Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Tài liệu Xây Dựng Cơ Chế Tài Chính Cho Tập Đoàn Hàng Không Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 112 trang )

tai lieu, document1 of 66.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
^WX]

VÕ XUÂN PHONG

XÂY DỰNG CƠ CHẾ TÀI CHÍNH
CHO TẬP ĐOÀN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: KINH TẾ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2008

luan van, khoa luan 1 of 66.


tai lieu, document2 of 66.

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA


TẬP ĐỒN KINH TẾ
1.1 Tổng quan về tập đoàn kinh tế ..................................................................................4
1.1.1 Khái niệm tập đoàn kinh tế ...................................................................................4
1.1.2 Đặc điểm của tập đồn kinh tế ..............................................................................5
1.1.2.1Quy mơ của tập đoàn ............................................................................................5
1.1.2.2Cơ cấu tổ chức của tập đoàn .................................................................................5
1.1.2.3Ngành nghề kinh doanh của tập đoàn ...................................................................6
1.1.2.4Tư cách pháp nhân của tập đoàn...........................................................................6
1.1.2.5Quản lý và điều hành của tập đồn .......................................................................6
1.2 Cơ chế tài chính trong tập đồn kinh tế .....................................................................7
1.2.1 Báo cáo tài chính hợp nhất....................................................................................7
1.2.2 Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con .....................................................11
1.2.2.1 Việc đầu tư vốn, huy động vốn ..........................................................................11
1.2.2.2 Về quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận .....................13
1.3 Đặc điểm, vai trò của vận tải hàng không trong nền kinh tế ...................................14
1.3.1 Khái niệm tập đồn kinh tế hàng khơng .............................................................14
1.3.2 Đặc điểm của tập đồn kinh tế hàng khơng ........................................................14
1.3.3 Vai trị của tập đồn kinh tế hàng khơng ............................................................15
1.4 Kinh nghiệm của một số tập đồn kinh tế hàng khơng về cơ chế tài chính.............16
1.4.1 Tập đồn hàng khơng Singapore Airlines.............................................................16
1.4.2 Tập đồn Air France..............................................................................................17

luan van, khoa luan 2 of 66.


tai lieu, document3 of 66.

1.4.3 Tập đoàn Lufthansa...............................................................................................19
1.4.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam......................................................................20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...............................................................................................21

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CƠNG TY
HÀNG KHƠNG VIỆT NAM
2.1 Thực trạng hoạt động của Tổng cơng ty Hàng khơng Việt Nam ............................22
2.2 Phân tích thực trạng tài chính Tổng cơng ty Hàng khơng Việt Nam ......................28
2.2.1 Bối cảnh kinh doanh năm 2007, 6 tháng đầu năm 2008 và ảnh hưởng đến tình
hình tài chính, cơng tác quản lý tài chính ...........................................................28
2.2.2 Về nguồn vốn kinh doanh ...................................................................................29
2.2.2.1Nguồn vốn chủ sở hữu ........................................................................................29
2.2.2.2Nguồn vốn huy động...........................................................................................31
2.2.2.3Nguồn vốn dài hạn chưa đủ bảo đảm và cân đối cho tổng tài sản dài hạn .........32
2.2.3 Đầu tư của công ty mẹ đối với công ty con ........................................................33
2.2.4 Về quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận ......................35
2.2.4.1Về quản lý doanh thu ..........................................................................................35
2.2.4.2Về quản lý chi phí ...............................................................................................35
2.2.4.3Về lợi nhuận ........................................................................................................36
2.2.4.4Về phân phối lợi nhuận .......................................................................................39
2.2.4.5Về báo cáo tài chính............................................................................................40
2.2.4.6Mối quan hệ tài chính giữa tổng công ty với các đơn vị thành viên là công ty
con, các đơn vị phụ thuộc, sự nghiệp..................................................................40
2.2.5 Đánh giá tồn tại, yếu kém ...................................................................................41
2.2.5.1Về mơ hình tổ chức hệ thống quản lý tài chính ..................................................41
2.2.5.2Quản lý về đầu tư ................................................................................................42
2.2.5.3Hiệu quả sử dụng vốn đạt chưa cao ....................................................................42

luan van, khoa luan 3 of 66.


tai lieu, document4 of 66.

2.2.5.4Mối liên kết trong nội bộ tổng công ty vẫn chưa thực sự là liên kết tài chính ...43

2.2.5.5Cơng tác hạch tốn - kế tốn - thống kê..............................................................43
2.2.5.6Công tác chế độ, định mức, kiểm tra và hệ thống kiểm sốt nội bộ ...................44
2.2.5.7Kỷ luật tài chính và thực hiện các khuyến cáo thanh tra, kiểm tra .....................44
2.2.5.8Công tác đào tạo và chế độ đãi ngộ ....................................................................44
2.2.5.9Công tác đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.....................................................45
2.2.6 Nguyên nhân của những tồn tại ..........................................................................45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

47

CHƯƠNG 3 : XÂY DỰNG CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CHO TẬP ĐỒN KINH TẾ
HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
3.1 Sự cần thiết phát triển Hàng khơng Việt Nam theo mơ hình tập đồn kinh tế........48
3.1.1 Phù hợp với xu hướng tổ chức mơ hình hàng không dân dụng của thế giới ......49
3.1.2 Đáp ứng nhu cầu phát triển vận tải hàng không ................................................49
3.1.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
thành viên và toàn tập đoàn................................................................................53
3.2 Xây dựng mơ hình tập đồn kinh tế hàng khơng.....................................................53
3.3 Xây dựng cơ chế tài chính cho Tập đồn kinh tế Hàng khơng Việt Nam...............57
3.3.1 Xây dựng cơ chế tài chính cho Tập đồn Hàng khơng Việt Nam ......................57
3.3.1.1Mối quan hệ giữa cơng ty tài chính với các cơng ty con và công ty liên kết......57
3.3.1.2Mối quan hệ giữa công ty mẹ với các đơn vị phụ thuộc.....................................58
3.3.1.3Huy động vốn......................................................................................................59
3.3.1.4Đầu tư vốn ra ngồi cơng ty mẹ..........................................................................60
3.3.1.5Doanh thu của cơng ty mẹ...................................................................................63
3.3.1.6Phân phối lợi nhuận của công ty mẹ ...................................................................64
3.3.1.7Công ty tài chính .................................................................................................66
3.3.2 Giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại TCT Hàng khơng Việt Nam ...........67

luan van, khoa luan 4 of 66.



tai lieu, document5 of 66.

