Tải bản đầy đủ (.doc) (203 trang)

Giáo án lịch sử 12 theo cv 5512

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.54 MB, 203 trang )

Trường:
Tổ:

Họ và tên giáo viên:

TÊN BÀI DẠY
Phần I: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ 1945 - 2000
Chương I: SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 - 1949).
Tiết 1- Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 - 1949).
Môn học/Hoạt động giáo dục: Lịch sử; lớp:12
Thời gian thực hiện: tiết
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Nội dung của Hội nghị Ianta.
Những nét chính về Liên Hợp Quốc và vai trò của Liên hợp quốc với thế giới hiện nay.
2. Năng lực
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng khai thác kiến thức sách giáo khoa, khai thác tư liệu,
phân tích, đánh giá.
Rèn luyện học sinh năng lực: tự học, tự bồi dưỡng kiến thức; thực hành bộ môn lịch sử;
vận dụng, liên hệ kiến thức…
3. Phẩm chất
Giáo dục cho học sinh thấy được vai trị quan trọng của hịa bình từ đó có ý thức bảo vệ
hịa bình của nhân loại.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
Thiết bị dạy học: Bản đồ thế giới, tranh ảnh liên quan, máy chiếu.
Học liệu: Lịch sử thế giới hiện đại, sách giáo khoa lịch sử lớp 12, sách giáo viên lịch sử
lớp 12, tài liệu tham khảo...
2. Chuẩn bị của học sinh


Sgk và đọc trước nội dung bài mới.
Sưu tầm tranh ảnh và tư liệu về quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
III. Tiến trình dạy học
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU/ GIAO NHIỆM VỤ HỌC TẬP
a. Mục đích
Với việc học sinh quan sát lược đồ “Sự phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giới theo
trật tự hai cực Ianta” các em có thể biết được thế giới bị phân chia theo hai cực, hai phe: xã hội
chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, nhưng các em chưa có thể biết đầy đủ và chi tiết tại
sao thể giới lại bị phân chia thành hai cực, sự kiện nào dẫn đến việc thế giới bị phân chia như
vậy và nội dung và những quyết định của sự kiện đó. Từ đó kích thích sự tị mị, lịng khát khao
mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
b. Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh, hãy quan sát hình ảnh sau và thảo luận một số
vấn đề dưới đây


1. Thế giới được phân chia thành những khu vực ảnh hưởng khác nhau là do chi phối
bởi sự kiện lịch sử nào?
2. Hãy cho biết những hiểu biết của mình về những sự kiện đó?
c. sản phẩm
Mỗi học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn 01
sản phẩm nào đó của học sinh để làm tình huống kết nối vào bài mới.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai cần thiết lập một trật tự thế giới mới, Liên Xô và Mĩ là
hai cường quốc đại diện cho hai hệ thống xã hội đối lập nhau.
Một trật tự thế giới đã được xác lập, ảnh hưởng trực tiếp đến cục diện thế giới và quan hệ
quốc tế .
Vậy quá trình hình thành trật tự thế giới mới diễn ra như thế nào? Đặc trưng của trật tự
đó? Mối quan hệ Quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra như thế nào? Những nội dung
đó sẽ được làm sáng tỏ trong bài học hôm nay.
d. Cách thức thực hiện

Giáo viên chỉ trên lược đồ chú giải những khu vực ảnh hưởng của Liên Xô, khu vực ảnh
hưởng của Mĩ và Tây Âu.
Giáo viên tổ chức hoạt động cho học sinh hoạt động cá nhân.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1. Hội nghị Ianta (T2/1945) và những thỏa thuận của ba cường quốc
a. Mục đích
Những quyết định của Hội nghị Ianta (T2/1945)
Đặc trưng của trật tự thế giới 2 cực Ianta.
b. Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: hãy quan sát hình ảnh sau và đọc nội dung mục 1
trang 4,5 (sgk) thảo luận một số vấn đề dưới đây


1. Họ là ai? Họ từ đâu đến? Họ đến để làm gì?
2. Họ có những quyết định gì? Tác động của những quyết định đó đến cục diện thế giới?
Học sinh hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đơi hoặc nhóm (tùy từng
lớp) để tìm hiểu về Hội nghị Ianta và những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta.
Sau khi trình bày xong những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta, giáo viên tổ
chức cho học sinh trao đổi đàm thoại để nêu hệ quả của những quyết định của Hội nghị Ianta.
Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên chú ý đến các các học sin để có thể gợi ý
hoặc trợ giúp học sinh khi các em gặp khó khăn.
3. Sản phẩm
Hội nghị Ianta:
- Thành phần có nguyên thủ của ba cường quốc gia Anh, Mĩ, Liên Xô: Thủ tướng Anh Socxin,
Tổng thống Mĩ Rudoven, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô Xtalin.
- Hội nghị Ianta giải quyết những vấn đề cấp bách khi cuộc chiến tranh bước vào giai đoạn kết
thúc như: Nhanh chóng đánh bại hồn tồn các nước phát xít, phân chia khu vực ảnh hưởng
giữa các cường quốc...
- Thời gian từ 4 - 11/2/1945.
- Địa điểm tại Ianta (Liên Xô).

- Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta.
+ Xác định mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc phát xít Đức và quân phiệt Nhật. Để nhanh chóng
kết thúc chiến tranh trong thời gian 2- 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xơ sẽ tham
gia chống Nhật tại Châu Á.
+ Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc nhằm duy trì an ninh và hịa bình thế giới.
+ Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm
vi ảnh hưởng tại Châu Âu và Châu Á.
+ Ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng và kiểm sốt vùng Đơng nước Đức và phía Đơng châu Âu
(Đơng Âu): vùng Tây nước Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Anh, Áo và
Phần Lan là hai nước trung lập.
+ Ở châu Á: duy trì ngun trạng Mơng Cổ trả lại cho Liên Xơ phía nam đảo Xa-kha-lin; Nhật
Bản phạm vi ảnh hưởng của Mĩ; Trung Quốc là nước dân chủ, thống nhất;Triều Tiên: miền Bắc
thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, miền Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ; các vùng
còn lại của châu Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
- Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận của 3 cường quốc đã
trở thành khuôn khổ cho sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ 2 được
gọi là trật tự thế giới 2 cực Ianta.
Giáo viên liên hệ tại Việt Nam chia thành 2 khu vực lấy vĩ tuyến 16.
+ Miền Bắc quân Trung Hoa dân quốc vào giải giáp quân Nhật.
+ Miền Nam quân Anh vào giải giáp quân Nhật.
HOẠT ĐỘNG 2. Sự thành lập Liên hợp quốc


a. Mục đích
Những nhiệm vụ chính của tổ chức Liên hợp quốc và vai trò của Liên hợp quốc từ khi
thành lập đến nay. Đồng thời, nêu những việc làm của Liên hợp quốc giúp đỡ Việt Nam.
b. Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh, hãy quan sát hình ảnh sau và đọc nội dung mục 2
trang 6,7 (sgk) thảo luận một số vấn đề dưới đây:


Lễ kí Hiến chương thành lập Liên hợp quốc

Cờ Liên hợp quốc

1. Nêu những nét chính về tổ chức Liên hợp quốc. Hãy cho biết vai trò của Liên hợp
quốc từ khi thành lập đến nay?
2. Nêu những việc làm của Liên hợp quốc giúp đỡ Việt Nam.

Giáo viên cung cấp thêm tư liệu về các kỳ họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc
Kỳ họp thường niên của Đại hội đồng thường bắt đầu vào ngày thứ ba của tháng 9 và kết
thúc vào giữa tháng 12 với chức danh Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc được bầu vào lúc
khởi đầu của mỗi kỳ họp. Đại hội đồng biểu quyết bằng cách bỏ phiếu trong các vấn đề quan
trọng - đề xuất hịa bình và an ninh; tuyển chọn thành viên cho các cơ quan; thu nhận, đình chỉ
và trục xuất thành viên và các vấn đề ngân sách - cần được thông qua bởi đa số 2/3 số đại biểu
có mặt và bỏ phiếu. Các vấn đề khác được quyết định bởi đa số quá bán. Mỗi quốc gia thành
viên chỉ có một phiếu. Đại hội đồng có thể đề xuất về các sự việc trong khuôn khổ của Liên
Hiệp Quốc, ngoại trừ các vấn đề liên quan đến hồ bình và an ninh thuộc thẩm quyền xem xét
của Hội đồng Bảo an. Trên lý thuyết, quy chế 1 quốc gia, 1 lá phiếu cho phép các nước nhỏ với
dân số tổng cộng chiếm chỉ 8% dân số thế giới có khả năng thơng qua nghị quyết với đa số 2/3
trên tổng số phiếu.
Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc


“Quốc kỳ CHXHCN Việt Nam tung bay trước trụ sở Liên hợp quốc trong lễ kết nạp Việt
Nam làm thành viên Liên hợp quốc ngày 20-9-1977 ”
9 giờ sáng ngày 20 tháng 9 năm 1977, lễ thượng cờ Việt Nam được chính thức tổ chức tại
cửa chính trụ sở Liên hợp quốc. Chủ tịch Đại Hội đồng, Tổng Thư ký Liên hợp quốc đoàn đại
biểu Việt Nam do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh dẫn đầu cùng đại diện Việt kiều và
bạn bè Mỹ đã dự buổi lễ. Luật sư Mỹ Peter Weiss nhận xét: “Việt Nam đã hy sinh đấu tranh gian
khổ để mở đường cho chính mình và trước đó đã tạo điều kiện cho hàng loạt các nước khác vào

Liên hợp quốc”. Đúng như dư luận quốc tế đã thừa nhận, Việt Nam đã vào Liên hợp quốc
“bằngcổngtrước”.
3. Sản phẩm
Sự thành lập Liên hợp quốc
- Từ ngày 25/4 -26/6/1945 một hội nghị quốc tế lớn đã diễn ra tại Xanphaxico gồm 50 nước
thông qua Hiến chương tuyên bố thành lập Liên hợp quốc.
- Ngày 24/10/1945 Hiến chương có hiệu lực.
Mục đích của Liên hợp quốc
- Duy trì hịa bình, an ninh thế giới.
- Thúc đẩy, phát triển các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên cơ sở tơn trọng
quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.
Nguyên tắc hoạt động
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Tơn trọng tồn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hịa bình.
- Chung sống hịa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn: Liên Xơ, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
Tổ chức của Liên hợp quốc
- Các cơ quan chính là : Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Ban thư kí, Tịa án quốc tế, Hội đồng
quản thác, Hội đồng kinh tế- xã hội
- Các cơ quan chun mơn trên các lĩnh vực.
Vai trị của Liên hợp quốc
- Là diễn đàn vừa hợp tác vừa đấu tranh góp phần duy trì hịa bình và an ninh thế giới, giải
quyết các xung đột bằng phương pháp hịa bình.
- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước.
- Giúp đỡ các nước đang phát triển và chậm phát triển về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế.
- Liên hợp quốc đã có nhiều việc làm thiết thực để giúp đỡ nhân dân Việt Nam trên nhiều mặt :
kinh tế, giáo dục, môi trường, nhân đạo... thông qua các tổ chức của Liên hợp quốc có mặt ở
Việt Nam: FAO (Tổ chức nơng- lương thực), UNICEF.
d. Cách thức thực hiện

