Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Tập bài giảng NVLTNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.04 KB, 72 trang )

MỤC LỤC

TẬP BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: NGHIỆP VỤ LỄ TÂN NGOẠI GIAO
TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC
Giáo trình chính:
[1] Võ Anh Tuấn (2005), Lễ tân ngoại giao thực hành, NXB Chính trị quốc gia
Tài liệu tham khảo:
+ Tiếng Việt
[2] Phùng Công Bách (2009), Nghi thức và lễ tân đối ngoại, NXB Thế giới, Hà Nội
[3] Phạm Thị Cúc (2005), Giáo trình lý thuyết nghiệp vụ lễ tân, Nxb Hà Nội
[4] Công ước Viên 1961 và Công ước Viên 1963 (tiếng Anh và Tiếng Việt – được gửi vào
email của lớp).
[5] PGS.TS Vũ Dương Huân (2010), Ngoại giao và Công tác Ngoại giao, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
[6] Học viện Quan hệ Quốc tế (2000), Giáo trình Một số vấn đề cơ bản về Nghiệp vụ
Ngoại giao – Phần 1: Khái niệm về Ngoại giao và Cơ cấu tổ chức ngành Ngoại giao, NXB
Chính trị Quốc gia
[7] Học viện Quan hệ Quốc tế (2002), Giáo trình Một số vấn đề cơ bản về Nghiệp vụ
Ngoại giao - Phần 2: Nghiệp vụ lãnh sự, Hà Nội
[8] Louis Dussault (2015), Lễ tân – Công cụ giao tiếp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
[9] Lưu Văn Lợi (2004), Những chuyện Ngoại giao nổi tiếng, NXB Công an Nhân dân
[10] Nhiều tác giả (2013), Chuyện nghề, chuyện nghiệp Ngoại giao, NXB Hội Nhà Văn

1


[11] Trương Thị Hoàng Mai (2011), Bài giảng Nghiệp vụ lễ tân ngoại giao
+ Tiếng Anh
[12] Ralph G. Feltham (2004) , Diplomatic Handbook – Eight Edition, Martinus Nijhoff
Publishers
Nội dung



CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỄ TÂN NGOẠI GIAO
1.1 Một số khái niệm
1.1.1.Khái niệm ngoại giao
Nhà ngoại giao nổi tiếng Harold Nicolson, dựa vào từ điển Tiếng Anh Oxford, đã đưa ra định
nghĩa: “Ngoại giao, đó là việc tiến hành những quan hệ quốc tế bằng cách đàm phán; đó là
những phương pháp mà các đại sứ, công sứ…dùng để điều chỉnh và tiến hành những quan hệ
này; đó là cơng tác hoặc nghệ thuật của nhà ngoại giao”.
E .Stow, nhà hoạt động ngoại giao, tác giả cuốn Ngoại giao thực hành, lại viết: “Ngoại giao là
sự áp dụng trí tuệ và sự lịch thiệp vào việc tiến hành những quan hệ chính thức giữa các chính
phủ các nước độc lập, và đôi khi cả giữa những nước ấy với những nươc chư hầu của họ”.
Học giả Martens viết đại ý: ngoại giao là một khoa học về những quan hệ đối ngoại hay các
công việc đối ngoại của quốc gia, và theo nghĩa hẹp hơn đó là một khoa học hay một nghệ
thuật đàm phán.
Các định nghĩa trên, tuy có khác nhau ít nhiều, nhưng đều giống nhau ở một số điểm: đều nói
đến các mối quan hệ quốc tế hoặc những quan hệ đối ngoại giữa các nước; đều đề cập đàm
phán và coi đàm phán như một phương pháp điều hành giữa những quan hệ đối ngoại giữa
các quốc gia. Riêng định nghĩa của Nicolson đề cập những người có cương vị của nhà nước,
người trực tiếp phụ trách hoặc tiến hành đàm phán. Xét theo quan điểm của chúng ta những
định nghĩa trên đều có thiếu sót chung: khơng nhắc tới tính giai cấp của các mối quan hệ
ngoại giao và của chính sách đối ngoại mà ngoại giao là cơ quan thực hiện; chưa nêu rõ ngoại
giao là vì lợi ích quốc gia, lợi ích của giai cấp thống trị, chưa chỉ rõ cơ sở của ngoại giao là
chính sách đối ngoại, hoạt động ngoại giao là một trong những con đường chủ yếu thực hiện
chính sách đối nội đối ngoại của nhà nước.

2


Một số định nghĩa khác:
Từ điển Le Nouveau Petit Robert ấn hành tháng 3/1994 định nghĩa “Ngoại giao là ngành

chính trị liên quan đến các mối quan hệ giữa các quốc gia: đại diện quyền lợi của một chính
phủ ở nước ngồi, quản lý cơng việc quốc tế, hướng dẫn và thực hiện đàm phán giữa các quốc
gia”.
Từ điển ngoại giao của Liên Xô viết: Ngoại giao, theo nghĩa đầu tiên của nó là người có văn
bằng (diplơme), mà như người ta đã gọi ở La Mã cổ xưa theo danh từ Hy Lạp thì diplome là
thư giới thiệu hoặc thư ủy nhiệm do Thượng nghị viện (Senat) cấp cho nhân vật chính thức
được cử đến các tỉnh hay ra nước ngồi là một cơng việc có tính chất hành động, có tính chất
sự nghiệp, có tính chất hịa bình khác hẳn với công tác quân sự, để chuyên thực hiện những
nhiệm vụ chính trị đối ngoại của quốc gia, và do các cơ quan chính phủ (như Bộ ngoại giao,
các đại diện nước ngồi) chấp hành. Từ điển cịn giải thích thêm: “…theo nghĩa hẹp, ngoại
giao là cơng cụ của chính sách đối ngoại”, “…chính sách đối ngoại do lợi ích của các quốc gia
trực tiếp quyết định…”, “…ngoại giao thì quyết khơng thốt khỏi ảnh hưởng của cơ cấu xã
hội…song nó vẫn chỉ là phương tiện kĩ thuật để thực hiện chính sách đối ngoại mà thơi”.
Cuốn Đại Bách khoa tồn thư của Liên Xơ viết: “Ngoại giao là các hoạt động của các cơ quan
quan hệ đối ngoại của nhà nước trong việc đại diện cho quốc gia mình và trong việc bảo vệ
các quyền lợi và lợi ích của quốc gia mình ở nước ngồi bằng phương pháp hịa bình nhằm tới
các mục đích của chính sách đối ngoại của giai cấp thống trị trong quốc gia mình…theo nghĩa
hẹp thì ngoại giao có nghĩa là nghệ thuật tiến hành đàm phán và kí kết điều ước giữa các quốc
gia”.
Định nghĩa của nhà ngoại giao V. A. Dorin: “ngoại giao là hoạt động của các cơ quan quan hệ
đối ngoại và của các đại diện quốc gia để thực hiện các nhiệm vụ chính trị đối ngoại của quốc
gia do quyền lợi của giai cấp thống trị quyết định, và bảo vệ bằng phương pháp hịa bình
những quyền hạn và lợi ích của quốc gia ở nước ngồi”.
Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngơn ngữ học xuất bản năm 1996, định nghĩa “ngoại giao là sự giao
thiệp với nước ngoài để bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình và để góp phần giải quyết những
vấn đề quốc tế chung”.
Tất cả các định nghĩa nêu trên, dù dài hoặc ngắn đều đề cập đến những nội dung cơ bản của
ngoại giao trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Song ngày nay nhiều quan điểm mới xuất
hiện mà các định nghĩa trên chưa đáp ứng được, đó là:
- Ngoại giao khơng chỉ là ngành chính trị mà cịn là một “khoa học xã hội mang tính tổng

hợp”.
- Ngoại giao góp phần thực hiện chính sách đối nội.

3


- Hiện nay ngoại giao khơng cịn là “lãnh địa” của riêng nhà nước, khơng chỉ có các cơ quan
chính phủ làm công tác đối ngoại, mà cả các tổ chức phi chính phủ, các chính khách, các học
giả hay nhân vật có trách nhiệm cũng hoạt động năng nổ và có hiệu quả trong lĩnh vực này.
- Quan điểm ngoại giao là một nghệ thuật của các khả năng, ngoại giao là phương tiện thực
hiện nhiệm vụ của chính sách đối ngoại trong khi chính sách này là sự tiếp tục của chính sách
đối nội đã được các quốc gia trên thế giới chấp nhận.
Từ các định nghĩa trên và qua thực tiễn hoạt động ngoại giao trong nước và trên thế giới, theo
đường lối, quan điểm của Đảng ta về chính sách đối ngoại, chúng ta có thể rút ra định nghĩa
chung về ngoại giao như sau:
Ngoại giao là một khoa học mang tính tổng hợp, một nghệ thuật của những khả năng, là hoạt
động của các cơ quan làm công tác đối ngoại và các đại diện có thẩm quyền làm cơng tác đối
ngoại, nhằm thực hiện chính sách đối ngoại của nhà nước, bảo vệ quyền lợi, lợi ích, quyền
hạn của quốc gia, dân tộc ở trong nước và trên thế giới, góp phần giải quyết các vấn đề quốc
tế chung, bằng con đường đàm phán và các hình thức hịa bình khác.
Để hiểu thêm định nghĩa này chúng ta cần chú ý một số vấn đề:
- Phải gắn trực tiếp vấn đề xuất hiện của bản thân ngoại giao với việc xuất hiện nhà nước, bởi
lẽ ngoại giao trước tiên là hoạt động của các cơ quan đối ngoại, của những người có cương vị
nhất định của nhà nước.
- Thực chất, ngoại giao xuất phát từ bản chất xã hội của nhà nước, là con đẻ của xã hội có giai
cấp, nhằm thực hiện chính sách đối ngoại – sự tiếp nối của chính sách đối nội – của một quốc
gia, chính phủ
1.1.2 Khái niệm lễ tân ngoại giao
1.1.2.1 Sự ra đời của lễ tân
Lễ tân là một từ Hán việt, dịch từ chữ protocole có nguồn gốc Hy Lạp, có nghĩa là những nghi

lễ và quy định cần tuân thủ trong các hoạt động chính thức và giao tiếp nói chung.
Protocole: Một từ đa nghĩa với nhiều cách dùng khác nhau
Khi được sử dụng đồng nghĩa với từ “văn bản”, từ protocole có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là
nghĩa gốc của từ, dùng để chỉ hiệp định, thỏa thuận hay biên bản hội nghị. Ví dụ: Đan Mạch
và Thụy Điển đã kí hiệp định thư (protocole d’entente) về vùng đánh bắt cá. Nghĩa thứ 2
dùng để chỉ mẫu văn bản in sẵn gồm các câu hỏi hay các thành phần câu có xen các khoảng
trống để người viết điền vào đó.
Khi được sử dụng như một tính từ “protocolaire” từ này dùng để chỉ những tập quán mang
tính xã giao theo quy ước của lễ tân. Ví dụ: “một cuộc viếng thăm xã giao’ (une visite
protocolaire).

