Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Sơ cứu ở vùng hoang vu ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.4 KB, 5 trang )

Sơ cứu ở vùng hoang vu

Khi xảy ra tai nạn hoặc có một thành viên trong nhóm bị bệnh, bạn có 2 cách
chọn lựa: cử một người nào đó đi tìm người giúp đỡ hoặc ngồi chờ đội giúp đỡ đến.
Quyết định của bạn phụ thuộc vào tình trạng thời tiết, khả năng định hướng, khoảng
cách từ chỗ bạn đến nơi giúp đỡ và loại địa hình phải đi. Chỉ trong tình huống khẩn
cấp nhất mới để nạn nhân ở lại một mình và bạn phải để lại cho họ đủ quần áo và thức
ăn. Nạn nhân cũng cần phải có một cái còi và/hoặc đèn pin để báo động cho đội cứu
hộ. Cuối cùng phải căn dặn nạn nhân ở nguyên nơi đó và không được di chuyển.
Đi tìm người giúp đỡ: bất kỳ người nào được cử đi tìm người giúp đỡ phải
mang theo đủ quần áo và các dụng cụ cần thiết liên quan với mọi tình huống mà họ có
thể gặp, và người đó cũng nên nắm rõ những thông tin sau:
· Vị trí chính xác của người bị thương hay của nhóm
· Điều gì đã xảy ra?
· Xảy ra khi nào?
· Họ đang gặp tổn thương hay tình huống nào?
· Mô tả nơi họ đang ở
· Ai nữa đang đi với họ
Kêu gọi giúp đỡ:
Trên thực tế có những dấu hiệu có thể được dùng để báo hiệu cần sự giúp đỡ
khi bạn ở một nơi hoang vắng. Nhưng dấu hiệu này dễ nhớ và không cần những thiết
bị đặc biệt. Mặc dù la to kêu gọi giúp đỡ cũng có thể thu hút sự chú ý nhưng nó sẽ làm
bạn bị khan tiếng và mệt. Giọng nói cũng không vang xa như một số âm thanh khác, ví
dụ như tiếng còi. Tiếng còi có thể nghe được từ 1 khoảng cách rất xa. Vào ban đêm
ánh đèn cũng có thể phát xa hơn giọng nói, còn vào ban ngày một vật phản chiếu như
tấm gương có thể gởi tia sáng đi một khoảng cách đáng kể.
Có 2 tín hiệu quốc tế báo hiệu cần giúp đỡ. Tín hiệu đầu tiên là SOS, viết tắt
của cụm từ Save Our Souls. Mặc dù trong cuộc sống hằng ngày không còn sử dụng
bảng mã Morse nữa, nhưng nó vẫn còn được thực hành trong việc kêu gọi sự giúp đỡ
trong tình trạng khẩn cấp. Nếu phát tín hiệu âm thanh bằng tiếng còi thì ta sẽ thổi 3 hồi
còi ngắn (s) 3 hồi còi dài (0) và 3 hồi còi ngắn (s). Cách phát tín hiệu khác là thổi 6 hồi


còi hoặc phát 6 ánh chớp đèn liên tiếp nhau cũng có nghĩa là cần giúp đỡ. Một ngọn
lửa đỏ cũng báo hiệu tình trạng khẩn cấp trên biển hoặc trên núi.
Liên lạc với đội cứu hộ:
có thể nhận thấy rằng bạn có thể nghe được sự hướng dẫn qua loa từ trực thăng
của đội cứu hộ trên núi hoặc một đội cứu hộ tương tự nhưng bạn lại không thể trả lời
lại với họ. Có 3 cách để bạn thông báo với họ rằng bạn đã hiểu sự hướng dẫn của họ:
· Thổi 3 hồi còi nhanh liên tiếp, lập lại sau thời gian 1 phút
· Phát 3 ánh chớp đèn pin nhanh liên tiếp, lập lại sau 1 phút
· Phát lên một pháo sáng trắng