- Trong hoạt động này giáo viên tổ chức cho học sinh sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn cho học
sinh làm việc cá nhân sau đó trao đổi để tìm hiểu những nhiệm vụ chính của tổ chức Liên hợp


quốc được xác định trong Hiến chương khi thành lập. Sau đó, trao đổi đàm thoại để biết được
vai trị của Liên hợp quốc từ khi thành lập đến nay.
- Giáo viên tổ chức học sinh làm việc cá nhân sau đó trao đổi cặp đơi hoặc nhóm để biết được
những việc làm mà Liên hợp quốc giúp đỡ nhân dân Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG 3: Sự hình thành 2 hệ thống xã hội đối lập
Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà đọc sgk để hiểu hơn về trật tự thế giới 2 cực và sự
đối đầu của hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục đích
Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt
động hình thành kiến thức về: việc phân chia khu vực ảnh hưởng của Hội nghị Ianta giữa hai
cường quốc Liên Xô và Mĩ.
b. Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong q trình làm
việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo:
Lập bảng thống kê việc phân chia khu vực ảnh hưởng của Hội nghị Ianta giữa hai cường
quốc Liên Xô và Mĩ theo yêu cầu sau:
Khu vực
Ảnh hưởng của Liên Xô
Ảnh hưởng của Mĩ và các nước
phương Tây
Châu Âu
Châu Á
3. Sản phẩm.
Bảng thống kê việc phân chia khu vực ảnh hưởng của Hội nghị Ianta giữa hai cường
quốc Liên Xô và Mĩ theo yêu cầu sau

Khu vực
Ảnh hưởng của Liên Xô
Anh hưởng của Mĩ và các nước
phương Tây
Châu Âu
Liên Xơ chiếm đóng và kiểm Vùng Tây nước Đức và Tây Âu thuộc
soát vùng Đông nước Đức và
phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Anh
phía Đơng châu Âu (Đơng Âu)
Châu Á
Duy trì ngun trạng Mơng Cổ
Các vùng cịn lại của châu Á vẫn
trả lại cho Liên Xơ phía nam đảo thuộc phạm vi ảnh hưởng của các
Xa-kha-lin...
nước phương Tây.
d. Cách thức thực hiện
Học sinh làm việc cá nhân
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG.
a. Mục đích
Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề
mới trong học tập và thực tiễn về: Tác động của những quyết định của Ianta đã ảnh hưởng đến
mối quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay...
b. Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
1. Theo em những quyết định của Ianta đã ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ quốc
tế sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?
2. Tìm hiểu thêm các tư liệu liên quan đến bài học như: Hội nghị Ianta, bức tường
Berrlin, vai trò của tổ chức Liên hợp quốc.
3. Sản phẩm



1. Những quyết định của Ianta đã ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ quốc tế sau
chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
- Toàn bộ những quyết định của hội nghị Ianta cùng những thoả thuận sau đó của ba cường
quốc đã trở thành khn khổ của trật tự thế giới mới - Trật tự hai cực Ianta.
- Với việc hình thành hai cực Ianta thế giới đã phân chia thành hai phe xã hội chủ nghĩa và
tư bản chủ nghĩa với đối lập nhau về hệ tưởng tưởng, chế độ xã hội, kinh tế, chính sách đối
ngoại.
- Cùng với việc hình thành hai cực Ianta đã dẫn đến cuộc “Chiến tranh lạnh” sau chiến tranh
thế giới thứ hai giữa Liên Xô và Mĩ đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX.
- Tìm hiểu thêm các tư liệu liên quan đến bài học như: Hội nghị Ianta, bức tường Berrlin, vai trò
của tổ chức Liên hợp quốc.
2. Sưu tầm các hình ảnh về Hội nghị Ianta, bức tường Berrlin....Học sinh có thể viết báo
cáo (đoạn văn hay trình chiếu hay bộ sưu tập ảnh…).
d. Cách thức thực hiện
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
Đọc trước nội dung bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga
( 1991-2000).
Sưu tầm tư liệu về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hôi ở Liên Xơ.
IV. Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................

Ngày soạn:
Chương II: LIÊN XƠ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991).
LIÊN BANG NGA (1991 - 2000).
Tiết 2, tiết 3 - Bài 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991).
LIÊN BANG NGA (1991 - 2000).

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1945 đến
những năm 70 thế kỉ XX.
2. Năng lực
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, đánh giá sự kiện, so sánh các sự kiện. Năng
lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học.
3. Phẩm chất


Giáo dục cho học sinh thái độ trân trọng, khâm phục trước tinh thần lao động, sáng tạo
của nhân dân Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó thêm quyết tâm xây
dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
Thiết bị dạy học: Bản đồ thế giới, lược đồ Liên Xô, tranh ảnh về Liên Xô.
Học liệu: Lịch sử thế giới hiện đại, sách giáo khoa lịch sử lớp 12, sách giáo viên lịch sử
lớp 12…
2. Chuẩn bị của học sinh
Sgk và đọc trước nội dung bài mới.
Sưu tầm tranh ảnh và tư liệu về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
III. Tổ chức các hoạt động dạy- học.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục đích
Với việc cho học sinh quan sát hình ảnh về, Lênin, lược đồ Liên Xơ... u cầu học sinh
nêu những hiểu biết về đất nước Liên Xơ. Là nước đóng vai trị quan trọng trong viêc kết thúc
Chiến tranh thế giới thứ hai, là nước có vai trò quan trọng trong việc xác lập trạt tự thế giới mới
sau Chiến tranh thế giới thứ hai... Nhưng các em chưa hiểu rõ nhân tố quan trọng để Liên Xơ có
vị trí quốc tế cao là từ những thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Từ đó kích thích sự tị mị, lịng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở

hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
b. Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh, quan sát hình ảnh và lược đồ cùng thảo luận về
vấn đề sau:


