Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.23 KB, 93 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng được đẩy mạnh, giao lưu
thương mại giữa các nước ngày càng được mở rộng, các sân bay trong nước
được xây dựng ngày càng nhiều, đòi hỏi phải có một tổ chức đứng ra chuyên
thực hiện nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu cho máy bay. Đảm nhận trọng trách
nặng nề đó, công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam ra đời. Là một doanh
nghiệp Nhà nước, công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam không những luôn
tuân thủ các chủ trương, chính sách và văn bản quy phạm do Bộ Tài Chính đề
ra mà còn luôn biết vận dụng sáng tạo để phù hợp với điều kiện kinh doanh
đặc thù của công ty mình. Chính vì vậy, công ty đã khẳng định được vị thế
của mình trên thị trường xăng dầu trong nước. Hiện nay, công ty đã xây dựng
được mạng lưới chi nhánh ở khắp các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước, thực
hiện cung cấp xăng dầu cho tất cả các sân bay trên toàn quốc. Lợi nhuận công
ty thu được ngày càng tăng cao, uy tín của công ty ngày càng được khẳng
định. Phạm vi hoạt động của công ty ngày càng được mở rộng, tuy nhiên, Ban
quản lý công ty luôn theo dõi và quản lý tốt các hoạt động của xí nghiệp. Sự
thành công của công ty hôm nay có sự đóng góp không nhỏ của bộ máy kế
toán nói chung và kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng.
Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh thương mại khác, hoạt động
chủ yếu của công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam là tiến hành nhập khẩu
hàng hoá và tìm kiếm lợi nhuận từ lượng hàng nhập về. Hàng hoá nhập về
gồm nhiều loại. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải lựa chọn mặt hàng kinh
doanh chính và lựa chọn phương thức bán mang lại lợi nhuận cao nhất cho
công ty. Việc này được thực hiện hàng năm bởi Ban quản trị công ty, tuy
nhiên, các thông tin cần thiết sẽ được cung cấp bởi kế toán tiêu thụ và xác
định kết quả tiêu thụ.
Trần Thị Phương Thanh Kế toán 46B
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, cộng với được sự


hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn thực tập cùng toàn thể các cô
chú, anh chị trong phòng tài chính kế toán của công ty, em đã thực hiện
chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình với đề tài:
“Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công
ty xăng dầu Hàng không Việt Nam”
Nội dung chuyên đề gồm 3 phần chính:
Phần 1: Tổng quan về công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam
Phần 2: Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
tại công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam
Phần 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác
định kết quả tiêu thụ tại công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam
Em xin chân thành bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong
khoa Kế toán, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn, cùng
toàn thể các cô, chú, anh, chị tại công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam đã
tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng bài viết của em không thể không tránh
khỏi những thiếu sót. Chính vì vậy, em kính mong các thầy cô đóng góp cho
em một số ý kiến để em có thể sữa chửa, hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp
sắp tới.

Trần Thị Phương Thanh Kế toán 46B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU
HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
1. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh và công tác quản lý tại công ty xăng
dầu Hàng không Việt nam
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty xăng dầu Hàng không Việt
Nam
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, bước vào thời kỳ hội nhập

kinh tế với thế giới, nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ. Các
doanh nghiệp Nhà Nước không còn hoạt động theo cơ chế lãi Nhà nước thu,
lỗ Nhà nước bù mà đa số hoạt động độc lập, tự tổ chức phương thức kinh
doanh nhưng vẫn tuân thủ sự giám sát của Nhà Nước. Các doanh nghiệp này
không những hoạt động hiệu quả mà còn đóng góp được rất nhiều cho Ngân
sách Nhà nước
Công ty xăng dầu Hàng không cũng là một doanh nghiệp Nhà nước
nằm trong khối đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Hàng
không Việt Nam.
Năm 1993, cùng với công cuộc đổi mới đất nước, Công ty Xăng dầu
Hàng Không (VINAPCO) được thành lập theo QĐ số 768/QĐ/TCCBLĐ
ngày 22/04/1993 của Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải và chính thức đi vào
hoạt động tháng 07/1993, sau khi được Cục Hàng Không Dân dụng giao
36.814 tỷ đồng vốn (gồm 19.010 tỷ đồng vốn cố định; 17.804 tỷ đồng vốn lưu
động).
Tên giao dịch: VIETNAM AIR PETROL COMPANY (Viết tắt:
VINAPCO).
Số TK: 001.100.0017289 Tại Ngân hàng Ngoại thương
Việt nam
Trần Thị Phương Thanh Kế toán 46B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Mã số thuế: 01001076381
Giám đốc: Trần Hữu Phúc .
Điện thoại liên hệ: 04.8272316 hoặc 04.8272318;
Trụ sở chính: 202 Đường Nguyễn Sơn, quận Long Biên, Gia Lâm, Hà nội.
Đến ngày 09/06/1994, Công ty được thành lập lại theo QĐ số 847/ QĐ/
TCCBLĐ của Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải và QĐ số 185/CAAV ngày
20/01/1996 của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam.
Lúc mới ra đời, để phục vụ nhu cầu xăng dầu cho các sân bay chính,

