Cao huyết áp
(Phần cuối)
Thuốc nào được dùng trị cao huyết áp?
Ức chế men chuyển Angiotensin(ức chế ACE) và ức chế thụ thể
Angiotensin(ARB)
Thuốc ức chế ACE và ARB đều có tác dụng lên hệ Renin-Angiotensin, mà hệ
này điều hòa huyết áp. Thuốc ức chế ACE vận hành bằng cách ức chế men chuyển đổi
Angiotensin không hoạt hoá thành dạng hoạt hoá.
Angiotensin hoạt hóa sẽ co thắt hay làm hẹp động mạch, nhưng dạng không
hoạt hóa thì không thể. Với thuốc ức chế ACE, như liệu pháp đơn độc, 50-60% người
da trắng đạt được huyết áp điều chỉnh. Người da đen cũng có đáp ứng nhưng họ đòi
hỏi liều lượng và tần suất sử dụng cao hơn, tốt nhất khi thuốc ức chế ACE kết hợp với
lợi tiểu .
Như thêm được lợi ích, thuốc ức chế ACE có thể làm giảm bớt tim phì đại ở
bệnh nhân cao huyết áp. Thuốc này có lẽ cũng làm giảm quá trình suy giảm chức năng
thận ở bệnh nhân cao huyết áp và tiểu đạm. Ngoài ra, chúng đặc biệt hữu dụng trong
việc làm giảm tiến trình rối loạn chức năng thận ở bệnh nhân cao huyết áp kèm bệnh
thận do hậu quả của tiểu đường. Do đó, thuốc ức chế ACE là thuốc lựa chọn đầu tiên ở
bệnh nhân cao huyết áp có suy tim sung huyết, suy thận mãn có hay không có tiểu
đường, và nhồi máu cơ tim, những bệnh lý làm suy yếu cơ tim (rối loạn chức năng tâm
thu).
Bệnh nhân điều trị với thuốc ức chế ACE có suy thận nên được theo dõi sát để
phòng xa trường hợp suy chức năng thận và tăng Kali máu. Thật ra, thuốc này có thể
dùng để giảm bớt tình trạng mất Kali ở bệnh nhân điều trị bằng lợi tiểu mất Kali.
Thuốc ức chế ACE cũng có một ít tác hại. Tuy vậy, một tác dụng phụ phiền toái là ho
mãn tính. Thuốc ức chế ACE bao gồm : enalapril (Vasotec), captopril (Capoten),
lisinopril (Zestril và Prinivil), benazepril (Lotensin) và quinapril (Accupril).
Ðối với bệnh nhân bị ho mãn tính khi dùng ức chế ACE thì ARB là thuốc thay
thế tốt. Thuốc ARB vận hành hành bằng cách ức chế thụ thể Angiotensin trên động
mạch. Kết quả là Angiotensin không tác dụng lên động mạch được (Angiotensin là
hormone gây co mạch). Thuốc ARB có tác dụng giống của ức chế ACE nhưng không
gây ho kéo dài. Do đó, chúng cũng thích hợp trong điều trị khởi đầu cao huyết áp.
ARB bao gồm: losartan (Cozaar), irbesartan (Avapro), valsartan (Diovan), và
candesartan (Atacand).
Ở bệnh nhân cao huyết áp có kèm bệnh thứ 2, phối hợp ức chế ACE với ARB
có thể có hiệu quả trong điều chỉnh huyết áp cao và cả bệnh thứ 2. Ví du, trong khi
điều trị cao huyết áp, sự phối hợp thuốc này có thể làm giảm tình trạng mất protein qua
nước tiểu trong rối loạn chức năng thận và tăng cường cơ tim trong bệnh cơ tim. Chú ý
là cả ức chế ACE lẫn ARB đều chống chỉ định ở phụ nữ có thai.
Ức chế bêta:
Hệ thần kinh giao cảm là một phần của hệ thần kinh điều hoà hoạt động tự động
của cơ thể, bao gồm cả tim và mạch máu. Như là một bộ phận của hệ này, thụ thể bêta
(nơi nhận đáp ứng kích thích ) ở tim sẽ làm tăng nhịp tim và tăng co bóp cơ tim. Vì
vậy, ức chế bêta sẽ làm giảm nhịp tim và lực co bóp cơ tim. Trong lúc đó, thụ thể bêta
ở cơ trơn của các động mạch ngoại biên và đường dẫn khí sẽ thư giãn.
Do vậy, ức chế bêta gây co thắt cơ trơn mạch ngoại biên, và bằng cách đó làm
giảm lượng máu đến mô. Kết quả là bệnh nhân có thể bị lạnh ở tay và chân. Cũng vậy,
đáp ứng với thuốc, đường dẫn khí co thắt lại. Tác động này gây khò khè đặc biệt ở
những người có khuynh hướng bị suyễn. Tóm lại, ức chế bêta làm giảm lực co bóp
tống máu của cơ tim và mạch máu mà tim cung cấp.