1. Những hình ảnh gợi cho em nhớ đến những quốc gia nào?
2.Mối quan hệ của những quốc gia đó?
3.Nêu những điều em đã biết và muốn biết về những quốc gia đó?
3. Sản phẩm.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc cùng với những thay đổi của tình hình thế giới,
chủ nghĩa xã hội đã từng bước phát triển và trở thành hệ thống. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội tại Liên Xô và Đông Âu đã đạt được những thành tựu tiêu biểu trong giai đoạn 1945 đến
những năm 70 của thế kỉ XX đặc biệt Liên Xô đã trở thành cường quốc trên thế giới. Những
thành tựu trên có ý nghĩa như thế nào đối với các quốc gia và với cục diện thế giới. Những nội
dung này chúng ta cùng tìm hiểu rõ trong bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991).
Liên Bang Nga (1991-2000).
d. Cách thức thực hiện
Học sinh hoạt động cá nhân. Giáo viên yêu cầu 2- 3 học sinh trình bày sản phẩm với các
mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn 01 sản phẩm để làm tình huống kết nối vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Liên xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70.
a. Mục đích
Những thành tựu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 thế kỉ XX.
Chính sách đối ngoại của Liên Xơ và vị trí của Liên Xơ trên trường quốc tế.
b. Nội dung


Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: đọc thông tin SGK trang 10,11 kết hợp quan sát

các hình ảnh, học sinh hoạt động từng cặp đôi thảo luận các vấn đề sau:

Sputnik 1, phóng ngày 4/10/1957

Tàu vũ trụ Phương Đông 1

Poster của Liên Xô những năm 70" Chiến thắng của Việt Nam
là chiến thắng của chủ nghĩa xã hội".

1. Những thuận lợi và khó khăn của Liên Xơ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Nhiệm vụ trước mắt, nhiệm vụ chiến lược của Liên Xô.
3. Những thành tựu Liên Xơ về kinh tế, khoa học kĩ thuật, chính trị- xã hội, đối ngoại.
4. Ý nghĩa của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên xô.
Học sinh hoạt động cá nhân, thảo luận theo cặp đôi, giáo viên quan sát lớp và hỗ trợ.
Giáo viên yêu cầu 2-3 cặp đơi trình bày sản phẩm của mình, học sinh trong lớp treo dõi
và bổ sung để hoàn thiện sản phẩm
c. Sản phẩm
Những thuận lợi và khó khăn của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô bị tổn thất nặng nề về sức người và sức của.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ và các nước Phương Tây thực hiện chính sách bao vây, cơ
lập, cấm vận tiến tới tiêu diệt Liên Xô.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xơ có vị trí quốc tế cao
Nhiệm vụ trước mắt, nhiệm vụ chiến lược của Liên Xơ.
- Nhiệm vụ trước mắt nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, củng cố
an ninh quốc phịng và giúp đỡ các nước Đơng Âu mới giải phóng.
- Nhiệm vụ chiến lược xay dựng chủ nghĩa xã hội đưa Liên Xô trở thành cường quốc.
Những thành tựu Liên Xô về kinh tế, khoa học kĩ thuật, chính trị- xã hội, đối ngoại.


- Trong công nghiệp: năm 1947 sản xuất được phục hồi, năm 1950 vượt 73% so với trước chiến

tranh, có 6200 nhà máy, xí nghiệp đi vào sản xuất. Sản xuất công nghiệp đạt được tốc độ cao,
đến những năm 70 Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ, đi
đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân
- Trong nông nghiệp phát triển nhanh vượt mức trước chiến tranh. Sản xuất nông nghiệp phát
triển nhanh, trong những năm 60 tăng trung bình là 16%.
- Khoa học kĩ thuật: Năm 1949 chế tạo thành cơng bom ngun tử.Năm 1957 phóng thành cơng
vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ.Năm 1961 phóng thành cơng tàu vũ trụ đưa con người bay vòng
quanh trái đất. Những thành tựu trên đã mở ra kỉ nguyên trinh phục vũ trụ của lồi người.
- Chính trị- xã hội: ổn định vai trò của Đảng và nhà nước XHCN được tăng cường.
- Đối ngoại: Liên Xô nhất quán thực hiện chính sách đối ngoại tích tực bảo vệ an ninh, hịa bình
thế giới, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới, giúp đỡ các nước XHCN.
Ý nghĩa của những thành tựu đạt được.
- Với Liên Xô: những thành tựu trên đã đưa Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp trên thế
giới, đời sống của nhân dân được nâng cao.
- Với thế giới:
+ Góp phần duy trì thế cân bằng trong trật tự thế giới 2 cực.
+ Làm Mĩ thất bại trong chiến tranh lạnh.
+ Liên Xô đã trở thành chỗ dựa của hịa bình thế giới, phong trào cách mạng thế giới và là anh
cả đỏ của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Mục 2: Các nước Đông Âu. Muc 3: Quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa:
- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu.
- Mối quan hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa qua tổ chức SEV và Vacxava.
HOẠT ĐỘNG 2. Liên Xô và các nước Đông Âu từ những năm 70-1991.
a. Mục đích
Sự khủng hoảng và sụp đổ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
Nguyên nhân tan dã chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
b. Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: đọc thông tin SGK trang 14, 15, hoạt động cá
nhân để thảo luận các vấn đề sau:

1. Những thay đổi của tình hình thế giới những năm 70 đã tác động như thế nào đến các
nước? Giải pháp đưa ra?
2. Sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
3. Nguyên nhân dẫn đến sự tan dã chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
c. Sản phẩm
Những thay đổi của tình hình thế giới những năm 70 của thế kĩ XX và giải pháp đưa
ra của các nước.
- Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng dầu mỏ năm 1973 đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến
tình hình chính trị, kinh tế, tài chính của các nước.
- Giải pháp đưa ra: đầu tư cho khoa học kĩ thuật, cải tổ nền kinh tế.
Sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
- Liên Xô và các nước Đông Âu chậm đề ra những biện pháp sửa đổi thích ứng, đất nước khủng
hoảng toàn diện.
- Từ năm 1989-1991, chủ nghĩa xã hôi tan dã ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
Nguyên nhân tan dã chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
- Do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao
cấp làm cho sản xuất trì trệ đời sống nhân dân khơng được cải thiện, tình trạng thiếu dân chủ,
thiếu cơng bằng trong xã hội.
- Không bắt kịp bước phát triển của khoa học kĩ thuật tiên tiến.
- Khi tiến hành cải tổ phạm sai lầm trên nhiều mặt làm cho khủng hoảng trầm trọng hơn.


- Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngồi nước.
d. Cách thức thực hiện
Trong q trình học sinh làm việc, giáo viên chú ý đến các học sinh để có gợi ý hoặc trợ giúp
học sinh khi các em gặp khó khăn. Giáo viên gọi bất kì 2 -5 học sinh phát biểu ý kiến, các học
sinh khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa cho hoàn chỉnh.
HOẠT ĐỘNG 3. Liên Bang Nga từ 1991 - 2000
a. Mục đích
Những nét chính về Liên bang Nga từ 1991-2000.

Vị trí của Liên Bang Nga trên trường quốc tế hiện nay.
b. Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh, học sinh hoạt động cá nhân, cụ thể như sau: quan
sát hình ảnh và đọc sách giáo khoa trang 17, 18 và trả lời các câu hỏi

Cờ Liên bang Nga
Tổng thống Putin
1. Các thời kì tổng thống của Liên Bang Nga.
2. Tình hình Liên Bang Nga từ 1991-2000.
3. Mối quan hệ Liên Bang Nga và Việt Nam.
c. Sản phẩm
Từ 1991 đến nay các tổng thống của Liên Bang Nga
+ Tổng thống Yeltsin 1991-1999
+ Tổng thống Putin 2000-2008
+ Tổng thống Medvedev 2008- 2012
+ Tổng thống Putin 2012- nay.
Sau khi Liên Xô tan dã, Liên Bang Nga là quốc gia kế tục Liên Xô, trải qua nhiều biến
động trong thập niên 90.
+ Về kinh tế: Từ năm 1990-1995 kinh tế bị suy thoái đến năm 1996 kinh tế được phục hồi và
phát triển.


+ Về chính trị: Liên Bang Nga theo thể chế Tổng thống liên bang, đầu thập niên 90 chính trị
khơng ổn định.
+ Về đối ngoại: thực hiện chính sách thân Phương Tây nhưng khơng mang lại kết quả. Sau đó
đẩy mạnh mối quan hệ với các nước Châu Á.
Hiện nay Nga là cường quốc kinh tế và có vị trí được đề cao trên trường quốc tế.
Năm 2002, Thủ tướng Nga Kasianốp thăm Việt Nam, là minh chứng nổi bật cho tầm cao
của mối quan hệ đối tác chiến lược giữa 2 nước. Các thoả thuận đạt được đã mở ra những cơ hội
mới cho việc đẩy mạnh và mở rộng quy mô phối hợp hành động song phương, như việc kí kết

các hiệp định liên chính phủ về việc cấp khoản tín dụng nhà nước để xây dựng các nhà máy
thuỷ điện tại Việt Nam, về việc hợp tác trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích
hồ bình, về việc hợp tác giữa hai bộ y tế của hai nước v.v..
d. Cách thức thực hiện
Học sinh hoạt động cá nhân. Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên chú ý đến các
học sinh để có gợi ý hoặc trợ giúp học sinh khi các em gặp khó khăn. Giáo viên gọi bất kì 2 -3
học sinh phát biểu ý kiến, các học sinh khác lắng nghe, sau đó phản biện, bổ sung, chỉnh sửa cho
hồn chỉnh.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục đích
Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hồn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở
hoạt động hình thành kiến thức về quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
b. Nội dung
1. Lập bảng niên biểu những sự kiện chính về Liên Xơ từ sau Chiến tranh thế giới thứ
hai đến năm 1970.
2. Nhận xét về sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đơng Âu.
Trong q trình học sinh làm việc, giáo viên chú ý đến các các học sin để có thể gợi ý
hoặc trợ giúp học sinh khi các em gặp khó khăn.
c. Sản phẩm
- Học sinh lập bảng niên biểu các sự kiện chính của Liên Xơ trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội với thành tựu trên các lĩnh vực.
- Nhận xét về sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu
+ Đây là 1 tổn thất vô cùng to lớn cho chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng thế giới.
+ Nhưng đây không phải là sự “ cáo chung của chủ nghĩa xã hội” như các nước tư bản chủ
nghĩa đã từng rêu rao vì: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đơng Âu chỉ là sự sụp đổ
của 1 mơ hình xã họi chủ nghĩa xây dựng chưa đúng đắn, chưa khoa học, chưa nhân văn nên
dẫn đến hiện tượng vi phạm nghiêm trọng những nguyên lí và pháp chế xã họi chủ nghĩa.
Giáo viên nhấn mạnh, Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mơ hình xã hội
chủ nghĩa chưa thực sự khoa học, chưa thực sự nhân văn.
d. Cách thức thực hiện

Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm
việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc cơ giáo
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
a. Mục đích
Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề
mới trong học tập và thực tiễn về: Tác động của sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xơ đến tình
hình thế giới và Việt Nam.
b. Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
1. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô ảnh hưởng như thế nào đến trật tự thế giới
2 cực Ianta?


2. Viết bài luận khoảng 200 từ về sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.
Giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành sản phẩm của mình
c. Sản phẩm
1. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự thế
giới 2 cực Ianta, trật tự này đã sụp đổ.
2. Việt bài luận đảm bảo các ý
- Sự sụp đỏ của chủ nghĩa xã họi ở Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình xã hội
chứ khơng phải là của chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa là phù hợp với qui luật của cách mạng và
nguyện vọng của nhân dân.
- Bài học cho Việt Nam là cải cách, đổi mới.
d. Cách thức thực hiện
- Học sinh chia sẻ với bạn bè bằng việc: trao đổi sản phảm cho bạn, trưng bày, triển lãm sản
phẩm, gửi thư điện tử…
- Đánh giá sản phẩm của học sinh: nhận xét, khen gợi.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
- Đọc trước nội dung bài 3: Các nước Đông Bắc Á

- Sưu tầm tư liệu về Trung Quốc, Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
IV. Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................

Chương III: CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LA TINH (1945 - 2000)
Tiết 4 – Bài 3: CÁC NƯỚC ĐƠNG BẮC Á
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Tình hình khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Các giai đoạn phát triển của cách mạng Trung Quốc
2. Kỹ năng
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, đánh giá sự kiện.
Năng lực đánh giá, năng lực tổng hợp.
3. Phẩm chất


Nhận thức rõ sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và hai nhà nước trên bán
đảo Triều Tiên không chỉ là kết quả đấu tranh của nhân dân các nước này mà là kết chung của
nhân dân các dân tộc áp bức trên thế giới.
Giáo dục cho học sinh nhận thức đúng đắn về công cuộc xây dựng CNXH ở Trung Quốc
từ đó liên hệ với Việt Nam và rút ra những bài học bổ ích.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
Thiết bị dạy học: Bản đồ Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai, lược đồ Trung Quốc,
tranh ảnh liên quan.
Học liệu: Lịch sử thế giới hiện đại, sách giáo khoa lịch sử lớp 12, sách giáo viên lịch sử
lớp 12, Lịch sử Trung Quốc.
2. Chuẩn bị của học sinh

Sgk và đọc trước nội dung bài mới.
Sưu tầm tranh ảnh và tư liệu về Trung Quốc từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
III. Tổ chức các hoạt động dạy- học.
* Ổn định tổ chức lớp
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục đích
Với việc quan sát một số lược đồ các nước Đơng Bắc Á và các hình ảnh tiêu biểu của các
quốc gia ở Đông Bắc Á học sinh sẽ nhớ lại những kiến thức cơ bản về khu vực Đông Bắc Á.
Nhưng các em chưa thực sự hiểu về nó? Từ đó kích thích sự tị mị, lịng khát khao mong muốn
tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
b. Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh, cụ thể: quan sát lược đồ và các hình ảnh thảo luận
các vấn đề sau


1. Những hình ảnh trên gợi nhớ đến khu vực nào?
2. Khái qt những nét chính về khu vực đó
3. Em ấn tượng nhất nước nào trong khu vực? Tại sao?
c. Sản phẩm
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai cùng với những thay đổi của thế giới tình hình Đơng Bắc
Á có những thay đổi lớn lao:
- Sự tồn tại của hai nhà nước khác nhau trên bán đảo Triều Tiên.
- Cách mạng Trung Quốc thành cơng nước Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa thành lập và xây
dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
- Sự phát triển nhanh của nền kinh tế các nước trong khu vực Đơng Bắc Á.
Vậy những biến đổi đó diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
d. Cách thức thực hiện

Học sinh hoạt động cá nhân giáo viên quan sát và giúp đỡ học sinh. Giáo viên yêu cầu 2 học
sinh trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, học sinh khác bổ sung, giáo viên lựa chọn
01 sản phẩm để làm tình huống kết nối vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nét chung về khu vực Đông Bắc Á
a. Mục đích
Những nét chính về khu vực Đơng Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Tình hình bán đảo Triều Tiên
b. Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin sgk trang 19,20 kết hợp quan sát
hình ảnh thảo luận theo từng cặp đơi vấn đề sau:
Những thay đổi của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
c. Sản phẩm
- Khái quát: Đông Bắc Á là khu vực rộng lớn đông dân giàu tài nguyên, trước chiến tranh thế
giới thứ hai trừ Nhật Bản các nước Đông Bắc Á đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.


