Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu NÉT ĐẶC SẮC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT HÁT XOAN pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.94 KB, 11 trang )

NÉT ĐẶC SẮC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT HÁT XOAN

2.1. Phong tục tập quán.
2.1.1.Lệ giữ cửa đình và tục kết nghĩa.

Ở Phú Thọ có 21 làng có tục Hát Xoan song chỉ có 4 làng có người đi hát: Kim Đơi( Kẻ
Đơi), Phù Đức, Thét ( ba làng này đều thuộc xã Kim Đức) và làng An Thái ( xã Phượng
Lâu –thành phố Việt Trì). Bởi vậy vào mùa lễ hội, 4 phường Xoan của làng sau khi khai
xuân bằng múa hát ở đình làng mình từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 4 tết ( âm lịch), thì
từ ngày mùng 5 tết các phường Xoan phải chia nhau đến hát ở các cửa đình làng bạn .
Ngoài 4 làng Xoan gốc, 17 làng ở Phú Thọ và Vĩnh Phúc có tục Hát Xoan là:

- Làng Tử Đà, xã Tử Đà huyện Phù Ninh,
- Làng Phù Ninh, xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh
- Làng An Đạo, xã An Đạo, huyện Phù Ninh.
-Làng Tiên Du, xã Tiên Du, huyện Phù Ninh.
-Làng Cao Mại, xã Cao Mại, huyện Lâm Thao.
-Làng Hữu Bổ,xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao.
-Làng Thanh Mai,xã Thanh Đình, huyện Lâm Thao.
-Làng Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao.
-Làng Cẩm Đội, xã Thụy Vân, huyện Việt Trì.
-Làng Tử Du, xã Tử Du, huyện Lập Thạch.
-Làng Đức Bác,xã Đức Bác, huyện Lập Thạch.
-Làng Hoàng Chuế,xã Kim Xá, huyện Vĩnh Lạc.
-Làng Xậu, xã Kim Xá, huyện Vĩnh Lạc.
-Làng Tây Cốc,xã Tây Cốc, huyện Đoan Hùng.
-Làng Nông Trang, thành phố Việt Trì.
-Làng Dữ Lâu, thành phố Việt Trì.
-Làng Hương Nộn, xã Hương Nộn, huyện Tam Nông.
Cuộc lưu diễn của các phường Xoan thường diễn ra trong gần 3 tháng. Lệ giữ cửa đình
quy ước mỗi phường Xoan chỉ có một số cử đình chính để hang năm đến hát thờ. Ví dụ


phường Kim Đơi giữ cửa đình Hữu Bổ Thanh Mai, Nha Môn…phường Phù Đức giữ các
đình Phù Ninh Đức Bác, Y Kỳ, Tây Cốc…

Phường Xoan mời cá làng đến hát chung với nhau bằng “tục kết chạ” (nước nghĩa) anh
em. Phường Xoan là em, làng sở tại là anh. Mối tình anh em này rất được trân trọng. Tục
kết nghĩa cũng quy định đào, kép phường Xoan cũng không được kết hôn với trai gái của
làng mình kết nghĩa. Quy định này phản ánh tình cảm trong sang, lành mạnh giữa đào
kép phường Xoan với trai gái làng kết nghĩa.


2.1.2. Cơ cấu tổ chức và thành viên trong sinh hoạt Hát Xoan.

Những người đi Hát Xoan được tổ chức với lại gọi là phường Xoan( hoặc họ Xoan).
Phường Xoan từ 15-20 người, trong đó 4-5 là nam, nữ từ 15-20 người. Nam gọi là ké. Nữ
gọi là đà. Kép có thể đã có vợn nhưng trong phường ít nhất phải có một kép trẻ, tuổi từ
10-15. Đào đều là các cô gái xinh đẹp hát hay, tuổi từ 15-20. Đứng đầu phường Xoan là
một người đàn ông đã đứng tuổi, thuộc nhiều bài hát Xoan, biết chữ Nôm, được dân làng
tín nhiệm bầu làm trùm. Ông trùm vừa là người hướng dẫn đào kép hát , múa, vừa là
người quản lý, vừa là người giao dịch với các làng mà phường Xoan đến hát. Để có uy tín
với các làng kết nghĩa, vai trò của ông trùm rất quan trọng. Ông trùm phường Xoan
thường là kép của phường, đã tham gia đi hát rất nhiều năm, có nhiều kinh nghiệm, biết
nhiều điển tích đọc được văn bản Hát Xoan bằng chữ Nôm. Ông trùm vừa là nhạc công
thuần thục giữ nhịp trống phách, vừa là kép hát dẫn thành thạo, vừa là chỉ đạo nghệ thuật,
vừa là thày dạy dỗ các đào kép hát múa. Đặc biệt ông trùm phải có khả năng quản lý và
giao dịch. Hàng năm vào tháng chạp âm lịch, phường Xoan được tập hợp dưới luyện tập
hướng dẫn của ông trùm. Địa điểm luyện tập tại nhà ông trùm.