4


Từ protocole còn được dùng để chỉ một cơ cấu tổ chức, vụ hay phịng phụ trách cơng việc
chuẩn bị và tổ chức các hoạt động chính thức: “Vụ lễ tân Bộ ngoại giao”.
Trong y học protocole dùng để miêu tả trình tự các bước tiến hành của một ca phẫu thuật.
Trong in ấn, từ này để chỉ các bản mẫu dùng để sửa bài.
Trong tin học, từ này để chỉ các phương tiện kết nối giữa các mạng khác nhau.
Trong ngành tâm lý học, từ này để chỉ dạng trắc nghiệm, kết quả đọc trắc nghiệm hay các yếu
tố của q trình điều trị.
Ngồi ra, người ta cịn dùng cụm từ: “cách thức ứng xử về tình cảm” (le protocole amoureux)
để chỉ các cách ứng xử chỉ đạo mối quan hệ tình cảm giữa người với người hoặc giữa các lồi
vật với nhau.
Khái niệm lễ tân có từ xa xưa với nội dung bao gồm những quy định về tơn ti trật tự trong nội
bộ các triều đình và trong giao tiếp với người nước ngoài nhằm thể hiện uy quyền của nhà
vua, chủ quyền quốc gia. Tại Ai Cập người ta tìm thấy trong các mộ cổ những tranh điêu khắc
chứng tỏ thời bấy giờ đã có những quy định lễ tân chặt chẽ phải tuân thủ qua các giai đoạn
của cuộc sống và cả khi chết. cũng vậy, tại quốc đảo Sip đã tìm thấy những tranh điêu khắc
cách đây 2500 năm ghi lại những ngôi thứ trong triều đình.

Mọi tổ chức xã hội đều có cơ cấu riêng của mình với những nghi thức hoạt động thể hiện rõ
chức năng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chức năng của cơ cấu đó. trường hợp
rõ nhất là nhà nước, tổ chức có cơ cấu phức tạp nhất với chức năng quản lý đời sống cộng
đồng của các tầng lớp dân cư trên một lãnh thổ nhất định. Với trọng trách về các vấn đề lớn
như chiến tranh, hịa bình, hay trong các lĩnh vực tư pháp, an ninh, giáo dục, văn hóa và quan
hệ đối ngoại, nhà nước được trang bị những công cụ mà khơng tổ chức nào có được: đội qn
danh dự, biểu tượng quốc gia, bộ máy chính phủ và các công sở sang trọng. những công cụ
này đảm bảo tính trạng trọng cũng như các nguyên tắc lễ tân đặc trưng cho các hoạt động
chính thức. tuy nhiên, khơng một cơ cấu nào lại khơng có nếp hoạt động của riêng mình, dù
đó là những cơ cấu nhỏ nhất như gia đình, các tập hợp xã hội, giới kinh doanh, nghệ thuật,
cơng đồn, câu lạc bộ giải trí, hội phụ huynh hay trại hè. Nghi thức hoạt động riêng của mỗi
cơ cấu có lúc thể hiện rõ vào các dịp nghi lễ lớn, có lúc ít thể hiện rõ hơn thông qua nhịp độ
công việc và các ngày làm việc bình thường.
Cuộc sống cộng đồng có nhiều điểm giống như quy định trên sân khấu: từ yêu cầu trang phục,
đi đứng, cử chỉ, giao tiếp, cách nói chuyện đến việc bố trí, sắp xếp một buổi đón tiếp, một bữa
tiệc, một ngày hội, nghi lễ. Trong mỗi trường hợp như vậy, việc tuân thủ các nghi thức từ cổ
xưa hay mới có phản ánh sự ràng buộc giữa cuộc sống thực và biểu hiện của nó ra bên ngồi.

5


Thời cổ, các vị hoàng đế và vua chúa đã dành ngựa của riêng mình đưa các vị đại sứ vào tiếp
kiến. Đây không chỉ là một cử chỉ lễ tân mà cịn là cách đảm bảo an tồn cho khách mời. ngày
nay, việc ơ tơ ra đón quan khách ở sân bay , xe mô tô hộ tống, máy bay trực thăng sử dụng
cho khách đi lại, hay mọi điều kiện tiện lợi khác dành cho khách trong thời gian ở thăm đều
nằm trong trình tự đón tiếp chính khách. Hình thức và phương tiện đón tiếp có thể thay đổi,
nhưng yêu cầu thì bất biến.
Phạm vi hoạt động lễ tân liên quan đến mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền, thể hiện
vai trị của nhà nước. chủ quyền có thể với cả bên ngồi và bên trong, cũng có thể chỉ đối với
bên trong hoặc giới hạn ở một số sự việc cụ thể của hoạt động nhà nước. ngoài ra, phạm vi

hoạt động lễ tân cịn liên quan đến quan hệ ngơi thứ giữa các thể chế và nội trong các thể chế,
quan hệ giữa những người nắm quyền và quan hệ giữa các cá nhân với những người nắm
quyền đó. trong quan hệ quốc tế, lễ tân là công cụ đảm bảo sự bình đẳng – ít ra là về mặt hình
thức – giữa các quốc gia và phục vụ cho mối quan hệ giữa đại diện của quốc gia với nhau.
Trong các tình huống khác nhau của hoạt động nhà nước, các tập quán lễ tân đảm bảo cho
một hoạt động chính thức được tổ chức thành cơng, khơng bị sai sót hay lộn xộn. tổ chức
thành công một buổi lễ, cũng như tất cả mọi sự thành công khác, hiếm khi là kết quả của sự
ngẫu nhiên. Nếu không sắp xếp tốt khâu tổ chức từ trước thì khó, thậm chí khơng thể tạo ra
một bầu khơng khí có ý nghĩa cho cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật, hai mươi, một trăm, hay
một nghìn khách mời thuộc các giới, các nước và các nền văn hóa khác nhau. Nghi thức lễ tân
nhằm đảm bảo tôn trọng những người đối thoại và các cơ quan họ đại diện. nó hướng dẫn và
cho phép mọi người đều cảm thấy yên tâm khi thực hiện vai trị của mình trong các hoạt động
chung. Tuy nhiên, việc bố trí các phương tiện đảm bảo cho hoạt động này được diễn ra như
mong muốn có liên quan chặt chẽ tới nội dung cần đạt được.
Nghi thưc cư xử đối với các thể chế, cũng như nghi thức thể hiện giữa con người với nhau cho
thấy những nỗ lực không ngừng từ thế hệ này sang thế hệ khác nhằm phát triển di sản của nền
văn minh chung.
Tuy nhiên, chuẩn mực do các cơ quan lễ tân chính thức áp dụng khơng thể đáp ứng hết mọi
tình huống có thể xảy ra của hoạt động nhà nước. đó là những khung quy chiếu mà ta nên chủ
động thay đổi cho phù hợp với từng tình huống cụ thể. Có biết bao yếu tố phải tính đến khi
lập kế hoạch tổ chức một hoạt động cụ thể: tính chất của hoạt động, lý do, các tiền lệ, cách
thức tổ chức đặc thù đối với một cộng đồng.
1.1.2.2 Sự xuất hiện của lễ tân ngoại giao
* Thời kì trước thế kỉ XV