công ty chỉ thành lập 3 Xí nghiệp: Xí nghiệp xăng dầu Hàng không miền Bắc,
Xí nghiệp xăng dầu Hàng không miền Trung, Xí nghiệp xăng dầu Hàng
không miền Nam. Sau đó, được sự chỉ đạo giúp đỡ tận tình của Cục Hàng
không Dân dụng và Tổng công ty Hàng không Việt nam, cộng với sự nỗ lực
phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên và Ban lãnh đạo trong công ty,
công ty đã lớn mạnh rất nhiều, mở rộng địa bàn hoạt động, đáp ứng đầy đủ
nhu cầu tiêu thụ xăng dầu Hàng không trong nước.
Năm 1994, Xí nghiệp Dịch Vụ vận tải vật tư kỹ thuật Xăng dầu Hàng
không ra đời, chuyên thực hiện nhiệm vụ vận chuyển xăng dầu từ các kho
cảng đầu nguồn về các kho sân bay.
Đầu năm 1996, Chi nhánh kinh doanh bán lẻ Xăng dầu Hàng Không
miền Bắc được thành lập, chuyên thực hiện nhiệm vụ kinh doanh bán buôn,
bán lẻ Xăng dầu ở khu vực phía Bắc.
Cuối năm 1996, Chi nhánh kinh doanh bán lẻ Xăng dầu Hàng không
miền Nam được thành lập, chuyên thực hiện nhiệm vụ kinh doanh bán buôn,
bán lẻ Xăng dầu ở khu vực phía Nam.
Năm 2005, thành lập Chi nhánh công ty xăng dầu Hàng không Nghệ
An, chuyên làm nhiệm vụ cung cấp sản phẩm xăng dầu cho các Hãng bay
trong và ngoài nước hạ cánh tại sân bay Nghệ An.
Trần Thị Phương Thanh Kế toán 46B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hiện nay, công ty hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 109525 ngày
07/02/1996 do Sở Kế Hoạch Đầu tư thành phố Hà nội ban hành. Cho đến
nay, công ty có 8 đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc; 1 chi nhánh, văn
phòng đại diện và 1 đơn vị nhận góp vốn cổ phần, liên doanh với công ty.
Công ty xăng dầu Hàng không đã có sự phát triển qua những năm gần
đây. Điều này có thể được minh hoạ qua bảng số liệu sau:
Biểu số 1
QUY MÔ VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

(Qua 2 năm 2006 và 2007)
Chỉ tiêu Đvt 2006 2007
1. Tổng tài sản Đồng 998.335.509.120 1.578.018.270.781
1a. Tài sản Ngắn hạn Đồng 910.246.716.178 1.433.513.474.070
1b. Tài sản Dài hạn Đồng 88.088.792.942 144.504.796.711
2. Nộp Ngân sách Đồng 39.645.380.434 153.250.875.970
3. Sản lượng bán Tấn 620.577 1.043.645
4. Tổng doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Đồng 5.357.889.724.711 591.103.336.644
5. Lợi nhuận trước thuế Đồng 55.773.049.877 108.352.280.040
6. Lợi nhuận sau thuế TNDN Đồng 39.659.922.991 78.525.402.869
7.Vốn chủ sở hữu Đồng 198.219.042.612 260.732.809.615
8. Tổng số cán bộ công nhân viên Người 1.233 1246
9. Thu nhập bình quân đầu người (trđ/tháng) 4,213 4,854
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty xăng dầu Hàng không
Việt nam
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trong Điều lệ tổ
chức và hoạt động của công ty.
1.2.1. Chức năng
Trần Thị Phương Thanh Kế toán 46B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Công ty xăng dầu Hàng không là đơn vị hạch toán độc lập, có chức
năng chủ yếu là lưu thông các sản phẩm xăng dầu nhằm phục vụ nhu cầu của
các hãng Hàng không và Dân dụng. Các chức năng chính của công ty gồm:
* Kinh doanh, xuất nhập khẩu trực tiếp, nhận ủy thác nhập khẩu, tạm
nhập tái xuất các sản phẩm hóa dầu, bao gồm: nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn,
chất lỏng chuyên dùng cho ngành Hàng không và các ngành kinh tế, quốc
phòng khác.

* Kinh doanh, vận tải xăng dầu đường thủy và đường bộ.
* Xuất, nhập khẩu vật tư, xe máy, thiết bị xăng dầu phục vụ các nhu
cầu sản xuất, tiêu dùng, phục vụ quốc phòng.
* Cung cấp các dịch vụ tra nạp xăng dầu cho tất cả các hãng Hàng
không quốc tế và các hãng Hàng không nội địa tại tất cả các sân bay Việt
Nam.
* Cung cấp xăng dầu phục vụ bay thăm dò khai thác dầu khí, khảo sát
khí tượng thủy văn và bản đồ.
1.2.2. Nhiệm vụ
* Chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách, chế độ và các
văn bản pháp luật đồng thời thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Ngân sách Nhà
nước.
* Tuân thủ nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán đã được Nhà nước ban
hành, nhằm phản ánh đúng bản chất và hạch toán chính xác sự biến động của
tài sản, nguồn vốn từ đó nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.
* Thực hiện tốt các Hợp đồng kinh tế với khách hàng trong và ngoài
nước.
* Áp dụng kịp thời các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới,
hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho
công ty đồng thời bắt kịp xu hướng phát triển của thời đại.
Trần Thị Phương Thanh Kế toán 46B
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
* Quản lý, chỉ đạo thống nhất các đơn vị trực thuộc của công ty một
cách có hiệu quả, đảm bảo cho các đơn vị trực thuộc hoạt động theo đúng quy
định của công ty.
1.2.3. Quyền hạn
Công ty hoạt động dưới sự giám sát trực tiếp của Tổng công ty Hàng
không Việt Nam và được thực hiện một số quyền hạn nhất định:
* Kinh doanh đúng ngành nghề quy định, lập phương án mở rộng hoặc

thu hẹp phạm vi kinh doanh theo khả năng của công ty và nhu cầu thị trường.
* Đặt các chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty ở trong nước và
quốc tế theo quy định của pháp luật và của Tổng công ty.
* Quyết định giá bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo phân cấp của
Tổng công ty, đối với giá thanh toán nội bộ của Tổng công ty, giá bán các sản
phẩm dịch vụ do Nhà Nước định giá, công ty lập phương án trình tiếp cơ quan
Nhà Nước có thẩm quyền.
* Có quyền quan hệ trực tiếp với các đối tác trong và ngoài nước để ký
kết hợp đồng kinh tế, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật và quy
định của Tổng công ty; được mời và tiếp khách nước ngoài đến làm việc về
những vấn đề liên quan đến công ty trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được
giao; đề nghị Tổng giám đốc quyết định cử cán bộ, công nhân viên của công
ty đi công tác, học tập ở nước ngoài khi có nhu cầu.
* Trong đầu tư phát triển, công ty có quyền lập kế hoạch và các dự án
đầu tư theo phân cấp trình Tổng công ty phê duyệt và tổ chức thực hiện; được
tham gia thực hiện các dự án đầu tư lớn của Tổng công ty theo phân công.
* Có quyền sử dụng vốn và các quỹ của công ty để phục vụ kịp thời sản
xuất kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn, có hiệu quả. được điều động vốn,
các nguồn tín dụng khác theo quy định của pháp luật và của Tổng công ty để
thực hiện kế hoạch kinh doanh và đầu tư phát triển.
Trần Thị Phương Thanh Kế toán 46B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty xăng dầu HK Việt nam
1.3.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức rất khoa học, hợp lý theo
hình thức tổ chức quản lý trực tiếp, tham mưu:
Sơ đồ 1
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ chính của các phòng ban

