Bệnh bạch cầu (ung thư máu)
(Phần 1)
Bệnh bạch cầu là gì?
Bệnh bạch cầu là một kiểu ung thư. Ung thư là một nhóm hơn 100 bệnh có hai
điều quan trọng chung. Một là những tế bào nhất định trong cơ thể trở thành dị thường.
Điều nữa là thân thể tiếp tục sản sinh số lượng lớn những tế bào dị thường này.
Bệnh bạch cầu là ung thư của những tế bào máu. Mỗi năm, gần như 27,000
người lớn và hơn 2,000 trẻ con ở Hoa Kỳ biết bị bệnh bạch cầu. Để hiểu bệnh bạch
cầu, thật có ích khi ta biết về những tế bào máu bình thường và cái gì xảy ra với chúng
khi bệnh bạch cầu phát triển.
Tế bào máu bình thường.
Máu gồm có chất dịch lỏng gọi là plasma và ba loại tế bào. Mỗi loại có chức
năng riêng.
Tế bào bạch cầu giúp đỡ cơ thể chiến đấu chống bệnh truyền nhiễm và những
bệnh khác.
Tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến các mô cơ thể và lấy khí cacbonic từ
mô quay trở lại phổi. Tế bào hồng cầu tạo màu đỏ của máu.
Tế bào tiểu cầu giúp đỡ tạo cục máu đông kiểm soát sự chảy máu.
Những tế bào máu được hình thành trong tủy xương, phần trung tâm mềm xốp
của xương. Những tế bào máu mới ( chưa trưởng thành) được gọi là các tế bào non.
Vài tế bào non ở lại trong tủy để trưởng thành. Một số tới những phần khác của cơ thể
để trưởng thành.
Bình thường, những tế bào máu được sản sinh theo trật tự, được kiểm soát theo
cách khi thân thể cần chúng. Quá trình này giữ cho chúng ta mạnh khoẻ.
Bệnh bạch cầu
Khi bệnh bạch cầu phát triển, cơ thể sản sinh một số lớn những tế bào máu bất
thường. Trong đa số các kiểu bệnh ung thư máu, những tế bào dị thường là những
bạch cầu. Tế bào bệnh bạch cầu (thông thường nhìn khác với tế bào máu bình thường
và chúng không thực hiện đúng chức năng của chúng).
Tại sao bị ung thư máu?
Cho đến hiện nay, chúng ta vẫn chưa biết nguyên nhân vì sao gây ra ung thư
máu. Những nhà nghiên cứu đang cố gắng giải quyết vấn đề này. Những nghiên cứu
cho thấy rằng, ung thư máu thường gặp ở nam hơn nữ và những người da trắng thường
mắc bệnh hơn những người da đen. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa thể giải thích tại sao
người này thì bị còn người kia lại không.
Qua việc nghiên cứu số lượng lớn người trên khắp thế giới, những nhà nghiên
cứu đã tìm thấy những yếu tố nguy cơ nhất định làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch
cầu. Ví dụ, sự tiếp xúc với một lượng lớn bức xạ năng lượng cao sẽ làm tăng nguy cơ
bị bệnh bạch cầu. Các chất phóng xạ này thường được sản sinh sau vụ nổ bơm nguyên
tử ở Nhật Bản trong thời gian chiến tranh Thế Giới thứ 2. Trong những nhà máy năng
lượng hạt nhân, những quy tắc an toàn tuyệt đối nhằm bảo vệ công nhân và cộng đồng
tránh tiếp xúc với khối lượng bức xạ có hại.
Nghiên cứu gợi ý rằng sự tiếp xúc trong những lĩnh vực điện từ là một yếu tố
nguy cho bệnh bạch cầu ( những lĩnh vực điện từ là một kiểu của bức xạ năng lượng
thấp đến từ dây điện và thiết bị điện). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu hơn cần thiết để
chứng minh mối liên kết này.
Một số tình trạng di truyền có thể tăng thêm nguy cơ cho bệnh bạch cầu. Đó là
hội chứng Down. Trẻ con sinh ra với hội chứng này có bệnh bạch cầu cao hơn so với
trẻ khác.
Những công nhân tiếp xúc với hóa chất nhất định, trong cả một thời kỳ dài sẽ
có nguy cơ cao bị ung thư máu. Benzen là một trong số hóa chất này. Đồng thời, vài
thuốc sử dụng điều trị các loại ung thư khác có thể tăng thêm nguy cơ cho con người
phát triển bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, nguy cơ này rất nhỏ so với lợi ích mà mà hoá trị
liệu mang lại.
Các nhà khoa học đã xác định được loại virut có khả năng làm tăng thêm nguy
cơ mắc ung thư máu. Những nhà khoa học khắp thế giới tiếp tục nghiên cứu virut và
nguy cơ có thể khác cho bệnh bạch cầu. Bằng việc nghiên cứu vì sau bị ung thư máu,
từ đó các nhà khoa học hy vọng hiểu rõ hơn phương pháp để ngăn chặn và điều trị
bệnh bạch cầu.
Có những loại ung thư máu nào ?
