Bí quyết kinh doanh thành công của
doanh nhân thế giới
Dù các loại hình kinh doanh rất đa dạng và phong phú, nhưng vẫn có điểm
chung trong thành công của những người tham gia lĩnh vực này. Dưới đây là 6 bí
quyết để trở thành một doanh nhân thành đạt.
Dù các loại hình kinh doanh rất đa dạng và phong phú, nhưng vẫn có điểm
chung trong thành công của những người tham gia lĩnh vực này. Dưới đây là 6 bí
quyết để trở thành một doanh nhân thành đạt.
1. Những việc quan trọng nhất xảy ra trước khi việc kinh doanh bắt đầu.
Điều đầu tiên mà một doanh nhân thành đạt phải làm trước khi mở công ty
là nghiên cứu sâu rộng để đảm bảo hiểu rõ về trị trường, đối thủ, và những nhu cầu
nào có thể đáp ứng. Những người này biết rằng họ sẽ không thể cung cấp dịch vụ
hiệu quả nếu không nhìn ra những thách thức trước mắt và những cơ hội mà họ
phải giành được. Cũng như trước khi lên lớp phải làm bài tập ở nhà, doanh nhân
giỏi là phải làm bài tập trước khi lên lớp. Họ lên kế hoạch kinh doanh, đặt ra mục
tiêu, sắp đặt mọi công việc chuẩn bị cần thiết, trước khi ra tay hành động.
2. Bạn có thể kiếm tiền từ những hoạt động phi lợi nhuận.
Nhiều doanh nhân khởi nghiệp bằng cách tình nguyện tham gia các dự án
tại khu vực sinh sống. Điều này sẽ cho họ cơ hội bổ sung vào danh mục vốn đầu
tư, tạo mối quan hệ, và bắt đầu quá trình liên kết mạng lưới rất quan trọng.
Susan Keuhnhold, chủ sở hữu một hãng thiết kế đồ họa lớn tại Indianapolis,
đã khởi nghiệp bằng cách tham gia dự án thiết kế cho trường học của con mình
một cách tình nguyện. "Tôi thường tham dự các cuộc họp, nghe ngóng các nhu cầu
và đề xuất những gì tôi có thể làm", bà nói. "Tôi thực hiện một vài dự án thành
công và cuối cùng ngày càng nhiều người biết đến công việc của tôi. Tôi nhanh
chóng thiết lập được một mạng lưới khách hàng mà rất nhiều trong đó vẫn duy trì
đến hôm nay".
3. Thời cơ có thể đến bất cứ lúc nào và bất cứ đâu.
Đôi khi, cơ hội bỗng hiện ra vào lúc người ta ít mong đợi nhất. Những
doanh nhân thành công luôn học cách mở rộng mắt và lắng tai để tìm kiếm mọi cơ
hội, dù là nhỏ nhất.
"Bạn sẽ không biết được công việc bắt đầu từ đâu", Raquel Richardson, chủ
một hãng marketing nói. "Chìa khóa cho thành công là luôn phải gieo hạt giống.
Bạn không biết nó sẽ mọc lên loại cây nào, nhưng khi bạn gieo càng nhiều, cơ hội
để có một loại cây ưng ý sẽ tăng lên". Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể
luận bàn về công việc kinh doanh ở bất cứ đâu, vào bất cứ lúc nào. Đảm bảo mình
luôn trong tình trạng lên dây trước mọi cơ hội tiềm ẩn, chứ không tự đặt mình vào
thế bị động khi nó xuất hiện.
4. Kinh doanh nhỏ có thể dẫn tới một doanh nghiệp lớn.
Đôi khi nhiều chủ doanh nghiệp dành cả thời gian và tiền bạc để đánh bắt
những con cá lớn mà bỏ qua các cơ hội nhỏ hơn.
Robyn Frankel, chủ hãng quan hệ cộng đồng ở St. Louis, đã học được rằng
những khách hàng với dự án nhỏ nhất cũng có thể biến thành một cơ hội lớn. "Sẽ
dễ dàng hơn để phát triển các mối quan hệ sẵn có hơn là thiết lập một cái gì đó
mới mẻ", bà nói. Vì thế, bà chào đón cả những dự án dù nhỏ nhất, hoàn thành
chúng một cách khôn khéo và chủ động khai thác những cơ hội lớn hơn từ đó.
5. Niềm đam mê đóng vai trò rất quan trọng.
Ai cũng biết để trở thành một doanh nhân thành đạt là rất vất vả. Các chủ
doanh nghiệp thường phải mất rất nhiều thời gian chuẩn bị cho việc thành lập công
ty, và thường xuyên lo lắng, bận rộn với công việc của mình. Chính vì vậy, điều
thiết yếu là phải yêu thích công việc mình đang làm.
Richardson cho biết bà dành thời gian cho việc kinh doanh của mình nhiều
hơn việc ở công ty, nhưng bà không ngần ngại bởi công việc đang làm mang lại
cho bà niềm đam mê. Những doanh nhân khác cũng chia sẻ quan điểm này. Mở
công ty riêng là một thách thức, nhưng nó rất đáng giá khi bạn có cơ hội để thực
hiện niềm đam mê của mình.
6. Mạng lưới cá nhân là hình thức quảng cáo tốt nhất.
Các doanh nhân đều đồng ý rằng phương pháp marketing hiệu quả nhất
không phải là quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà là thông qua
mạng thông tin cá nhân.
"Bạn có thể tiêu tiền cho các hình thức quảng cáo, nhưng bạn sẽ thu lợi
được nhiều hơn từ việc thành lập mạng lưới thông tin cá nhân", Keuhnhold nói.
Điều này đồng nghĩa với sự tham gia vào các tổ chức tại cộng đồng, gia nhập các
nhóm doanh nhân địa phương, tham dự nhiều sự kiện để gặp gỡ mọi người. Robyn
Frankel cho biết một trong những cơ hội kinh doanh tốt nhất của bà xuất phát từ
việc tham gia lãnh đạo một tổ chức phi lợi nhuận tại địa phương. "Tôi cố gắng
tham gia tích cực trong các tổ chức tại cộng đồng, điều này đã giúp ích rất nhiều
trong công việc kinh doanh mà tôi đang theo đuổi".