống cho cây trồng, tăng khả năng chịu hạn, chịu úng và
chịu nhiệt
- Kích thích sự nảy mầm, ra hoa, kết quả và làm chín (đẩy mạnh quá trình
đường hoá)
- Tăng cường khả năng quang hợp của cây trồng
- Tăng cường khả năng hấp thụ và hiệu suất sử dụng các chất dinh dưỡng
- Kéo dài thời gian bảo quản, làm hoa trái tươi lâu, tăng chất lượng bảo
quản các loại nông sản tươi sống
- Cải thiện môi trường đất, làm cho đất trở nên tơi xốp, phì nhiêu
- Hạn chế sự phát triển của cỏ dại và sâu bệnh
b. Trong chăn nuôi :
- Làm tăng sức khoẻ vật nuôi, tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu
đối với các điều kiện ngoại cảnh
- Tăng cường khả năng tiêu hoá và hập thụ các loại thức ăn,
- Tích thích khả năng sinh sản,
- Tăng sản lượng và chất lượng trong chăn nuôi,
- Tiêu diệt các vi sinh vật có hại, hạn chế sự ô nhiễm trong chuồng trại
chăn nuôi.
Điều kỳ diệu ở đây là : EM có tác dụng đối với mọi loại vật nuôi, bao gồm
các loại gia súc, gia cầm và các loài thuỷ, hải sản.
a. Trong bảo vệ môi trường :
Do có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật gây thối (sinh ra các loại khí
H
2
S, SO
2
,NH
3
…) nên khi phun EM vào rác thải, cống rãnh, toalet, chuồng
trại chăn nuôi…sẽ khử mùi hôi một cách nhanh chóng. Đồng thời số lượng
ruồi, muỗi, ve, các loại côn trùng bay khác giảm hẳn số lượng. Rác hữu cơ
được xử lý EM chỉ sau một ngày có thể hết mùi và tốc độ mùn hoá diễn ra
rất nhanh. Trong các kho bảo quản nông sản, sử dụng EM có tác dụng ngăn
chặn được quá trình gây thối, mốc
Các nghiên cứu cho biết chế phẩm EM có thể giúp cho hệ vi sinh vật
tiết ra các enzym phân huỷ như lignin peroxidase. Các enzym này có khả
năng phân huỷ các hoá chất nông nghiệp tồn dư, thậm chí cả dioxin. Ở
Belarus, việc sử dụng EM liên tục có thể loại trừ ô nhiễm phóng xạ
Như vậy, có thể thấy rằng EM có tác dụng rất tốt ở nhiều lĩnh vực của
đời sống và sản xuất. Nhiều nhà khoa học cho rằng EM với tính năng đa
dạng, hiệu quả cao, an toàn với môi trường và giá thành rẻ (mỗi lần phun
EM cho 1 sào Bắc Bộ 360 m
2
hết khoảng 1000 đồng) - nó có thể làm lên một
cuôc cách mạng lớn về lương thực, thực phẩm và cải tạo môi sinh.
2
Tác giả của công nghệ EM, Giáo sư Teruo Higa cũng không nghĩ rằng
EM có tác dụng rộng lớn đến như thế ! Ông mong muốn các nhà khoa học
trên thế giới cùng cộng tác để tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và hoàn thiện
chế phẩm EM.
Năm 1989, tại Thái Lan đã tổ chức Hội nghị Quốc tế Nông nghiệp
Thiên nhiên Cứu thế. Các nhà khoa học đã thảo luận về giá trị của công nghệ
EM và tăng cường sử dụng nó. Nhờ vậy, Mạng lưới Nông nghiệp Thiên
nhiên Châu Á - Thái Bình Dương (APNAN) được thành lập, đã mở rộng
hoạt động tại 20 nước trong vùng và tiếp xúc với tất cả các lục địa trên thế
giới. Đến nay, có khoảng 50 nước tham gia chương trình nghiên cứu ứng
dụng EM và các nước : Mỹ, Trung Quốc, Braxin, Thái Lan…đã trực tiếp
nhập công nghệ EM từ Nhật Bản. Hiện nay, EM có thể sản xuất được tại
trên 20 quốc gia trên thế giới.