3.3.2.1Gia tăng năng lực tài chính đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển...........................68
3.3.2.2Tăng cường quản trị doanh thu, chi phí để nâng cao hiệu quả hoạt động ..........69
3.3.2.3Nghiên cứu và triển khai thực hiện các cơng cụ kiểm sốt rủi ro tài chính........72
3.3.2.4Nâng cao chất lượng cơng tác quản lý tài chính .................................................72
3.4 Một số giải pháp hỗ trợ............................................................................................77
3.4.1 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cần thiết cho hoạt động của tập đồn
kinh tế..................................................................................................................77
3.4.2 Xây dựng mơi trường kinh doanh lành mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực hàng
không...................................................................................................................77
3.4.3 Hoạt động hàng không với vấn đề bảo vệ môi trường........................................78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...............................................................................................79
KẾT LUẬN ...................................................................................................................80

luan van, khoa luan 5 of 66.


tai lieu, document6 of 66.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1 : Bảng kết quả hoạt động kinh doanh (2005-2007)
Phụ lục 2 : Bảng cân đối kế toán
Phụ lục 3 : Chi phí sản xuất kinh doanh của VNA (2002-2013)
Phụ lục 4 : Doanh thu – chi phí - lợi nhuận của VNA (2002-2013)
Phụ lục 5 : Doanh thu vận tải hàng không của VNA (2002-2013)
Phụ lục 6 : Doanh thu vận tải hàng không của VNA (2002-2013)
Phụ lục 7 : Doanh thu vận tải hàng không của VNA (2002-2013)

Phụ lục 8 : Chi phí sản xuất kinh doanh của VNA (2002-2013)
Phụ lục 9 : Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Phụ lục 10 : Mạng đường bay nội địa của VNA
Phụ lục 11 : Mạng đường bay quốc tế của VNA
Phụ lục 12 : Mơ hình tập đồn kinh tế
Phụ lục 13: Vai trị của nhà nước trong việc hình thành và phát triển tập đồn kinh tế
hàng không.

luan van, khoa luan 6 of 66.


tai lieu, document7 of 66.

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
VNA

Vietnam Airlines

IATA

Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (International Air Transport
Association)

ICAO

Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (International Civil Aviation
Organization)

ETOPS


Extended-range Twin-engine Operational Performance Standards

RVSM

Giảm phân cách cao (Reduced Vertical Separation Minima or Minimum)

R&D

Nghiên cứu và phát triển (Research and Development)

TCT

Tổng cơng ty

HKVN

Hàng khơng Việt Nam

TĐKT

Tập đồn kinh tế

VN

Việt Nam

SXKD

Sản xuất kinh doanh


HĐQT

Hội đồng quản trị

HKDD

Hàng không dân dụng

GAS

Hệ thống kế tốn tổng hợp (General Accounting System)

RAS

Chương trình quản trị doanh thu

TOC

Chương trình quản lý thơng tin chuyến bay của Tiags

CPH

Cổ phần hóa

CSH

Chủ sở hữu

NSNN


Ngân sách Nhà nước

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

luan van, khoa luan 7 of 66.


tai lieu, document8 of 66.

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 2.1 : Số lượng và loại máy bay .............................................................................24
Bảng 2.2 : Kết quả vận chuyển hành khách của TCT HKVN năm 1997 – 2007 ..........25
Bảng 2.3 : Kết quả vận chuyển hàng hóa của TCT HKVN năm 1997 – 2007 ..............25
Bảng 2.4 : Vốn và tài sản của TCT HKVN năm 2001 – 2007 ......................................29
Bảng 2.5 : Vốn và tài sản của các doanh nghiệp cơng ích năm 2001 – 2006................30
Biểu đồ 2.1 : Tăng trưởng vốn chủ sở hữu ....................................................................30
Bảng 2.6 : Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần nhất .....................................36
Biểu đồ 2.2 : Diễn biến tỷ suất lợi nhuận trên vốn ........................................................37
Biểu đồ 2.3 : Tăng trưởng lợi nhuận ..............................................................................38
Bảng 3.1 : Dự báo TT vận tải hành khách trên thị trường HKVN năm 2008-2020 ......50

Bảng 3.2 : Kết quả dự báo thị trường vận tải hàng hóa trên thị trường hàng khơng
Việt Nam năm 2008 – 2020 ...........................................................................51
Bảng 3.3 : Năng lực các cảng HKVN ............................................................................51
Bảng 3.4 : Tỷ trọng máy bay sở hữu đến năm từ 2010 – 2020......................................52
Hình 3.1 : Mơ hình tập đồn kinh tế hàng khơng ..........................................................54
Hình 3.2 : Vai trị của cơng ty tài chính trong tập đồn.................................................67

luan van, khoa luan 8 of 66.


tai lieu, document9 of 66.

1

MỞ ĐẦU
Hội nhập là xu thế tất yếu khách quan đối với các nền kinh tế quốc gia. Các nước
đang phát triển khơng có sự lựa chọn nào khác là phải tham gia vào tiến trình này nếu
không muốn bị cô lập và tụt hậu với tất cả những hậu quả tiêu cực về kinh tế, chính trị,
xã hội và an ninh. Hội nhập quốc tế là cơ hội cho các nước cải cách nền kinh tế để
nâng cao năng lực cạnh tranh.
Vận tải hàng không là một bộ phận của nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế
quốc gia nói riêng và đương nhiên sẽ chịu tác động của xu thế toàn cầu hóa, khu vực
hóa và hội nhập quốc tế. Có một điều chắc chắn, trong quá trình hội nhập quốc tế theo
cách riêng của mình, trong chính sách hàng khơng đối ngoại, tất cả các nước, kể cả Mỹ
đều tuân theo nguyên tắc bảo vệ lợi ích quốc gia, các doanh nghiệp hàng khơng của
mình. Thực tế cho thấy, đối với nhiều nước, chủ động hội nhập quốc tế về vận tải hàng
không là giải pháp hữu hiệu bảo vệ sự phát triển của ngành vận tải hàng không, tranh
thủ được nguồn lực từ bên ngoài, hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển để cùng phát
triển bền vững.
Quá trình hội nhập quốc tế về vận tải hàng không đang diễn ra theo xu hướng tự

do hóa, giảm thiểu sự can thiệp của Nhà nước và hoạt động kinh doanh bình thường
của các hãng khơng được điều chỉnh theo các qui định hiện đại hóa trong các thoả
thuận song phương, tiểu khu vực, khu vực và đa biên toàn thế giới. Các qui định đó
được cho là tạo ra “một sân chơi bình đẳng” (level playing field) cho tất cả các doanh
nghiệp tham gia vào thị trường vận tải hàng khơng thế giới.
Đối với ngành HKVN ngày 27/05/1996, Chính phủ thành lập TCT HKVN theo
mơ hình TCT 91 tại quyết định số 322/QĐ-TTg trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp
độc lập hoạt động kinh doanh trong ngành, do VNA làm nịng cốt. Tiếp theo
04/04/2003, Chính phủ đã thí điểm TCT HKVN sang tổ chức và hoạt động theo mô

luan van, khoa luan 9 of 66.


tai lieu, document10 of 66.

