Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT - Khối Mầm ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.52 KB, 5 trang )

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY KHỐI MẦM THÁNG 3
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu:
1. Phát triển nhận thức:
- Trẻ nhận biết các con vật sống cũng cần: thức ăn, nước, không khí như con người..
- Có nhiều loại động vật: vật nuôi trong gia đình, thú trong rừng, động vật sống dưới
nước, các loại côn trùng…
- Trẻ nhận ra đặc điểm đặc trưng của từng con vật, nơi ở, di chuyển, thức ăn, nơi sống…
Những con vật có lông, 4 chân, 2 chân, đẻ trứng, đẻ con.
- Phân biệt sự khác nhau về chiều cao, chiều dài, số lượng của từng con vật, từng bộ phận
(voi to hơn con chó…).
- nhận biết về ích lợi của các con vật: làm thực phẩm, giữ nhà, lấy sữa, kéo gỗ, làm xiếc,
bắt chuột…
- Trẻ kể lại được những hiểu biết về các con vật, kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch về các câu
chuyện có các con vật
2. Phát triển thể chất:
- Phát triển một số vận động cơ bản mô phỏng các con vật: chạy, chui, bò qua cổng, trườn
sấp, tung bóng.
- Phát triển sự nhanh nhẹn, khéo léo và phối hợp giữa các chi rèn luyện sức khoẻ, dẻo dai
cho trẻ.
- Giới thiệu một số thực phẩm bổ dưỡng từ động vật: mật ong, sữa tươi, các loại hải sản
có ích cho sức khoẻ.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, mở rộng vốn từ về các loại động vật.
- Hướng dẫn trẻ biết cách kể chuyện về các con vật, đọc đồng dao về động vật.
- Phát triển khả năng sáng tạo trong cách diễn đạt bằng ngôn ngữ.
4. Phát triển tình cảm xã hội:
- Giáo dục trẻ có thái độ yêu thương, ý thức bảo vệ chăm sóc các con vật.
- Thương yêu và không chọc phá thú nuôi.
5. Phát triển thẫm mỹ:
- Hình thành và phát triển khả năng cảm nhận vẻ đẹp tự nhiên sống động của các con vật


qua vật thật, mô tả qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
- Biết cách diễn đạt thể hiện qua các loại hình nghệ thuật: vẽ, xé dán, nặn…vận động theo
nhạc mô phỏng các con vật, đóng kịch, kể chuyện.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
LQ VỚI TOÁN:
- Đếm số lượng từ 1-3
- So sánh cá to – cá
nhỏ
- Nhận biết cao
thấp.Phân nhóm, đếm
số lượng các con vật.
- Phân biệt màu sắc
một số loại côn trùng.
Ôn nhiều hơn – ít hơn.
KHÁM PHÁ MTXQ
- Quan sát, trò chuyện những đặc
điểm nổi bật, lợi ích của vật nuôi
trong gia đình.
- Quan sát con cá và nói lên đặc
điểm, các bộ phận chính và lợi ích
của con cá với con người.
- Quan sát và mô tả vài đặc điểm nổi
bật của một số con vật sống trong
rừng.
- Trò chuyện về một số loại côn
trùng có ích - có hại.
TẠO HÌNH:
- Vẽ, xé dán, nặn
con gà, tô màu các
con vật.

- Vẽ, xé dán đàn cá.
- Nặn, tô màu, in
hình các con vật.
- Tô màu, in hình
các loại côn trùng.
ÂM NHẠC:
T1: DH: đàn gà con
Nghe: Gà gáy
VĐ: VĐ với các nhạc cụ theo nhịp
TC: Gà gáy - Vịt kêu.
T2: DH: Cá vàng bơi
Nghe: chú ếch con
VĐ: Vận động sáng tạo
TC: Giọng hát to, giọng hát nhỏ.
T3: DH: Ta đi vào rừng xanh
Nghe: Thật đáng chê
VĐ: VĐ tạo dáng các con vật
TC: Thi xem ai nhanh hơn
T4: DH: Ba con bướm
Nghe: Chị ong nâu và em bé
VĐ: Múa
TC: Ai đoán giỏi.
MẠNG HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT.
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM –XÃ HỘIPHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Thể dục:
+ VĐCB: Chạy 10m, bò
chui qua cổng, trườn sấp,
tung bóng.
+ TCVĐ: Cáo và thỏ, mèo

và chim sẻ, gấu và ong, thỏ
về chuồng.
+ TC: Bịt mắt bắt dê, xỉa cá
mè.
+ TC đóng vai: Cửa hàng bán đồ ăn gia cầm,
bác sĩ thú y, nấu ăn.
+ TCXD: Xây chuồng trại chăn nuôi, Ao nuôi cá
-vịt, thảo cầm viên.
+ Tạo hình: Làm mặt nạ, nặn ráp các con vật từ
củ -quả, xé dán các con vật.
+ Văn học:đóng kịch, kể chuyện với các mặt nạ.
+ TCHT: so hình với số lượng các con vật, bàn
cờ, lôtô, thức ăn của con vật.
Tuần 1: Truyện Đôi bạn tốt
Tuần 2: Thơ “Rong và cá”
Tuần 3: Truyện “Bác gấu đen và hai
chú thỏ”
Tuần 4: Truyện “Ong và bướm”
TUẦN 1: CON VẬT NUÔI TRONG GIA
ĐÌNH.
- Tên gọi một số vật nuôi trong gia đình.
- Nhận biết một số đặc điểm nổi bật về
cấu tạo, cơ thể, tiếng kêu, thức ăn, nơi
sống của chúng.
- Ích lợi của chúng đối với con người:
cung cấp thịt sữa, trứng, da…
- Biết cách chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.
TUẦN II: ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC.
- Biết tên gọi một số động vật sống dưới
nước.

- Các bộ phận chính về cấu tạo như: đầu,
mình, đuôi , vây, vẩy…
- Nơi sống, màu sắc, kích thước của chúng.
- Ích lợi của chúng đối với con người.
- Biết cách chăm sóc và bảo vệ.
MẠNG NỘI DUNG KHỐI MẦM
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
TUẦN III: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG.
- Biết tên gọi một số động vật sống trong rừng.
- Đặc điểm nổi bật về cấu tạo, màu sắc, hình
dáng, thức ăn, vận động và nơi sống.
- Nhận biết được tập tính ăn thịt của một số
loại thú rừng, từ đó giáo dục trẻ không được
chọc phá thú dữ.
TUẦN IV: CÁC LOẠI CÔN TRÙNG.
- Biết tên gọi một số loại côn trùng: đặc điểm,
đặc trưng, màu sắc.
- Nhận biết một số loại côn trùng có ích, khả
năng vận động, bay bò…
- Nhận biết được thức ăn của chúng: lá cây,
các con vật nhỏ khác.

×