KHU VIỆT BẮC
Khu Việt Bắc nằm ở vị trí có vĩ độ cao nhất cả nước. Phía bắc là các dãy nuí cao biên
giới, phí đông là chân núi sườn tây của cánh cung sông Gâm, phía nam là dãy núi
thấp bắc Tam Đảo, phía tây là đứt gãy sông Hồng-ranh giới của miền TB & BTB.
I- ĐỊA CHẤT
- Khu VB có cấu tạo địa chất tương đối đồng nhất với các loại đá cổ có
nguồn gốc từ tiền Cambri(từ thái cổ và nguyên sinh). Tính đồng nhất thể
hiện ở tính chất già của hệ tầng.
- Phát triển trên cơ sở khối vòm sông Chảy , và khu vực khối vòm sông Chảy
được nâng lên mạnh nhất khu trong tân kiến tạo nên ở khu vực này có những
đỉng núi cao nhất trong khu VB.(chính là các đỉnh Tây Côn Lĩnh, Kiều Li Ti
cao >2000m).
- Trong khu gồm các đới nham tướng sông Hồng, sông Lô, sông Hiến, các đới
nham tướng này với nền tảng là các loại đá biến chất mạnh như gnai…của thời
tiền Cambri, và đá vôi tuổi Cambri, Devon.
- Các đá có tuổi trung sinh có đá cát kết, cuội kết.
- Các trầm tích lục nguyên tuổi Đệ Tam khá dày như cuội kết, cát kết chứa than.
- Trong lịch sử phát triển đã nhiều lần có hoạt động nâng lên làm gián đoạn trầm
tích.
- Khu VB chịu ảnh hưởng rất mạnh của các hoạt động tân kiến tạo nên đã đội
cao địa hình núi, tạo nên các đỉnh núi cao trên 2000m là thượng lưu của các
con sông Chảy, Lô, Gâm, Nho Quế.
- Có lịch sử phát triển cổ nhất trong miền ĐB & ĐBBB, về cơ bản đã hình
thành xong trong Cổ Sinh, múc độ biến chất của nham thạch cao hơn các khu
khác.
II- ĐỊA HÌNH
- Chủ yếu là núi trung bình và núi cao , cao nguyên. Nổi bật với các khối núi
và dãy núi cao biên giới phía bắc và thấp dần về phía nam phù hợp với sông
ngòi.
- Khu vực cao trên 1000m là gồm sơn nguyên Bắc Hà, núi vòm sông Chảy, dãy
Pu Tha Ca, núi Phia Biooc.
o Trong đó khối granit dạng vòm ở thượng nguồn sông Chảy là một khối
nâng hung vĩ có độ cao và chia cắt lớn, địa hình hiểm trở. Ngoài các đỉnh
núi trên 2000m, còn có các bậc địa hình là các bề mặt san bằng cổ ở độ
cao 500-600, 700-900, 1100-1300, 1800-2000m.
- Các cao nguyên đá vôi ở cực bắc bao gồm các dãy núi đá vôi Quảng Bạ, Đồng
Văn, Mèo Vạc…là các cao nguyên với địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, thiếu
nước..
- Ở trung tâm khu là cánh cung sông Gâm và nối tiếp là các đỉnh núi cao từ
1500-2000m như Phia Booc, Phia Ya.
- Tiếp nối với khu vực núi cao là vùng đồi núi thấp <1000m, một vài đỉnh trên
1000m như núi Con Voi, Chạm Chu. Địa hình có xu thế thấp dần xuống thành
các đồi xen cac thung lũng sông mở rộng ở hạ lưu các con sông Chảy, Gâm,
Lô. Địa thế thấp dần về phía nam nên giao thông đường thủy từ ĐBBB lên VB
thuận lợi.
III- KHÍ HẬU
- Khí hậu khu VB có nhiều đặc điểm riêng phù hợp với cấu trúc địa hình nói
trên.
- Nét đặc sắc của khí hậu khu VB là ấm hơn và ẩm hơn nhiều so với khu
ĐBắc, vì vai trò chắn gió mùa đông bắc của cánh cung Ngân Sơn; mặt khác các
dãy núi cao phía bắc tạo nên địa hình chắn thuận lợi, nhất là gió mùa mùa hạ
thổi qua vịnh BB vào MB nớc ta có hướng đông và đông nam.
- Do ảnh hưởng của bức chắn địa hình tại các thung lũng và lòng chảo giữa núi
mưa ít, mùa khô kéo dài.
Nói chung toàn khu có lượng mưa khá cao và đồng đều tạo nên độ ẩm lớn.
