Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Cần phải làm gì với những “thiên tài”? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.65 KB, 8 trang )

Cần phải làm gì với những “thiên tài”?
Lãnh đạo cả một tập thể nhân viên không phải là việc dễ dàng và công việc đó sẽ
còn khó hơn bội phần nếu công ty của bạn hoạt động trong các lĩnh vực sáng tạo.
Đối với dạng công việc này, nhân viên của bạn, ngoài các kiến thức và kỹ năng
chuyên ngành, còn phải có một khả năng thiên bẩm nào đó. Và quy luật “người tài
thường lắm tật” dường như luôn đúng ở mọi thời đại và mọi quốc gia. Nhưng rất
may là vẫn còn một quy luật nữa: “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”. Cách lãnh đạo
các “ngôi sao” là vấn đề mà bài viết này muốn đề cập đến.

Người từ hành tinh khác
Tại Trung tâm Tổ chức các sự kiện “KnyazevЪ” ở Mátxcơva, hàng tháng, có một
nhóm người tụ tập để chơi một trò lạ lùng. Họ hoá trang mặt mũi bẩn thỉu, ăn mặc
rách rưới và đi đến trung tâm thành phố để đóng giả làm những người... vô gia cư.
Họ xin người qua đường tiền, đồ ăn, quần áo... Sau vài giờ cải trang thành người
ăn xin, những người “vô gia cư” lại thay quần áo và đi vào một khách sạn hạng
sang để chia sẻ với nhau những ấn tượng vừa thu được.
Tổng giám đốc “KnyazevЪ” – Sergei Knyazev cho biết: đây là một nhóm người
tài năng và họ chơi trò này để giảm căng thẳng. Ông cho rằng: trời đã sinh ra làm
người có tài thì thường kèm theo những tính cách khác người. Họ suy nghĩ lạ lùng
và cách nhìn nhận cuộc sống cũng không giống ai.
Ở công ty họ làm việc theo một phong cách riêng. Họ không thể hiểu được tại sao
sếp lại không hài lòng khi họ nói chuyện điện thoại hàng giờ liền, hay ngồi gác
chân lên bàn và nhìn chòng chọc vào một điểm cả ngày khi đang bận nghĩ đến một
điều gì đó. Họ có thể xin nghỉ một ngày, nhưng có thể kéo dài đến cả tuần không
ló mặt đến chỗ làm việc. Đến khi sếp không chịu đựng được nữa định cho nhân
viên vô kỷ luật này thôi việc, thì họ lại mang đến trình sếp một đống các ý tưởng
hoặc giải pháp xuất sắc khiến cho không ai còn bận tâm đến những khuyết điểm
của họ nữa. Có lẽ, đây là bản tính của những tài năng bẩm sinh.
Những bộ quần áo công sở chỉnh chu, đầu tóc gọn gàng là những điều không bao
giờ có thể nhìn thấy ở những con người này. Khác với một nhân viên nhà băng kín
đáo, họ thường hay chơi trội để thu hút sự chú ý của mọi người. Họ có thể ăn mặc


