Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT - Khối Lá doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.73 KB, 5 trang )

Kế hoạch giảng dạy khối Lá
Chủ điểm: Thế giới động vật
I. Mục tiêu:
1. Phát triển nhận thức:
- Có một số kiến thức hiểu biết sơ đẳng, thiết thực về một số con vật gần gũi, lợi
ích cũng như tác hại của chúng đối với con người.
- Biết được động vật sống ở khắp mọi nơi: trong nhà, trong rừng, dưới nước…
mối quan hệ giữa động vật và môi trường sống của chúng.
- Phát triển tính tò mò, ham hiểu biết, óc quan sát, khả năng phán đoán, nhận xét
các sự vật hiên tượng xung quanh.
2. Phát triển thể chất:
- Phát triển một số vận động cơ bản: bò, chui, chạy, nhảy, bắt chước dáng đi,
động tác của một số con vật.
- Phát triển sự phối hợp, vận động các giác quan.
- Có cảm giác sảng khoái, dễ chịu khi tiếp xúc với môi trường thiên nhiên và các
con vật gần gũi.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi các bộ phận và một số đặc điểm nổi bật của một
số con vật gần gũi.
- Biết nói lên những điều trẻ quan sát, nhận xét được và biết trao đổi, thảo luận
với người lớn và các bạn.
4. Phát triển tình cảm – xã hội:
- Yêu thích các con vật nuôi, mong muốn bảo vệ môi trường sống và các con vật
quý hiếm.
- Quý trọng người chăn nuôi, bảo vệ các con vật.
- Có một số kỹ năng đơn giản về chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình.
5. Phát triển thẩm mỹ:
- Yêu thích cái đẹp, sự đa dạng, phong phú về thế giới động vật
- Thể hiện cảm xúc, tình cảm về thế giới động vật qua tranh vẽ, bài hát, thơ,
múa.
2.


Mạng
nội
dung:
ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG
GIA ĐÌNH
- Tên gọi
- Đặc điểm nổi bật
- Ích lợi
- Sự giống và khác nhau
- Cách chăm sóc, bảo vệ
- Mối quan hệ giữa cấu tạo với
môi trường sống, với vận động,
cách kiếm ăn.
ĐỘNG VẬT SỐNG
TRONG RỪNG
- Tên gọi
- Đặc điểm (cấu tạo, sinh sản,
vận động, nơi sống…)
- Cách bảo vệ
THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
II.Mạng hoạt động:
CÔN TRÙNG, BÒ SÁT, ĐỘNG
VẬT QUÝ HIẾM
- Tên gọi, đặc điểm nổi bật
- Ích lợi ( hay tác hại )
- Bảo vệ (hay diệt trừ)
- Sự giống và khác nhau giữa một
số côn trùng, bò sát
- Một số động vật quý hiếm
ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC

- Tên gọi
- Các bộ phận chính
- Màu sắc
- Kích thước
- Thức ăn
- Ích lợi
- Nơi sống
- Cách chăm sóc bảo vệ.
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
- Quan sát, trò chuyện về đặc
điểm, nơi ở của các con
vật.
- Ích lợi (tác hại) của một số
con vật đối với đời sống
con người.
- Cách chăm sóc và bảo vệ
các con vật.
- Các hoạt động khác: thăm
quan sở thú, đem thức ăn
vào lớp cho con vật ăn, thu
thập tranh ảnh, sách báo,
truyện về các con vật.
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Tạo hình
- Vẽ, nặn, cắt, xé dán, tô
màu các con vật
- Xếp con mèo, con ếch,
con chim từ giấy
- Làm con sâu, con mèo
từ lá chuối, lá dừa, con

chuột từ trái mướp
đắng, con thỏ từ của cà
rốt.
- Làm chuồng cho các
con vật từ hộp cactông
Âm nhạc:
- Học hát, vận động theo
tiết tấu chậm, tiết tấu
phối hợp, múa…với các
bài hát:
+ Con chó, con mèo
+ Chú voi con ở Bản đôn
+ Chú ếch con
+ Chị ong nâu và em bé
- Nghe hát:
+ Cò lả
+ Lý chiều chiều
- TCAN: đoán tiếng kêu
con vật, tai ai tinh
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Làm quen với toán:
- Nhận biết, phân biệt các động
vật theo nhóm có cùng số
lượng.
- Đếm số lượng các con vật,
nhận biết mối quan hệ hơn
kém trong phạm vi 10.
- Thêm bớt, chia nhóm 10 con
vật theo nhiều cách khác nhau
- Tập viết số 10.

- Định hướng trong không gian
với trò chơi “đi vào rừng”
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
- Trò chơi, vận động: bò cao
chui qua cổng, bắt chước dáng
đi của các con vật, trèo lên
xuống thang, lăn bóng hai tay
và đi theo bóng…
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – XH
- Thực hành: cho các con vật ăn
- Trò chơi: bác sĩ thú y, người
chăn nuôi giỏi.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Đọc thơ: mèo đi câu cá,
một đàn cọp ngoan, kể cho
bé nghe, nàng tiên ốc.
- Đồng dao: vè kể rắn
- Kể chuyện: Sư tử và bác
thợ rừng, hươu và chó sói,
thỏ và rùa, trí khôn của ta
đây
- Làm quen nhóm chữ v, r, x,
s. Tập viết tên các con vật.

×