Đứng đầu công ty là giám đốc phụ trách quản lý, được sự bổ nhiệm của
ban lãnh đạo của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Giám đốc công ty có
nhiệm vụ giám sát và chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu
trách nhiệm trước Tổng công ty Hàng không Việt Nam về kết quả hoạt động
Trần Thị Phương Thanh Kế toán 46B
8
Giám đốc
Phòng
kinh
doanh
XNK
Phòng
tài
chính
kế toán
Phó giám đốc
Phòng
kỹ thuật
công
nghệ
Phòng
tổ chức
cán bộ
Văn
phòng
Đảng
Đoàn
thể
Phòng
thống

kê tin
học
Văn
phòng
đối
ngoại
Phòng
kế
hoạch
đầu tư

nghiệp
xăng
dầu
hàng
không
miền
Bắc
Phòng
tổ chức
cán bộ
Phòng
tổ chức
cán bộ
Chi
nhánh
công ty
xăng
dầu HK
tại

Nghệ
An

nghiệp
thương
mại dầu
khí HK
miền
Nam
Các văn
phòng
đại diện
của các
công ty

nghiệp
thương
mại dầu
khí HK
miền
Bắc

nghiệp
dịch vụ
vận tải
VTKT
xăng
dầu
HK


nghiệp
xăng
dầu
hàng
không
miền
Nam

nghiệp
xăng
dầu
hàng
không
miền
Trung
Phó giám đốc
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
kinh doanh và chịu trách nhiệm trước các cơ quan chức trách về việc chấp
hành pháp luật hiện hành.
Giúp việc cho giám đốc là 2 phó giám đốc, trong đó 1 phó giám đốc
phụ trách nhiệm vụ kinh doanh, 1 phó giám đốc phụ trách nhiệm vụ kỹ thuật.
Phó giám đốc công ty có thể thay mặt giám đốc điều hành công ty khi giám
đốc vắng mặt.
Các phòng ban có chức năng, nhiệm vụ chính như sau:
* Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: tìm hiểu, phân tích và cung cấp
những thông tin về thị trường tiêu thụ và về các nhà cung cấp hàng hóa để từ
đó tiến hành ký kết các hợp đồng kinh tế và tiến hành điều động hàng hoá cho
các xí nghiệp để xuất bán. Trên cơ sở tổng hợp báo cáo kết quả sản xuất kinh
doanh hàng quý, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tiến hành tham mưu cho
Ban giám đốc công ty trong việc đưa ra các phương án kinh doanh mang lại

hiệu quả cao.
* Phòng tài chính - kế toán: hạch toán và giám sát đầy đủ, chính xác,
kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty nhằm góp phần theo dõi,
bảo toàn và phát triển vốn cũng như theo dõi kết quả sản xuất kinh doanh toàn
công ty. Chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước,
tuân thủ chế độ kế toán hiện hành. Thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ đối với
Ngân sách Nhà nước về các loại thuế và nghĩa vụ đối với cấp trên về các
khoản trích nộp hàng năm. Trên cơ sở kết quả kinh doanh hàng quý, tham
mưu cho phòng kinh doanh xuất nhập khẩu về các mặt hàng kinh doanh có
hiệu quả, từ đó, cùng với ban quản trị công ty điều chỉnh, lựa chọn mặt hàng
kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhất.
* Phòng kỹ thuật công nghệ: kiểm tra chất lượng nguồn nhiên liệu nhập
về và tra nạp cho máy bay; Tìm hiểu và ứng dụng các thành tựu khoa học
công nghệ mới và tiến hành sữa chữa máy móc thiết bị phục vụ công tác kinh
Trần Thị Phương Thanh Kế toán 46B
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
doanh, tổ chức hướng dẫn cho cán bộ công ty điều hành máy móc thiết bị
mới.
* Phòng tổ chức cán bộ: phụ trách việc tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp và
điều chuyển cán bộ, công nhân viên.
* Phòng kế hoạch đầu tư: Tiến hành tìm hiểu thị trường kinh doanh
trong và ngoài ngành, hoặc trong nước và quốc tế, từ đó, tham mưu cho Ban
giám đốc công ty về thị trường tiềm năng nhất. Lập và giao kế hoạch kinh
doanh hàng năm cho các XN thành viên. Thực thi các kế hoạch đầu tư thiết bị
nhằm nâng cao năng lực kinh doanh; lập các kế hoạch xây dựng cơ bản trình
Ban giám đốc để có cơ sở định hướng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất của xí
nghiệp thành viên cũng như văn phòng công ty.
* Phòng thống kê tin học:
Xây dựng kênh truyền dẫn thông tin giữa công ty và các đơn vị trực