1. Nguyên lý của công nghệ EM
Một số tài liệu tiếng Việt đã nêu lên vai trò cụ thể của từng nhóm vi
sinh vật trong EM. GS. Teruo Higa cho biết chế phẩm EM giúp cho quá
trình sinh ra các chất chống oxi hoá như inositol, ubiquinone, saponine,
polysaccharide phân tử thấp, polyphenol và các muối chelate. Các chất này
có khả năng hạn chế bệnh, kìm hãm các vi sinh vật có hại và kích thích các
vi sinh vật có lợi. Đồng thời các chất này cũng giải độc các chất có hại do có
sự hình thành các enzym phân huỷ. Vai trò của EM còn được phát huy bởi
sự cộng hưởng sóng trọng lực (gravity wave) sinh ra bởi các vi khuẩn quang
dưỡng. Các sóng này có tần số cao hơn và có năng lượng thấp hơn so với tia
gamma và tia X. Do vậy, chúng có khả năng chuyển các dạng năng lượng có
hại trong tự nhiên thành dạng năng lượng có lợi thông qua sự cộng hưởng.
4.Tình hình nghiên cứu ứng dụng EM tại Việt Nam
Tại Việt Nam, công nghệ EM được biết đến vào cuối những năm 1996
và đã được thử nghiệm tại một số địa phương. Ở Thái Bình, khi xử lý EM
cho hạt cải bắp, thóc giống cho thấy tỷ lệ nảy mầm cao hơn, cây con sống
khoẻ hơn và có tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh hơn. Khi phun EM cho
rau muống, năng suất tăng 21 – 25 %, phun cho đậu tương, năng suất tăng
15 - 20 %. Tại Hải Phòng đã xử lý EM cho các loại cây ăn quả : vải, cam,
quýt… làm cho cây phát triển mạnh hơn, quả to, chín sớm, vỏ đẹp hơn và
năng suất 10 - 15 %. Tại trường ĐH Nông nghiệp I, xử lý EM cho lúa làm
năng suất tăng 8 - 15 % và không bị bệnh khô vằn lá.
3
Nhóm nghiên cứu của Th.S Đỗ Hải Lan (khoa Sinh - Hoá, ĐH Tây
Bắc) cho biết có thể xử lý EM 1% với cây lan Hồ Điệp Tím Nhung khi vừa
đưa ra khỏi phòng nuôi cấy mô để tăng cường khả năng thích nghi của cây
với điều kiện ngoại cảnh mới. Cũng có thể xử lý EM ở giai đoạn cây còn
non để kích thích sự sinh trưởng sinh dưỡng, tạo điều kiện cho sự phát triển
mạnh mẽ của cây lan ở giai đoạn sau.
Trung tâm nghiên cứu thuỷ sản 3 (Bộ Thuỷ sản) đã ứng dụng thành
công EM trong xử lý hồ nuôi tôm sú ở Việt Nam. Chế phẩm EM làm cho
tổng số nhóm vi sinh vật có lợi trong hồ luôn cao hơn so với nhóm vi sinh
vật không có lợi từ 2 - 7 lần, chỉ số N-NH
3
ở mức thấp (dưới 0,02mg/l), các
chỉ số môi trường như pH và màu tảo ổn định trong thời gian dài.
5. Bước đầu thử nghiệm sử dụng EM cho cây đậu tương giống DT 84 tại
vườn thực nghiệm trường Đại học Tây Bắc
Thí nghiệm tiến hành từ 28/3/2005 đến 23/6/2005 trên diện tích 120 m
2
. Cây
đậu tương hoàn toàn không được bón phân hoá học và có 3 công thức :
- Đối chứng : tưới bằng nước máy.
- Công thức thí nghiệm 1: phun dung dịch EM (được pha loãng theo tỷ
lệ 1 : 1000) 1 tuần /1 lần.
- Công thức thí nghiệm 2 : phun dung dịch EM (được pha loãng theo tỷ
lệ 1 : 1000) 2 tuần /1 lần.
- Dung dịch EM được phun liên tục từ lúc cây còn non cho đến khi thu
hoạch, phun cả lên cây và phun xuống đất.
- Kết quả theo dõi các chỉ tiêu ; chiều cao cây, diện tích lá, sinh khối
tươi, số lượng và trọng lượng nốt sần, số quả chắc, trọng lượng hạt… cho
thấy việc sử dụng EM đã mang lại những tác động rất tích cực đối với sự
sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây.
Chúng tôi sẽ trình bày toàn bộ kết quả nghiên cứu và xử lý thống kê cụ
thể trong một thông báo khác. Trong bài báo này chỉ xin nêu một số chỉ tiêu
đặc trưng.
Bảng 1 : Kết quả nghiên cứu tác động EM đến nốt sần cây đậu tương
Đối chứng Công thức 1 Công thức 2
Kết quả % Kết quả % Kết
quả
%
Số nốt sần/
cây
9,4 100 11,2 111,9 8,4 89,4
4
Trọng lượng
tươi tổng số
nốt sần/ 20
cây (g)
1,673 100 3,537 211,4 2,941 179,7
Số lượng nốt sần cây đậu trong công thức 1 (CT 1) tăng 11,9 %, còn ở CT 2
lại giảm 9,6 % so với đôi chứng. Nhưng đáng lưu ý là trọng lượng tổng số nốt sần lại
tăng đáng kể : CT 1 tăng 111,4 %, CT 2 tăng 79,7 % so với đối chứng.