rất sặc sỡ, khi nói thì hoa chân múa tay, hay sử dụng những ngôn từ gây “sốc”.
Nói chung, những người này thường rất khác lạ trong thế giới thường.
Họ không quan tâm tới bất cứ một điều gì khác ngoài bản thân và công việc của
mình. Đôi lúc, có cảm giác họ không cần ăn, không cần mặc và cũng không cần
tiền. Không hiếm khi, người thiết kế quảng cáo không biết công việc của anh ta
đáng giá bao nhiêu theo giá thị trường , người chủ có thế bán nó với giá 10 nghìn
đô-la hay 100 nghìn, anh ta cũng không quan tâm.
Cuộc chiến với căn bệnh “ngôi sao”
Một trong những khiếm khuyết nổi bật nhất của những “thiên tài” là vô kỷ luật.
Buộc họ đi làm đúng giờ gần như là điều không thể. Có người đi làm muộn cả giờ
đồng hồ, người khác thì gần hết giờ mới đến, họ bỏ ngoài tai mọi lời nhắc nhở của
sếp. Theo các chuyên gia tâm l ý, những người luôn khao khát tự do thì thường có
các hành vi này.
Sergei Knyazev cho rằng cần phải chiến đấu với căn bệnh vô kỷ luật của các “ngôi
sao”, nhưng phải thận trọng. Đôi khi, ông cũng phải nhắm mắt bỏ qua việc đi làm
muộn của những nhân viên dưới quyền- Tôi cũng không bao giờ bắt buộc nhân
viên của mình đến làm từ 9h sáng, - Elena Makashova, tổng giám đốc một hãng
thời trang cùng tên, đồng tình với quan điểm của Sergei Knyazev. – Bản thân tôi
cũng là một người làm việc trong lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo nên rất hiểu điều
này. Một nhà thiết kế thường không thể dậy sớm vào buổi sáng. Còn nếu bắt buộc
phải làm như vậy, thì cả ngày họ sẽ mất hết tâm trạng và khả năng tưởng tượng để
làm việc.
Tuy nhiên, nếu sếp để cho những “thiên tài” của mình quá tự do, thì căn bệnh
“ngôi sao” của họ sẽ có điều kiện phát triển. Sergei Knyazev khuyên trong trường
hợp này cần phải “dội một chút nước lạnh lên đầu họ”: nghiêm khắc nhắc nhở;
không khen ngợi hoặc giao những dự án thú vị cho người khác. Các biện pháp này
rất có hiệu lực đối với những “thiên tài”. Quan điểm này cũng nhận được sự đồng
tình của Giám đốc Bộ phận Phát triển quảng cáo của Hãng Dialog Media – Denis
Debyatykh: “Những tài năng không ít thì nhiều đều mắc căn bệnh này. Cái chính
là đừng để căn bệnh trở nên trầm trọng và lây lan ra xung quanh”.

Nếu một tập thể bị hội chứng bệnh “ngôi sao”, thì không thể lãnh đạo được. Và
khi đó, bắt buộc phải nói lời chia tay với người mang “virus” căn bệnh, dù họ có
tài năng đến độ nào đi chăng nữa.
Lấy lại cảm hứng
Đối với một số người này thì sự ganh đua là động lực để sáng tạo, nhưng với
người khác, khi thấy đồng nghiệp đưa ra được những ý tưởng hoặc bản thiết kế
xuất sắc, đã không kìm được ghen tỵ, quên cả công việc và chỉ nghĩ đến chuyện
chứng tỏ rằng mình mới là giỏi nhất. Trong trường hợp này cần phải bình tĩnh giải
thích với các “thiên tài” tại sao bản thiết kế của người đồng nghiệp kia lại tốt hơn
của anh ta, đồng thời cũng đừng quên nhắc tới những “chiến công” trong quá khứ
của họ, khen ngợi và khẳng định rằng họ là người không thể thay thế, - Sergei
Knyazev cho biết. – Và tốt nhất đừng để trong tập thể chỉ có một hoặc hai “thiên
tài” nào đó nổi bật hẳn lên, cần phải động viên khen ngợi tất cả mọi người.
Tại Trung tâm Tổ chức các sự kiện “KnyazevЪ”, các nhân viên không bao giờ biết
mức lương và thưởng của người khác. Theo Sergei Knyazev, cách này có thể ngăn
chặn để một cuộc cạnh tranh lành mạnh không bị biến thành sự thù định.
Sự thiếu cảm hứng cũng là một trong các nguyên nhân làm cho những người làm
trong lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo không thể làm việc được. Nếu một “thiên tài” bị
rơi vào trạng thái này, thì theo Sergei Knyazev tốt nhất là hãy kiên nhẫn chờ đợi
một thời gian. Hãy cho họ nghỉ phép vài ngày để sau đó họ đến chỗ làm việc với
nguồn năng lượng mới và những ý tưởng xuất sắc khác.
Elena Makashova lại sử dụng phương pháp “gọi cảm hứng”. Bà tin rằng bất cứ
một người tài năng nào cũng có thể tự tạo ra cảm ứng bằng l ý trí. Khi tìm kiếm ý
tưởng, các nhà tạo mốt của Elena Makashova đã tốn hàng trăm tờ giấy để phác họa
mới có cơ may tìm được một giải pháp thích hợp.
Đôi khi những “thiên tài” chỉ thiếu một “cú hích” nhỏ. Ở hãng Dialog media mọi
người vẫn nhớ câu chuyện về một nhân viên thiết kế vò đầu bứt tai mấy ngày liền
không thể thiết kế nổi logo cho một công ty, tất cả các bản phác thảo đến cuối
ngày lại bị vứt vào sọt rác. Khi chỉ còn hai ngày nữa là đến hạn chót với khách
hành, sếp tuyệt vọng gọi điện cho người thiết kế vào một giờ sáng: “Anh hãy nghĩ

