Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Tài chính cá nhân: Đừng mắc nợ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.49 KB, 4 trang )

Tài chính cá nhân: Đừng mắc nợ
Nếu bạn cảm thấy lo lắng về tài chính, đặc biệt trong một nền kinh tế đang
suy thoái, hay chỉ lo lắng đối với những gì bạn có thể kiểm soát được. Sau
đây là một số lời khuyên dành cho các bạn trẻ để chuẩn bị cho một nền tảng
tài chính vững chắc trong tương lai.

Hãy tin những câu nói "muôn thuở”
Lời khuyên về tài chính cá nhân cũng tương tự nhau và thường lặp lại, nên
nghe có vẻ nhàm chán. Nhưng chúng rất có ích cho bạn. Đó là:
- Sống trong phạm vi mức thu nhập cho phép.
- Lập ra một quỹ khẩn cấp bằng 3-6 tháng chi phí sinh hoạt.
- Đừng để nợ.
- Mở một tài khoản nghỉ hưu cá nhân, hoặc tài khoản tiết kiệm và để dành ít
nhất 10-20% thu nhập một năm.
- Có một danh mục đầu tư đa dạng tại các quỹ hỗ tương uy tín như VFI, PFI,
MFI để góp số tiền đầu tư của bạn tăng dần theo thời gian.
Tôi cho rằng, hạnh phúc thực sự là hiểu được điều gì bạn quan tâm nhất. Nói
cách khác, bạn nhận ra các giá trị của bản thân, đặt ra những ưu tiên cho các
giá trị đó, biến chúng thành nhưng mục tiêu thực sự và cụ thể. Và tiền là một
trong những công cụ có thể giúp bạn trở thành người bạn mong muốn.
Các bạn trẻ ở độ tuổi 20-30 lại có một nghịch lý về tài chính cá nhân. Đây là
độ tuổi có năng lực tài chính mạnh nhất (ví dụ, một người mỗi năm tiết kiệm
10 triệu đồng trong tài khoản về hưu từ 21-30 tuổi và sau đó ngưng lại, thì
người ấy sẽ có tài khoản về hưu nhiều hơn nhưng người bắt đầu tiết kiệm ở
tuổi 31 cho đến khi họ 65 tuổi. Nhưng những người ở độ tuổi này lại có xu
hướng mắc nợ nhiều nhất.
Ở độ tuổi này, các bạn trẻ khao khát được khẳng định mình. Và khi các
phương tiện truyền thông nói bạn có thể tạo ra phong cách riêng bằng cách
xài toàn hàng hiệu, bạn sẽ không ngại vung tiền cho nhũng món đồ đó.
Khi bước qua tuổi 30 - 40, có nhiều hiểu biết hơn, ý thức hơn về bản thân,
bạn sẽ biết cách sử dụng tiền như một công cụ để giúp bạn trở thành người


bạn mong muốn. Nhưng đó cũng là khi cái thời tiêu xài phung phí của tuổi
20 quay trở 1ại, ám ảnh bạn với những món nợ bạn đã vay trước đó.
Đừng để mác nợ
Có nhiều thứ bạn phải chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày. Bạn mua nhà
bằng cách vay thế chấp với lãi suất cao, hoặc nghe lời một tay đầu tư tài
chính nào đó đã tất cả số tiền kiếm được vào chứng khoán, vàng, bất động
sản… Nếu bạn có vài đứa con, bạn phải tốn tiền sắm quần áo, cho chúng đi
học nhạc hoặc tham gia một đội thể thao, rồi phải lo tiền cho con đi học đại
học...
Vậy là bạn phải vừa để dành tiền về hưu, vừa trả món nợ thế chấp, trong khi
chi tiêu ngày càng nhiều hơn. Khoản đầu tư bất động sản, vàng hoặc chứng
khoán của bạn lại không sinh lời như mong muốn. Lúc này, bạn sẽ nhận thấy
thực sự khó có thể đeo đuổi những mục tiêu bạn đã đặt ra, vì bạn có quá
nhiều nỗi lo về cơm áo gạo tiền.
Hạnh phúc về sau
Khi tôi 20 tuổi, cha tôi khuyên tôi tránh xa các buổi đi chơi đêm với bạn bè
và phải biết tiết kiệm. Tôi đã làm theo lời khuyên đó và làm thường xuyên
như một thói quen. Tất nhiên, tôi cũng có nhiều niềm vui. Tôi mua giấy ở
các cửa tiệm bình dân và đi du lịch nước ngoài trên những chuyến bay giá
rẻ.
Khi tôi 38 tuổi, cuộc sống của tôi rất thoải mái, không phải vì tôi thắng lớn
khi chơi chứng khoán hay bất động sản, mà bởi vì tôi đã tránh xa được các
khoản nợ và thường xuyên tiết kiệm tiền trong gần 20 năm qua.
Để có được nền tàng tài chính vững chắc, hay làm theo những lời khuyên
trên và làm thường xuyên như một thói quen. Một ngày nào đó, nó sẽ mở ra
cho bạn nhiều sự chọn lựa và với số tiền tích lũy được, bạn sẽ không còn bận
tâm về tài chính và từ đó, có thể theo đuổi các giá trị của mình.

×