Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.78 KB, 7 trang )
Bưởi và những bài thuốc
Bưởi là loại trái cây ngon miệng, giàu dinh dưỡng, vitamin… được nhiều
người ưa thích, nên thường được chọn làm món tráng miệng hay ép thành nước
giải khát. Bên cạnh đó, bưởi từ lâu đã được biết đến như một vị thuốc quý.
Hầu hết tất cả thành phần của quả bưởi đều có tác dụng chữa bệnh.
Lá bưởi
Lá bưởi có vị cay, tính ấm, được dùng chữa viêm khớp dạng thấp, thể hàn thấp,
đau bụng do thực trệ, cảm mạo. Lá bưởi dùng để trị các chứng đau đầu do phong, viêm
khớp. Dân gian thường dùng lá bưởi tươi nấu với nhiều lá thơm khác để xông, tắm
chữa cảm cúm, nhức đầu rất có hiệu quả.Lá bưởi và hành củ giã nát đắp vào huyệt thái
dương có thể trị chứng đau đầu do phong hiệu quả.
Lá bưởi và gừng giã nát, trộn với dầu trầu, đắp tại chỗ có thể điều trị viêm khớp
cấp.
Lá bưởi, thành bì 30 g, bồ công anh 30 g, sắc uống hằng ngày, chữa áp xe vú.
Cùi bưởi
Vị ngọt đắng, tính ấm, tác động vào tỳ, thận và bàng quang, công dụng hóa
đàm, tiêu thực, hạ khí và làm khoan khoái lồng ngực. Cùi bưởi được dùng để chữa các
bệnh sau:
Chứng ho hen ở người già: cùi bưởi thái vụn, hấp cách thủy với kẹo mạch nha
hoặc mật ong, ngày ăn 2 lần vào buổi sáng, mỗi lần một thìa. Hoặc cùi bưởi thái chỉ,
hãm với nước sôi uống thay trà.
Đau bụng do lạnh: cùi bưởi, trà, thang đằng hương. Các vị sấy khô tán bột,
uống 6 g mỗi lần.
Sán khí: cùi bưởi khô sao vàng 10 g sắc uống hằng ngày.
Phụ nữ mang thai nôn nhiều: cùi bưởi 4-12 g sắc uống.
Viêm loét ngoài da: cùi bưởi tươi sắc lấy ngâm rửa
Vỏ bưởi
Vỏ quả bưởi chữa ăn uống không tiêu, đau bụng, ho, ngày dùng 4 -12 g dưới