ra một cái gì đó thật mốt và thật tròn trịa!”. Người thiết kế lấy cảm hứng từ câu nói
của sếp đã nghĩ ra một phương án làm kinh ngạc mọi người trong thế giới quảng
cáo.
Những “thiên tài” muốn gì?
Nếu những chuyên gia kỹ thuật, các nhân viên bán hàng hoặc các công chức bàn
giấy có thể khích lệ họ làm việc bằng những quyền lợi vật chất, thì đối với những
người làm việc trong lĩnh vực sáng tạo phải làm theo cách khác hẳn. “Đối với họ
thì điều tối quan trọng là có được một công việc thú vị, - Sergei Knyazev cho biết.
– Hãy tạo cho họ những điều kiện thật tốt để họ không phải bận tâm đến bất cứ
một việc gì ngoài công việc của mình và giao cho họ những dự án thật thú vị. Và
khi đó bạn sẽ nhận được sự đền bù xứng đáng”. Chính vì vậy mà Hãng Thiết kế
quảng cáo UNIQA C.E. đã không làm việc theo khuôn mẫu và chỉ nhận những
thiết kế không theo chuẩn mực thông thường. Nhờ vậy mà UNIQA C.E đã thu hút
được rất nhiều nhân viên tài năng.
Sự đề cao và kính trọng của người khác chính là cách tốt nhất để khơi nguồn cảm
hứng cho sáng tạo. Sergei Knyazev bao giờ cũng trân trọng chúc mừng những
nhân viên xuất sắc nhất sau mỗi dự án thành công. Ông tận dụng mọi cơ hội để nói
với các nhân viên của mình rằng họ là những người tài năng và không thể thay thế.
Trong trường hợp, nếu một nhân viên phải tốn rất nhiều công sức mới có thể đưa
ra một thiết kế hoàn hảo được tất cả các đồng nghiệp khác khen ngợi nhưng người
đặt hàng lại không vừa ý, thì phải làm thế nào? Để khỏi làm tổn thương những
người này, một số tập thể vẫn khen thưởng cả khi dự án không được bên đặt hàng
chấp nhận. Ví dụ, công ty có thể thành lập một ban giám khảo đánh giá những bản
thiết kế trên góc độ chuyên môn. Đôi khi, khách hàng không muốn trả tiền cho
những bản thiết kế xuất sắc do thiếu hiểu biết, thì nhờ vào cách này những người
tài năng và nhạy cảm của chúng ta vẫn giữ được cảm hứng để tiếp tục làm việc.
Những trò chơi lạ lùng
Để những ý tưởng độc đáo không bao giờ rời bỏ những người làm việc trong
những lĩnh vực sáng tạo, thì công ty phải tạo điều kiện cho nhân viên có thời gian

×