Các nguyên nhân khác gây đau thắt lưng
Các nguyên nhân khác gây đau thắt lưng là các bệnh thận, thai kỳ, các bệnh
buồng trứng, và khối u.
1. Các bệnh thận
Viêm thận, sỏi thận, chảy máu thận do chấn thương (tụ máu) thường kết
hợp với đau thắt lưng. Chẩn đoán bằng phân tích nước tiểu, siêu âm, hay chụp x-
quang vùng bụng.
2. Thai kỳ
Thai kỳ thường gây đau thắt lưng do những tác động cơ học lên cột sống
thắt lưng (thay đổi độ cong bình thường của cột sống thắt lưng) và vị trí của thai
nhi trong bụng. Thêm nữa, các tác động của hormon estrogen nữ, góp phần làm
giãn các dây chằng và các cấu trúc vùng lưng. Người ta khuyên tập các động tác
nghiêng vùng chậu để giảm đau. Phụ nữ cũng được khuyên duy trì các trạng thái
sinh lý trong suốt thai kỳ theo lời khuyên của bác sĩ.
3. Các bệnh của tử cung &buồng trứng.
Nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung là các nguyên nhân
gây đau vùng thắt lưng ít gặp. Để biết thêm, xin đọc bài bệnh lạc nội mạc tử cung.
4. Khối u.
Các khối u cả lành tính lẫn ác tính có nguồn gốc từ cột sống, khung chậu,
tủy sống (u nguyên phát) hay từ nơi khác lan đến vùng này (di căn) đều có thể gây
ra đau thắt lưng. Các triệu chứng thay đổi từ đau khu trú đến lan toả nặng và mất
chức năng cơ, thần kinh (ngay cả mất tự chủ bàng quang và ruột) tuỳ thuộc khối u
có ảnh hưởng đến mô thần kinh hay không. Các khối u trong vùng này có thể phát
hiện bằng các xét nghiệm như chụp X quang, CT Scan và MRI.
Các nguyên nhân gây đau thắt lưng ít gặp.
Các nguyên nhân gây đau thắt lưng ít gặp là bệnh Paget xương, chảy máu
hay nhiễm khuẩn vùng chậu, nhiễm khuẩn sụn hay xương cột sống, phình động
mạch chỉ bụng, và zona.
1. Bệnh Paget xương:
Bệnh Paget xương là tình trạng không rõ nguyên nhân, trong đó có sự tạo
xương đồng thời với tái cấu trúc xương. Tình trạng này làm xương yếu bất thường
và biến dạng gây đau xương khu trú. Bệnh Paget phổ biến ở người trên 50 tuổi.
Các nguyên nhân được nghi ngờ là di truyền (bối cảnh gia đình) và nhiễm virus.
Vùng xương cột sống dày lên gây đau thần kinh toạ lan xuống chân.
Chẩn đoán bệnh Paget bằng X quang thẳng. Tuy nhiên, sinh thiết xương
thường cần thiết để khẳng định chẩn đoán. Chụp xương có ích xác định mức độ
lan rộng của bệnh, có thể ra ngoài một vùng xương. Xét nghiệm máu, phosphatase
kiềm có ích chẩn đoán và theo dõi đáp ứng điều trị. Các lựa chọn điều trị như
aspirin, các thuốc kháng viêm khác, thuốc giảm đau, thuốc làm chậm tỉ lệ biến đổi
xương như calcitonin (Calcimar, Miacalcin), etidronate (Didronel), alendronate
(Fosamax). Risedronate (Actonel), và pamidronate (Aredia). Để biết thêm, xin đọc
bài bệnh Paget.
2. Xuất huyết hay nhiễm khuẩn vùng chậu
Xuất huyết vùng chậu hiếm gặp trừ khi có chấn thương lớn và thường gặp ở
bệnh nhân uống thuốc pha loãng máu như coumadin (warfarin). Ở những bệnh
nhân này, đau thần kinh toạ khởi phát nhanh là một triệu chứng của xuất huyết
phía sau bụng và chậu gây chèn ép thần kinh sống đến chân. Nhiễm trùng vùng
chậu hiếm khi xảy ra, nhưng có thể là biến chứng của các tình trạng như viêm túi
thừa, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, nhiễm khuẩn ống dẫn trứng hay tử cung,
thậm chí là viêm ruột thừa. Những biến chứng nặng này thường có sốt, giảm huyết
áp, đe doạ mạng sống.
3. Nhiễm khuẩn khớp, xương cột sống.
Nhiễm khuẩn đĩa đệm (viêm đĩa đệm nhiễm trùng) và xương (viêm tuỷ
xương) cực hiếm. Những bệnh này gây đau khu trú kết hợp với sốt. Vi khuẩn tìm
được trong những mô này đem cấy cho kết quả Staphylococcus aureus và
Mycobacterium tuberculosis (vi khuẩn lao). Nhiễm lao cột sống được gọi là bệnh
Pott. Từng trường hợp rất nặng này cần quá trình điều trị kháng sinh dài ngày.
Khớp cùng chậu hiếm khi bị nhiễm khuẩn. Bệnh Brucellosis (sốt Địa Trung Hải)
là nhiễm trùng khớp cùng chậu, thường truyền bệnh qua sữa dê.
4. Phình động mạch chủ bụng.
Ở người lớn tuổi, xơ cứng động mạch gây yếu thành động mạch lớn (động
mạch chủ). Yếu thành mạch dẫn đến phình thành động mạch chủ. Hầu hết phình
mạch là không triệu chứng, tuy một số ít gây đau theo nhịp đập vùng thắt lưng.
Phình mạch ở một số kích thước cần can thiệp phẫu thuật bằng ghép.
5. Bệnh zona
Bệnh zona (Herpes zoster) là nhiễm trùng cấp dây thần kinh gây đau,
thường là một vài khoanh tuỷ và ở một bên cơ thể (phải hay trái). Bệnh nhân zona
thường từng bị thủy đậu trước đó. Virus Herpes gây thuỷ đậu còn tồn tại tiềm ẩn
trong rễ thần kinh sống sau khi đã hết thuuỷ đậu. Ở người mắc bệnh zona, virus
này tái hoạt động làm nhiễm khuẩn dọc dây thần kinh cảm giác, gây đau dây thần
kinh và thường bộc phát zona (mụn nước nhỏ cùng bên thân thể với khoanh thần
kinh). Đau lưng ở bệnh nhân zona báo trước sẽ có nổi ban sau vài ngày. Những
đám mụn nước nhỏ liên tiếp xuất hiện trong vài ngày và hết sau một đến hai tuần.
Sau đó bệnh nhân còn đau thần kinh mạn nặng hơn trước (đau thần kinh hậu
zona). Điều trị triệu chứng giảm với thuốc bôi như calamine, hoặc thuốc uống như
acyclovir ( Zovirax ).
Tóm lược về đau thắt lưng.
· Chức năng vùng thắt lưng hay vùng lưng bên dưới bao gồm cấu
trúc nâng đỡ, vận động và bảo vệ các mô nhất định của cơ thể.
· Các triệu chứng của vùng thắt lưng liên quan đến cột sống, đĩa
đệm giữa các đốt sống, dây chằng quanh cột sống và đĩa đệm, tủy sống, thần