2

hình cơng ty mẹ - cơng ty con tại quyết định 372/QĐ-TTg. Quá trình hội nhập quốc tế
cũng đem lại nhiều cơ hội và thách thức cho HKVN.
Trong bối cảnh đó, yêu cầu phát triển Tổng cơng ty Hàng khơng Việt Nam thành
tập đồn kinh tế Hàng không là hết sức cần thiết nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh,
phát triển nhanh, bền vững. Tất nhiên cần xây dựng một cơ chế tài chính cho tập đồn,
một trong những vấn đề có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của tập đoàn kinh
tế.
Xuất phát từ tầm quan trọng và sự cấn thiết trên, tôi chọn đề tài “Xây dựng cơ chế
tài chính cho tập đồn kinh tế Hàng không Việt Nam”.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu và làm sáng tỏ các vấn đề về cơ chế tài chính của VNA qua các thời
kỳ. Phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế tài chính của VNA. Qua đó đề xuất các giải
pháp nhằm phát triển ngành hàng không Việt Nam.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mơ hình Tập đồn hàng không Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là cơ chế tài chính và hoạt động sản xuất kinh
doanh của Tập đoàn HKVN trong điều kiện cụ thể của ngành hàng không Việt Nam và
những văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với
phương pháp phân tích, dự báo từ các số liệu tài chính, số liệu thống kê kết hợp với
khảo sát thực tế.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Luận văn hệ thống hóa một số vấn đề về Tập đồn kinh tế, cơ chế tài chính trong
các tập đồn kinh tế. Tổng hợp kinh nghiệm về quá trình hình thành các tập đồn vận
tải hàng khơng ở một số nước trên thế giới.

luan van, khoa luan 10 of 66.


tai lieu, document11 of 66.

3

Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế tài chính hiện nay của Tập đồn
hàng khơng Việt Nam. Dựa trên sự phân tích các luận chứng, luận văn xác định các tồn
tại và nguyên nhân của chúng.
Xây dựng cơ chế tài chính cho Tập đồn vận tải hàng khơng Việt Nam trên cơ sở
định hướng phát triển ngành hàng không Việt Nam.
Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu (3 trang), danh mục tài liệu tham khảo (20 tài liệu), phụ lục
(13 phụ lục), luận văn có 77 trang, 10 bảng, 10 hình và có kết cấu như sau:
Chương 1 : Tổng quan về tập đồn và cơ chế tài chính Tập đồn kinh tế gồm 18 trang.

Chương 2 : Thực trạng tài chính tại TCT Hàng không Việt Nam gồm 26 trang.
Chương 3 : Xây dựng cơ chế tài chính cho Tập đồn Hàng không VN gồm 33 trang.
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như khả năng không thể giải quyết mọi
vấn đề liên quan đến đề tài, tôi xin giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
-

Đánh giá tổng quan tình hình tài chính của TCT Hàng khơng Việt Nam mà

không đi sâu vào từng đơn vị thành viên trong TCT.
-

Việc xây dựng cơ chế tài chính cho Tập đồn Hàng khơng Việt Nam và kiến

nghị chỉ dựa trên tình hình thực tiễn và định hướng phát triển ngành hàng không tại
Việt Nam.

luan van, khoa luan 11 of 66.


tai lieu, document12 of 66.

4

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐỒN VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TẬP
ĐỒN KINH TẾ
1.1 Tổng quan về tập đoàn kinh tế
1.1.1 Khái niệm tập đồn kinh tế
Tập đồn kinh tế (TĐKT) là một hình thức tổ chức tiên tiến đại diện cho trình
độ phát triển cao của lực lượng sản xuất và nền kinh tế xã hội đang trở thành một hình
thức phổ biến, có tác động mạnh mẽ làm thay đổi khuynh hướng sản xuất và tiêu dùng

của thế giới. Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy nhưng hiện nay chưa có khái niệm
thống nhất về tập đồn kinh tế. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận khác
nhau mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra những khái niệm khác nhau về tập đoàn kinh tế.
-

Theo cuốn Từ điển Business English của Longman, tập đoàn kinh tế là một tổ

hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý nhưng tạo thành một tập đồn gồm một cơng ty
mẹ và một hay nhiều công ty hay chi nhánh góp vốn cổ phần chịu sự kiểm sốt của
cơng ty mẹ.
-

Theo từ điển kinh tế Nhật Bản, tập đoàn (keiretsu) là một tổ hợp các doanh

nghiệp độc lập về mặt pháp lý nắm giữ cổ phần của nhau và thiết lập được mối quan hệ
mật thiết về nguồn vốn, nguồn nhân lực, công nghệ, cung ứng nguyên vật liệu và tiêu
thụ sản phẩm.
-

Ở Hàn Quốc, tập đoàn (chaebol) được sử dụng để chỉ một liên kết gồm nhiều

cơng ty hình thành quanh một công ty mẹ. Thông thường, các công ty này nắm giữ cổ
phần/vốn góp của nhau và do một gia đình điều hành.
-

Theo một số nước như Hà Lan, Anh, Đan Mạch, tập đoàn kinh tế là sự liên kết

giữa nhiều chủ thể kinh tế có chung lợi ích, có mối quan hệ sở hữu và khế ước với
nhau, cùng tiến hành hoạt động SXKD trong một hoặc nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh
vực kinh tế.

-

Ở Malaysia và Thái Lan, tập đoàn kinh tế được xác định là tổ hợp kinh doanh

với các mối quan hệ đầu tư, liên doanh, liên kết và hợp đồng. Nòng cốt của các tập

luan van, khoa luan 12 of 66.


tai lieu, document13 of 66.