Xử trí trường hợp hoàng loạn
Cơn hoảng loạn là một tình huống đột ngột do lo lắng qua mức, thường liên
quan với những triệu chứng cơ năng như đau ngực, khó thở, vả mồ hôi, đau bụng, hồi
hộp (sự nhận thức một nhịp tim nhanh bất thường), chóng mặt và mệt. Cách tốt nhất
để điều trị là khuyên bệnh nhân giữ bình tĩnh và nhớ rằng cơn sẽ đi qua nhanh. Thở
nhanh, từ từ có thể được trợ giúp bằng thở vào một túi giấy.
Tập thể dục thư dãn có thể giúp cho người bệnh giảm được mức độ lo lắng.
Nếu thường bị cơn hoảng lọan, khuyên cô ta nên thăm khám bác sĩ.
Cấp cứu tai biến trong sinh hoạt tình dục
Kinh mã lạc là gì?
Chuyện chăn gối sinh hoạt tình dục vợ chồng là một nhu cầu không thể
thiếu được của con người. Trong trường hợp cơ thể khỏe mạnh, khí huyết điều
hòa, sung mãn, tinh thần thanh thản mà sinh hoạt tình dục điều độ, không lạm
dụng quá sức, lao tâm tổn khí đúng mức thì tạo được hạnh phúc, khoái lạc mà
còn phấn chấn, khỏe người, tinh thần sảng khoái.
Nhưng trái lại, trong trường hợp cơ thể mệt mỏi, khí huyết bất túc, sức lực suy
kiệt mà đam mê, cố sức, tình dục quá độ thì không những không cảm thấy hứng thú,
khoái lạc mà nhiều khi còn xảy ra tai biến, nếu không cấp cứu kịp thời thường dễ dẫn
đến tử vong, mà y học cổ truyền gọi là kinh mã lạc.
Kinh mã lạc thể hiện khi người chồng đang say rượu, thường xảy ra vào đêm

tân hôn, chú rể bị chuốc nhiều rượu, quá say hay đau yếu mệt mỏi, nguyên khí chưa
hồi phục mà cứ cố gắng cố sức tiến hành giao hợp, sinh hoạt tình dục vợ chồng làm
khí lực suy kiệt, âm dương mất quân bình, làm cho người chồng đau đầu chóng mặt
ngạt thở rồi lả dần trên bụng vợ, dẫn đến hôn mê bất tỉnh, cấm khẩu, không biết gì, chỉ
ú ớ đôi tiếng.
Trong trường hợp nếu người vợ không biết về hiện tượng này, sợ hãi, hoảng
hốt, thiếu bình tĩnh, vội vàng đẩy hất người chồng ra, âm dương không còn hài hòa,
tương hợp người chồng sẽ chết không còn phương cứu chữa.
Phương pháp cấp cứu
Gặp trường hợp này, nếu người vợ bình tĩnh, không sợ hãi, hoảng hốt, cứ để
nguyên tư thế như cũ, miệng người vợ hà hơi nóng, thổi ngạt sang miệng người chồng,
đồng thời tay lấy một cây kim nhọn (thường là chiếc kim, cái trâm cài đầu của người
phụ nữ), sờ tìm đốt xương sống cuối cùng, châm thật mạnh một cái vào đỉnh chót của
đốt xương sống cùng này. Tức khắc người chồng giật mình, bừng tỉnh, toát mồ hôi,
thân mình chân tay dần cử động được. Sau đó hãy nhẹ nhàng đặt người chồng xuống
giường, xoa đầu, đắp chăn ấm và cho uống nước gừng hòa với đường.
Xưa kia, các cô gái trước khi lên xe hoa về nhà chồng, thường được các bà mẹ
dặn dò cho bí pháp này, đồng thời trao tặng cho con gái một chiếc trâm nói là để cài
đầu nhưng chính thực ra là để đề phòng cấp cứu tai biến này lúc động phòng đêm tân
hôn.
Quan niệm xưa chuyện chăn gối vợ chồng là chuyện thầm kín, không phổ biến
rộng rãi, nên hiện tượng và phương pháp cấp cứu độc đáo này cũng không được nhiều
người biết đến.

×