Nốt sần là một cấu tạo rất đặc trưng của các cây họ Đậu và có vại trò rất quan
trọng đối với quá trình cố định nitơ sinh học. Trong nốt sần có các vi khuẩn
Rhizobium sống cộng sinh và hoạt động của các vi sinh vật này giúp cho cây cố định
đươch nitơ không khí thành các hợp chất cấn thiết cho quá trình sinh tổng hợp. Sự
phát triển vượt trội của các nốt sần khi được xử lý EM có thể hỗ trợ cho cây sinh
trưởng, phát triển mạnh mẽ hơn, nhờ đó có sự gia tăng đáng kể về năng suất.
Bảng 2 :Kết quả xác định trọng lượng hạt thu hoạch được
Trọng lượng tổng số hạt/20 cây (g) Tỷ lệ %
Đối chứng 209,7 100
Công thức 1 256,3 122,2
Công thức 2 249,7 119,1
Trọng lượng hạt ở CT 1 tăng 22,2 %, CT 2 tăng 19,1 % so với đối chứng. Có
thể thấy rõ sự tác động của EM đối với sự thay đổi năng suất đậu tương khi nghiên
cứu chỉ tiêu này.
6. Lời kết: Với tính năng đa dạng và hiệu quả cao, an toàn đối với môi trường,
chúng ta có thể coi EM là công nghệ của tương lai, khi mà con người đang phải đối
mặt với nhiều thảm hoạ môi trường - sinh thái.
Việc phát triển những nghiên cứu, ứng dụng công nghệ EM trên địa bàn Tây
Bắc là rất cần thiết để góp phần tích cực cho sự hình thành một nền nông nghiệp
sạch của khu vực, góp phần tích cực cho sự phát triển vững bền !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Thái Bình. Hướng dẫn sử dụng chế
phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM trong sản xuất và đời sống. 1998.
2. Trung tâm phát triển công nghệ Việt - Nhật : Giới thiệu công nghệ vi sinh vật
hữu hiệu EM. 2004
3. Đỗ Hải Lan, Đặng Thị Hiền, Phạm Thị Hương Nhung, Nguyễn Tiến Vượng.
Tìm hiểu ảnh hưởng của chế phẩm EM tới sự sinh trưởng phát triển ở một số giai
đoạn của hai loài lan Hồ điệp tím nhung và Đai châu trắng tím. Đề tài nghiên cứu
khoa học tại ĐH Tây Bắc. 2005
5
4.Teruo Higa. Technology of Effective Microorganisms : Concept and
Phisiology. Royal Agricultural College, Cirencester, UK. 2002.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT EM THỨ CẤP
1. Mở đầu
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “công nghệ sinh học”, xuất ở quy mô
công nghiệp có sự tham gia của các tác nhân sinh học (ở mức độ cơ thể, tế
sinh vật (gọi tắt là công nghệ vi sinh :
Công nghệ vi sinh vật là các quá trình sản xuất ở quy mô công nghiệp có sự
tham gia của vi sinh vật dựa trên các thành tựu tổng hợp của nhiều bộ môn
khoa học, phục vụ cho việc tăng của cải vật chất của xã hội và bảo vệ lợi
ích của con người.
Ứng dụng nó trong cuộc sống.
2. Sơ lược về EM thu câp.
EM gồm 5 chủng loại vi sinh vật có ích với gần 80 loai vi sinh vật sống
cộng sinh trong môi trường. Các loại vi sinh vật này sẽ tự sản sinh ra các
yếu tố dinh dưỡng tự tạo. khángn chát giúp cây trồng vật nuôi tiêu diệt các
vi khuẩn độc hại, kích thích cây trồng phát triển.
Nguyên liệu sản xuất EM bao gồm:EM mua tư trung tâm công nghiệp việt
nhật(hà nội) và nguyên liẹu khác như rỉ đường, dấm, rượu, cám, bột gạo,
mùn cưa… và nhưng nguyên liẹu rẻ tiền dẽ kiếm ở địa phương.
Từ trước công nguyên, trong cuốn “Những quan sát về cây cối”, nhà triết học
Phrastes (Hy Lạp) dã coi cây họ đậu như một nguồn bồi bổ lại sức lực cho đất.
Sau đó, người cổ La Mã đã đề nghị luân canh cây họ hoà thảo với cây họ đậu.