- Theo quy luật đai cao khu có khí hậu lạnh, mùa đông nhiều ngày có thời tiết
lạnh giá, thậm trí có tuyết rơi. Do vị trí nằm sâu bên trong nên khu ít gặp bão
nên lượng mưa 2 mùa ít chênh lệch lớn giữa 2 mùa.
- VB có mùa khô tương đối ngắn, chỉ khoảng 0-2 tháng, không có tháng hạn,
trong khi đó Đông Bắc mùa khô dài 3-4 tháng và có thể có tháng hạn.
Vùng đồi trung du VB vừa ấm do khuất gió và thấp, vừa ẩm do mưa nhiều, là
nơi rất thuận lợi cho phát triển cây cn và trồng rừng.
IV- THỦY VĂN
- Khu VB có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với nhiều con sông lớn và lượng
nước rất phong phú.
- Chế độ nước sông có phần điều hòa hơn khu Đông Bắc, mô đun dòng chảy
khoảng 30 l/s/km
2
(cao hơn ĐBắc), chênh lệch 2 mùa thấp hơn ĐBắc.
- Do ít chịu ảnh hưởng của bão nên mưa ít tập trung, lượng nước cực đại ko quá
lớn.
- Chế độ lũ là lũ kép, thời gian nước to đứng lâu, lũ rút chậm. Mùa lũ từ tháng
5- tháng 10, mùa cạn từ tháng 11-4.
- Các sông trong khu chảy phù hợp với cấu trúc địa chất, địa hình: sông Hồng
chảy thẳng theo đứt gãy sông Hồng có hướng TB-ĐN…ngoài ra có sông Lô,
sông Gâm, sông Chảy..
Sông ngòi khu VB có tiềm năng rất lớn về thủy điện: Thác Bà trên sông Chảy,
Na Hang trên sông Gâm…
V- THỔ NHƯỠNG-SINH VẬT
- Do có những thuận lợi về khí hậu, địa hình nên khu VB có lớp phủ thổ
nhưỡng-sv rất phong phú. Số lượng đai và á đai nhiều hơn so với khu núi
thấp ĐBắc. TV phục hồi tương đối nhanh.
o Đai rừng nhiệt đới chân núi có nhiều loài ưa nhiệt à ẩm, vì trên 300m mới
có màu đông rét có tháng dưới 15
0
C, với những loài như Chò nâu, Táu…
Phát triển đất feralit đỏ vàng.
o Đai rừng nhiệt đới trên núi; có đầy đủ các á đai. So với khu ĐBắc thì độ
cao các đai và á đai lên cao hơn. Phát triển đất feralit có mùn trê núi.
- Ở đây có các HST như;
o HST rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi(400-700m) với
các loài Nghiến, Trai, Lát, dẻ…
o HST rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở các thung lũng <300
o HST rừng thường xanh trên núi cao 200-800m như Dâu, Alt1, Đinh..
o HST rừng ở độ cao >800m như Dẻ, Thích…
- HST rừng ở VB có tốc độ phục hồi nhanh, phong phú thậun lợi cho khai thác, bảo
vệ….
VI- ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN KHU VIỆT BẮC
a. Địa chất: có cấu tạo địa chất tương đối đồng nhất với các loại đá cổ và
được nâng lên mạnh trong tân kiến tạo.
b. Địa hình: núi cao nhất MB & ĐBBB, địa hình đồi núi đá vôi với diện
tích lớn, địa hình chia cắt mạnh nhất miền
c. Khí hậu: do ĐH cao chắn gió nên mưa lớn, không khí ẩm, bớt lạnh hơn
so với khu ĐBắc
d. Thủy văn: mạng lưới sông suối khá dày đặc với nhiều sông lớn, nước kha
điều hòa
e. Thổ nhưỡng-sinh vật: lớp phủ thổ nhưỡng-sv xanh tốt hơn khu ĐBắc
VII- ĐÁNH GIÁ-PHƯƠNG HƯỚNG SỰ DỤNG
- Với nguồn tài nguyên ks và thủy điện khu cót thể dễ dàng đẩy mạnh cn khai
khoáng.
- Phát triển cây cn tại vùng trung du: chè…
- Phát triển lâm nghiệp(vì rừng có trữ lượng khá lớn, khả năng phục hồi nhanh).
- Các vùng sn đá vôi, các vùng đồi thấp, các thung lũng có thể phát triển trồng
trọt LTTP.
