Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Bệnh bạch cầu (ung thư máu) (Phần cuối) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.93 KB, 5 trang )

Bệnh bạch cầu (ung thư máu)
(Phần cuối)

Ðiều gì xảy ra sau khi điều trị ung thư máu?
Tái khám đều đặn định kỳ là một việc hết sức quan trọng trong điều trị ung thư
máu. Bác sĩ sẽ tiếp tục kiểm tra bệnh nhân chặt chẽ để chắc rằng ung thư không tái
phát lại. Kiểm tra bao gồm kiểm tra máu, tuỷ xương và dịch não tuỷ. Mỗi lần kiểm tra
bác sĩ phải khám lâm sàng cẩn thận.
Ðiều trị ung thư có thể gây ra các tác dụng phụ sau nhiều năm. Vì lý do này
nên bệnh nhân phải tiếp tục được kiểm tra định kỳ và phải báo những thay đổi về mặt
sức khoẻ cho bác sĩ ngay khi nó xảy ra. Sống với một bệnh trầm trọng không phải là
việc dễ. Bệnh nhân bị ung thư và những người chăm sóc họ phải đối mặt với nhiều
vấn đề và thử thách lớn. Nếu được cung cấp những thông tin hữu ích và các dụng cụ
hỗ trợ thì việc đối phó với những khó khăn này sẽ dễ dàng hơn.
Bệnh nhân ung thư có thể lo lắng về công việc làm, về việc chăm lo cho gia
đình hay những trách nhiệm khác. Cha mẹ đứa trẻ bị ung thư máu có thể lo lắng
không biết con họ có thể học hành hay sinh hoạt bình thường hay không, chính những
đứa trẻ cũng rất buồn vì không được tham gia những trò chơi với các bạn bè khác.
Ngoài ra, những lo lắng về các xét nghiệm, phương pháp điều trị, ăn ở trong bệnh viện
cũng như chi phí điều trị là những vấn đề thường gặp. Bác sĩ, y tá và các nhân viên y
tế khác có thể trả lời những câu hỏi về điều trị, công việc hay các khía cạnh khác. Việc
gặp gỡ người làm công tác xã hội, nhà tư vấn hay người làm từ thiện có thể hữu ích
cho những bệnh nhân muốn bày tỏ những tâm tư tình cảm của mình.
Bạn bè và người thân là những người hỗ trợ nhiều nhất. Nhiều bệnh nhân cũng
cảm thấy nhẹ nhõm khi thảo luận những vấn đề của họ với những người bị ung thư
khác. Bệnh nhân ung thư thường thành lập những nhóm tương trợ tại đó họ có thể
chia sẻ những kinh nghiệm về cách đối phó với ung thư và hiệu quả điều trị với nhau.
Ngoài những nhóm tương trợ của người lớn còn có những nhóm hỗ trợ đặc biệt cho trẻ
em ung thư hoặc gia đình của họ ở nhiều thành phố. Tuy nhiên một điều quan trọng
cần ghi nhớ là mỗi bệnh nhân là một thế giới riêng biệt. Việc điều trị và cách tiếp cận
với bệnh ung thư có thể áp dụng được cho bệnh nhân này nhưng lại không đúng cho


bệnh nhân khác thậm chí nếu cả hai mắc cùng một loại bệnh ung thư. Cách tốt nhất là
phối hợp thảo luận giữa bạn bè, gia đình bệnh nhân với bác sĩ.
Thường thì những nhân viên hoạt động xã hội tại bệnh viện hay phòng khám có
thể đề nghị những hội, nhóm có thể giúp khôi phục, nâng đỡ tinh thần, hỗ trợ tài
chánh, vận chuyển hay chăm sóc nhà cửa cho bệnh nhân.

Tương lai của bệnh nhân ung thư máu?
Các nhà nghiên cứu đang tìm thấy những phương cách tốt hơn để điều trị ung
thư máu và cơ hội hồi phục đang được cải thiện. Một điều hết sức tự nhiên là bệnh
nhân ung thư và gia đình họ rất quan tâm về tương lai của họ. Một số người lấy chỉ số
tỷ lệ sống còn và một vài thông số thống kê khác để cố đoán xem bệnh nhân có được
chữa khỏi hay còn sống được bao lâu nữa.
Tuy nhiên một quan trọng cần nhớ rằng những thông số thống kê là những trị số
trung bình được lấy từ một dân số lớn bệnh nhân. Chúng không thể được sử dụng để
tiên đoán xem điều gì sẽ xảy ra cho một bệnh nhân nào đó vì không có hai bệnh nhân
ung thư nào là giống nhau. Ðiều trị và đáp ứng điều trị rất khác biệt giữa các bệnh
nhân ung thư. Người tiên lượng tốt nhất chính là bác sĩ điều trị cho bệnh nhân. Bệnh
nhân và gia đình nên bình tĩnh để hỏi bác sĩ về tiên lượng bệnh, nhưng họ cần lưu ý
rằng thậm chí bác sĩ cũng không thể biết chính xác điều gì sẽ xảy ra.
Bác sĩ thường nói về khía cạnh sống còn của bệnh ung thư và họ có thể sử
dụng thuật ngữ thuyên giảm hơn là chữa khỏi. Thậm chí ở nhiều bệnh nhân ung thư
máu được chữa khỏi họ cũng sử dụng thuật ngữ này (tức bác sĩ nói là bệnh thuyên
giảm) vì bệnh có thể tái phát trở lại.

Bệnh nhân ung thư máu nên lấy thông tin ở đâu?
Thông tin về bệnh ung thư có rất nhiều bao gồm một bảng dưới đây. Bạn có
thể tìm kiếm thêm thông tin tại thư viện hay tiệm sách địa phương và từ những hội
tương trợ trong cộng đồng bạn đang ở.

Tóm lược bệnh bạch cầu.

Trong lúc nguyên nhân chính xác chưa biết, yếu tố nguy cơ đã được xác định.
Bệnh bạch cầu được chia nhóm bằng cách xác định sự phát triển nhanh của
bệnh (cấp và man) cũng như loại tế bào máu bị ảnh hưởng.
Bệnh nhân bị bệnh bạch cầu rõ ràng có nguy cơ cao nhiễm trùng, chảy máu và
thiếu máu.
Chẩn đoán bệnh bạch cầu được hỗ trợ bởi việc tìm thấy tiền sử y khoa và thăm
khám, và xét nghiệm máu dưới kính hiển vi. Tế bào bệnh bạch cầu được phát hiện và
phân loại nhờ vào chọc hút tuỷ và sinh thiết tuỷ xương.
Điều trị bệnh bạch cầu phụ thuộc vào loại bệnh bạch cầu, một số đặc điểm của
bệnh bạch cầu, phạm vi đIều trị, và tiền sử trước đó của điều trị, cũng như tuổi tác và
tình trạng sức khoẻ chung của bệnh nhân.
Hầu hết bệnh nhân bị bệnh bạch cầu được điều trị với hóa trị liệu. Một số bệnh
nhân cũng đươc điều trị bằng liệu pháp phóng xạ và cấy ghép tuỷ xương

×