Tải bản đầy đủ (.ppt) (74 trang)

Tài liệu Slide bài giảng luật kinh tế_Chương 2 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.21 KB, 74 trang )

1
CHƯƠNG II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ
DOANH NGHIỆP

I. KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP

II. ĐIỀU KIỆN CHUNG ĐỂ THÀNH LẬP DOANH
NGHIỆP

III. THỦ TỤC CHUNG ĐỂ THÀNH LẬP DOANH
NGHIỆP

IV. NHỮNG THAY ĐỔI SAU ĐĂNG KÝ KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP

V. TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN DOANH
NGHIỆP

VI. NHỮNG QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA
DOANH NGHIỆP
2
I. KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP
1. Kinh doanh và quyền tự do kinh doanh với việc
thành lập và quản lý doanh nghiệp
1.1 Khái niệm, đặc điểm của hoạt động kinh doanh

Điều 4 K2 LDN2005 : Kinh doanh là việc thực hiện liên
tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá
trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc
cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh
lợi.



Đặc điểm cơ bản hoạt động kinh doanh

Thứ nhất, để có thể tiến hành kinh doanh, các chủ thể
phải đầu tư về tài sản.

Thứ hai, mục đích của các chủ thể khi tiến hành hoạt
động này là lợi nhuận.

Thứ ba: Kinh doanh là hành vi mang tính chất nghề
nghiệp.
3
1.2 Quyền tự do kinh doanh trong thành lập
và quản lý doanh nghiệp

(Điều 57) Hiến pháp 1992 xác định: “Công dân có quyền
tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”.

Quyền tự do kinh doanh bao gồm nội dung chủ yếu:

Quyền tự do thành lập và quản lý điều hành doanh
nghiệp.

Quyền tự do xác định hình thức doanh nghiệp.

Quyền tự do xác định ngành nghề kinh doanh

Quyền tự do xác định quy mô hoạt động kinh doanh

Quyền tự do xác lập các mối quan hệ trong kinh doanh

(tự do hợp đồng).

Quyền tự do chấm dứt hoạt động kinh doanh.
4
2. Khái niệm và đặc điểm của doanh
nghiệp
2.1 Khái niệm doanh nghiệp
(Điều 4 Khoản 1 Luật DN 2005) Doanh
nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài
sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng
ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động
kinh doanh.
5
2.2 Những đặc điểm của doanh
nghiệp

Thứ nhất, doanh nghiệp phải có tên riêng.

Thứ hai, doanh nghiệp phải có tài sản.

Thứ ba, doanh nghiệp phải có trụ sở giao dịch
ổn định.

Thứ tư, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục
thành lập theo quy định của pháp luật, thường
là Đăng ký kinh doanh.

Thứ năm, mục tiêu thành lập doanh nghiệp là
để trực tiếp và chủ yếu thực hiện các hoạt động

kinh doanh vì mục đích lợi nhuận.
6
3. Phân loại doanh nghiệp
3.1 Phân loại theo tư cách pháp lý của doanh
nghiệp

Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân (Điều
84 BLDS 2005): Công ty TNHH, Công ty Cổ
phần,vv..

Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân:
Doanh nghiệp tư nhân
7
3.2. Phân loại theo giới hạn trách nhiệm của
người thành lập

Thứ nhất doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn:
Người thành lập doanh nghiệp này phải chịu trách
nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về
hoạt động của doanh nghiệp như: doanh nghiệp
tư nhân

Thứ hai là những doanh nghiệp chịu trách nhiệm
hữu hạn. Người thành lập doanh nghiệp này chỉ
phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài
sản đã góp vào doanh nghiệp về hoạt động của
doanh nghiệp như; công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần,..
8
3.3 Phân loại theo hình thức pháp lý của

các doanh nghiệp

Công ty cổ phần

Công ty trách nhiệm hữu hạn: Công ty TNHH có 2
thành viên trở lên và Công ty TNHH 1 thành viên.

Công ty hợp danh

Doanh nghiệp tư nhân.

Các công ty nhà nước chưa chuyển đổi ( Điều 166 Luật
DN 2005) gồm: Công ty nhà nước độc lập và Tổng
công ty nhà nước

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa chuyển
đổi (Điều 170 Luật DN 2005) gồm: Doanh nghiệp liên
doanh; Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
9
3.4 Phân loại theo nguồn gốc tài
sản đầu tư vào doanh nghiệp

Công ty: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên; Công ty TNHH một thành viên;
Công ty hợp danh.

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp nhà nước:(là doanh nghiệp trong đó Nhà
nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ) Công ty nhà nước

độc lập, Tổng công ty nhà nước, Công ty cổ phần nhà
nước, Công ty TNHH nhà nước một thành viên,vv ..