6


Ngay từ buổi bình minh của xã hội lồi người, từ thời thượng cổ , đã xuất hiện những hình
thức phơi thai của quan hệ ngoại giao, đó là những hình thức giao tiếp đơn giản, thơ sơ giữa

các cộng đồng, bộ lạc, thị tộc...theo nhà nghiên cứu lịch sử ngoại giao như Nicolson, Martern
(Anh), Dorin (Liên Xơ cũ)...thì những hình thức thơ sơ của quan hệ đối ngoại dưới chế độ thị
tộc, trước khi xã hội phân chia thành giai cấp và trước khi xuất hiện nhà nước, chỉ có thể coi
là tiền thân của ngoại giao
Trong lịch sử, chiến tranh để chinh phục lẫn nhau là hiện tượng phổ biến trong quan hệ giũa
các bộ lạc, sau đó là giữa các quốc gia thời kì nơ lệ và phong kiến. Để chấm dứt chiến tranh
khơi phục hịa bình, các vua chúa thời bấy giờ thường cử đại diện (gọi là sứ thần) đến quốc
gia thù địch để đàm phán điều kiện hịa bình. Đây là một sứ mạng rất quan trọng, đồng thời
hết sức nguy hiểm. sứ thần có thể bị làm nhục, thậm chí bị giết nếu khơng làm vừa lịng vua
chúa nước tiếp nhận. để các sứ thần có thể hồn thành sứ mạng của mình một cách an toàn và
trong danh dự , giữa các nước có sự thỏa thuận trên cơ sở có đi có lại, để cho các sứ thần được
hưởng một quy chế đặc biệt gọi là quyền miễn trừ (immunite) tức là được đảm bảo an tồn
tính mạng và được một số quyền ưu đãi khác như đối xử trọng thị. Quan hệ ngày càng mở
rộng, các sứ thần dẫn đầu phái đồn nước mình đến nước khác đàm phán kí kết nhiều lọai
thỏa thuận như hịa ước, liên minh, hơn nhân, thương mại…rồi trở về nước vì lúc bấy giờ giữa
các nước chưa thiết lập cơ quan đại diện thường trực tại thủ đô của nhau.
Từ thế kỉ XV, sự phát triển của quan hệ song phương nhiều mặt, giữa các quốc gia xuất hiện
nhu cầu tiếp xúc thường xuyên để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ với nhau.
Việc cử sứ thần đi nước ngoài giải quyết từng vụ việc xảy ra khơng cịn phù hợp. thay vào đó,
các nước thành lập cơ quan thường trực tại nước ngoài để đại diện cho quốc vương trong giao
tiếp hàng ngày giữa hai nước. cơ quan đó được gọi là đại sứ quán với người đứng đầu là đại
sứ đặc mệnh toàn quyền (gọi tắt là đại sứ). chế độ ưu đãi miễn trừ dành cho đại sứ được mở
rộng cho các thành viên khác của đại sứ qn để họ có thể hồn thành nhiệm vụ chính thức
của mình một cách dễ dàng. Đó là chế độ ưu đãi miễn trừ ngoại giao.
Từ thế kỉ 17, việc mở đại sứ quán trở thành phổ biến ở Thủ đô các nước châu Âu, với Sứ
mạng “cơ quan thương lượng thường xuyên” giữa các nước lập và nước nhận. Nhiệm vụ cơ
bản của các nhà ngoại giao là dùng phương pháp hịa bình để thực hiện hịa giải, thắt chặt
quan hệ với các nước đồng minh, phát triển quan hệ bè bạn với các nước trung lập, làm cho
các nước đối nghịch kính nể.
Cho đến đầu thế kỉ XIX, luật pháp quốc tế chưa có những quy định có tính chất phổ cập về lễ

tân ngoại giao mà các quốc gia đều phải tuân thủ. Mỗi nước, nhất là những nước hùng mạnh,
tự đề ra cho mình những quy định riêng về lễ tân ngoại giao.

7


1.1.2.3 Định nghĩa, vai trị, vị trí của lễ tân ngoại giao
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau, tuy nhiên cốt lõi của nó là những quy định quốc tế thành
văn (điều ước, công ước quốc tế, thỏa thuận song phương hoặc đa phương) hoặc không thành
văn (truyền thống, tập quán quốc tế) về cách ứng xử trong quan hệ chính thức giữa các nhà
nước và đại diện của họ với nhau.
Từ điển ngoại giao Liên Xô năm 1986 định nghĩa “Lễ tân ngoại giao là tổng thể những
nguyên tắc, truyền thống, tập quán được thừa nhận rộng rãi mà các chính phủ, các bộ ngoại
giao, các cơ quan đại diện ngoại giao và các nhân vật chính thức bắt buộc phải tuân thủ trong
giao tiếp quốc tế”.
Định nghĩa chung về lễ tân ngoại giao theo “Lễ tân ngoại giao thực hành – Võ Anh Tuấn” lễ
tân ngoại giao là sự vận dụng tổng hợp những nguyên tắc và quy định của luật pháp quốc tế,
phù hợp luật pháp quốc gia của những nước hữu quan, đồng thời phù hợp truyền thống và
luật pháp lịch thiệp quốc tế, cũng như đặc điểm văn hóa, tơn giáo của các dân tộc.
Vai trò của lễ tân ngoại giao
- Lễ tân ngoại giao là một bộ phận cấu thành của hoạt động ngoại giao
- Lễ tân là một công cụ không thể thiếu nhằm thể hiện và phục vụ đường lối chính sách đối
ngoại.
- Nó là phương tiện để thể hiện cụ thể những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế nói
chung, luật ngoại giao nói riêng; ngun tắc bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền; chế
độ ưu đãi miễn trừ ngoại giao…
Vị trí hoạt động của lễ tân ngoại giao
Mở đầu/ kết thúc của cuộc tiếp xúc ngoại giao
Xu hướng đơn giản hóa lễ tân ngoại giao
Xu hướng của lễ tân ngoại giao ngày nay là đơn giản hóa, giảm bớt nghi thức rườm rà, chú

trọng nội dung thiết thực. sau đây là một số ví dụ:
- Nghi thức đón nguyên thủ quốc gia: hầu hết các nước đã bỏ nghi lễ bắn 21 phát sung đại bác
để chào đón.
- Lễ trình quốc thư: đại sứ khơng phải mặc áo đuôi tôm, đi xe song mã; chỉ một số ít nước cịn
nghi lễ đội qn danh dự vung gươm chào tân đại sứ, nghi thức trao đổi diễn văn giữa nguyên
thủ quốc gia và đại sứ mới hầu như khơng cịn.
- Xe ơ tơ của đại sứ khơng nhất thiết là loại limousine màu đen mà màu gì cũng được, loại xe
gì cũng được để vừa dùng trong hoạt động chính thức, vừa dùng trong bất cứ việc gì khác.
Nhiệm vụ của lễ tân ngoại giao
tổ chức (chủ trì) và phục vụ (hậu cần) các hoạt động gắn với ngoại giao

8


+ bố trí, tổ chức các hội nghị quốc tế, thể thao, văn nghệ - nghệ thuật quốc tế
+ đón, tiễn các đoàn làm việc
+ hội nghị chuyên đề, đàm phán, kí kết hiệp định
+ tặng hn chương, lễ trình quốc thư, chúc mừng lãnh đạo mới, tết dân tộc, viếng quốc tang
+ bố trí tham dự hoạt động ngoại giao theo cấp bậc, ngơi thứ
+ trang trí địa điểm tổ chức (khánh tiết)
+ bố trí các nghi thức cần thiết và thủ tục tiến hành một buổi lễ…
Trong quan hệ quốc tế, đường lối chính sách đối ngoại là nhân tố quyết định. Lễ tân ngoại
giao là một cấu thành của hoạt động ngoại giao, nói một cách khác, hễ có hoạt động ngoại
giao là đương nhiên có lễ tân ngoại giao. Lễ tân là một công cụ không thể thiếu nhằm thể hiện
và phục vụ đường lối chính sách đối ngoại. Nó là phương tiện để thể hiện cụ thể những
nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế nói chung, luật ngoại giao nói riêng; nguyên tắc bình
đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền; chế độ ưu đãi miễn trừ ngoại giao… có những thói quen
hình thành từ lâu, trở thành nề nếp trong sinh hoạt và giao tiếp quốc tế mà ngày nay lễ tân
ngoại giao bắt buộc phải tn thủ, mặc dù khơng có quy định trong bất cứ điều ước quốc tế
nào. Ví dụ nghi lễ đón nguyên thủ quốc gia, nghi thức trình quốc thư, quy trình một cuộc

chiêu đãi…
Nói chung, lễ tân ngoại giao nếu thực hiện tốt, sẽ tạo khung cảnh và bầu khơng khí thuận lợi
cho quan hệ giữa các đối tác nước ngoài với nhau, làm cho các bên hiểu biết và tin cậy lẫn
nhau để giải quyết bất đồng, tăng cường hữu nghị, thúc đấy hợp tác các bên cùng có lợi.
Ngược lại mọi sơ xuất về lễ tân, dù nhỏ và khơng cố ý, đều có thể gây hiểu lầm; thậm chí gây
ảnh hưởng xấu trong quan hệ đối ngoại. tầm quan trọng của công tác lễ tân địi hỏi người cán
bộ thực hiện phải có tinh thần trách nhiệm cao, thận trọng, tỉ mỉ, không để xảy ra bất cứ tình
huống đáng tiếc nào.
1.2 Những nguyên tắc của lễ tân ngoại giao
Lễ tân ngoại giao là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của hoạt động ngoại giao
Lễ tân ngoại giao là công cụ thể hiện và cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc
tế và các tập quan quốc tế được thừa nhận rộng rãi
Lễ tân ngoại giao cần thể hiện sự tôn trọng triệt để luật pháp quốc tế và tập quán quốc tế
1.2.1 Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau
Tơn trọng những gì biểu trưng cho độc lập, chủ quyền quốc gia của nhau
Tôn trọng những đại diện quốc gia của nhau: các nguyên thủ, người đứng đầu chính phủ,
người đứng đầu đảng cầm quyền...