5

đồn là cơ cấu cơng ty mẹ - công ty con tại thành một hệ thống các liên kết chặt chẽ
trong tổ chức và trong hoạt động. Các thành viên trong hợp đồng đều có tư cách pháp
nhân độc lập và thường hoạt động trên cùng mặt bằng pháp lý.
-

Tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã có một số quy định đề cập đến

tập đoàn kinh tế và khái niệm tập đoàn kinh tế. Đồng thời, Nghị định số 139/2007/NĐCP ngày 05/09/2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật
doanh nghiệp đã có một số quy định chi tiết và cụ thể hơn về tập đoàn kinh tế. Theo đó,
tập đồn kinh tế bao gồm nhóm các cơng ty có tư cách pháp nhân độc lập, được hình
thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức
lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, cơng
nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai
cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức cơng ty mẹ - cơng ty con. Tập đồn kinh tế sẽ
khơng có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp
luật Doanh nghiệp và việc tổ chức hoạt động của tập đồn do các cơng ty lập thành tập
đồn tự thỏa thuận quyết định.

Để hiểu được đầy đủ về bản chất của tập đoàn kinh tế, chúng ta đi sâu nghiên cứu
những mơ hình của chúng trong thực tiễn và rút ra những đặc điểm cơ bản về tập đoàn
kinh tế.
1.1.2 Đặc điểm của tập đồn kinh tế
1.1.2.1Quy mơ của tập đồn
Tập đồn kinh tế có quy mơ rất lớn về vốn, lao động, doanh thu và thị trường.
Nhiều tập đồn có chi nhánh văn phịng đại diện ở khắp các quốc gia trên thế giới,
phạm vi hoạt động của tập đồn doanh nghiệp rất rộng khơng chỉ tính phạm vi lãnh thổ
một quốc gia mà ở nhiều nước hoặc phạm vi toàn cầu.
1.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của tập đoàn
Đa số các tập đoàn kinh tế là sự kết hợp của nhiều đơn vị thành viên. Các doanh
nghiệp thành viên chịu sự chi phối của công ty mẹ, thông qua việc công ty mẹ nắm cổ

luan van, khoa luan 13 of 66.


tai lieu, document14 of 66.

6

phần chi phối các doanh nghiệp thành viên về mặt tài chính và chiến lược phát triển,
công nghệ, thị trường. Tuy nhiên các doanh nghiệp thành viên cũng có thể nắm cổ
phần của nhau tạo ra mối quan hệ đan xen, chi phối lẫn nhau và gắn kết chặt chẽ.
Thông thường sự chi phối này chịu sự tác động của mức độ phát triển thị trường tài
chính.
1.1.2.3 Ngành nghề kinh doanh của tập đồn
Đa số các tập đoàn kinh tế đều hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực hoặc
phát triển từ đơn ngành lên đa ngành, chiến lược sản phẩm và hướng đầu tư luôn thay
đổi phù hợp với sự phát triển của tập đồn và mơi trường kinh doanh, nhưng mỗi
ngành đều có định hướng chủ đạo, lĩnh vực đầu tư mũi nhọn với những sản phẩm đặc

trưng của tập đoàn. Bên cạnh những đơn vị sản xuất hoặc thương mại, các tập đoàn
doanh nghiệp mở rộng các hoạt động sang lĩnh vực khác như tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm, nghiên cứu khoa học.
Tập đoàn kinh tế hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực là để phân tán rủi ro, mạo hiểm
vào các mặt hàng, các lĩnh vực kinh doanh khác nhau đảm bảo cho hoạt động của tập
đồn ln được bảo tồn và hiệu quả. Tuy nhiên, lại có hạn chế là khó tập trung được
năng lực mũi nhọn, thiếu tính chun sâu. Đối với tập đồn kinh tế đơn ngành thì có ưu
thế là phát triển theo chun mơn hố sâu, khai thác được thế mạnh về chun mơn, bí
quyết về cơng nghệ, uy tín trong ngành nhưng lại có hạn chế về phạm vi thị trường rễ
bị rủi ro khi ngành đó bị khủng hoảng hay vì một lý do khách quan nào đó.
1.1.2.4 Tư cách pháp nhân của tập đồn
Các tập đồn kinh tế có tính đa dạng về tư cách pháp nhân. Có những tập đồn
kinh tế là pháp nhân kinh tế do Nhà nước thành lập gồm nhiều doanh nghiệp thành
viên có quan hệ với nhau về sản xuất, kinh doanh, tài chính trên quy mơ lớn. Có những
tập đồn khơng phải là một pháp nhân kinh tế mà mỗi đơn vị thành viên là các pháp
nhân độc lập. Như vậy, tuỳ theo cách thức thành lập mà tập đồn có thể có tư cách
pháp nhân hoặc khơng.
1.1.2.5 Quản lý và điều hành của tập đồn

luan van, khoa luan 14 of 66.


tai lieu, document15 of 66.

7

Về mặt điều hành, các tập đoàn kinh tế thường xây dựng một “Holding company”
hoặc một ngân hàng độc quyền lớn hoặc một công ty tài chính. Do là dạng các cơng ty
khống chế, nắm cổ phần chi phối với các công ty thành viên. Tập đoàn doanh nghiệp
tiến hành hoạt động và quản lý tập trung vào một số mặt như: Điều hoà, huy động vốn,

quản lý vốn, xây dựng chiến lược phát triển, chiến lược thị trường, chiến lược sản
phẩm, chiến lược đầu tư, đào tạo nhân sự… cho tập đoàn. Các chiến lược này được
soạn thảo từ cơ quan đầu não của tập đồn và thực hiện thống nhất trong các cơng ty
thành viên. Việc thực hiện chiến lược chung tổng quát vừa tạo ra sự năng động, linh
hoạt của các công ty thành viên trong việc lựa chọn chiến lược phát triển riêng cho
mình và tự chủ trong sản xuất kinh doanh vừa tạo ra sức mạnh tập trung.
1.2 Cơ chế tài chính trong tập đồn kinh tế
Cơ chế tài chính tập đoàn được hiểu là một tổng thể các phương pháp, các hình
thức và cơng cụ được vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính của tập đồn trong
những điều kiện cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.
Sự tạo thành các chức năng cơ bản của tập đoàn kinh tế là do bản thân cấu tạo tập
đồn, gồm 3 thành phần: cơng ty mẹ - tập đồn, các cơng ty con, các cơng ty liên kết.
Khi triển khai bình diện các cơng ty con và cơng ty liên kết, tập đồn thực hiện q
trình sản xuất (chức năng sản xuất kinh doanh). Khi triển khai trên bình diện cơng ty
mẹ, tập đồn thực hiện hợp lực tài chính (chức năng điều hành tài chính) giữa cơng ty
mẹ và các công ty con, các công ty liên kết và đồng thời công ty mẹ đảm nhận ngành
nghề kinh doanh chính của tập đồn. Do đó nội dung cơ chế quản lý của tập đoàn cùng
lúc phải cụ thể hóa và thể hiện được các đặc điểm kinh tế ngành, vừa không những
phải bao hàm đầy đủ những nội dung của cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp nói
chung mà cịn phải có những cơ chế tài chính cho những chức năng mà cơng ty mẹ
đảm nhận. Như vậy, cơ chế quản lý tài chính của cơng ty mẹ trong tập đoàn bao gồm
chủ yếu một số nội dung dưới đây:
1.2.1 Báo cáo tài chính hợp nhất

luan van, khoa luan 15 of 66.


tai lieu, document16 of 66.