Phường Xoan hoạt động như một đơn vị hoạt động nghệ thuật bán chuyên nghiệp, do đó
khâu tuyển chọn đào kép rất được chú trọng. Kép trong phường Xoan không những là
diễn viên hát mà còn là nhạc công có tay trống tay phách điêu luệyn. Đào phường Xoan

phải đảm bảo có hai tiêu chuẩn nhanh và sắc. Thiếu một trong hai tiêu chuẩn không đươj
nhập phường. Khi đã có chồng thường các cô đào không theo chồng đi hát nữa. Ngoài
khẳ năng bẩm sinh về thanh sắc,các cô đào được truyền kỹ năng về hát múa, được giảng
dạy cặn kẽ về các điển tích, được trau dồi bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức văn học
dân gian, âm nhạc dân gian và cả âm nhạc bác học.

Như một đơn vị nghệ thuât bán chuyên nghiệp, phường Xoan lưu diễn từ làng này qua
làng khác, mỗi làng sở tại đều có những yêu cầu riêng. Có làng yêu cầu ngoài phần hát lề
lối các cô đào cùng các chàng trai sở tại Hát Đúm giao duyên. Có làng có những tư gia
mời phường Xoan đến hát tại nhà, chủ yếu là hát bài bản, làn điệu thuộc giọng ngoài như:
Giọng Lý, Giọng Ru, Giọng Phú…đây là bài bản làn điệu có âm điệu , lời ca và lối hát
khác với Hát Xoan. Nhất là giọng Phú, chỉ hát những điển tích của văn chương bác học:
Phú Kiều, phú Lưu Bình Dương Lễ, phú Thị Kính.

Với những yê u cầu của các làng sở tại thì từ ông trùm đến các đào kép phải có một trình
độ nhất định và khả năng văn hoá âm nhạc tương đối phong phú mới đáp ứng được yêu
cầu.


2.1.3. Giao tiếp ứng xử và địa điểm diễn xướng.

Như đã nói ở trên thì mối quan hệ giữa phường Xoan với các làng phường Xoan đến ca
hát là quan hệ anh em, tục kết nghĩa giao ước phường Xoan là em, làng sở tạ là anh. Tuy
nhiên trong giao tiếp ứng xử hai bên đều hết sức trân trọng, xưng là anh em nhưng bình
đẳng.

Địa điểm diễn xướng ở cửa đình còn hát ở cửa đình, nhưng còn hát ở trong đình. Ngày
xưa trước cuộc Hát Xoan, đào phường Xoan thường Hát Trống Quân với trai làng Đức
Bác ở bến song, trên đường làng đầu đường làng, đầu đường làng rồi mới vào hát ở cửa
đình.Một số làng lại có những tư gia, sau khi nghe Hát Xoan ở cửa đình thì lại mời

phường Xoan về hát ở nhà, nhưng không hát thờ mà chủ yếu nghe Hát Phú ngâm ngợi
những bài thơ áng văn .

2.1.4. Mục đích ca hát và trang phục, đạo cụ, nhạc cụ khi hát.

Như đã phân tích ở trên, khởi thuỷ mục đíchc của sinh hoạt Hát Xoan là tế thần cầu mong
cho phong đăng hoà cốc, dân làng an khang thịnh vượng, rồi để trai gái hát giao duyên.
Trong quá trình, phát triển có lẽ đầ tiên chỉ có dân cư ở một hai làng , trên cơ sở của múa
tín ngưỡng người ta xướng lên những lời cầu khẩn trầm bổng mà thành Hát Xoan. Để
thoả mãn nhu cầu tâm linh, nhu cầu giao tiếp , nhiều làng mời Xoan gốc đến hát, và để
cảm tạ những người đi hát người ta cho tiền hoặc biếu gạo cho họ, lâu dần lệ. Vì thế, mục
đích đi hát của phưỡng Xoan ngoài việc thoả mãn nhu cầu tâm linh nhu cầu ca hát thì còn
nhằm hưởng gao hoặc tiền.

Phường Xoan có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ, có phương thức hoạt động như một đơn vị
hoạt động bán chuyên nghiệp. Bởi vậy hàng năm phường Xoan thường trích một khoản
thù lao thu nhập tù đi hát để mua sắm trang bi đạo cụ và nhạc cụ. Khi đi hát các cô đào
thường mặc váy sồi hay quần láng đen, áo tứ thân, năm thân,( hoặc là bao xanh bao
hồng), đầu vấn khăc nhung đen ,hay khăn mỏ quạ. Kép và những chàng trai làng tham gia
trong cuộc Hát Xoan , mặc quần ồng sớ màu trắng, áo the thâm dài tới đầu gối. cổ quàng
dải nhiễu điều , đầu đội khăn hay khăn xếp đen. Trong quan niệm của phường Xoan,
trang phục khi đi hát phải đẹp, trang trọng không những biểu long tôn kính với thần linh
mà còn biểu lộ sự tôn trong của mình đối với dân các làng kết nghĩa. Đây cũng là biểu
hiện văn hoá ứng xử của phường Xoan.