9


Tôn trọng phong tục tập quán của nhau: lễ tân ngoại giao cần tìm hiểu những đặc điểm dân
tộc, văn hóa, tơn giáo của các đối tác để ứng xử đúng nguyên tắc “tôn trọng lẫn nhau”. Cần
hết sức chú ý những trường hợp nhạy cảm chính trị (giữa TQ và Đài Loan), về tôn giáo (Hồi
giáo)...
Những biểu tượng quốc gia gồm có:
Quốc hiệu: tên gọi chính thức của 1 nước
Quốc kì: cờ tượng trưng cho 1 nước
Quốc ca (nhạc và lời) là bài hát chính thức của 1 nước, được hát trong dịp trọng đại
Quốc thiều là nhạc Quốc ca

Quốc huy là huy hiệu tượng trưng cho một nước
Những biểu tượng đó mang tính chất thiêng liêng vì là vật tượng trưng cho chủ quyền quốc
gia, tự hào dân tộc, cần được xử lý hết sức trân trọng, chu đáo.
Sự ra đời của các biểu tượng đó gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại của một dân tộc,
được nhân dân tơn kính và bảo vệ bằng mọi giá, kể cả hy sinh tính mạng (như xuất hiện một
nhà nước mới, cách mạng xã hội, đảo chính...)
Mỗi nước có quy định chính thức về mặt nhà nước về nghi thức ứng xử như thế nào. Ví dụ
đối với Quốc kì, pháp lệnh nhà nước quy định nơi treo (công sở, cơ quan đại diện ngoại giao
ở nước ngồi), dịp nào (đón ngun thủ quốc gia), kích thước, thái độ cơng dân (chào cờ), xử
lý quốc kì (cách kéo lên, hạ xuống, hủy cờ cũ, cờ tang...)
Mọi vi phạm bị đánh giá là xúc phạm thể diện quốc gia, lòng tự trọng và tự hào dân tộc (viết
sai quốc hiệu, kéo sai cờ, cử hành sai quốc ca – quốc thiều, xé cờ, đốt cờ...) sẽ bị đáp lại một
cách tương xứng (cần tìm hiểu động cơ sai phạm để có thái độ đáp lại phù hợp). Mỹ là nước
bị xé cờ, đốt cờ nhiều nhất, kế đó là Israel.
1.2.2 Ngun tắc bình đẳng, khơng phân biệt đối xử
Đây là nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, được ghi rõ trong Hiến chương Liên Hợp
quốc và Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao
Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc ghi: “Liên hợp quốc được xây dựng trên nguyên tắc bình
đẳng và chủ quyền của tất cả các thành viên”
Điều 47 Công ước Viên: “Trong khi thi hành những điều khoản của công ước này…sẽ không
phân biệt đối xử giữa các nước
Vận dụng trong Ngoại giao đa phương: tổ chức một hội nghị quốc tế hoặc đón cùng lúc nhiều
đồn nước ngồi, BTC cần đối xử bình đẳng giữa các đồn khách tham dự: nước lớn và đơng
dân - nhỏ và ít dân; giàu (G7) – nghèo (đang phát triển); chế độ chính trị xã hội (XHCN,
TBCN, DTCN, quân chủ, cộng hòa..)

10


*Về khái niệm “Bình đẳng chủ quyền”:

Chủ quyền là thuộc tính chính trị-pháp lý vốn có của quốc gia, thể hiện quyền tối thượng của
quốc gia trong lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Trong
phạm vi lãnh thổ của mình, mỗi quốc gia có quyền tối thượng về lập pháp, hành pháp và tư
pháp mà khơng có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài, đồng thời quốc gia được tự do lựa
chọn cho mình phương thức thích hợp nhất để thực thi quyền lực trong phạm vi lãnh thổ.
Trong quan hệ quốc tế, mỗi quốc gia có quyền tự quyết định chính sách đối ngoại của mình
mà khơng có sự áp đặt từ chủ thể khác trên cơ sở tơn trọng chủ quyền của mọi quốc Điều này
có nghĩa là các quốc gia dù lớn hay nhỏ, gia trong cộng đồng quốc tế dù giàu hay nghèo đều
có quyền độc lập như nhau trong quan hệ quốc tế.
(Lưu ý rằng, sự “bình đẳng” được đề cập đến trong nguyên tắc này khơng phải là bình đẳng
theo nghĩa “ngang bằng nhau” về tất cả các quyền và nghĩa vụ, mà được hiểu là bình đẳng
trong quyền tự quyết mọi vấn đề liên quan đến đối nội và đối ngoại của mỗi quốc gia.
Thực tiễn quan hệ quốc tế cho thấy, khả năng tham gia vào các quan hệ quốc tế của các quốc
gia khơng giống nhau, do đó Luật quốc tế trong một số trường hợp đã có những quy phạm
nhằm trao cho một số quốc gia nhất định những quyền đặc biệt mà các quốc gia khác khơng
có (Ví dụ: quyền phủ quyết của 5 thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc).
Tuy nhiên, việc được hưởng các quyền đặc biệt này bao giờ cũng đồng nghĩa với việc các
quốc gia này phải gánh vác thêm những nghĩa vụ đặc biệt khác).
* Như vậy, bình đẳng về chủ quyền của quốc gia bao gồm các nội dung:
a. Các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý;
b. Mỗi quốc gia có chủ quyền hồn tồn và đầy đủ;
c. Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tơn trọng quyền năng chủ thể của các quốc gia khác;
d. Sự toàn vẹn lãnh thổ và tính độc lập về chính trị là bất di bất dịch;
e. Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, xã hội, kinh tế và văn
hóa của mình;

11


Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc

Số đại biểu chính thức ngang nhau, biểu quyết theo nguyên tắc mỗi thành viên 1 lá phiếu
Treo quốc kì các nước thành viên trước trụ sở LHQ theo thứ tự a, b, c
Xếp chỗ theo thứ tự a, b, c hoặc rút thăm
Đóng ngân sách: giàu đóng nhiều, nghèo đóng ít
Tại Hội nghị quốc tế đa phương như cấp cAO ASEAN sắp xếp lễ tân cơ bản như tại Đại
hội đồng LHQ:
Treo quốc kì theo thứ tự a, b, c cờ của nước đăng cai treo ở vị trí cuối cùng
Bố trí chỗ ngồi, thứ tự phát biểu, thủ tục bỏ phiếu theo thủ tục Đại hội đồng LHQ
Địa điểm hội nghị: theo thỏa thuận hoặc luân phiên
Phục vụ vật chất: chỗ ở, phương tiện, đối xử ngang nhau với người cùng cấp
 Lễ tân ngoại giao phải biết vận dụng nguyên tắc này một cách khơn khéo, phù hợp thực tế
tình hình cụ thể địi hỏi phải có cách ứng xử khác
Khơng phân biệt đối xử về dân tộc, văn hóa
Khắc phục phân biệt đối xử về màu da, tôn giáo, tự cao và tự ti dân tộc
Lịch sự với khách nước ngồi nhưng khơng ngần ngại uốn nắn ăn mặc cử chỉ trái thuần phong
mỹ tục VN
1.2.3 Nguyên tắc có đi có lại
Nguyên tắc này là hệ quả logic của 2 nguyên tắc trên, hàm ý rằng khi một bên đối xử như thế
nào thì bên kia có quyền đáp lại như vậy, còn được gọi là “quyền trả đũa”
Trường hợp áp dụng
Mức độ ảnh hưởng của các quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao rộng hay hẹp, điều 47 công ước
Viên, nước tiếp nhận có thể hạn chế 1 số điều khoản của cơng ước sau khi nước kia có hạn
chế như vậy đối với đại diện của mình.
Khi viên chức ngoại giao có hành động bị đánh giá là ko phù hợp hoặc bị tuyên bố là “người
không được hoan nghênh”.
Điều 4 công ước Viên 1961 viết: “nước cử phải nắm chắc rằng người mình định bổ nhiệm làm
người đứng đầu cơ quan đại diện tại nước tiếp nhận đã đc nước đó chấp nhận. Nước tiếp nhận
khơng bắt buộc phải cho nước cử đi biết lý do về từ chối chấp thuận”. Điều 9 quy định: “nước
tiếp nhận có thể , vào bất cứ lúc nào và khơng phải nêu lí do về quyết định của mình, báo cho
nước cử đi rằng người đứng đầu cơ quan đại diện là người không được hoan nghênh (persona

non grata)”. Nếu sự việc đó diễn ra, tùy theo từng trường hợp, nước cử đi sẽ hoặc gọi người
đó về nước, hoặc chấm dứt chức vụ người đứng đầu cơ quan đại diện. Một người có thể bị
tuyên bố “persona non grata”, hoặc không được chấp thuận trước hoặc sau khi đến lãnh thổ

12


nước tiếp nhận. Hơn nữa, nếu người được cử đi từ chối thi hành, hoặc không thi hành, trong
một thời gian hợp lí, những nghĩa vụ của mình nêu ở đoạn 1 điều 4, cơng ước Viên 1961, thì
nước tiếp nhận có thể từ chối thừa nhận người đó là thành viên của cơ quan đại diện.
Tuy nhiên, các bên hữu quan cần có thái độ bình tĩnh, tự kiềm chế, vì nếu áp dụng máy móc
ngun tắc này sẽ dẫn đến “trả đũa dây chuyền”, mà hậu quả có thể vượt ngoài sự mong
muốn của các bên, sẽ đổ vỡ trong quan hệ.
1.2.4 Kết hợp luật pháp quốc tế với quy định quốc gia và truyền thống dân tộc
Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và
cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam ngày 23/8/1993 quy định: nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dành quyền ưu đãi, miễn trừ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức
quốc tế tại Việt Nam và thành viên của những cơ quan đó, thực hiện có hiệu quả chức năng,
nhiệm vụ chính thức với tư cách đại diện tại Việt Nam
Những đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ trong Pháp lệnh có nghĩa vụ:
Tôn trọng luật pháp và phong tục tập quán VN
Không can thiệp vào công việc nội bộ của VN
Không sử dụng trụ sở và nhà ở trái với mục đích chức năng của mình
Điều 2 của pháp lệnh quy định
Viên chức ngoại giao ko được tiến hành hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại nhằm mục
đích kiếm lợi riêng
1.3 Ứng dụng các nguyên tắc lễ tân ngoại giao trong nghiệp vụ lễ tân du lịch
Nếu nhiệm vụ cơ bản của lễ tân ngoại giao là tổ chức đón tiễn những đồn khách cấp cao của
nhà nước, góp phần hồn thiện công tác đối ngoại giữa các quốc gia với nhau thì trong lĩnh

vực du lịch nhiệm vụ của người làm cơng tác lễ tân là đón, tiễn những đồn khách du lịch
đến từ nhiều quốc gia khác nhau, với những tập qn, thói quen sở thích và mục đích đi du
lịch khác nhau... vì vậy để tạo ấn tượng tốt và đem lại sự hài lòng cho du khách bắt buộc
người làm công tác lễ tân du lịch ở một mức độ nào đó phải có những tố chất của người làm
công tác lễ tân ngoại giao.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ nhiều châu lục khác nhau, mỗi châu lục lại có những
đặc điểm thói quen rất khác nhau ví dụ:người châu Á nói chung khá dè sẻn tích kiệm trong
việc tiêu dùng dịch vụ, cầu kỳ trong ăn uống, đời sống tình cảm kín đáo, tơn trọng lễ nghi tín
nghĩa, chú trọng vấn đề chào hỏi, tuân thủ nề nếp xã hội...trong khi đó khách du lịch châu Âu
lại rất cởi mở, tôn trọng tự do cá nhân, tác phong công nghiệp, chuẩn xác giờ giấc trong sinh
hoạt được “kế hoạch hoá”...; khách du lịch đến từ châu Phi là những khách hàng rất sùng đạo,