- Chú trọng bảo vệ và cải tạo tự nhiên: đồi trọc, chống rét, giữ nước ngầm,…
KHU ĐÔNG BẮC
Là vùng đồi núi thấp tiếp nối với khu VB và vùng đồi núi thấp Hoa Nam, phía đông
là vịnh BB, phía tây là khu VB(sườn tây của cánh cung Ngân Sơn), phía nam là đồng
bằng BB…
I- ĐỊA CHẤT
- Khu Đông Bắc có lịch sử phát triển trẻ hơn so với các khu vực khác ở Việt
Bắc và Tây Bắc, bao gồm các trầm tích trẻ hơn Việt Bắc phủ lên trên nền
móng uồn nếp Caledonit bị sụt võng (đá có tuổi từ cổ sinh tới trung sinh-còn
khu VB có đá từ Thái Cổ và Nguyên Sinh).
- Ở đây có các đá thuộc các đới nham tướng sông Hiến, Hạ Long, An Châu,
Duyên Hải, Cô Tô.
- Có thể nói khu ĐB là kết quả của việc mở rộng của khối vòm sông Chảy.
- Nền móng địa chất của khu có độ tuổi Cổ sinh gồm các loại đá biến chất, cát
kết, đá phiến, bột kết lộ ra ở Đình Cả, Hòn Gia dày không quá 2500m; ở vùng
duyên hải hệ tầng đá phiến dày tới trên 2500m.
- Xen kẽ giữa các thời kì lắng đọng trầm tích là các vận động nâng lên và
đứt gãy có các hoạt động magma ở thể xâm nhập và phun trào tuổi
Trung Sinh như các khối Riolit Tam Đảo, núi Nam Châu Lãnh, máng trũng
Cao Bằng-Lạng Sơn…; đá granit ở Phia Uắc, một phần Móng Cái; đá bazan
xâm nhập ở Cao Bằng
- Tân kiến tạo nâng với cường độ yếu hơn Việt Bắc . Điểm chú ý là tân kiến
tạo có tính chất kế thừa:
o Những nơi nền móng uốn nếp Caledoni đều được nâng lên khá cao và trở
thành núi, nhiều nơi cao trên 1000m
vd: + Vùng núi Cao Bằng với đá vôi và diệp thạch
+ Dải Ngân Sơn-Cốc Xo
+ Cánh cung duyên hải
giàu có khoáng sản nhất các khu: than, sắt, chì, kẽm…
- Vào Đại Tân Sinh ở một số nơi trũng, thấp được phủ lấp bằng các lớp trầm tích
lục nguyên tuổi Đệ Tam có chứa than như ở Na Dương( Lạng Sơn), Cao Bằng
và một số đảo ven bờ ở Quảng Ninh.
II- ĐỊA HÌNH
- Do ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo nên địa hình ở khu Đông Bắc chủ yếu là
núi thấp và đồi(thấp hơn so với VB), với hướng núi cánh cung là chủ yếu,
với các cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều quy tụ về Tam
Đảo.
Với các khu vực ĐH:
- Khu vực địa hình ở phía bắc là vùng núi đá vôi Cao Bằng với độ cao khoảng
1000m có địa hình hiểm trở, thấp dần từ sườn đông của dãy Ngân Sơn khiến
cho hệ thống sông Kỳ Cùng- Bằng Giang chảy ngược về phía Bắc đổ nước vào
khu vực song Tây Giang của Trung Quốc.
- Dãy núi Ngân Sơn -Cốc Xo như bức tường thành chắn ở phía Tây với nhiều
đỉnh cao trên 1000m như Ngân Sơn 1262 m, Cốc Xo 1131m, cao nhất là Phia
Uac 1930m(phía tây của khu)
- Khu vực núi đá vôi Bắc Sơn có địa hình không cao lắm,độ cao trung bình là
600m đỉnhh cao nhất cũng chỉ có 779m nhưng địa hình hiểm trở khó đi lại và
thiếu nước(nằm ở trung tâm của Khu)
- Dãy núi cánh cung Đông Triều có độ cao 600-800m với các đỉnh núi Yên Tử
1068 m, Am Vap 1094m và Nam Châu Lãnh 1506m tạo nên đường chia nước
ở giữa luu vực song Thái Bình và hện thống sông ở ven biển Quảng Ninh
- Khu vực đồi núi thấp có độ cao trung bình 300-500m nằm lọt giữa các khu
vực cao hơn chạy dài từ Thái Nguyên đến Quảng Ninh.
- Khu vực đảo ven bờ dọc theo bờ biển Đông Bắc thuộc địa phận Quảng Ninh
và Hải Phòng cũng được sắp sếp theo dạng cánh cung.
Tóm lại ĐH thuận lợi cho gió mùa cực đới xâm nhập vào sâu, giao thông…