- Những biến đổi của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Cách mạng Trung Quốc thành công, xây dựng đất nước theo con đường XHCN đến thập niên
90 thu hồi được chủ quyền của hai vùng đất là Hồng Kông và Ma Cao.
+ Trên bán đảo Triều Tiên hình thành hai nhà nước riêng biệt với hai chế độ chính trị khác nhau:
Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn dân quốc.
+ Có 3 trong 4 con rồng kinh tế Châu Á: Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan.
+ Nhật Bản phát triển đứng thứ hai thế giới tư bản.
+ Trung Quốc đạt được mức tăng trưởng cao.
d. Cách thức thực hiện
Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên chú ý đến các học sinh để có gợi ý hoặc trợ giúp
học sinh khi các em gặp khó khăn.
Sau khi đàm thoại ở cặp đơi, giáo viên gọi bất kì 1 -2 học sinh phát biểu ý kiến, các học sinh
khác lắng nghe, sau đó phản biện, bổ sung, chỉnh sửa cho hoàn chỉnh.

HOẠT ĐỘNG 2. Trung Quốc (Chỉ cần tập trung vào sự kiện: Sự thành lập và ý nghĩa của sự
ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa)
a. Mục đích
Sự thành lập nước Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa
Công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc từ 1978 đến nay.
b. Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: đọc thông tin SGK trang 20 đến trang 24 kết hợp
quan sát lược đồ, tiến hành hoạt động cá nhân trao đổi các vấn đề sau

Mao Trạch Đơng tun bố thành lập nước
Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa.

Tàu Thần Châu 5
Dương Lợi Vĩ
1. Khái quát các giai đoạn của lịch sử Trung Quốc 1946 đến nay.


2. Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
3. Công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc từ 1978- nay.
c. Sản phẩm
Các giai đoạn của cách mạng Trung Quốc từ 1946 đến nay.
- Từ 1946-1949, nội chiến giữa hai đảng: Đảng cộng sản Trung Quốc và Quốc Dân đảng.
- Từ 1949-1959, 10 năm xây dựng chế độ mới đạt được nhiều thành tựu.
- Từ 1959-1978, 20 năm không ổn định do thực hiện đường lối “ Ba ngọn cờ hồng”
- Từ 1978 - nay, công cuộc cải cách - mở cửa đạt được nhiều thành tựu.
Sự thành lập nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa
- Sau khi kháng chiến chống Nhật thành công ở Trung Quốc đã diễn ra nội chiến giữa Đảng
cộng sản và Quốc dân đảng từ năm 1946-1949.
- Sau nội chiến kết thúc ngày 1/10/1949 nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập do
Mao Trạch Đông làm chủ tịch.

- Ý nghĩa của sự thành lập nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
+ Với Trung Quốc: chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của các thế lực thực dân đế quốc, xóa sạch
những tàn dư của phong kiến, đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên mới: Độc lập, tự do, chủ
nghĩa xã hội.
+ Với thế giới: sự kiện này đã cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc đồng thời tăng cường lực
lượng xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
Công cuộc cải cách, mở cửa từ 1978 ( Chỉ tập trung vào đường lối, mục tiêu, thành tựu
chính)
- Hồn cảnh lịch sử.
+ Tình hình thế giới: cuộc khủng hoảng năng lượng dầu mỏ đã tác động đến các quốc gia, dân
tộc.
+ Tại Trung Quốc 20 năm không ổn định đã gây nên những hậu quả nặng nề.
=> Từ đó để tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội Trung Quốc cần cải cách, mở cửa.
- Đường lối cái cách- mở cửa.
+ Đường lối cải cách do Đặng Tiểu Bình khởi xướng vào năm 1978 sau đó được nâng lên thành
đường lối chung trong các kì Đại hội của Đảng.
+ Nội dung:
Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, tiến hành cải cách - mở cửa chuyển từ nền kinh tế
kế hoạch sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
Hiện đại hóa nền kinh tế.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang sắc màu Trung Quốc.
Mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành nước giàu mạnh, văn minh.
- Thành tựu đạt được
+ Về kinh tế:
GDP tăng trung bình 8% , năm 2000 GDP đạt 1080 tỉ $.
Cơ cấu kinh tế thay đổi.
Thu nhập bình quân trên đầu người tăng cả thành thị lẫn nông thôn.
- Về khoa học kĩ thuật.
+ Năm 1964, thử thành công bom nguyên tử
+ Khoa học vũ trụ phát triển: năm 2003 phóng thành cơng 4 tàu “Thần Châu” với chế độ tự

động vào vũ trụ. T10/2003 phóng Tàu “Thần Châu 5” đưa nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ bay
vào vũ trụ, đưa Trung Quốc trở thành 1 trong 3 nước có con người bay vào vũ trụ.
- Đối ngoại:
+ Bình thường hóa quan hệ Liên Xơ, Mông Cổ, Việt Nam.
- Mở rộng mối quan hệ với các nước trên thế giới.
- Góp phần giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng phương pháp hịa bình.