Có vài loại bệnh bạch cầu. Chúng được sắp xếp lại theo hai cách. Một cách là
theo sự phát triển nhanh chóng ra sao và tồi tệ đi như thế nào. Cách khác bởi kiểu tế
bào máu bị ảnh hưởng.
Bệnh bạch cầu hoặc là cấp hoặc kinh niên. Trong bệnh bạch cầu cấp, những tế
bào máu dị thường là những tế bào non còn lưu giữ đặc tính chưa trưởng thành và
không thể thực hiện những chức năng bình thường của chúng. Số lượng của tế bào
non tăng thêm nhanh chóng, và bệnh trở thành xấu hơn đi nhanh chóng.
Trong bệnh bạch cầu kinh niên, một số tế bào non có mặt, nhưng nói chung,
những tế bào này thì đã trưởng thành hơn và có thể thực hiện một số chức năng bình
thường của chúng. Bệnh bạch cầu có thể xuất hiện trong cả hai kiểu bạch cầu chính :
Những tế bào bạch huyết hoặc những tế bào tủy. Khi bệnh bạch cầu ảnh hưởng những
tế bào bạch huyết, nó được gọi bệnh bạch cầu tế bào lymphô. Khi những tế bào tủy bị
ảnh hưởng, bệnh được gọi tủy xương hoặc bệnh bạch cầu tạo tủy.
Đây là những kiểu chung nhất của bệnh bạch cầu :
Bệnh bạch cầu dòng lympho cấp là thể thường gặp nhất của bệnh bạch cầu ở trẻ
em. Bệnh này cũng gây ra ở người lớn, đặc biệt là ở tuổi 65 hoặc già hơn.
Bệnh bạch cầu dòng tuỷ hầu hết thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi hơn 55.
Nó thường xảy ra ở người trẻ hơn, nhưng hầu như không bao giờ gây bệnh ở trẻ em.
Bệnh bạch cầu dòng tuỷ mạn chủ yếu xảy ra ở người lớn. Rất ít trẻ em phát
triển bệnh này.
Bệnh bạch cầu tế bào lông là một thể không binh thường của bệnh bạch cầu
mạn. Thể loại này và loại bất thường khác của bệnh bạch cầu không được bàn đến ở
đây. Dịch vụ thông tin ung thư có thể cung cấp thông tin về chúng.
Bệnh này cũng ảnh hưởng đến người lớn, đặc biệt những người tuổi 65 và già
hơn.
Các triệu chứng của bệnh bạch cầu là gì?
Những tế bào bệnh bạch cầu là dị thường không thể làm việc bình thường mà
những tế bào máu làm. Chúng không thể giúp đỡ cơ thể đấu tranh chống lại bệnh
truyền nhiễm. Vì lý do này, những người mắc bệnh bạch cầu thường dễ bị nhiễm
trùng và sốt.
Đồng thời, những người bị bệnh bạch cầu thường có số lượng hồng cầu và tiểu
cầu ít hơn người bình thường. Kết quả là không có đủ hồng cầu để mang oxy tới khắp
các cơ quan trong cơ thể. Điều kiện này, được gọi là sự thiếu máu, những bệnh nhân
có thể trông nhợt nhạt và cảm thấy yếu và mệt. Khi không có đủ tiểu cầu, người bệnh
dễ bị chảy máu, bầm tím da.
Như tất cả các tế bào máu, những tế bào bệnh bạch cầu cũng đi khắp cơ thể.
Phụ thuộc vào số lượng tế bào dị thường và nơi mà những tế bào này tập trung, những
bệnh nhân bệnh bạch cầu có thể có một số triệu chứng.
Trong bệnh bạch cầu cấp, những triệu chứng xuất hiện và trở nên tồi hơn nhanh
chóng. Những người mắc bệnh này thường đến khám bác sĩ vì họ cảm thấy ốm đi
nhanh chóng. Trong bệnh bạch cầu kinh niên, những triệu chứng có thể không xuất
hiện trong một thời gian dài. Khi những triệu chứng xuất hiện, lúc đầu nhẹ, sau đó xấu
dần đi. Bác sĩ phát hiện bệnh bạch cầu kinh niên khi khám và làm xét nghiệm máu
thường qui, mặc dù trước dó người bệnh không có bất kỳ những triệu chứng nào.
Đâu là triệu chứng chung của bệnh bạch cầu :
Sốt, rét run, và triệu chứng giống như cảm cúm khác.
Yếu và mệt.
Bị nhiễm trùng thường xuyên.
Kém ăn và giảm cân .
Sưng đau hạch bạch huyết, gan, lách to.
Bầm tím và chảy máu dễ dàng.
Sưng và chảy máu chân răng.
Vã mồ hôi , đặc biệt là về đêm.
Đau khớp và xương.
Trong bệnh bạch cầu cấp, tế bào bất thường có thể tập trung trong não hoặc tủy
sống ( cũng được gọi là hệ thần kinh trung ương). Kết quả có thể là những bệnh nhức
đầu, nôn, lú lẫn, mất kiểm soát cơ bắp, và co giật. Trong bệnh bạch cầu, tế bào cũng có