thuộc, từ đó giúp cho Ban giám đốc công ty nắm bắt được kịp thời tình hình
hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc công ty. Nghiên cứu và hoàn
thiện hơn nữa phần mềm kế toán đang áp dụng tại phòng tài chính – kế toán
của công ty. Đảm bảo và quản lý mạng lưới thông tin giữa công ty và xí
nghiệp; tiếp thu và áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới về công
nghệ thông tin từ đó phổ biến, hướng dẫn các nhân viên trong công ty sử dụng
thành thạo máy vi tính để thực hiện công việc có hiệu quả.
* Phòng công tác đối ngoại: tổ chức công tác đối nội, đối ngoại cũng
như nghiệp vụ pháp chế trong công ty.
Ngoài các phòng trên, công ty còn có một số phòng khác như văn
phòng, phòng Đảng đoàn, an ninh. Nhìn chung, các phòng đều có những chức
năng, nhiệm vụ riêng, nhưng đều có quan hệ với nhau, hỗ trợ giúp đỡ lẫn
nhau cùng hoàn thành mục tiêu chung của toàn công ty.
Trần Thị Phương Thanh Kế toán 46B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Các đơn vị trực thuộc và văn phòng đại diện đều có tên gọi, con dấu
riêng, hoạt động tuân theo các quy định của Nhà nước và của công ty. Việc
thành lập, tách nhập, giải thể các văn phòng đại diện và các đơn vị trực thuộc
đều do Ban lãnh đạo công ty Hàng không Việt nam quyết định trên cơ sở đề
nghị của Ban giám đốc công ty.
Ngoài ra, công ty còn có nhiều cửa hàng bán lẻ trực thuộc các chi
nhánh, xí nghiệp ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
2. Đặc điểm về tổ chức hạch toán kế toán tại công ty xăng dầu Hàng
không Việt nam
2.1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty xăng dầu Hàng
không Việt Nam
2.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung nửa phân tán
để phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty có mạng lưới chi

nhánh trên khắp đất nước. Phòng tài chính - kế toán (TC-KT) của công ty và
phòng TC-KT của các XN có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện
cho việc tập trung thống nhất thông tin trong toàn công ty.
Phòng TC-KT của công ty gồm hơn 20 thành viên với các bộ phận kế
toán: kế toán trưởng; phó kế toán trưởng; kế toán bán hàng, kế toán chi phí,
kế toán vốn kinh doanh, kế toán văn phòng, kế toán ngân hàng, kế toán lương
và các khoản khác, kế toán đầu tư xây dựng cơ bản, kế toán đơn vị và kế toán
kho hàng.
Trần Thị Phương Thanh Kế toán 46B
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 2
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Các bộ phận kế toán được tổ chức chặt chẽ và khoa học, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc cung cấp thông tin kịp thời cho Ban giám đốc công ty:
+Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về công tác
tài chính kế toán toàn công ty; trực tiếp phụ trách công tác chỉ đạo điều hành
về tài chính; tổ chức và hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách của Nhà
Nước, của ngành về công tác kế toán; báo cáo kế hoạch tài chính với Tổng
công ty; giao kế hoạch tài chính cho các đơn vị trực thuộc; tổ chức phân tích
hoạt động kinh tế toàn công ty. Kế toán trưởng cũng có quyền yêu cầu các bộ
phận chức năng khác trong bộ máy quản lý cùng phối hợp thực hiện những
công việc chuyên môn có liên quan đến các bộ phận chức năng đó, có quyền
Trần Thị Phương Thanh Kế toán 46B
12
Ban kế toán
Ban đầu tư phát
triển vốn
Ban TC-KT cơ

quan văn phòng
Ban Tài chính
Phó kế toán trưởng Phó kế toán trưởng
Kế toán trưởng
Kế
toán
bán
hàng
Kế
toán
chi
phí
Kế
toán
vốn
kinh
doanh
Kế
toán
văn
fòng
Kế
toán
Ngân
Hàng
Kế
toán
lương
và các
khoản

khác
Kế
toán
xây
dựng

bản
Kế
toán
đơn
vị
Kế
toán
kho
hàng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
ký duyệt tất cả các tài liệu kế toán và có quyền từ chối đối với tất cả những
vấn đề tài chính không phù hợp với chế độ quy định của Nhà Nước.
+ Phó kế toán trưởng: là người hỗ trợ cho kế toán trưởng, thực hiện
nhiệm vụ theo sự phân công của kế toán trưởng trên cơ sở sự phân công của
Giám đốc. Thay mặt cho kế toán trưởng điều hành công tác kế toán khi kế
toán trưởng đi vắng, chịu trách nhiệm về các khoản thanh toán với Ngân sách
Nhà Nước. Thực hiện lập sổ cái và lập báo cáo kế toán theo định kỳ hoặc theo
yêu cầu đột xuất của lãnh đạo công ty. Tổng hợp số liệu theo yêu cầu quản lý
chung và định kỳ hằng quý tiến hành xác định kết quả kinh doanh của toàn
công ty. Hiện tại, công ty có 2 phó kế toán trưởng,1 phó kế toán trưởng phụ
trách đầu tư và 1 phó kế toán trưởng phụ trách TC-KT.
Phòng TC-KT được phân làm 4 ban: ban Tài chính, ban kế toán, ban
đầu tư phát triển vốn, ban tài chính kế toán cơ quan văn phòng. Trong đó:
* Ban Tài chính gồm 6 thành viên thực hiện các nhiệm vụ về mặt tài

chính như: theo dõi công tác huy động vốn, chuẩn bị vốn, thực hiện cấp kinh
phí cho các đơn vị, theo dõi công nợ, thuế, theo dõi nhập hàng, bán hàng…
* Ban kế toán: gồm 9 thành viên thực hiện các nhiệm vụ như kế toán
TSCĐ, kế toán ngân hàng, bán hàng, chi phí, kế toán tổng hợp, phụ trách kế
toán đơn vị, tính giá vốn…
* Ban đầu tư phát triển vốn có 3 thành viên theo dõi toàn bộ công việc
đầu tư mua sắm thiết bị máy móc, thiết bị công nghệ, đầu tư XDCB, lập kế
hoạch sửa chữa lớn TSCĐ hàng năm…
* Ban TC-KT văn phòng gồm 4 thành viên có nhiệm vụ hạch toán kế
toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của khối cơ quan công ty và phụ trách,
quản lý tài chính của khối cơ quan văn phòng công ty.
Kế toán các phần hành chịu trách nhiệm về phần hành kế toán của mình
và chịu sự giám sát, phân công của kế toán trưởng. Mỗi kế toán có thể kiêm
nhiệm nhiều phần hành khác nhau:
Trần Thị Phương Thanh Kế toán 46B
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
* Kế toán bán hàng phụ trách công tác bán hàng của toàn công ty đồng
thời phụ trách xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
* Kế toán chi phí phụ trách hạch toán các khoản chi phí phát sinh trong
công ty và cùng với kế toán thuế làm việc với cơ quan thuế khi cơ quan thuế
đến kiểm tra.
* Kế toán văn phòng phụ trách các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại khối
cơ quan công ty.
* Kế toán ngân hàng có nhiệm vụ theo dõi các nghiệp vụ phát sinh liên
quan đến tiền gửi ngân hàng, theo dõi tỷ giá thực tế tại ngân hàng để hạch
toán; ngoài ra, kế toán ngân hàng còn đảm nhận việc hạch toán các khoản vay
và định kỳ xác định số lãi, đối chiếu với ngân hàng để hạch toán chính xác.
* Kế toán lương và các khoản phải trả khác có nhiệm vụ hạch toán các
khoản lương, lập các bảng thanh toán lương theo doanh thu để hàng tháng