13


và có nhiều tập tục kỳ lạ khắt khe; cịn các khách hàng đến từ châu Mỹ lại rất vui tính, cởi mở
thân thiện, họ khá thực tế, tình cảm rõ ràng...mỗi thói quen tập quán của du khách đều phải
được tìm hiểu kỹ càng trước khi khách đến để đảm bảo sự đón tiếp lịch sự trọng thị với mọi
đối tượng khách hàng, tạo cho khách cảm giác ấm áp thân thiện, gần gũi ngay từ phút đầu tiên
đặt chân đến Việt Nam. bên cạnh đó nhân viên lễ tân cũng có nhiệm vụ thơng tin (hoặc giải
thích) cho khách một số qui định liên quan tới tập quán, thói quen của người Việt để tránh cho
khách những tình huống khó xử
Sự hiểu biết và tơn trọng phong tục tập quán của du khách, bình đẳng với mọi đối tượng
khách hàng dù họ đến từ quốc gia, châu lục nào là điều tối quan trọngtrong hoạt động du lịch.
thái độ của chúng ta khi tiếp xúc với du khách nước ngồi cần chân thành tự nhiên khơng
khách khí nhưng cũng nên tránh tuỳ tiện xuề xồ để khách có thể hiểu lầm là ta coi thường
họ. Người khách nước ngoài nào khi tiếp xúc lần đầu, cũng để ý thái độ của chúng ta do đó
nếu gây được cảm tình tốt buổi đầu thì sẽ dễ dàng cho việc tiếp xúc sau này, trái lại nếu để
cho khách cảm thấy lạnh nhạt, quá dè dặt kiểu cách sẽ không có lợi cho mối quan hệ giữa hai
bên đồng thời cũng gây một ấn tượng không đẹp ngay từ buổi đầu làm khách khó chịu.

Nguời nhân viên lễ tân du lịch khi đón khách phải ln ghi nhớ phương châm: “đón khách
như đón người thân trở về nhà”điều này cho thấy việc đón một đồn khách du lịch (bắt đầu
chuyến tham quan hay bắt đầu kỳ lưu trú tại khách sạn) không chỉ đơn thuần là việc thực hiện
các nghi thức cần thiết mà quan trọng hơn là phải hiểu được khách hàng của mình đến từ quốc
gia nào, thói quen trong giao tiếp cũng như những điều kiêng kỵ của họ là gì để ứng xử cho
phù hợp từ đó tạo được khơng khí gần gũi thân thiện, một sự khởi đầu tốt đẹp cho cả hành
trình khám phá và trải nghiệm của du khách. Sẽ thật khiếm nhã khi đón một đồn khách châu
Âu mà lễ tân khách sạn lại trang hoàng đại sảnh của khách sạn bằng những bình hoa cúc vàng
(người châu âu nói chung khơng thích hoa cúc vàng vì nó được xem như tượng trưng cho sự
thất bại và rủi ro) song với người nhật sẽ thật tuyệt vời khi được chào đón bởi những bình cúc
vàng rực rỡ bởi với họ hoa cúc vàng là biểu tượng của hạnh phúc và sống lâu. Hay khi đón
các đồn khách đến từ các nước có truyền thống Phật giáo lâu đời như Thái Lan, Myanmar,
Campuchia, Lào...lễ tân nên chào khách bằng cách chắp hai bàn tay đưa cao ngang trước ngực
thay vì chìa tay ra để nhằm bắt tay họ bởi đó là việc làm thiếu lịch sự và thiếu hiểu biết...
Người làm công tác lễ tân trong du lịch cũng phải tuyệt đối tuân thủ ngun tắc: khơng bao
giờ phê phán, chỉ trích chế độ chính trị xã hội, luật lệ, phong tục tập quán, tôn giáo của khách.
cần tôn trọng những điều thiêng liêng của khách (Quốc huy, Quốc kỳ). Chúng ta cũng cần
nhận thức rằng nước nào cũng có những luật lệ, phong tục tập quán hay bên cạnh một số
phong tục tập quán dở. Một nước dù văn minh đến mấy cũng có những luật lệ phong tục mà

14


đối với một quốc gia khác là chưa hay thậm chí cịn có những luật lệ phong tục rất lạc hậu dã
man (như chế độ phân biệt chủng tộc, đàn áp người khác màu da...) Bởi vậy trong quá trình
giao tiếp với khách, người lễ tân chỉ nên đề cập đến những điều hay, tránh khơng nên nói đến
những điều không phù hợp. Mặt khác nhân viên lễ tân nên tránh nêu ra các vấn đề chính trị,
thời sự gay cấn và nên tránh tranh luận gay gắt và nếu khách hàng có chủ động đề cập hoặc
nêu ra những vấn đề gay cấn thì người lễ tân cũng nên tìm cách lái câu chuyện sang hướng
khác. Trong câu chuyện với khách, người làm lễ tân phải cân nhắc kỹ trước khi nói nhưng

cũng cần tránh thái độ quá dè dặt làm cho khách khơng dám trị chuyện cởi mở đồng thời cần
nắm được tên và chức vụ của khách (đặc biêt là những khách hàng quan trọng) để tiện xưng
hơ. Gặp khách lần thứ hai thì cần biết tên và chức vụ hoặc nghề nghiệp của khách. Người
khách nào cũng vậy đứng về mặt tâm lý cũng sẽ có cảm tình khi ta gọi đúng tên của họ.
Nhân viên lễ tân trong hoạt động du lịch cũng cần phải biết giữ lời hứa, do vậy cần cân nhắc
kỹ những đề xuất của khách. Trong trường hợp đã hứa nhưng vì một lý do nào đó mà khơng
đáp ứng được cần nói lại cho khách biết để thơng cảm, khơng nên lờ đi mà khơng nói lại lý do
khơng làm được. Khách du lịch nước ngoài, nhất là những khách hàng đến từ các nước cơng
nghiệp phát triển thường có thói quen giữ đúng giờ giấc do vậy nhân viên lễ tân du lịch ln
phải lưu ý đến những thói quen này , nếu vì một lý do đột xuất đến chậm cần gọi điện xin lỗi
vì sự chậm trễ…
Đối với hoạt động du lịch, nhân viên lễ tân là người chiếm vị trí quan trọng, họ là người đầu
tiên và là người cuối cùng đại diện cho doanh nghiệp để đón, tiếp xúc và tiễn khách. Có thể
nói nhân viên lễ tân là đại diện cho hình ảnh của doanh nghiệp. Những đánh giá nhận định
ban đầu của khách hàng về chất lượng dịch vụ, tinh thần thái độ phục vụ cũng như kỹ năng
tác nghiệp của các nhân viên khác trong doanh nghiệp ảnh hưởng khá nhiều từ những ấn
tượng của họ về nhân viên lễ tân. Hiểu và ứng dụng các nguyên tắc lễ tân ngoại giao một cách
phù hợp trong giao tiếp ứng xử với khách du lịch quốc tế sẽ giúp người lễ tân nhanh nhạy hơn
khi xử lý các tình huống, giảm thiểu các rủi do khi tác ngiệp và đặc bịêt là xây dựng được
hình ảnh đẹp về con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế .
1.4 Tìm hiểu cơng ước Viên 1961 về ngoại giao
Trước khi công ước Viên 1961 về ngoại giao ra đời, quốc tế có cơng nhận Quy chế Viên ra
đời năm 1815 – văn kiện lễ tân ngoại giao đầu tiên. quy chế bao gồm những nội dung chủ yếu
sau:
- Phân chia các trưởng đoàn ngoại giao các nước thành 3 cấp (tùy thuộc mức độ quan hệ giữa
các nước với nhau)