8


Báo cáo tài chính hợp nhất của một tập đoàn là báo cáo tổng hợp của cả công ty
mẹ, các công ty con kể cả ở trong và ngoài nước. Ngoài trách nhiệm xây dựng báo cáo
tài chính hợp nhất của tập đồn, cơng ty mẹ cũng có trách nhiệm lập các báo cáo tài
chính riêng dựa trên vốn và tài sản riêng của công ty mẹ.
Báo cáo tài chính hợp nhất được xây dựng nhằm cung cấp các thông tin một cách
trung thực và khách quan cho những nhà hoạch định chính sách của tập đồn và những
người quan tâm. Đó là các thơng tin về tình hình tài chính, đầu tư, kết quả hoạt động
của toàn bộ tập đoàn sau khi đã loại trừ những giao dịch trong nội bộ tập đoàn. Việc
loại trừ những giao dịch trong nội bộ tập đoàn rất quan trọng nhắm phản ánh chính xác
giá trị sản phẩm và lợi nhuận thực. Sau khi loại bỏ những giao dịch nội bộ, trên các báo
cáo này sẽ thể hiện tổng số vốn cổ phần của các công ty con.
Báo cáo tài chính hợp nhất của tập đồn thường thể hiện các nội dung sau tại thời
điểm báo cáo:
-

Vốn do các bên có quyền lợi đóng góp vào tập đồn (khơng tính khoản đầu tư
cổ phần của cơng ty mẹ vào các công ty con hoặc giữa các công ty con).

-

Tổng số nợ phải trả và nợ phải thu của tập đồn đối với các doanh nghiệp ngồi
tập đồn (khơng tính số nợ phải trả, phải thu giữa công ty mẹ và các công ty con
và giữa các công ty con).

-

Tổng số khoản phải trả cho chủ nợ bên ngoài tập đồn (khơng tính khoản phải
trả giữa cơng ty mẹ và giữa các cơng ty con).


-

Tổng số vốn hiện tại có tại tập đồn dưới hình thức tiền mặt hoặc giấy tờ có giá.

-

Tổng giá trị tài sản (cả vơ hình lẫn hữu hình) đang sử dụng tại tập đồn.
Báo cáo tài chính hợp nhất cho biết hiệu quả hoạt động của tập đoàn:

-

Tổng doanh thu của tập đoàn thu được từ hoạt động thương mại với các doanh
nghiệp bên ngoài tập đồn (khơng tính các giao dịch thương mại giữa các công
ty mẹ và các công ty con hoặc giữa các cơng ty bởi vì những giao dịch này
thường khơng dựa trên cơ sở giao dịch thông thường).

luan van, khoa luan 16 of 66.


tai lieu, document17 of 66.

9

-

Tổng chi phí lương của tập đoàn.

-

Tổng lợi nhuận của tập đoàn thu được từ hoạt động thương mại đối với các

doanh nghiệp bên ngoài tập đồn (khơng tính các giao dịch thương mại giữa
cơng ty mẹ và các công ty con hoặc giữa công ty con bởi vì những giao dịch này
thường khơng dựa trên cơ sở giao dịch thương mại thơng thường).

-

Tổng chi phí khơng bằng tiền mặt của tập đồn như chi phí khấu hao tài sản hữu
hình và vơ hình, quỹ dự phòng trợ cấp cho tương lai và các khoản dự phòng cho
các nghĩa vụ pháp lý trong tương lai.

-

Tổng số tiền bị xố sổ hoặc dự phịng cho những khoản nợ khơng thu hồi được
từ các doanh nghiệp ngồi tập đồn.

-

Tổng số tiền bị xố sổ hoặc dự phịng cho khoản giảm hàng tồn kho.

-

Lợi nhuận trước thuế của tập đoàn thu được từ các hoạt động thương mại đối
với các doanh nghiệp ngoài tập đoàn.

-

Tổng thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả.
Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy:

-


Tổng các khoản thuế của tập đoàn đối với các doanh nghiệp độc lập ngoài tập
đoàn.

-

Toàn bộ những cam kết về vốn của tập đoàn với các doanh nghiệp bên ngồi.

-

Những thơng tin mà người sử dụng báo cáo tài chính hợp nhất quan tâm trong
q trình quyết định kinh doanh, cho vay vốn hoặc đầu tư vào tập đồn.
Theo G. Garnsey và A.J. Simsons [20], có bốn phương pháp trình bày báo cáo tài

chính hợp nhất của tập đồn:
Phương pháp thứ nhất: cơng bố bản cân đối kế tốn của cơng ty mẹ, báo cáo kết
quả kinh doanh (lãi lỗ) và hạch tốn lãi của cơng ty con như một khoản đầu tư. Ưu
điểm của phương pháp này là đơn giản, đáp ứng được yêu cầu của Luật cơng ty và nó
là một phần thiết yếu của báo cáo được cơng bố, giúp chủ nợ nắm được tình hình tài
chính của cơng ty mà họ có thể phải khởi kiện nếu điều kiện bắt buộc, giúp hội đồng

luan van, khoa luan 17 of 66.


tai lieu, document18 of 66.

10

quản trị chỉ phải đưa ra những thông tin tối thiểu để các đối thủ cạnh tranh trong cùng
một lĩnh vực không thể tận dụng.