Từ thế kỷ 16 về trước, mặc dù con người ta đã biết áp dụng một số quy luật của
thiên nhiên như: luân canh giữa cây họ hoà thảo với cây họ đậu, ủ men nấu
rượu, làm tương… nhưng vẫn không biết giải thích tại sao.
2.1. Giai đoạn sản xuất và ứng dụng công nghệ vi sinh vật
. Từ năm 1900-1914, nhiều nước trên thế giới đã sản xuất chế phẩm vi sinh vật.
Nhiều nhà khoa học đã ví “mỗi nốt sần ở rễ cây họ đậu là một nhà máy sản xuất
phân đạm tí hon”. Năm 1964, nhờ có chương trình sinh học quốc tế đã có nhiều
loại chế phẩm vi sinh vật ra đời như: chế phẩm vi sinh vật đồng hoá nitơ phân
tử, chế phẩm vi sinh vật dùng trong bảo vệ thực vật, chế phẩm vi sinh vật dùng
xử lí ô nhiễm môi trường, vaccine phòng chống bệnh cho người và vật nuôi…
ở Việt Nam, những nghiên cứu về vi sinh vật mới chính thức được đưa vào các
6
chương trình khoa học từ những năm 1960.
3. Điểm qua một số hướng nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh vật
trong cuộc sống
3.1. Một số hướng nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong nông
nghiệp
* ứng dụng trực tiếp
+ Phân bón vi sinh vật: là sản phẩm chứa một hay nhiều loài vi sinh vật sống đã
được tuyển chọn có mật độ theo tiêu chuẩn đã quy định, có tác dụng tạo ra các
chất dinh dưỡng hoặc các hoạt chất sinh học có ích cho cây trồng hoặc cải tạo
đất. Ví dụ: Chế phẩm Nitragin, Azotobacterin chứa các vi sinh vật có khả năng
cố định nitơ tự do trong không khí. Chế phẩm Photphobacterin chứa các vi sinh
vật có khả năng phân giải photpho khó tan trong đất. Hoặc các chế phẩm nấm
rễ, chế phẩm tảo lam… Kết quả nghiên cứu của tôi cho thấy phun chế phẩm
EM (Effective Micro-organisms) thứ cấp có tác dụng làm tăng năng suất và
chất lượng quả vải.
+ Chế phẩm vi sinh vật dùng bảo vệ thực vật: Hiện nay, việc ứng dụng các vi
sinh vật để bảo vệ thực vật đang được quan tâm vì nó ít gây độc hại và đảm bảo
cân bằng sinh thái; có thể kể đến một số các chế phẩm sau:
- Virus gây bệnh cho côn trùng: Người ta thường dùng các virus đa diện ở nhân
(NPV) để gây cho côn trùng ngừng ăn, ít hoạt động, trương phù. Hiện nay,
người ta đã sản xuất được chế phẩm này để trừ sâu xanh, sâu róm thông…
- Vi khuẩn gây bệnh cho côn trùng và chuột: Hiện nay, người ta đã sản xuất
được một số chế phẩm từ vi khuẩn gây bệnh cho côn trùng và chuột như chế
phẩm Bt. để trừ sâu tơ, sâu xanh bướm trắng hại rau hoặc chế phẩm Biorat, chế
phẩm Miroca để gây bệnh đường ruột cho chuột.
- Ngoài ra, người ta còn nghiên cứu sản xuất các nấm gây bệnh cho côn trùng,
động vật nguyên sinh ký sinh côn trùng, tuyến trùng ký sinh côn trùng.
- Vi sinh vật đối kháng: Ngoài việc ứng dụng các vi sinh vật gây bệnh cho côn
trùng và dịch hại như trên, người ta đã nghiên cứu tìm ra các loài nấm, các loài
vi khuẩn, các loài virus đối kháng với các vi sinh vật gây bệnh hoặc cỏ dại tức
là khi có mặt những loài vi sinh vật này thì các vi sinh vật gây bệnh mà đối
kháng với chúng sẽ không phát sinh, phát triển được. Ví dụ: sử dụng nấm
Penicillium (các dạng oxalicum, frequentans, vermiculatum, nigricans,
chrysogetum) để đối kháng với các nấm Pythium spp. Rhioctonica solani,
Selerotium cepivorum, Vertcillium alboatrum; sử dụng vi khuẩn Steptomyces
griseoviridy để đối kháng với bệnh nấm Fusarium...
+ ứng dụng công nghệ vi sinh vật để sản xuất men tiêu hoá cho vật nuôi: Người
ta đã sản xuất các men tiêu hoá cho vật nuôi bằng cách sử dụng những vi khuẩn
có lợi cho hệ tiêu hoá như vi khuẩn Bacillus subtilis…
* ứng dụng gián tiếp
7