15



- Quy định những quy trình thống nhất trong việc tiếp nhận người đứng đầu cơ quan đại diện
ngoại giao nước ngồi
- Quy định ngơi thứ lễ tân theo “thâm niên” đối với các đại diện ngoại giao cùng cấp, cùng
bậc
Quy chế Viên 1815 (Congress of Vienna) là văn kiện mang tính chất pháp lý quốc tế đầu tiên
về lễ tân ngoại giao. Quy chế này được tuyệt đại đa số các quốc gia tuân thủ cho đến giữa thế
kỉ 20, kể cả những nước khơng chính thức gia nhập quy chế.
Sau chiến tranh thế giới 2, do kết quả của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc mà hàng
loạt quốc gia độc lập, có chủ quyền ra đời và trở thành những chủ thể mới của quan hệ quốc
tế. những quy định quốc tế về lễ tân ngoại giao từ đầu thế kỉ 19 cần được sửa đổi, bổ sung cho
phù hợp với tình hình mới. ngày 18/4/1961, hội nghị đại diện ngoại giao các nước do LHQ
triệu tập đã thông qua Công ước Viên về quan hệ ngoại giao và chế độ ưu đãi miễn trừ ngoại
giao. Cơng ước Viên 1961 được hầu hết các nước kí hoặc tham gia. Năm 1980 nước ta tham
gia công ước này.
Một trong những nội dung được đề cập đến trong cơng ước Viên 1961 đó là đặc quyền ưu đãi,
miễn trừ ngoại giao, đây là đặc quyền, đặc lợi dành cho cơ quan đại diện ngoại giao và các
thành viên cơ quan đại diện nhằm tạo điều kiện cho họ thực hiện có hiệu quả chức năng đại
diện ở nước sở tại.
Năm 1980, nước CHXHCN Việt Nam đã gia nhập Công ước Viên về quan hệ ngoại giao với 2
điều bảo lưu về nội dung.
Ngày 23/8/1993, Ủy ban thường vụ quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, khóa IX, đã thơng
qua pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh
sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các
cơ quan và thành viên của các cơ quan nói trên thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ
chính thức với tư cách đại diện tại VN. Pháp lênh này phù hợp với các điều ước quốc tế mà
Vn đã kí kết tham gia, phù hợp với pháp lý, tập quán quốc tế.
1.4.1 Về đối tượng hưởng các đặc quyền này: từ điều 20-41
- Các cơ quan đại diện ngoại giao
- Các đoàn đặc nhiệm
- Viên chức ngoại giao và thành viên gia đình họ (vợ, chồng, con trai chưa đến tuổi thành niên

, con gái chưa chồng sống cùng bố mẹ)
- Nhân viên hành chính kĩ thuật và người phục vụ được hưởng một số những quyền này
1.4.2 Về điều kiện được hưởng các quyền này: điều 38
- Phải có quốc tịch nước cử đi

16


- Khơng có quốc tịch nước tiếp nhận
- Khơng có nơi thường trú tại nước tiếp nhận
1.4.3 Về hiệu lực của các quyền này:
điều 39: viên chức được hưởng các quyền này kể từ khi rời khỏi nước cửđi để đến nước tiếp
nhận, kể cả thời gian quá cảnh nước thứ 3, cho đến khi kết thúc nhiệm kì của mình ở nước sở
tại. việc hết hiệu lực của quyền này được quy định trong điều 43.
1.4.4 Nghĩa vụ của người được hưởng các đặc quyền:
điều 41,42
- tôn trọng luật lệ, pháp luật, phong tục tập quán nước tiếp nhận
- không can thiệp vào công việc nội bộ của nước tiếp nhận
- không được sử dụng trụ sở, nhà ở, phương tiện giao thơng vào mục đích trái với chức năng
chính thức của mình
- khơng được tiến hành các hoạt động nghề nghiệp hoặc buôn bán nhằm kiếm lợi tại nước tiếp
nhận
- mọi cơng việc chính thức phải được tiến hành với Bộ ngoại giao nước tiếp nhận (hoặc với
Bộ đã thỏa thuận)
1.4.5 Trách nhiệm của nước tiếp nhận
Công ước Viên 1961, trong các điều 22,25, 26, 27 đã xác định trách nhiệm cụ thể của nước
tiếp nhận đối với cơ quan và thành viên cơ quan đại diện:
- Đảm bảo an ninh cho trụ sở cơ quan đại diện, ngăn chặn việc xâm phạm, làm hư hại, phá rối
sự yên tĩnh hoặc làm tổn hại đến phẩm cách cơ quan đại diện ngoại giao
- dành cho cơ quan dại diện mọi điều kiện dễ dàng để hoàn thành nhiệm vụ

- đảm bảo cho thành viên cơ quan đại diện mọi điều kiện dễ dàng để hoàn thành nhiệm vụ
- đảm bảo cho thành viên cơ quan cơ quan đại diện mọi sự đi lại tự do, ko trái với luật lệ của
nước mình
- cho phép và bảo vệ tự do thông tin liên lạc của cơ quan đại diện
- nước tiếp nhận có nghĩa vụ khơng phân biệt đối xử giữa các nước
1.4.6 Về đối tượng áp dụng
- Viên chức ngoại giao và gia đình họ (điều 37.1) được hưởng tất cả các quyền từ điều 29-36
- Nhân viên hành chính, kĩ thuật (theo điều 37.2 và 38.2) được hưởng các quyền nêu trong các
điều từ 29 – 35

17


- Các nhân viên phục vụ riêng của cơ quan đại diện được hưởng các quyền này theo điều 37.4
và 38.2
1.4.7 Về nội dung các đặc quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao gồm 4 loại
- Đặc quyền bất khả xâm phạm
- Đặc quyền miễn trừ
- Đặc quyền lễ nghi và tự do đi lại
- Ưu đãi, miễn trừ trong thời chiến
1. Bất khả xâm phạm: đặc quyền này dành cho họ nhằm tạo điều kiện để họ được tự do hồn
tồn, khơng bị xâm phạm trong bất cứ trường hợp nào, trong suốt thời gian họ thực hiện chức
năng đại diện của họ ở nước tiếp nhận. quyền ưu đãi bất khả xâm phạm bao gồm cả con
người (điều 29, 39, 41,42), tài sản (trụ sở nhà ở -điều 22,20,21), hồ sơ tư liệu (điều 24, 27,
40.3), phương tiện thông tin (điều 22.3), đi lại…
2. Quyền miễn trừ: là quyền được hậu đãi quan trọng , cần thiết đối với cơ quan đại diện
ngoại giao và thành viên cơ quan đại diện ngoại giao để họ có điều kiện thực hiện có hiệu quả
chức năng đại diện của họ. Đặc quyền này được mở rộng, thu hẹp, hạn chế đến đâu cịn tùy
vào thuộc vào tình hình, đặc điểm của mỗi nước, tùy thuộc vào tính chất có đi có lại trong
quan hệ bang giao giữa các nước

- Miễn trừ xét xử hình sự, dân sự đối với viên chức ngoại giao (điều 31, 38.1, 32.1.2), đối với
thành viên khác (điều 37, 37.2, 38.2, 37.4, 38.2)
- vấn đề tai nạn ô tô: trong trường hợp tai nạn giao thông, trách nhiệm dân sự của viên chức
ngoại giao có thể phải đặt ra, hoặc với danh nghĩa là người lái xe, hoặc với danh nghĩa là chủ
xe. Nguyên tắc xử sự trong trường hợp này là lấy quyền miễn trừ của viên chức ngoại giao để
không bị bắt giữ, tuy nhiên ko lẩn tránh mọi trách nhiệm, ko ngăn trở các cơ quan tư pháp
trong việc thi hành nhiệm vụ thu thập, điều tra của họ. chỉ cần nói rõ người lái xe được hưởng
quyền miễn trừ của người thuê lái, do vậy trong mọi trường hợp, lái xe ko thể bị bắt giữ theo
điều khoản luật pháp quốc tế. Ngồi ra Quyền miễn trừ xét xử khơng cho phép viên chức
ngoại giao lẩn tránh việc bồi thường đối với nạn nhân.
- Miễn trừ thuế và hải quan (điều 23, 34, 37, 36, 35)
3. Đặc quyền lễ nghi và tự do đi lại: điều 26
Cho phép nhà ngoại giao tự do đi lại trên lãnh thổ nước tiếp nhận bằng bất kì phương tiện nào
và vào bất kì lúc nào, trừ phi tới khu vực mà nước này có lệnh cấm.
Các nước đều có quy định chung về vấn đề này
- Có nước cho phép đồn ngoại giao tự do đi lại khắp mọi nơi, trừ khu vực có biển cấm ra vào

18


- Có nước quy định đồn ngoại giao chỉ được đi lại trong phạm vi giới hạn nào đó của thủ đơ,
nếu ra ngồi phạm vi đó phải xin giấy phép đi lại
- có những quy định riêng ra vào các sân bay, bến cảng, hoặc trong trường hợp có giới nghiêm
của nước tiếp nhận
4. Đặc quyền ưu đãi miễn trừ trong thời chiến: điều 44,45,46
* Đặc quyền miễn trừ ngoại giao
Quan hệ quốc tế ngày càng phát triển, việc cử các phái đoàn đại diện ngoại giao ra nước ngoài
trở thành việc làm thường xuyên giữa các quốc gia. Ngày nay không một quốc gia nào đứng
riêng rẽ, tách biệt khơng có quan hệ với thế giới bên ngồi, với các quốc gia khác. Dành cho
các cơ quan đại diện ngoại giao một số đặc quyền là cần thiết khơng những để các cơ quan đại