Nhược điểm của phương pháp này là không thừa nhận bản chất thực tế của mối
quan hệ giữa công ty mẹ với các cơng ty con và nó khơng thể cung cấp cho các cổ
đông thông tin thiết yếu liên quan đến tình hình đầu tư của họ.
Phương pháp thứ hai: cơng bố bản cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh của
công ty mẹ cùng các bản cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của từng cơng
ty con.
Ưu điểm của phương pháp này là trình bày được tình hình tài chính của từng cơng
ty phục vụ cho lợi ích của các chủ nợ và những người khác quan tâm. Nó cung cấp cho
các cổ đơng thơng tin về tình hình tài chính và lợi nhuận của từng cơng ty con. Phương
pháp này thích hợp trong trường hợp tập đồn chỉ có một hoặc vài cơng ty con.
Nhược điểm của phương pháp này là không phải lúc nào cũng cung cấp đầy đủ
các thông tin để trình bày tình hình tài chính hoặc lợi nhuận của một nhóm các cơng ty
trong tập đồn. Việc cơng gộp một cách đơn thuần các bảng cân đối sẽ không cho thấy
được tình hình thực tế. các mục liên cơng ty cần phải được loại bỏ trước khi công bố
mà các báo cáo công bố rất hiếm khi bao hàm đầy đủ thông tin để làm rõ vấn đề này.
Phương pháp thứ ba: Cơng bố bản cân đối kế tốn và báo cáo kết quả kinh doanh,
đồng thời lập báo cáo riêng tóm tắt tài sản có, tài sản nợ và tóm tắt lợi nhuận của tất cả
các cong ty con gộp lại với nhau.
Ưu điểm của phương pháp này là cho phép đánh giá một cách khách quan toàn bộ
tập đoàn, làm giảm tối đa khả năng sửa đổi các báo cáo đã được công bố. Các đối thủ
cạnh tranh không thể biệt được thông tin liên quan đến hoạt động của bất kỳ công ty
con nào.
Nhược điểm của phương pháp này địi hỏi phải có q trình lập kế hoạch và soạn
thảo báo cáo cẩn thận. Cụ thể:

luan van, khoa luan 18 of 66.


tai lieu, document19 of 66.


-

11

Tóm tắt tổng tài sản nợ và có rịng của các cơng ty con cần phải được đối chiếu
với các con số “Các khoản đầu tư và ứng trước cho cơng ty con” trình bày trong
bảng cân đối kế tốn hợp nhất. bảng tóm tắt lợi nhuận cũng cần phải được đối
chiếu với thu nhập được ghi trong tài khoản của báo cáo thu nhập công ty mẹ.

-

Hàng hóa và tiền mặt trung chuyển giữa các cơng ty, cổ tức đã cơng bố nhưng
chưa thanh tốn và tất cả các giao dịch liên công ty cần phải được điều chỉnh.

-

Cần phải có hệ thống tài khoản và cơ sở định giá thống nhất, đồng thời trong
những trường hợp có thể, tài khoản của tất cả các công ty con và công ty mẹ nên
được tiến hành cân đối cùng một lúc.
Vì những yêu cầu trên phương pháp này chưa được áp dụng rộng rãi.
Phương pháp thứ tư: cơng ty bảng cân đối kế tốn hợp nhất, báo cáo kết quả kinh

doanh và hai báo cáo hợp nhất cho tồn tập đồn (bảng cân đối kế tốn hợp nhất gộp
tài sản có và nợ của các cơng ty con và công ty mẹ và bảng báo cáo thu nhập hợp nhất
của công ty mạ và các công ty con). Cách trình bày này có ưu điểm là nếu báo cáo hợp
nhất được lập một cách thích hợp thì chúng có thể cung cấp cho các cổ đơng các báo
cáo chính xác về tình hình tài chính và lợi nhuận của tập đoàn với tư cách là một đơn vị
kinh doanh.
Ở những nước phát triển như Mỹ, Anh, việc cung cấp báo cáo tài chính hợp nhất
của tập đồn là bắt buộc mặc dù u cầu trình bày tài chính của mỗi cơng ty con là

khác nhau. Tại Anh, u cầu có sổ sách kế tốn riêng cho từng “loại hình kinh doanh”.
ở Mỹ, yêu cầu bất cứ hoạt động nào chiếm trên 10% doanh thu phải được báo cáo
riêng. Công đồng châu Âu lại quan tâm đến vấn đề tách những hoạt động trong cộng
đồng và ngoài cộng đồng. Tại Trung Quốc việc hướng dẫn lập và thuyết minh báo cáo
tài chính hợp nhất do Bộ tài chính thực hiện.
1.2.2 Mối quan hệ tài chính giữa cơng ty mẹ và công ty con
1.2.2.1Việc đầu tư vốn, huy động vốn

luan van, khoa luan 19 of 66.


tai lieu, document20 of 66.

12

Công ty mẹ là nhà đầu tư, nơi cấp vốn cho công ty con. Công ty con là nơi tiếp
nhận nguồn vốn đó để hoạt động. Thơng thường, chỉ có quan hệ đầu tư vốn giữa cơng
ty mẹ đến cơng ty con mà khơng có chiều ngược lại. Quan hệ sở hữu vốn giữa công ty
mẹ - công ty con làm nên mối liên kết giữa công ty mẹ và công ty con. Mối liên kết
giữa cơng ty mẹ và cơng ty con được hình thành tùy thuộc vào sự tham gia góp vốn của
cơng ty mẹ. Cơng ty mẹ có thể nắm giữ cổ phần chi phối đối với cơng ty con, có tỷ lệ
góp vốn cao nhất vào cơng ty con. Tỷ lệ góp vốn này có thể là 100% hoặc thấp hơn
nhưng vẫn đảm bảo quyền chi phối công ty con của công ty mẹ so với các chủ sở hữu
khác. Công ty mẹ cũng có thể góp một phần vốn vào cơng ty con nhưng không nắm
giữ cổ phần chi phối công ty con này. Tuy nhiên công ty con này vẫn thuộc sở hữu của
cơng ty mẹ. Khi đó, cơng ty mẹ đóng vai trị như các cổ đơng thơng thường khác,
hưởng các quyền và lợi ích tương đương với số vốn đã đầu tư vào công ty con. Quyền
đưa ra các quyết định của công ty mẹ phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp của cơng ty mẹ trong
cơng ty con. Quan hệ vốn giữa công ty mẹ và công ty con cũng như các quyền, nghĩa
vụ phát sinh từ quan hệ này đối với công ty mẹ, công ty con thường được xác lập trong

điều lệ của công ty con qua những điều khoản qui định có tính kỹ thuật về hoạt động
của công ty. Công ty con là đơn vị nhận vốn của công ty mẹ nhưng vẫn là những công
ty độc lập, kể cả khi công ty con có 100% vốn của cơng ty mẹ.
Thơng thường, cơng ty mẹ khơng có đủ khả năng tài chính để thoả mãn tất cả nhu
cầu về vốn của công ty con. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu vốn, các cơng ty con phải tự
tìm nguồn vốn bằng cách giao dịch trực tiếp với các ngân hàng thương mại hoặc các thị
trường vốn như các tập đoàn kinh tế của Nhật Bản thường tập hợp xung quanh ngân
hàng để nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn hay các tập đồn lớn của Trung Quốc thường
niêm yết công ty mẹ của họ trên thị trường chứng khoán.
Việc đầu tư, sở hữu vốn chéo nhau giữa các công ty con không được khuyến khích
trong những tập đồn ở các nước phương Tây nhưng lại khá phổ biến trong các tập
đoàn ở Châu Á.

luan van, khoa luan 20 of 66.


tai lieu, document21 of 66.