+ Đạo cụ hành nghề của phường Xoan rất đơn giản, chỉ có quạt giấy với một quyển sách
chép đầy đủ 14 Quả cách chép bằng chữ Nôm.

+ Nhạc cụ của phường Xoan cũng rất đơn giản, chỉ gốm một trống nhỏ bằng gỗ( thường
gỗ mít già) hoặc cặp trống bịt bằng da trâu hoặc da bò, và mộtcặp phách.


2.1.5. Diễn xướng và trình tự cuộc Hát Xoan
.
* Chặng nghi thức:
Phường Xoan thường đi hát ở các làng kết nghĩa, nên phần nghi thức ông trùm phường
cùng ông chủ tế làng s tại phải đứng trước hương án của làng, chắp tay kinh cẩn vái lạy
các thần linh. Sau đó ông trùm phường hát những lời thỉnh mời, đươc xướng theo kiểu
vãi tế gọi là Hát Chúc, nối tiếp bài Hát Chúc là bài Gíáo Trống. Bài Giáo Trống do chú
kép trẻ nhất phường với chiếc trống nhỏ đeo trước bụng vừa múa vừa nhảy dẫn , phường
Xoan phụ hoạ phần diễn của chú kép trẻ, bốn cô đào ra trước hương án, tay nâng quạt
làm điệu bộ dâng hương, chân bước lên bước xuống, hát bài Thơ nhang, Đóng đám…

Nội dung chủ yếu của những bài hát ở phần nghi thức là thỉnh mời, cầu xin các vi thần
linh về dự lễ tế, che chở cho dân làng được an khang, mua màng tươi tố thiên hạ thái
bình.

* Chặng hát các Quả cách
Hát cách hay trình bày các Qủa cách là lối hát các bài bản khá dài như bài văn hay bài
diễn ca. Nội dung Qủa cách miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên với bốn mùa xuân, hạ, thu,
đông hay mô tả cuộc sống của bốn lớp người trong xã hội lúc bấy giờ: sĩ, nông, công,
thương, hoặc kể lại những chuyện xưa.

Hát cách gồm 14 bài bản được gọi là Quả cách và có tên gọi và được sắp xếp trình diễn
như sau :

Kiều Giang Cách.
Nhàn Ngâm Cách.
Tràng Mai Cách.
Ngư Tiều Canh Mục Cách.
Đối Dẫy Cách

Xuân Thời Cách.
Hồi Liên Cách.
Hạ Thời Cách.
Thu Đông Cách.
Đông Thời Cách.
Tứ Mùa Cách.
Thuyền Chèo Cách.
Tứ Dân Cách.
Chơi Dâu Cách.
Cấu Trúc mỗi Qủa cách gồm có ba phần: mở đầu là giáo cách , phần trung tâm là đưa
cách, phần kết thúc là kết cách. Về diễn xướng thì mỗi Qủa cách có nhiều vẻ nhưng cơ
bản là hát ngâm và hát nói. Ông trùm phường Xoan hay một kép ngồi ở giưa khoang đình
vừa đánh trống phách vừa hát dẫn, các cô đào đứng sau hát phụ hoạ bằng cách hát lai
nguyên một câu hay một đoạn vừa hát, có khi chỉ là nhưng câu đưa hơi. Để nối các Qủa
cách theo tình tự diễn xướng người ta thường dung các câu láy: các bạn họ ta lấy qua làm
dậm, là hỡm dậm nào dậm ấy cho qua, hoặc cách ấy cho qua, hỡi ban chèo ta giờ sang
cách khác.

Các Qủa cách là những áng văn chữ Nôm được cấyn ghép vào Hát Xoan do một số các
nhà Nho viết ra, mang nhưng yếu của văn chương bác học. Một trong những biểu hiện
của sự cấy ghép này là một các đình làng như Cao Mại, Hữu Bổ, Hương Nộn…ở Phú
Thọ có tổ chức mời các phường Xoan đến hát thi các Qủa cách. Hát thì có giải nhất nhì,
ba tuỳ theo sư chính xác về lời văn của người thi hát so với sách mẫu.