diện hồn thành chức năng đại diện của mình, mà cịn cần thiết để tăng cường quan hệ giữa
các nước, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và cũng là để tăng cường việc tôn trọng chủ quyền
của nhau. Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao đã mở đầu bằng câu: “Các quốc
gia tham gia Công ước này, nhắc lại rằng từ thời xa xưa, nhân dân tất cả các nước đã thừa
nhận quy chế các viên chức ngoại giao”. Một vài điều của quy chế đó như quyền bất khả xâm
phạm của các sứ giả thì đã có từ xã hội nô lệ. Để bảo vệ các sứ thần, đạo luật của Ấn Độ cổ
xưa đã quy định người ám sát sứ thần sẽ bị tử hình.
Trong quá trình phát triển quan hệ ngoại giao giữa các nước, các lý thuyết sau đây đã được
nêu lên đẻ làm cơ sở lý luận cho đặc quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao:
Thuyết “đại diện” bắt nguồn từ thời Trung cổ ở Châu Âu và rất thịnh hành cho mãi tới khi có
cuộc Đại Cách mạng Pháp. Thời kỳ này hầu hết các nước trên thế giới đều là những quốc gia
quân chủ. Sự giao dịch quốc tế được coi như là sự giao dịch giữa cá nhân các vua chúa. Làm
nhục tới các vị đại diện tức là làm nhục tới vua chúa. Thuyết này ngày càng không phù hợp
với thực trạng thế giới. Ngày nay một vị Đại sứ khơng cịn là đại diện riêng của nhà vua mà là
đại diện chung cho cả một quốc gia.
Thuyết “ngoại pháp” phát sinh từ thế kỷ 17 và thịnh hành cho tới nửa đầu thế kỷ 20 và đã
từng song song tồn tại với thuyết “đại diện” trong một thời gian trước khi lấn át hẳn thuyết đó.
Theo thuyết này sở dĩ nhà ngoại giao thoát ra khỏi thẩm quyền của quốc gia địa phương là bởi
vì họ được giả định như là chưa bao giờ ra khỏi đất nước họ. Nói khác đi, nhà ngoại giao tuy
được ủy nhiệm bên cạnh một quốc gia khác nhưng vẫn được coi là còn ở trên đất nước mình.
Tuy trên phương diện thể chất, họ có mặt trên đất của quốc gia tiếp nhận, nhưng trên phương
diện pháp lý họ được coi như là không có mặt ở quốc gia đó, do đó họ được quyền bất khả
xâm phạm. Thuyết này bị bác bỏ dần dần vì tính chất giả tạo của nó, và trong Hội nghị Viên

19


1961, người ta tránh khơng nêu thuyết đó trong việc ấn định phạm vi của đặc quyền ưu đãi
miễn trừ ngoại giao.
Thuyết “vì lợi ích cơng việc” cho rằng một viên chức ngoại giao chỉ có thể làm trịn nhiệm vụ

của mình khi ơng ta khơng bị đe dọa và hoàn toàn độc lập với quốc gia tiếp nhận. Các quốc
gia này cũng bắt buộc phải công nhận cho các viên chức ngoại giao được hưởng các đặc
quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao để họ yên tâm làm tròn nhiệm vụ. Thuyết này ngày nay
được chấp nhận rộng rãi.
Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao có đoạn viết “Các quốc gia tham gia Công
ước này nhận thức rằng mục đích của các quyền ưu đãi và miễn trừ không phải là để làm lợi
cho cá nhân mà để đảm bảo cho các cơ quan đại diện ngoại giao thực hiện có hiệu quả các
chức năng của họ là đại diện của quốc gia”. Như vậy cơ sở của đặc quyền ưu đãi và miễn trừ
ngoại giao vừa là sự cần thiết phải đảm bảo một cách có hiệu quả sự hoạt động của các cơ
quan ngoại giao, vừa là sự cần thiết phải bảo đảm tính chất đại diện của quốc gia của các cơ
quan đó. Tất nhiên quan niệm sự cần thiết phải bảo đảm sự hoạt động có hiệu quả của cơ quan
ngoại giao là điều xuất phát để thừa nhận những đặc quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao nhưng
quan niệm này không nói lên một cách đầy đủ tính cách đặc biệt của một cơ quan ngoại giao
là một cơ quan nhà nước của một quốc gia ở nước ngoài để tiến hành cơng tác trong lĩnh vực
đối ngoại, vì vậy cần nêu bật tính chất đại diện của cơ quan đại diện diện ngoại giao.
Công ước Viên 1961 đã dành 12 Điều (từ Điều 29 đến Điều 41) để quy định về đặc quyền ưu
đãi, miễn trừ ngoại giao, tập trung vào ba nội dung chính: (i) quyền bất khả xâm phạm (về con
người, về trụ sở, về tài liệu, v.v…); (ii) quyền khơng bị xét xử (về hình sự, về dân sự); và (iii)
các ưu đãi về xã giao.
Những đặc quyền rộng rãi nhất được công nhận cho các viên chức ngoại giao và thành viên
gia đình họ. Nhiều đặc quyền cũng được cơng nhận cho nhân viên hành chính, kỹ thuật và
thành viên gia đình họ, tuy có phân biệt ở chỗ quyền miễn trừ xét xử về dân sự và hành chính
(Đối với luật pháp Nước tiếp nhận) chỉ được áp dụng cho những trường hợp họ thừa hành
công vụ. Thực tế những năm gần đây chứng minh sự phân biệt đó cũng đang dần dần được
xóa bỏ.
Cho đến nay, Công ước Viên 1961 đã được hầu hết các nước trên thế giới tham gia. Một số ít
nước tuy chưa tham gia nhưng không thể không coi trọng các điều khoản đã ghi trong Cơng
ước. Có thể nói trong giai đoạn hiện nay Công ước Viên năm 1961 là một văn kiện cơng pháp
quốc tế tồn diện và cơ bản, là cơ sở để xem xét và điều chỉnh những vấn đề nảy sinh trong
quá trình giao tiếp giữa các quốc gia.


20


Một số nước đã chuyển Công ước Viên năm 1961 thành luật quốc gia. Tuy nhiên, vì các quy
định nêu trong Cơng ước chỉ có tính chất ngun tắc, các đặc quyền và các cơ quan đại diện
được hưởng đến đâu, rộng hay hẹp là tùy theo quy định phù hợp với điều kiện của từng nước.
Vì vậy trên cơ sở chủ quyền quốc gia và chính sách đối ngoại của mình nhiều nước đã thể
hiện quy định của Cơng ước Viên năm 1961 vào luật pháp của nước mình. Ngày 7 tháng 3
năm 1993, chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký lệnh số 25–L/CNTN
công bố “pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan
lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam”, đã được Ủy ban thường vụ
quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Khóa IX) thơng qua ngày 23 tháng 8
năm 1993. Pháp lệnh này là cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước chế độ ưu đãi, miễn trừ
dành cho các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự và tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Trong quan hệ quốc tế, những sai sót trong việc áp dụng đặc quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại
giao ví dụ như bắt giữ một đại sứ, xâm nhập một cơ quan đại diện, khám xét một túi thư ngoại
giao, v.v… thường đưa đến căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước.
Nguyên tắc có đi có lại là một nguyên tắc được nhắc đến nhiều. Áp dụng nguyên tắc có đi có
lại là một cách buộc các quốc gia phải tơn trọng lợi ích của nhau. Nếu trước A đối xử không
tốt với viên chức ngoại giao nước B thì nước B cũng sẽ đối xử không tốt trả lại. Sở dĩ nước
này dành cho viên chức ngoại giao nước kia nhiều đặc quyền là họ hy vọng nước kia cũng sẽ
đối xử tương tự với viên chức ngoại giao của nước họ. Trong thực tiễn quan hệ ngoại giao,
người ta thường thấy những vụ trục xuất viên chức ngoại giao được kèm theo những vụ trực
xuất khác hồn tồn vơ lý để trả đũa. Nhưng sự hạn chế tự do đi lại của viên chức ngoại giao
nước A tại nước B đã được trả đũa ngay bằng sự hạn chế tự do đi lại của viên chức ngoại giao
nước B tại nước A.
Tuy nhiên, nếu áp dụng nguyên tắc có đi có lại một cách triệt để, máy móc thì có thể đưa đến
những tình trạng đáng tiếc. Từ trả đũa này đến trả đũa khác, người ta sẽ đi đến thu hẹp các đặc
quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao đến mức tối thiếu, và như vậy sẽ đi ngược lại với thuyết “vì

lợi ích cơng việc” thường được coi là cơ sở của đặc quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao.
Trong thực tiễn áp dụng đặc quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao, người ta thường phân biệt
phần ưu đãi có thể thu hẹp hoặc mở rộng, ví dụ ưu đãi về thuế quan, những vấn đề có tính
chất xã giao, và những đặc quyền có tính chất bất biến vì nó cần thiết cho việc thừa hành cơng
vụ, ví dụ quyền miễn trừ khơng bị xét xử trước tòa án của Nước tiếp nhận. Đối với loại thứ
nhất là những đặc quyền có tính chất xã giao, ngun tắc có đi có lại thường chi phối, cịn với
loại đặc quyền thứ hai nên áp dụng triệt để nguyên tắc có đi có lại sẽ gây nhiều trở ngại trong