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:Doanh nghiệp
liên doanh, Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội (doanh nghiệp đoàn thể)
10
4. Khái quát pháp luật Việt Nam về thành
lập, tổ chức quản lý và hoạt động của
doanh nghiệp
4.1 Thời kỳ trước 1-7-2006

Hiến pháp 1992, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm
2001 một lần nữa khẳng định quyền tự do kinh doanh,
quyền tồn tại lâu dài, bình đẳng và quyền cạnh tranh của
các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế

“Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân được chọn
hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập
doanh nghiệp, không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong
những ngành, nghề có lợi cho quốc kế dân sinh. Kinh tế gia
đình được khuyến khích phát triển” (Điều 21).

“Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài
đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật
Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế; bảo đảm quyền sở
hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của
các tổ chức, cá nhân nước ngoài.” (Điều 25).

11
4.1 Thời kỳ trước 1-7-2006

Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài ở Việt Nam 1987 và sau
đó là Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996, được sửa đổi,
bổ sung ngày 9-6-2000.

Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 sau đó
Quốc hội đã ban hành Luật Doanh nghiệp 1999 .

Luật Doanh nghiệp nhà nước 1995 sau đó Luật Doanh nghiệp
nhà nước 2003 ,vv..

Ngoài các đạo luật nêu trên, nhiều văn bản pháp luật
khác, gọi là luật chuyên ngành

Pháp luật về doanh nghiệp được ban hành để điều chỉnh
từng loại doanh nghiệp chia theo nguồn gốc tài sản đầu
tư vào doanh nghiệp và thuộc nhiều văn bản khác nhau
như vậy đã bộc lộ những điểm bất cập.
12
4.2 Thời kỳ từ 1-7-2006

Để khắc phục những điểm bất cập của hệ thống pháp
luật về doanh nghiệp, Việt Nam cần phải có một đạo
luật doanh nghiệp mới, không phân biệt theo nguồn gốc
tài sản đầu tư vào doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 29-
11-2005, đồng thời với Luật Đầu tư và hai đạo luật này

cùng có hiệu lực từ 1-7-2006. Hiện hành, Luật Đầu tư
và trực tiếp là Luật Doanh nghiệp là những đạo luật
chung điều chỉnh việc thành lập, tổ chức quản lý và
hoạt động của các doanh nghiệp ở nước ta.

Ngoài các đạo luật nêu trên, còn phải tuân theo các văn
bản pháp luật chuyên ngành
13
5. Phạm vi điều chỉnh, hiệu lực thi hành
và nguyên tắc áp dụng Luật doanh
nghiệp 2005

5.1 Phạm vi điều chỉnh

Luật Doanh nghiệp 2005 quy định về việc thành
lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty
hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế.

Ngoài ra, có một số quy định về nhóm công ty.
14
5.2 Hiệu lực thi hành của Luật
doanh nghiệp 2005

Luật Doanh nghiệp 2005 thay thế: Luật Doanh
nghiệp 1999; Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003
(Trừ những quy định áp dụng đối với doanh
nghiệp nhà nước trong thời gian chuyển đổi, nếu
Luật Doanh nghiệp 2005 không có quy định

khác); Các quy định về tổ chức quản lý và hoạt
động của doanh nghiệp tại Luật Đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung
Luật này năm 2000.
15
5.2 Hiệu lực thi hành của Luật
doanh nghiệp 2005

Theo Luật Doanh nghiệp 2005, “doanh nghiệp
nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước
sở hữu trên 50% vốn điều lệ” (Điều 4 Khoản 6).
Theo lộ trình chuyển đổi hàng năm, nhưng chậm
nhất trong thời hạn bốn năm kể từ 1-7-2006, các
công ty nhà nước thành lập theo quy định của
Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 phải thực
hiện chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần hoặc nhóm công ty theo
quy định của Luật Doanh nghiệp 2005.
16
5.2 Hiệu lực thi hành của Luật
doanh nghiệp 2005

Kể từ khi Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực, những
dự án đầu tư mới, lần đầu đầu tư vào Việt Nam được
thực hiện theo các loại hình doanh nghiệp của Luật
Doanh nghiệp 2005. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài được thành lập trước khi Luật Doanh
nghiệp 2005 có hiệu lực, đang hoạt động tại Việt Nam
có quyền thực hiện theo một trong hai cách. Một là,
đăng ký lại hoặc chuyển đổi để tổ chức quản lý và hoạt

động theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 với
thời hạn là hai năm, kể từ 1-7-2006.

Hai là, không đăng ký lại, doanh nghiệp chỉ được quyền
hoạt động kinh doanh trong phạm vi ngành nghề và thời
hạn được ghi trong Giấy phép đầu tư và tiếp tục được
hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ.
17
5.3 Nguyên tắc áp dụng Luật
doanh nghiệp 2005

Việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp
áp dụng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005. Những
nội dung có liên quan đến thành lập và hoạt động của một
doanh nghiệp như hình thức đầu tư, lĩnh vực và địa bàn đầu
tư, bảo đảm đầu tư, ưu đãi đầu tư, thủ tục đầu tư áp dụng
những quy định của Luật đầu tư 2005.

Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghiã Việt Nam là thành viên có quy định khác về hồ sơ, trình
tự, thủ tục và điều kiện thành lập, đăng ký kinh doanh, cơ cấu
sơ hữu và quyền tự chủ kinh doanh so với Luật Doanh nghiệp
2005 và Luật đầu tư 2005 thì áp dụng theo các quy định của
các Điều ước quốc tế đó. Trong trường hợp này, nếu cam kết
song phương có nội dung khác với cam kết đa phương thì áp
dụng theo nội dung cam kết thuận lợi hơn đối với doanh
nghiệp và nhà đầu tư.
18
II. ĐIỀU KIỆN CHUNG ĐỂ THÀNH LẬP
DOANH NGHIỆP

1. Điều kiện về tư cách pháp lý của người
thành lập và quản lý doanh nghiệp
2. Điều kiện về tài sản
3. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
4. Điều kiện về tên gọi, địa chỉ
5. Điều kiện về thành viên
19
1. Điều kiện về tư cách pháp lý của người
thành lập và quản lý doanh nghiệp
1.1 Quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp

Mọi cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài
đều có quyền góp vốn, thành lập và quản lý
doanh nghiệp trừ trường hợp bị pháp luật cấm. (
Điều 13 K1 LDN 05)

Những cá nhân, tổ chức bị cấm được phân biệt
đối với 3 trường hợp:(Điều 13 K2+3+4 LDN05,
Điều 9 , Điều 10 , Điều 11 NĐ139/2007)

Thành lập doanh nghiệp

Quản lý doanh nghiệp

Góp vốn vào doanh nghiệp;
20
Tổ chức, cá nhân không được quyền thành
lập và quản lý doanh nghiệp :(Điều 13 K2)

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân

dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập
doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn
vị mình;

b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về
cán bộ, công chức;(Điều 1 PLCBCC SD2003)

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công
nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân
đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân
dân Việt Nam;
21
Tổ chức, cá nhân không được quyền thành
lập và quản lý doanh nghiệp
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh
nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những
người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản
lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp
khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự (Điều 23 BLDS2005 )hoặc bị mất
năng lực hành vi dân sự (Điều 22 BLDS2005 );
e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị
Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật
về phá sản.(Điều 94 Luật PS2004)
22
1.2 Quyền thành lập doanh nghiệp đối
với nhà đầu tư nước ngoài (Điều 9

NĐ139/2007)

Tổ chức, cá nhân người nước ngoài lần đầu tiên đầu tư thành
lập doanh nghiệp tại Việt Nam được thực hiện như sau:

Trường hợp sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hơn 49% vốn
điều lệ thì phải có dự án đầu tư và thực hiện đăng ký đầu tư
theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này,
doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là Giấy
chứng nhận đầu tư);

Trường hợp sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá
49% vốn điều lệ thì việc thành lập doanh nghiệp thực hiện theo
quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 88/2006/NĐ-
CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh
doanh (Khoản 3 Điều 9 NĐ139/2007).
23
1.3 Quyền góp vốn, mua cổ phần

Tổ chức, cá nhân không được mua cổ phần, góp vốn :(
Điều 13 K4 LDN05)

Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của
công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân
dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào
doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;


b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp
theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.(Điều
17+19 PLCBCC SD2000)
24
1.4 Những hạn chế về quyền góp vốn,
mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài

Đối với việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài, Điều 10 NĐ
139/2007 quy định hạn chế tỷ lệ sở hữu trong một số ngành
nghề đặc thù như sau:

- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty niêm
yết thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các trường
hợp áp dụng quy định của các luật đặc thù và các quy định
pháp luật chuyên ngành khác có liên quan;

- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh
nghiệp 100% vốn nhà nước cổ phần hoá hoặc chuyển đổi sở
hữu theo hình thức khác thực hiện theo pháp luật về cổ phần
hoá và chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước;

- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ áp dụng theo Biểu cam kết cụ thể
về thương mại dịch vụ (Phụ lục Nghị định thư gia nhập WTO
của Việt Nam).
25
2. Điều kiện về tài sản


Điều 163 BLDS 2005 quy định: “Tài sản bao
gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài
sản”.

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền
và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự,
kể cả quyền sở hữu trí tuệ” (Điều 181 BLDS).

- Người thành lập doanh nghiệp phải có tài
sản hợp pháp của mình đăng ký tài sản đầu tư
vào kinh doanh.

Số tài sản này được ghi thành vốn điều lệ đối
với công ty hoặc vốn đầu tư đối với doanh
nghiệp tư nhân

×