* Chặng bát hội.
Hát hội là chăng sôi nổi nhất, sinh động nhất và kết thúc một cuộc Hát Xoan.
Hát hôi gồm nhiều bài được kết nối với nhau theo hình tức tổ khúc hay liên khúc vừa hát,
vừa múa, vừa diễn trò. Trình tự hát hội có các phần: Bợm gái, Bỏ Bộ, Xin hoa- Đố chữ.
Gài Hoa, Dã Cá. Dã Cá là tiết mục được trình diễn như một hoạt cảnh, có nơi là các cô
đào , có nơi là các trai láng sở tại được đóng vai cá bị lưới bủa vây, bắt được dâng lên

bàn thờ tế thần , tế thần xong mới được trở lại làm người. Tiết mục Dã Cá rất sôi nổi vui
vẻ, kết thúc cuộc Hát Xoan trong không khí tưng bừng của lễ hội. Trước tiết mục Dã Cá
,ở nhiều làng còn đưa thêm mục Hát Đúm xen vào trong cuộc Hát Xoan. Hát Đúm được
xen vào Hát Xoan làm tăng thêm phần sinh động của cuộc hát

2.2. Nghệ thuật dân ca Hát Xoan.
2.2.1. Lời ca

Hát Xoan cũng như một số các hình thái sinh hoạt văn hoá âm nhạc dân gian khác của
người Việt: Hát Dô, Hát Dậm, Hát Chèo Tàu, Hát Quan Họ, Ca Trù… khởi đầu đều là lối
hát tế thần( từ nhiên thần đến nhân thần) rồi từ dần đến những yếu tố tín ngưỡng, tâm linh
bớt đi( Quan họ). Là loại dân ca lễ nghi

- phong tục, lời cà trong Hát Xoan phản ánh khá rõ tín ngưỡng của cộng đồng người Việt:
phồn thực thờ tổ tiên, thờ thần…tín ngưỡng thờ thần thể hiện trong bài Giã cá:

May ra bắt được cá măng
Đem lên tiến cúng cả làng bình yên.
Tín ngưỡng phồn thực:
Tôi bước chân vào giáo trống
Tìm đền thượng chúc cho minh
Năm trống cơm thiên hạ thái bình
Năm trống cơm nhà no mọi đủ
Năm trống cơm mọi vẻ mọi hay.
Cùng với nội dung về thần linh, thần quyền, lời ca trong Hát Xoan còn đề cập đến vương
quyền:

Nhà tôi nhà Lê
Là song Bồ Đề
Trở về thiên hạ

Cày bừa ruộng Lê.
Kẻ sĩ là một trong bốn thành phần tứ dân: sĩ nông – công- thương cũng được phản ánh rõ
nét trong lời ca Hát Xoan. Các nhà Nho đồng nghĩa với kẻ sĩ thì phải học hành. Học hành
thi cử để làm quan, vinh quy bái tổ là ước mơ của các tầng lớp nhân dân lúc bấy giờ:

Sống được làm quan
Cưỡi ngựa bên Tàu
Vinh quy bái tổ.
Là một xã hội nông nghiệp, chủ đề chính của nội dung Hát Xoan vẫn là nghề nông:
Đêm mưa ngày nắng
Đầu tháng cuối năm
Lúa dé, lúa chiêm cho no làng
Ngoài đồng tốt lúa
Lúa tốt mạ lên cho chật nhà
Mặc dù là hai tầng lớp được coi là thứ hạng thấp nhất trong xã hội nhưng nghề công và
nghề thương cũng được ca ngợi trong Hát Xoan:

Công thời khéo léo thập phân
Làm nên đền các thánh nhân dõi truyền
Thương thì buôn ván bán thuyền
Kim ngân vô số, lụa tiền đầy đa.
Tình yêu nôi dung muôn thuở của văn chương từ cổ chí kim, từ Đông đến Tây, từ Nam
tới Bắc được phản ánh trong lời ca Hát Xoan rất đa dạng:

Trầu anh trầu túi trầu văn
Trầu em dải yến để lâu cũng tan
Anh xuôi kẻ chợ mớ về
Nghìn vàng chả tiếc xin kề chút hơi
Kẻo còn thương nhớ anh ơi…
Lời ca trong Hát Xoan được cấu trúc theo nhiều thể thơ. Thể thơ 4 chữ, 5 chữ, lục bát,

song thất lục bát, thất ngôn…Thơ trong Hát Xoan bao gồm cả thơ dân gian và thơ bác
học.

Thể thơ 4 chữ là thể thơ cổ mà mốt số bài ở chặng hát nghi thức và trong 14 Qủa cách ta
đều thấy như:

Vạn thần tất hưởng
Tôi mời vua cả
Người sang đất này.
Thơ lục bát, lục bát biến thể và song thất lục bát được sử dụng nhiều trong cấu trúc lời ca
Hát Xoan:

Đường đi trên suối dưới khe
Đưa cố nhân long càng kiểu cách

×