Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Tiểu đường pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.97 KB, 5 trang )

Tiểu đường

Tiểu đường là một tình trạng y học mà cơ thể không thể kiểm soát được lượng
đường trong máu hiệu quả. Tuỵ tạng (một cơ quan của cơ thể) thường tiết một
hormone gọi là insulin dùng kiểm soát đường huyết. Ở người bị bệnh đái tháo đường
thì điều này xảy ra không hiệu quả dẫn đến mức đường lên cao (gọi là tăng đường
huyết). Hầu hết các nạn nhân tiểu đường kiểm soát tình trạng này bằng cách kết hợp
ăn kiêng với chích insulin. Tuy nhiên, dư insulin dẫn đến tình trạng gọi là giảm đường
huyết (giảm lượng đường trong máu).
TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT
Tăng đường huyết phần lớn xảy ra dưới dạng tiểu đường chưa được chẩn đoán.
Tiểu đường thường phát hiện khi trưởng thành hay ở tuổi trung niên. Nếu không chữa
trị, nồng độ đường trong máu có thể dẫn đến bất tỉnh và tử vong. Lúc đầu có thể là từ
từ, qua ngày tháng sẽ làm suy sụp cơ thể.
CÁCH ĐIỀU TRỊ
Trong thời kỳ đầu, khuyên người bệnh nên đến ngay bác sĩ chuyên khoa. Nếu
điều đó trở ngại hoặc tình trạng suy sụp, đưa người bệnh đến bệnh viện. Giám sát sự
hô hấp và chuẩn bị hô hấp nhân tạo khi cần thiết.
Người bệnh tiểu đường mất kiểm soát có thể mất tỉnh táo. Giữ đường thở nạn
nhân thông thoáng bằng cách nghiêng đầu, nâng cằm và kiểm tra sự hô hấp của họ.
DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG
Những dấu hiệu ban đầu:
· Muốn uống thật nhiều (cơ thể cố thu nhiều nước để pha loãng nồng độ
đường)
· Tiểu nhiều (nước tiểu có vị ngọt)
· Hôn mê
Khi cơ thể bắt đầu suy sụp:
· Da khô va mạch đập nhanh
· Thở sâu và nặng nhọc
· Hơi thở và da có nặng mùi aceton (dung dịch rửa sơn móng tay) vì cơ thể cố
loại trừ đường.


HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
Mức đường trong máu thấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng và nhanh chóng lên
não. Thông thường do người bệnh tiểu đường sử dụng nhiều insulin hay sử dụng đủ
nhưng không ăn đủ hoặc đốt cháy năng lượng qua các bài tập thể lực nặng. Hiếm hơn,
nó có thể đi kèm với sự đuối sức do nóng, nghiện rượu hay kèm với các cơn động
kinh.
DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG
· Tiền sử bệnh có bệnh tiểu đường (tuy nhiên, người bệnh tiểu đường khi hạ
đường huyết thường rối loạn, nóng nảy và không nhận mình bị tiểu đường)
· Đói
· Bất tỉnh và chóng mặt
· Có những biểu hiện lạ như: rối loạn, dễ nóng, thậm chí bạo lực
· Da tái, lạnh có mùi ngọt
· Thường mất tỉnh táo
· Thở cạn
· Những bằng chứng của bệnh tiểu đường như: các thuốc cảnh báo, dung
dịch đường hoặc có kim tiêm trong túi.
· Bằng chứng trước đây của những bài tập thể dục nặng hay uống rượu.
CÁCH CHỮA TRỊ
Nếu người bệnh bất tỉnh, giám sát đường dẫn khí và hô hấp, chuẩn bị hô hấp
nhân tạo nếu cần thiết.
Nếu người bệnh hoàn toàn tỉnh táo, giúp họ ngồi hay nằm xuống với vai nâng
lên cao. Cho họ uống những thứ chứa đường dễ hấp thu như chocolate hay nước
đường để cân bằng lại nồng độ các chất hoá học trong cơ thể. Nếu tình trạng không cải
thiện, tìm đến dịch vụ y tế. Bên cạnh người bệnh đến khi họ khoẻ lại. Hỏi họ muốn
làm gì sau đó. Thu xếp giúp họ về nhà hay đến bác sĩ. Nếu tình trạng vẫn xấu, hãy gọi
cấp cứu.
Rối loạn trong những trường hợp khác
Không có gì bất thường khi bệnh đái tháo đường thường bị lầm lẫn với các
trường hợp phổ biến khác như chứng nghiện rượu, sử dụng sai thuốc, sự đè nén hoặc

một cơn đột quỵ. Cách chữa trị trong tất cả các trường hợp này là theo dõi và duy trì
đường thở, chuẩn bị hô hấp nhân tạo khi cần thiết, nếu bệnh nhân bất tỉnh thì đặt nằm
ở tư thế hồi phục và tìm một lời khuyên về y tế hoặc gọi cấp cứu.
Đừng đưa ra những giả định về nguyên nhân gây ra các vấn đề trên. Thay vào
đó, hãy lần ra đầu mối để chuẩn đoán bệnh. Người say xỉn có thể chịu đựng các cơn
đau đầu, ống tiêm trong túi áo khoác bệnh nhân có thể dùng như thuốc trị bệnh đái
tháo đường hoặc sự dùng sai thuốc. Khi bạn không cần biết các nguyên nhân gây ra
các trường hợp trên thì các đầu mối bạn đưa ra có khả năng cứu sống bệnh nhân rất
cao.

×