thanh toán lương cho công nhân viên. Đồng thời trích các khoản phải trả theo
lương theo tỷ lệ Nhà nước quy định.
* Kế toán xây dựng cơ bản phụ trách hạch toán các khoản đầu tư, xây
dựng mới của công ty, theo dõi sự biến động tăng, giảm TSCĐ đồng thời trích
khấu hao TSCĐ theo tỷ lệ hợp lý.
* Kế toán đơn vị có nhiệm vụ xử lý những số liệu cho đơn vị chuyển
lên. Đối chiếu, phân loại và chuyển dữ liệu cho kế toán phần hành để kế toán
các phần hành hạch toán.
* Kế toán kho hàng theo dõi tình hình nhập, xuất của các loại hàng hoá.
Tính ra giá vốn hàng xuất kho để cung cấp số liệu chính xác xác định kết quả
kinh doanh trong kỳ.
2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ, chính sách kế toán tại công ty xăng dầu
Hàng không Việt nam
2.2.1. Chính sách kế toán áp dụng
Trần Thị Phương Thanh Kế toán 46B
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Công ty xăng dầu Hàng không là một doanh nghiệp Nhà Nước, trực
thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Là doanh nghiệp hạch toán độc
lập, công ty luôn áp dụng và tuân thủ đúng các chuẩn mực và quyết định của
Bộ Tài Chính.
* Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 dương
lịch hằng năm.
* Đơn vị tiền tệ sử dụng thống nhất: Việt Nam đồng (VNĐ)
* Theo QĐ15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính về
việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành:
+ Giá xuất kho của hàng hóa được xác định theo phương pháp bình
quân gia quyền.
+ Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
+ Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

+ Nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá thực tế
tại ngày phát sinh nghiệp vụ.
+ Số dư tiền và công nợ phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ tại ngày kết
thúc niên độ kế toán được chuyển đổi theo tỷ giá thực tế bình quân trên thị
trường liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại ngày
kết thúc niên độ kế toán.
+ Lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi cho những khoản phải thu
đã quá hạn thanh toán theo cam kết, hoặc các khoản thu mà người nợ khó có
khả năng thanh toán hay có các khó khăn tương tự.
* Theo QĐ số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính
về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định:
+ Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp đường thẳng.
2.2.2. Hình thức ghi sổ
Công ty sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính theo nguyên tắc của
hình thức ghi sổ nhật ký chung. Hằng ngày, khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh,
kế toán công ty cập nhật dữ liệu vào máy tính qua cửa sổ nhập liệu. Số liệu xí
Trần Thị Phương Thanh Kế toán 46B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nghiệp chuyển về được cập nhật vào cuối tháng. Nhờ có phần mềm kế toán
máy, số liệu được phân loại và kết chuyển từ cửa sổ nhập liệu vào các sổ tổng
hợp và các sổ chi tiết liên quan. Định kỳ, hàng quý, kế toán tổng hợp số liệu ở
các sổ cái và các bảng tổng hợp chi tiết để đối chiếu với nhau. Khi đảm bảo
sự khớp đúng, kế toán kết xuất và in ra các bảng biểu và báo cáo tài chính của
quý trình kế toán trưởng và ban giám đốc công ty xem xét. Công ty sử dụng
phần mềm kế toán do phòng thống kê tin học kết hợp với phòng TC - KT thiết
lập. Chính vì vậy, việc phân chia ra làm các phần hành cụ thể phù hợp với đặc
điểm kinh doanh của công ty. Hình thức ghi sổ nhật ký chung được thực hiện
theo quy trình như sau:
Sơ đồ 3

NHẬT KÝ CHUNG

Trần Thị Phương Thanh Kế toán 46B
16
Chứng từ kế toán
Sổ, thẻ kế toán chi
tiếtSổ Nhật ký chungSổ Nhật ký đặc biệt
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối số
phát sinh
Bảng tổng hợp chi
tiếtSổ cái
Ghi hằng ngày
Quan hệ đối chiếu
Ghi cuối tháng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.2.3. Chế độ chứng từ
Các chứng từ được lập tại công ty theo đúng quy định trong chế độ và
được cập nhật kịp thời, chính xác nhằm phản ánh trung thực nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh. Các chứng từ được đánh thứ tự liên tục đảm bảo tính
hợp lý, hợp lệ của chứng từ làm căn cứ ghi sổ kế toán. Hiện nay công ty đang
áp dụng hệ thống chứng từ kế toán được ban hành theo QĐ15 ngày
30/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Công ty sử dụng các chứng từ bắt
buộc và lựa chọn một số chứng từ mang tính hướng dẫn để phục vụ cho việc
hạch toán ban đầu. Chứng từ sau khi cập nhật vào máy được luân chuyển theo
quy định hiện hành. Quy trình luân chuyển được thực hiện chặt chẽ và đầy đủ.
Các chứng từ chủ yếu công ty đang sử dụng gồm:
* Lao động và tiền lương gồm: Bảng chấm công; Bảng thanh toán tiền
lương; Bảng thanh toán tiền thưởng; Bảng thanh toán tiền thuê ngoài; Bảng
kê trích nộp các khoản theo lương; Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã

hội…
* Hàng tồn kho gồm: Phiếu nhập kho; Phiếu xuất kho; Biên bản kiểm
kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá; Bảng kê mua hàng…
* Bán hàng gồm: Hoá đơn bán hàng; hoá đơn bán hàng kiêm vận
chuyển nội bộ; bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi…
* Tiền tệ gồm: Phiếu thu; phiếu chi; giấy đề nghị tạm ứng; giấy thanh
toán tạm ứng; giấy đề nghị thanh toán; biên lai thu tiền; bảng kiểm kê quỹ…
* Tài sản cố định gồm: Biên bản ghi nhận TSCĐ; Biên bản thanh lý
TSCĐ; Biên bản bàn giao TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành; Biên bản đánh giá
lại TSCĐ; Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ…
Ngoài ra, công ty còn sử dụng các chứng từ ban hành theo các văn bản
pháp luật khác, như: hoá đơn GTGT; phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,
phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý…
Trần Thị Phương Thanh Kế toán 46B
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.2.4. Hệ thống tài khoản áp dụng
Hệ thống tài khoản là các tài khoản kế toán được dùng để theo dõi,
phản ánh sự biến động đến từng loại tài sản, nguồn vốn, nợ phải thu, phải trả.
Để cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý, công ty dùng nhiều tài khoản
khác nhau để phản ánh các chỉ tiêu cần thiết. Hệ thống tài khoản cũng được
ban hành theo QĐ15 ngày 30/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Ngoài ra,
công ty còn mở thêm các tài khoản chi tiết để hạch toán chi tiết đến từng đối
tượng và phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty. Hệ thống tài khoản được
lựa chọn tạo thành hệ thống tài khoản thống nhất phục vụ cho việc lập BCKT
của công ty. Mỗi tài khoản được sử dụng đều có mã quản lý riêng, tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác quản lý. Việc thiết lập tài khoản chi tiết theo
nguyên tắc thống nhất như sau:
* Đối với các tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng được chi tiết theo
loại tiền tệ đó là USD và VNĐ.

* Đối với các tài khoản phản ánh công nợ phải thu, phải trả, khoản dự
phòng phải thu khó đòi được chi tiết đến từng đối tượng công nợ.
* Đối với các tài khoản hàng tồn kho, hàng tại kho cảng đầu nguồn, giá
vốn hàng bán, doanh thu bán ra ngoài, doanh thu nội bộ được chi tiết theo
từng mặt hàng.
* Đối với các tài khoản thanh toán nội bộ được chi tiết theo từng xí
nghiệp thành viên.
* Đối với tài khoản tài sản cố định, tài khoản chi tiết gồm tài sản cố
định hữu hình, tài sản cố định vô hình và tài sản cố định thuê tài chính.
2.2.5. Hệ thống sổ kế toán
Sổ kế toán là phương tiện để ghi chép có hệ thống tài khoản trên cơ sở
các chứng từ gốc và các chứng từ kế toán khác sau khi đã được kiểm tra đầy
đủ các thông tin được kế toán nhập dữ liệu vào máy tính và máy tính sẽ
Trần Thị Phương Thanh Kế toán 46B
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chuyển tự động vào các sổ có liên quan. Công ty có hai hệ thống sổ kế toán:
sổ tổng hợp và sổ chi tiết. Trong đó, sổ tổng hợp để tổng hợp những thông tin
chung nhất về số dư đầu kỳ, số phát sinh, số dư cuối kỳ của từng tài khoản.
Còn sổ chi tiết phản ánh những thông tin riêng biệt đến từng đối tượng,
thường được lập theo từng tài khoản chi tiết. Trong mỗi phần hành kế toán
của công ty mở các sổ, thẻ kế toán phù hợp với yêu cầu. Số lượng sổ và loại
sổ kế toán được liên hệ với nhau một cách chặt chẽ theo một trình tự hạch
toán, tạo thành một hệ thống sổ kế toán thống nhất.
2.2.6. Hệ thống báo cáo tài chính
Các báo cáo tài chính của công ty được lập định kỳ vào cuối mỗi năm,
theo Quyết định 15/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính
bao gồm các loại báo cáo sau: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN),
Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu số B02-DN), Thuyết minh báo cáo tài
chính (Mẫu số B09-DN) và Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN). Số liệu

trên các báo cáo kế toán hoàn toàn được nhập tự động bằng phần mềm sau khi
đã hoàn tất số liệu ở các sổ cái của các tài khoản. Các báo cáo tài chính này
được gửi lên Kế toán trưởng và Ban Giám Đốc trước khi chuyển lên cho
Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Việc lập Báo cáo tài chính không chỉ
nhằm mục đích phục vụ quản lý vi mô của công ty, vĩ mô của Nhà Nước mà
còn cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng khác như các nhà cung cấp,
khách hàng có nhu cầu, ngân hàng, cơ quan thuế, cục Hải Quan...
* Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán được lập trên cơ sở số dư của các tài khoản từ loại
1 đến loại 4. Sau khi thực hiện các bút toán phân bổ và kết chuyển cuối kỳ, kế
toán cộng sổ, tính số dư trên các tài khoản này (công việc này được thực hiện
bởi phần mềm) rồi so sánh với các bảng tổng hợp chi tiết. Nếu khớp số, các số
dư này sẽ được lấy làm căn cứ lập Bảng cân đối kế toán.
Trần Thị Phương Thanh Kế toán 46B
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sau đây là trích yếu Bảng cân đối kế toán năm 2007 của công ty:
Biểu số 2
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Lập 31/12/2007
ĐVT: Đồng
TÀI SẢN Cuối năm Đầu năm
A. Tài sản ngắn hạn 1.433.513.474.070 910.246.716.178
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 603.832.498.144 407.632.575.007
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 300.000.000 300.000.000
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 460.826.131.190 277.761.729.635
IV. Hàng tồn kho 324.112.791.978 197.023.501.944
V. Tài sản ngắn hạn khác 44.442.052.758 27.528.909.592
B. Tài sản dài hạn 144.504.796.711 88.088.792.942
I. Các khoản phải thu dài hạn - -