21


quan hệ quốc tế. Nói chung các quốc gia đều tôn trọng những đặc quyền này mặc dù một
quốc gia nào đó có thể có những hành động vi phạm.
Một quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế thường không căn cứ vào hành động vi phạm của
một quốc gia khác để tự mình cùng vi phạm để trả đũa quốc gia đó. Trong trường hợp này chỉ
nên áp dụng những biện pháp mà luật quốc tế đã quy định như phản kháng, tạm thời đình chỉ
hoặc cắt đứt quan hệ ngoại giao v.v. Một quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế cũng thường
không căn cứ vào nguyên tắc có đi có lại để từ chối khơng cho một cơ quan đại diện của nước
ngoài được hưỡng những ưu đãi, miễn trừ ngoại giao đã được ghi trong Công ước Viên. Ví
dụ, tháng 8 năm 1967, Hồng Vệ binh đốt phá trụ sở Đại biện quán của Anh tại Bắc Kinh.
Chính phủ Anh phản đối, địi bồi thường thiệt hại chứ không áp dụng biện pháp tương tự đối
với Đại biện quán của Trung Quốc tại Luân Đôn để trả đũa.
Nguyên tắc có đi có lại được áp dụng từ lâu trong đời sống quốc tế bề ngoài xem ra có vẻ
cơng bằng hợp lý, nhưng thực tế thì có lợi nhiều cho các nước lớn, do họ có nhiều lợi ích trên
thế giới và cần có mặt ở khắp nơi để bảo vệ những lợi ích đó. Vì vậy, nhiều nước nhỏ chấp
nhận nguyên tắc này một cách dè dặt và thường có những quy định nhằm thực hiện nguyên
tắc có đi có lại trên cơ sở hai bên cùng có lợi, ví dụ như: quy định số lượng cán bộ nhân viên
cơ quan đại diện mà mỗi bên tiếp nhận; quy định số lượng người và số tiền tối đa được miễn
thuế… Các nước nhỏ thường lo ngại việc mở rộng đặc quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao
cho tất cả nhân viên hành chính, kỹ thuật các cơ quan đại diện, vì các sứ quán lớn với số

lượng nhân viên q đơng có thể gây cho Nước tiếp nhận nhiều khó khăn trở ngại.
1.5 Cách thức thể hiện và sử dụng các biểu tượng quốc gia (quốc hiệu, quốc huy, quốc
ca, quốc thiều, quốc kì)
Các biểu tượng quốc gia của Việt Nam
Quốc hiệu
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945)
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1976)
Quốc kỳ
“Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3
chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngơi sao vàng năm cánh” Điều 141 Hiến pháp 1992.
Về ý nghĩa của Quốc kì Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh khi trả lời phỏng vấn của một phóng
viên nước ngồi ngày 16/7/1947: “Quốc kì VN có 2 ý nghĩa, màu đỏ thì quốc kì nhiều nước
khác đều có khơng cần phải giải thích. Sao vàng là: - Trung Quốc là một nước to, lấy mặt trời
làm tiêu biểu, VN một nước nhỏ lại có quan hệ mật thiết với TQ đã mấy ngàn năm, cho nên
lấy ngôi sao làm tiêu biểu, - Năm cánh ngơi sao là đại biểu cho sự đồn kết năm lớp nhân dân

22


Sĩ, Nông, Công , Thương, Binh, nay ra đời trong lúc nhân dân VN nổi lên chống Nhật và
đứng về phe các nước Đồng Minh”
Cách treo và thời gian treo quốc kì
1. Cách treo:
- khi treo chú ý đừng để ngược ngôi sao,
- treo ảnh, chân dung lãnh tụ cùng với quốc kì thì ảnh phải thấp hơn quốc kì hoặc để ảnh trên
nền quốc kì, dưới ngơi sao
2. Thời gian treo
- Quốc kì được treo trong các phịng họp, hội trường của các cấp chính quyền, cơ quan nhà
nước và các đoàn thể khi họp các buổi họp long trọng
- Quốc kì được treo vào các dịp , các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị, tết cổ truyền của dân tộc

và theo thông báo của trung ương và chính quyền địa phương
- quốc kì được treo hoặc mang đi ở những nơi tổ chức mít tinh, diễu hành...
- các cơ quan nhà nước, các trường học, học viện, đơn vị vũ trang, các cửa khẩu biên giới, các
cảng quốc tế phải có cột cờ và treo quốc kì trước công sở hoặc ở nơi trang trọng trước cổng
cơ quan
- Trụ sở Phủ chủ tịch, trụ sở Quốc hội, Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, trụ sở Chính phủ, Tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát ND TC, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Vn tại các nước, Cột cờ
Hà Nội, trụ sở UBND các cấp trừ UBND phường ở tp, thị xã, các cửa khẩu và cảng quốc tế
treo cờ 24/24 h
- Trụ sở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các đơn vị vũ trang, nhà trường, treo quốc kì từ 6h-18h
hàng ngày
- Tất cả các cơ quan và đơn vị nói trên, nhất là cơ quan đối ngoại, khi có khách nước ngồi từ
cấp Bộ trưởng trở lên tới thăm chính thức phải treo quốc kì nước khách cùng quốc kì nước
chủ nhà.
3. Treo quốc kì VN với cờ nước khác
Theo điều lệ số 974-TTG ngày 21/7/1956 của thủ tướng CP về việc hướng dẫn sử dụng quốc
kì; tài liệu nghi lễ và thủ tục lễ tân ngoại giao VN
- Quốc kì được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, thơng thường có 2 cách,
+ Cách thứ nhất là treo cờ chính thức như một cách thể hiện sự trọng thị, tơn trọng và bình
đẳng quốc gia
+ cách thứ 2 là sử dụng cách điệu quốc kì như một cách trang trí tạo ko khí ngày hội
- Nếu treo quốc kì 2 nước thì theo thơng lệ, nếu đứng từ ngồi nhìn vào, cờ nước chủ nhà bên
phải, cờ nước khách bên trái.

23


- Treo cờ nhiều nước và hàng cờ theo hàng ngang, vị trí cho cờ đầu tiên nếu đứng từ ngồi
nhìn vào có thể sắp xếp như sau:
+ bắt đầu từ bên trái sang

+ bắt đầu từ giữa trở ra hai bên, theo thứ tự bên trái, bên phải. Đây là cách thông thường trong
lễ tân ngoại giao treo cờ nhiều nước cùng cờ của nước chủ nhà, cờ nước chủ nhà thường ở vị
trí trung tâm
- Treo quốc kì của nước ta với quốc kì của các nước khác phải làm đúng kiểu mẫu, làm bằng
nhau, treo đều nhau, ko treo lá to lá nhỏ, lá cao lá thấp
- Khơng treo quốc kì rách vá, bạc màu hoặc có nhiều đường xếp nếp
Quốc huy
Theo điều 142 Hiến pháp năm 1992 “Quốc huy nước CHXHCN VN hình trịn, nền đỏ, giữa
có ngơi sao vàng năm cánh, chung quanh có bơng lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dịng
chữ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
Theo điều lệ số 973-TTG ngày 21/7/1956 của thủ tướng CP về việc hướng dẫn sử dụng quốc
huy và quy chế văn hóa cơng sở tại các cơ quan hành chính nhà nước: treo quốc huy tại cơ
quan hành chính nhà nước, rước quốc huy, hình quốc huy in và đóng bằng dấu nổi trên bằng
huân chương, bằng khen, hộ chiếu.
Quốc ca và quốc thiều
Được quy định tại Hiến pháp
- Quốc ca bao gồm nhạc và lời bài “Tiến quân ca” – nhạc sĩ Văn Cao
- Quốc thiều là nhạc của bài Tiến quân ca (Quốc ca)
- Sử dụng quốc ca và quốc thiều
+ Quốc ca được sử dụng trong các buổi lễ chào cờ tại các công sở nhà nước, trường học, các
nghi lễ sinh hoạt chính trị của đất nước, các đoàn thể, các lễ hội quốc gia, các sự kiện thể thao
cấp nhà nước và quốc tế...
+ Quốc thiều: được sử dụng trong các buổi lễ thượng cờ, lễ đón các nguyên thủ quốc gia, các
nghi lễ cấp nhà nước...
Ra đời trong cao trào cách mạng 1945
Ở miền Nam, trong thời gian chống Mỹ, bài “Giải phóng miền Nam” là bài hát chính thức sau
khi Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập
* Bài tập:
1. Trong trường hợp quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt, trụ sở, tài sản hồ sơ và công
dân của nước cử đi sẽ được xử lý như thế nào?


24


2. Xe của viên chức ngoại giao gây ra tai nạn tại một tuyến đường Việt Nam, Công an Việt
Nam phải làm gì? Phân tích từng trường hợp cụ thể.
3. Trong trường hợp có sự cố cháy trong trụ sở cơ quan đại diện Ngoại giao; biểu tình trước
trụ sở, nước tiếp nhận cần phải làm gì ?
4. Trong trường hợp trộm cắp đột nhập vào trụ sở ngoại giao, nước tiếp nhận cần phải làm
gì ?
5. Hành lý của nước cử đại diện có bị hải quan kiểm tra khơng ? Nếu trong hành lý có vấn đề
nghi ngờ thì phải xử lý thế nào ?
6. Viên chức Ngoại giao có phải đóng thuế đối với việc mua bất động sản tại nước tiếp nhận
trong thời gian làm việc tại đây khơng ?
7. Các loại thu nhập từ phí visa, lương bổng có bị đánh thuế khơng?
8. Viên chức ngoại giao có bị bắt khi đang trong nhiệm kì cơng tác hay khơng?
- u cầu: hồn thành tại nhà, lên lớp báo cáo và thảo luận
* Thực hành
1. Giới thiệu ý nghĩa của quốc huy một số quốc gia châu Á:
- Tìm hiểu về quốc huy của một số nước trong khu vực châu Á sau: các nước ASEAN, Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nepal…
- yêu cầu: hoàn thành tại nhà, lên lớp báo cáo thảo luận, thực hiện theo cá nhân, mỗi sv một
biểu tượng, ko trùng lặp
2. Bố trí quốc kì cho hội nghị
2.1 Vẽ sơ đồ bố trí cờ cho Hội nghị cấp cao ASEAN, có cờ của tổ chức và 10 nước thành viên
2.2 Vẽ sơ đồ bố trí cờ cho Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương APEC, trong đó
Việt Nam là nước chủ nhà và 20 nước thành viên khác
2.3 Vẽ sơ đồ bố trí cờ cho Hội nghị cấp cao ASEAN+3
- yêu cầu: bài làm trực tiếp tại lớp, 2-3 sv một bài, sử dụng giấy trắng khổ a4 trở lên, giải
thích sơ lược về tên, nội dung/mục tiêu của hội nghị/ diễn đàn, sử dụng các loại bút (bút màu

càng tốt), thể hiện ý tưởng trên giấy rõ ràng

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×