Ức chế bêta còn hữu dụng trong điều trị cao huyết áp, đặc biệt ở bệnh nhân có
nhịp tim nhanh lúc nghỉ, cơn đau thắt ngực hay nhồi máu cơ tim gần đây. Ví dụ, ức
chế bêta có thể kéo dài thời gian sống ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp.
Tuy nhiên, thuốc ức chế bêta có thể ngăn ngừa được các vấn đề tim mạch ở
bệnh nhân cao huyết áp hơn các loại thuốc khác hay không còn chưa chắc chắn. Ức
chế bêta dường như giúp chữa trị hồi hộp kéo dài hay nhức đầu Migrain ở người cao
huyết áp. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc này là trầm cảm, mệt mỏi, ác mộng, bất
lực ở nam giới và tăng khò khè ở người bị suyễn. Ức chế bêta gồm: atenolol
(Tenormin), propranolol (Inderal), và metoprolol (Toprol).
Thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu là thuốc xưa nhất trong điều trị cao huyết áp. Chúng hoạt động
tại ống thận giúp thải muối ra khỏi cơ thể. Lợi tiểu có thể dùng đơn độc trong điều trị
cao huyết áp. Tuy nhiên, lợi tiểu liều thấp kết hợp với thuốc hạ áp khác thường dùng
hơn để làm tăng hiệu quả của thuốc đó.
Thuốc lợi tiểu hydrochlorothiazide (Hydrodiuril) hoạt động ở đoạn cuối ống
lượn xa. Với liều thấp 12.5-25mg/ngày, thuốc này có thể cải thiện được huyết áp tốt
hơn những loại khác. Tác dụng phụ đôi khi gặp ở liều hydrochlorothiazide cao .Tác
dụng phụ của chúng bao gồm hạ Kali, tăng triglyceride, acid uric và glucose.
Thỉnh thoảng, khi tình trạng giữ muối gây phù nghiêm trọng thì càng nên dùng
lợi tiểu kết hợp với các thuốc khác. Thuốc lợi tiểu thường dùng điều trị cao huyết áp là
hydrochlorthiazide, lợi tiểu ống thận furosemide (Lasix) và torsemide (Demadex), kết
hợp giữa triampterene và hydrochlorothiazide (Dyazide), và metolazone (Zaroxolyn).
Chú ý thuốc lợi tiểu không nên dùng ở phụ nữ có thai.
Ức chế kênh Calcium.
Ức chế Calcium ngăn chặn sự di chuyển Calcium vào tế bào cơ tim và mạch
máu. Calcium cần thiết cho các cơ này co bóp. Vì vậy, thuốc này làm hạ huyết áp bằng
cách giảm lực co bóp cơ tim và thư giản các cơ thành mạch. Có ba loại ức chế
Calcium được dùng. Một loại là dihydropyridine không làm chậm nhịp tim và gây rối
loạn nhịp. Những thuốc này bao gồm amlodipine (Norvasc), nifedipine (Procardia XL,
Adalate CC), felodipine (Plendil), và nisoldipine (Sular).
Còn 2 loại khác thuộc nhóm non-dihydropyridine. Một loại là verapamil (Calan
SR) và loại khác là diltiazem (Cardizem, Tiazac, Dilacor). Cả 2 nhóm dihydropyridine
và non-dihydropyridine đều có tác dụng tốt khi dùng đơn độc hay kết hợp với thuốc hạ
áp khác. Mặc dù nhóm non-dihydropyridine không được khuyến cáo sử dụng trong
suy tim sung huyết và một vài rối loạn nhịp. Tuy nhiên, đôi khi chúng lại giống
dihydropyridine có ích trong việc ngăn ngừa vài rối loạn nhịp khác.
Nhiều loại ức chế Calcium có tác dụng ngắn và loại có tác dụng dài. Tuy nhiên,
thuốc tác dụng ngắn lại có những hậu quả có hại lâu dài, như đột quỵ hay nhồi máu cơ
tim. Hậu quả này có lẽ do sự dao động bất thường huyết áp và nhịp tim suốt thời gian
điều trị. Sự đa động này là kết quả của tác dụng nhanh ngắn của loại thuốc tác dụng
ngắn. Tuy nhiên, khi thuốc ức chế Calcium tác dụng ngắn này dùng duy trì liên tục thì
ít gây dao động hơn. Do đó, ức chế Calcium duy trì có thể sử dụng lâu dài một cách an
toàn. Tác dụng phụ chủ yếu của thuốc này là táo bón, phù và chậm nhịp tim (chỉ đúng
với non-dihydropyridine ).
Ức chế alpha.