II. Tài sản cố định 119.088.220.491 81.608.561.538
III. Bất động sản đầu tư - -
IV. C ác khoản đầu tư tài chính dài hạn 5.496.666.667 5.176.666.667
V. Tài sản dài hạn khác 19.919.909.553 1.303.564.737
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1.578.018.270.781 998.335.509.120
NGUỒN VỐN Cuối năm Cuối năm
A. Nợ phải trả 1.317.285.461.166 800.116.466.508
I. Nợ ngắn hạn 1.265.205.462.684 789.196.674.678
II. Nợ dài hạn 52.079.998.482 10.919.791.822
B. Vốn chủ sở hữu 260.732.809.615 198.219.042.612
I Vốn chủ sở hữu 240.518.905.939 183.758.997.642
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 20.213.903.676 14.460.044.970
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 1.778.018.270.781 998.335.509.120
* Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty được lập trên cơ sở
tổng số phát sinh các tài khoản từ loại 5 đến loại 9, theo QĐ15 của Bộ Tài
Chính. Báo cáo này được sử dụng để phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động
kinh doanh của công ty thông qua việc tính và phân tích các tỷ suất về khả
năng sinh lời.
Sau đây là báo cáo KQKD của công ty trong năm 2007:
Biểu số 3
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Trần Thị Phương Thanh Kế toán 46B
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2007
Đvt: đồng
Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2.Các khoản giảm trừ doanh thu

3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
4.Giá vốn hàng bán
5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
6.Doanh thu hoạt động tài chính
7.Chi phí tài chính
Trong đó: chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
15. Chi phí thuế thu nhập hiện hành
16. Chi phí thuế thu nhập hoãn lại
17.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
6.309.952.870.816
5.795.470.309
6.304.157.400.507
6.157.073.242.589
147.084.157.918
64.076.639.839
20.675.643.964
6.943.346.155
35.782.964.517
40.856.912.151
106.901.930.967
3.723.910.975
2.273.561.902
1.450.349.073

108.352.280.040
48.294.078.972
(18.467.201.801)
78.525.402.869
5.357.889.724.711
5.013.338.649
5.352.876.386.062
5.237.738.287.550
115.138.098.512
14.585.905.230
26.887.282.643
11.307.894.025
22.866.386.613
24.076.924.214
55.893.410.272
15.071.988.426
15.192.348.821
(120.360.395)
55.773.049.877
16.500.808.376
(387.681.490)
39.659.933.991
PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU
HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
1. Những đặc thù riêng có của công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam
chi phối đến công tác tiêu thụ hàng hoá
Trần Thị Phương Thanh Kế toán 46B
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1.1. Đặc điểm hàng hoá kinh doanh tại công ty
Hàng hóa được công ty nhập khẩu từ các thị trường quốc tế lớn như
Singapore, Trung Quốc, Trung Đông…Hàng hóa được phân làm hai loại:
hàng hóa trong ngành và hàng hóa ngoài ngành. Trong đó, các loại hàng hóa
trong ngành chủ yếu là dầu Jet và Do và các mặt hàng xăng nhớt dùng để tra
nạp cho các máy bay. Các hàng hóa ngoài ngành chủ yếu là các loại xăng, dầu
dân dụng. Các mặt hàng kinh doanh chính của công ty gồm:
* Nhiên liệu phản lực hàng không
Nhiên liệu phản lực hàng không (Jet A1) là loại nhiên liệu cần thiết
chủ yếu cho sự hoạt động của máy bay. Jet A1 đáp ứng đầy đủ yêu cầu quy
định trong “Yêu cầu chất lượng nhiên liệu Hàng không dùng cho hệ thống
hoạt động chung AFQRZOS”.
Loại nhiên liệu phản lực Hàng không này là nhiên liệu trên cơ sở dầu
hoả với một số chất phụ gia bổ sung sau: tetraetyl chì (có tác dụng để tăng
điểm bắt lửa của nhiên liệu; các chất oxi hoá để ngăn ngừa quá trình gum hoá;
các chất chống tĩnh điện; các chất ức chế ăn mòn; các chất chống đóng băng
và các chất phụ gia sinh học (hay còn gọi là biôxit). Loại nhiên liệu phản lực
Hàng không này được bơm liên tục vào buồng đốt sau khi đi qua 1 hệ thống
lọc, tại đó nó được trộn lẫn, hóa hơi trong không khí nóng, bị nén và cháy liên
tục để tạo ra một hỗn hợp khí xả để chuyển động định hướng về phía sau
động cơ làm quay tuốc bin và thoát ra thành dòng khí tốc độ cao, đẩy máy bay
về phía trước
* Xăng các loại
Xăng máy bay chỉ được sử dụng trong các máy bay có sử dụng động cơ
đốt trong, các máy bay phản lực và các động cơ tuôcbin sử dụng kêrôsin làm
nhiên liệu. Xăng máy bay là nhiên liệu có chỉ số ôctan cao, có tính bay hơi
thấp, đây là thuộc tính quan trọng để sử dụng trong các độ cao lớn. Thành
Trần Thị Phương Thanh Kế toán 46B
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