13

Trong quan hệ đầu tư, công ty mẹ xác định các chỉ tiêu mang tính vĩ mơ như mức
vay vốn thích hợp, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động chính để vay vốn. Cơng ty mẹ chỉ
giám sát hiệu quả hoạt động, cịn lãnh đạo cơng ty con chịu trách nhiệm hoàn toàn việc
triển khai thực hiện các chỉ tiêu này.
Để đảm bảo cho tập đoàn sử dụng vốn một cách hiệu quả, nhiều tập đoàn rất chú ý
đến việc cơ cấu lại khoản vốn tồn đọng bằng cách rút bớt khoản vốn không hiệu quả để
tập trung vào những khoản vốn mang lại hiệu quả theo cách thức cơ bản sau:
-

Tập trung vốn cho các doanh nghiệp thành viên có khả năng phát triển tốt.


-

Hổ trợ một hoặc một số doanh nghiệp chủ chốt trong tập đoàn đạt được những
yêu cầu của thị trường và thoả mãn điều kiện lưu thông tiền tệ.

-

Đầu tư dây chuyền sản xuất kỹ thuật cao, sản phẩm tốt.
Hội đồng quản trị cơng ty mẹ có quyền độc lập ra các quyết định đầu tư trong hạn

mức vốn và phạm vi nhất định. Tương tự như vậy, hội đồng quan trị cơng ty con cũng
có quyền độc lập ra các quyết định đầu tư trong giới hạn vốn và phạm vi cho phép.
Những quyết định vượt ngoài giới hạn mức độ vốn và phạm vi cho phép phải đưa ra
đại hội cổ đông hoặc hội đồng thành viên theo qui định của pháp luật và điều lệ của
công ty.
1.2.2.2Về quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
Công ty mẹ và các công ty con đều là chủ thể độc lập trong thị trường, hoạt động
theo mục tiêu thị trường cho nên mỗi đơn vị là các trung tâm doanh thu và chi phí.
Cơng ty mẹ thực hiện quản lý doanh thu, chi phí và được phân chia lợi nhuận tùy theo
tỷ lệ vốn góp của mình vào các cơng ty con. Tuy nhiên giữa cơng ty mẹ và cơng ty con
lại hình thành quan hệ chặt chẽ về hợp tác sản xuất. Trong nhiều trường hợp, mỗi
doanh nghiệp là một khâu trong dây chuyền sản xuất kinh doanh của tập đồn. Vì vậy,
các giao dịch kinh doanh trong nội bộ tập đoàn đều tuân thủ các qui tắc thị trường trên
cơ sở tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi song cũng có những bảo hộ, ưu đãi theo
những điều kiện nhất định. Trong hầu hết các trường hợp, các doanh nghiệp trong tập

luan van, khoa luan 21 of 66.



tai lieu, document22 of 66.

14

đoàn đều ưu tiên mua bán, đặt hàng trong nội bộ hoặc mua bán hàng hóa với nhau theo
mức giá thấp hơn so với giá thị trường. Đối với trường hợp mua bán đúng giá trên thị
trường thì thường có các điều khoản bán hàng như tín dụng, phân phối và điều khoản
thanh tốn ưu đãi.
Lợi nhuận phát sinh trong tập đoàn thường được phân phối theo hướng chú ý đến
lợi ích chung của cả tập đồn và lợi ích của từng doanh nghiệp tham gia tập đoàn theo
một số nguyên tắc chủ yếu sau để điều hịa phân phối lợi nhuận trong tập đồn:
-

Ngun tắc bình đẳng cùng có lợi.

-

Xác định theo qui luật kinh tế thị trường, theo sự biến động của giá cả thị
trường.

-

Đảm bảo sự hài hòa giữa cạnh tranh và bảo hộ trong tập đồn.

1.3 Đặc điểm, vai trị của vận tải hàng không trong nền kinh tế
1.3.1 Khái niệm tập đồn kinh tế hàng khơng
Tập đồn kinh tế hàng khơng là tập đoàn kinh tế lấy HKDD làm lĩnh vực hoạt
động và ngành nghề kinh doanh chính. Tuy nhiên, ngày nay khái niệm về HKDD
khơng chỉ bó hẹp trong vận chuyển hành khách, hàng hóa và các dịch vụ phục vụ hoạt
động bay tại cảng hàng không mà đã mở rộng sang các lĩnh vực thương mại có liên

quan đến hoạt động HKDD.
1.3.2 Đặc điểm của tập đoàn kinh tế hàng không
Về qui mô: Tuy mức độ khác nhau nhưng nhìn chung các tập đồn kinh tế hàng
khơng đều có qui mô rất lớn về tài sản, đội máy bay, thị trường và mạng đường bay,
khối lượng vận chuyển, doanh thu và lao động.
Về cấu trúc và liên kết: Tập đồn kinh tế hàng khơng là tổ hợp các cơng ty, bao
gồm “công ty mẹ” và “các công ty con, cháu”. Các tập đồn hàng khơng phổ biến trên
thế giới hiện nay thường tổ chức theo mơ hình cơng ty mẹ - công ty con và lấy một
hãng hàng không lớn đóng vai trị tạo nên bộ mặt tập đồn, trong nhiều trường hợp đây
chính là “cơng ty mẹ” và là tập đoàn.

luan van, khoa luan 22 of 66.


tai lieu, document23 of 66.

15

Về lĩnh vực hoạt động: Các tập đồn hàng khơng có thể mở rộng lĩnh vực hoạt
động của mình một cách rất khác nhau ra ngồi khuôn khổ của vận tải hàng không
nhưng bao giờ cũng lấy vận tải hàng khơng làm nịng cốt.
Về ngành nghề kinh doanh: Tập đồn kinh tế hàng khơng phổ biến hiện nay là
hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực. Tuy nhiên dù lĩnh vực kinh doanh có đa dạng đến bao
nhiêu cũng khơng thể khơng có một số ngành nghề tạo nên cấu trúc cốt lõi của tập
đoàn, bao gồm vận tải hàng khơng (hành khách, hàng hóa) và các dịch vụ đồng bộ
trong dây chuyền vận tải hàng không (phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, sửa chữa
máy bay, phục vụ hàng hóa, cung ứng suất ăn trên máy bay…)Ngành nghề tạo nên cấu
trúc cốt lõi của tập đồn hàng khơng được các tập đồn tổ chức thành hai dạng là các
công ty thành viên hoặc được tổ chức thành các bộ phận của hãng hàng không lớn tạo
bộ mặt của tập đồn.