phần chính trong xăng máy bay là alkylat, nó là hỗn hợp của các loại izôôctan
khác nhau và đôi khi gồm cả reformat. Xăng máy bay cũng có 1 đặc tính nổi
bật là có nồng độ chì cực đại trong xăng.
Vinapco cũng cung cấp các loại xăng không chì RON 90, RON 92,
RON 95 theo tiêu chuẩn TCVN 6776:2000 và xăng không chì RON 83 theo
QĐ số 12/2001/QĐ-BKHCNMT (Quy định tạm thời về yêu cầu kỹ thuật đối
với xăng không chì RON83).
* Nhiên liệu đốt Fo và Do
Nhiên liệu đốt lò Fo và Do theo tiêu chuẩn TCVN 6239:1997. Đây là
loại nhiên liệu cần thiết cho việc đốt cháy nhiên liệu trong động cơ máy bay.
Ngoài ra, công ty còn kinh doanh các sản phẩm dầu hoả; dầu mỡ nhờn,
dầu thô và các sản phẩm hoá dầu khác.
Tóm lại, hàng hoá của công ty khá đa dạng. Hầu hết đều là chất lỏng,
dễ bay hơi. Do vậy, việc bảo quản, cất trữ nhiên liệu luôn được công ty xem
trọng. Công ty tập trung kinh doanh chính trên hai mặt hàng là Jet A1 và Do –
là nhiên liệu cung cấp thường xuyên cho các loại máy bay. Đây là hai mặt
hàng mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty (chiếm khoảng 90% lợi nhuận
hàng năm). Các mặt hàng ngoài Hàng không chủ yếu cung cấp cho các doanh
nghiệp công nghiệp và các khách hàng dân dụng.
1.2. Đặc điểm khách hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm
Khách hàng của công ty khá đa dạng, bao gồm tất cả hãng Hàng không
trong nước và quốc tế bay đến Việt nam, các doanh nghiệp công nghiệp trong
nước, và người tiêu dùng ở các tỉnh, thành phố lớn. Trong đó, công ty xác
định khách hàng tiềm năng là các hãng Hàng không trong nước và các hãng
Hàng không quốc tế. Các khách hàng lớn thường do công ty trực tiếp ký hợp
đồng. Khách hàng có thể thanh toán trực tiếp cho công ty hoặc thanh toán cho
Trần Thị Phương Thanh Kế toán 46B
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
công ty qua các xí nghiệp. Vietnamairlines là cơ quan chủ quản đồng thời là

khách hàng lớn nhất của công ty. Doanh thu bán cho hãng này chiếm khoảng
67% doanh thu bán hàng hằng năm.
Công ty xăng dầu Hàng không ra đời chuyên đảm nhận nhiệm vụ cung
cấp nhiên liệu một cách thường xuyên, liên tục cho các sân bay, đảm bảo cho
việc giao lưu thương mại với các quốc gia trên thế giới. Từ khi thành lập đến
nay, công ty đã thiết lập được 1 văn phòng đại diện và xây dựng được hệ
thống chi nhánh, xí nghiệp trên khắp 3 miền của đất nước: Miền Bắc (tại Hà
nội); miền Trung (tại Đà nẵng, Nghệ an); miền Nam (tại TP Hồ Chí Minh).
Thị trường của doanh nghiệp được ngày càng mở rộng, các hợp đồng kinh tế
được ký kết ngày càng nhiều, đem lại một nguồn thu không nhỏ cho Ngân
sách Nhà nước. Hiện nay, công ty đang độc quyền cung cấp nhiên liệu cho tất
cả các sân bay trong cả nước. Các sản phẩm của công ty không chỉ cung cấp
cho các hãng Hàng không mà còn phục vụ cho nhu cầu nhiên liệu chạy máy
của các xí nghiệp công nghiệp. Điều này cho thấy thị trường tiêu thụ của
doanh nghiệp ngày càng trở nên phong phú, đa dạng. Vài năm tới, công ty
đang có kế hoạch xin Tổng công ty Hàng không cho phép mở thêm chi nhánh
ở nước ngoài, nhằm tăng cường quan hệ hợp tác và mở rộng thị trường tiêu
thụ.
1.3. Đặc điểm các phương thức bán hàng
Hàng hóa mua về nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ. Quá
trình bán hàng là để tìm kiếm lợi nhuận từ lượng hàng nhập về. Chính vì vậy,
việc xây dựng các phương thức bán cũng như các kênh phân phối là điều kiện
tiên quyết đem lại thành công cho công ty. Công ty thực hiện bán hàng theo
hai phương thức chủ yếu sau:
Trần Thị Phương Thanh Kế toán 46B
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
* Phương thức bán buôn trực tiếp cho khách hàng: theo phương pháp
này, hàng hoá có thể xuất cho khách hàng tại kho công ty hoặc xuất cho
khách hàng tại các kho cảng đầu nguồn. Hàng hoá công ty bán buôn trực tiếp

cho khách thường chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu bán hàng.
+ Bán buôn qua kho: công ty có thể bán buôn giao hàng trực tiếp cho
khách hàng hoặc bán buôn theo phương thức vận chuyển hàng. Trường hợp
bán buôn giao hàng trực tiếp cho khách, thủ kho sau khi nhận được lệnh xuất
kho của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu chuyển đến, tiến hành xuất hàng
cho khách hàng. Hàng hoá sẽ được khách hàng nhận tại kho, mọi chi phí vận
chuyển bên mua chịu. Trường hợp bán buôn theo phương thức vận chuyển
hàng, căn cứ vào yêu cầu hàng hoá của khách, công ty vận chuyển hàng tới
kho của khách hàng qua đội xe chuyên dụng của công ty. Chi phí vận chuyển
trong trường hợp này công ty chịu và tính vào chi phí nghiệp vụ kinh doanh
trong kỳ.
+ Bán buôn tại kho cảng đầu nguồn:
Theo phương thức này, hàng hoá sau khi nhập khẩu tại kho cảng đầu
nguồn không được chuyển về kho công ty mà được giao trực tiếp cho khách
hàng căn cứ vào các hợp đồng kinh tế đã ký kết. Hình thức vận chuyển và bên
chịu chi phí vận chuyển được quy định rõ trong các hợp đồng kinh tế. Phương
thức này giúp công ty giảm bớt chi phí lưu kho, lưu bãi, và lượng nhiên liệu
hao hụt trong quá trình bảo quản.
* Phương thức bán hàng thông qua các chi nhánh của công ty: hàng
tháng, xí nghiệp căn cứ vào nhu cầu của khách hàng để báo cáo với công ty
lượng hàng cần thiết. Công ty vận chuyển hàng về các kho xí nghiệp qua đội
xe chuyên dụng. Sau khi nhận được hàng, xí nghiệp tiến hành làm thủ tục
nhập hàng và thông báo cho công ty số lượng hàng đã nhận được để công ty
đối chiếu với lượng hàng đã xuất. Cuối tháng, xí nghiệp báo cáo về công ty
Trần Thị Phương Thanh Kế toán 46B
25

×