Về sở hữu: Do địi hỏi công nghệ hiện đại, quản lý tiên tiến và qui mơ vốn lớn nên
các tập đồn kinh tế hàng khơng đều là sở hữu hỗn hợp, đa sở hữu, trong đó các tập
đồn được hình thành từ hãng hàng khơng quốc gia đều có sở hữu của chính phủ nhưng
tỷ lệ có xu hướng ngày càng giảm qua q trình phát triển của tập đoàn. Sở hữu hỗn
hợp giúp cho các tập đồn kinh tế hàng khơng có điều kiện huy động nhanh nguồn vốn
chủ sở hữu và tạo môi truờng nâng cao hiệu quả quản lý để phát triển.
1.3.3 Vai trị của tập đồn kinh tế hàng khơng
Tăng cường sức mạnh kinh tế và nâng cao cạnh tranh của cả tập đồn cũng như
từng cơng ty thành viên. Tập đồn kinh tế hàng khơng cho phép huy động được các
nguồn lực trong xã hội vào quá trình SXKD, hạn chế đến mức tối đa sự cạnh tranh, tạo
liên kết chặt chẽ giữa các công ty thành viên sẽ tạo điều kiện cho chúng thống nhất
phương hướng chiến lược trong phát triển kinh doanh chống lại cạnh tranh của các tập
đoàn khác.

luan van, khoa luan 23 of 66.


tai lieu, document24 of 66.

16

Tập trung điều hòa vốn: Nhờ có việc xây dựng tập đồn kinh tế mà vốn của các
công ty thành viên luôn được sử dụng vào những nơi hiệu quả nhất, tập trung vốn đầu
tư vào những dự án tạo ra sức mạnh quyết định cho phát triển tập đoàn.
Tạo điều kiện đẩy mạnh việc nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ
mới vào SXKD và hỗ trợ thông tin của các công ty thành viên.
Có ý nghĩa và vai trị quan trọng trong thực hiện chiến lược chuyển giao cơng
nghệ nước ngồi một cách có hiệu quả.
Giữ vai trị chủ đạo trong việc đảm bảo lực lượng vận tải hàng không cho quốc
gia.

1.4 Kinh nghiệm của một số tập đoàn kinh tế hàng khơng về cơ chế tài chính
1.4.1 Tập đồn hàng khơng Singapore Airlines
Tập đồn Singapore Airlines được cấu trúc theo mơ hình cơng ty mẹ - con. Tập
đồn này bao gồm Singapore Airlines – công ty mẹ - là bộ mặt tập đồn và 15 cơng ty
con, trong đó phần vốn tham gia của Singapore Airlines đều chiếm tỷ lệ trên 50% tổng
số vốn điều lệ. Singapore Airlines cịn có 35 công ty liên kết (vốn tham gia của
Singapore Airlines chiếm tỷ lệ dưới 50% tổng số vốn điều lệ. Ngoài ra, Singapore
Airlines cịn tham gia liên doanh với nước ngồi.
Hiện nay, Singapore Airlines là công ty hàng không cổ phần, trong đó vốn nhà
nước hiện chiếm 54% tổng số vốn điều lệ, phần còn lại thuộc sở hữu của các nhân viên
Singapore Airlines, khu vực kinh tế tư nhân và các cơng ty nước ngồi.
Singapore Airlines là hãng hàng khơng quốc gia kinh doanh toàn cầu là lĩnh vực
kinh doanh cơ bản của tập đoàn Singapore Airlines. Hầu hết các công ty con của
Singapore Airlines đều là đơn vị trực thuộc trước đây được tách ra thành doanh nghiệp
độc lập.
Hình thức sở hữu chủ yếu trong các công ty con là doanh nghiệp 100% vốn của
Singapore Airlines. Bảng tổng kết tài chính hàng năm là tổng hợp kết quả tài chính của
tập đồn Singapore Airlines và các doanh nghiệp thành viên trong năm đó.

luan van, khoa luan 24 of 66.


tai lieu, document25 of 66.

17

Mối quan hệ của Singapore Airlines và các doanh nghiệp thành viên:
- Quan hệ kinh doanh giữa Singapore Airlines và doanh nghiệp thành viên là bình
đẳng, được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên. Sự chỉ đạo của Singapore
Airlines đối với các doanh nghiệp thành viên được thực hiện thông qua người của

Singapore Airlines được điều sang tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp thành
viên nhằm bảo đảm rằng lợi ích của doanh nghiệp thành viên khơng đối nghịch với lợi
ích của Singapore Airlines. Các doanh nghiệp thành viên của Singapore Airlines là các
doanh nghiệp độc lập được hoàn toàn chủ động trong sản xuất kinh doanh nhưng phải
đảm bảo có lãi. Nếu thua lỗ phải chịu trách nhiệm và giải trình trước hội đồng quản trị
Singapore Airlines. Riêng về hoạt động đầu tư, những hạn mục có giá trị từ 6,25 triệu
USD trở lên thì phải được HĐQT Singapore Airlines phê duyệt. Định kỳ hàng quý,
doanh nghiệp thành viên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mình với
HĐQT Singapore Airlines.
Singapore Airlines hưởng lợi tức từ lợi nhận của doanh nghiệp thành viên. Một
phần lợi nhuận được chuyển về Singapore Airlines, một phần để lại để đảm bảo nhu
cầu đầu tư phát triển doanh nghiệp thành viên và để cân đối kết cấu thu chi của
Singapore Airlines
- Quan hệ nhân sự: Tổng giám đốc Singapore Airlines bổ nhiệm những người
của Singapore Ailines tham gia bộ máy quản lý điều hành của doanh nghiệp thành viên
(chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc doanh nghiệp thành viên), số lượng người của
Singapore Airlines tham gia hội đồng quản trị doanh nghiệp thành viên phụ thuộc vào
tỷ lệ vốn chủ sở hữu của Singapore Airlines tại doanh nghiệp thành viên.
- Tập đoàn Singapore Airlines tập trung phát triển hãng hàng không mẹ
Singapore Airlines thơng qua các chính sách: phát triển đội bay, phát triển mạng
dđường bay và chính sách chất lượng sản phẩm dich vụ trên tất cả các hạng ghế nhằm
trở thành một hãng lớn làm bộ mặt cho tập đoàn.
1.4.2 Tập đoàn Air France

luan van, khoa luan 25 of 66.


×