- Ý nghĩa:
+ Với Trung Quốc:
Chứng minh đường lối cải cách- mở cửa là đúng.
Nâng cao vị trí của Trung Quốc trên trường quốc tế, tạo tiềm lực để Trung Quốc giữ vững con
đường xã hội chủ nghĩa .
+ Với các nước xã hội chủ nghĩa đã để lại những bài học kinh nghiệm quý trong công cuộc cải
cách của các nước.
d. Cách thức thực hiện
Hs hoạt động cá nhân kết hợp quan sát lược đồ, hết thời gian giáo viên yêu cầu 2-3 học
sinh báo cáo kết quả sản phẩm của mình, học sinh trong lớp lắng nghe và bổ sung.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục đích
Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hồn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt
động hình thành kiến thức về khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
b. Nội dung
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
1. Tại sao gọi nội chiến ở Trung Quốc là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân?
2. Sau chiến tranh thế giới thứ hai khu vực Đơng Bắc Á có nhiều biến đổi, biến đổi nào
có ảnh hưởng trực tiếp đến cục diện thế giới?
c. Sản phẩm
1. Nội chiến ở Trung Quốc là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
- Lãnh đạo: Đảng Cộng sản

- Chống lại lực lượng Quốc dân đảng
- Sau nội chiến Trung Quốc phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.
- Lực lượng tham gia là nhân dân.
2. Sau chiến tranh thế giới thứ hai khu vực Đông Bắc Á có nhiều biến đổi, biến đổi có
ảnh hưởng trực tiếp đến cục diện thế giới là cách mạng Trung Quốc thắng lợi và đi theo con
đường xã hội chủ nghĩa.
d. Cách thức thực hiện
Học sinh hoạt động cá nhân.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
a. Mục đích
Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề
mới trong học tập và thực tiễn.
b. Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh trao đổi về các vấn đề sau
1. Thành công trong công cuộc cải cách- mở cửa ở Trung Quốc để lại cho Viêt Nam bài
học kinh nghiệm quí?
2. Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang sắc màu riêng là như thế nào?
c. Sản phẩm
1. Bài học từ thành công của Trung Quốc cho Việt Nam là bài học kiên trì chủ nghĩa xã
hội, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, đổi mới...
2. Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang sắc màu riêng là sự vận dụng chủ nghĩa Mac- Lenin
phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, phát huy lợi thế của đất nước.
d. Cách thức thực hiện
Hs hoạt động nhóm, kĩ thuật chia sẻ nhóm đơi.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
- Đọc trước nội dung bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ.
- Sưu tầm tư liệu về các nước Đông Nam Á và cách mạng Ấn Độ.
IV. Rút kinh nghiệm



..........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
Ngày duyệt:

Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 5: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Những nét chính q trình đấu tranh giành độc lập tại Đơng Nam Á
Sự đời và phát triển của ASEAN
Sự phát triển của cách mạng Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
2. Năng lực
Năng lực nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ sự kiện lịch sử; năng lực thực hành
bộ môn lịch sử…
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng khái quát, tổng hợp vấn đề, phân tích, so sánh.
3. Thái độ
Giáo dục cho học sinh nhận thức đúng đắn về quá trình đấu tranh giành độc lập của các
nước Đông Nam Á và Ấn Độ.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
Thiết bị dạy học: Bản đồ Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tranh ảnh.
Học liệu: Lịch sử thế giới hiện đại, sách giáo khoa lịch sử lớp 12, sách giáo viên lịch sử
lớp 12, Lược sử Đông Nam Á.
2. Chuẩn bị của học sinh
Sgk và đọc trước nội dung bài mới.
Sưu tầm tranh ảnh và tư liệu về Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.



III. Tổ chức các hoạt động dạy- học.
* Ổn định tổ chức lớp
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục đích
Với việc học sinh quan sát lược đồ các nước Đông Nam Á các em có thể biết được những
nét chính về khu vực Đông Nam Á như điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa nhưng chưa biết
được sau Chiến tranh thế giới thứ hai khu vực này có những biến đổi sâu sắc tác động đến từng
quốc gia và cả khu vực. Từ đó kích thích sự tị mị, lịng khát khao mong muốn tìm hiểu những
điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
b. Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: quan sát lược đồ khu vực Đông Nam Á kết hợp
với kiến thức đã học để thảo luận các vấn đề:

Lược đồ các nước Đông Nam Á

Lược đồ Ấn Độ
Lăng Ta-giơ Ma-han
1. Đông Nam Á gồm bao nhiêu quốc gia? Nêu những hiểu biết về khu vực Đông Nam Á?
2. Nêu những hiểu biết của em về đất nước Ấn Độ.
c. Sản phẩm


Sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thế giới bước vào một cuộc chiến tranh mới:
Chiến tranh lạnh giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh đó q trình
đấu tranh giành độc lập của nhân dân Đông Nam Á và Ấn Độ diễn ra như thế nào? Sau khi
giành độc lập các nước này đã tiến hành công cuộc xây dựng đất nước đạt được kết quả như thế

nào? Những vấn đề đó chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
d. Cách thức thực hiện
Học sinh hoạt động các nhân, giáo viên quan sát và hỗ trợ.
Giáo viên yêu cầu 2- 3 học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau,
giáo viên lựa chọn 01 sản phẩm để làm tình huống kết nối vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Các nước Đơng Nam Á
a. Mục đích
Q trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Đông Nam Á từ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai.
Chiến lược Hướng nội, chiến lược Hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
b. Nội dung
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sgk mục I, trang 25 đến trang 32, hoạt động cá nhân và
thảo luận theo nhóm tìm hiểu các vấn đề:
Nhóm 1. Sự ra đời của các quốc gia độc lập ở Đơng Nam Á.
Nhóm 2. Các giai đoạn phát triển của các cách mạng Lào 1945- 2000, cách mạng
Campuchia 1945-2000.
Nhóm 3. Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN.
Nhóm 4. Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á.
Trong q trình học sinh làm việc, giáo viên chú ý đến các học sinh để có gợi ý hoặc trợ
giúp học sinh khi các em gặp khó khăn. Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của mình bằng
sơ đồ tư duy, bằng bảng biểu học sinh khác lắng nghe, sau đó phản biện, bổ sung, chỉnh sửa cho
hoàn chỉnh.
c. Sản phẩm
1. Sự ra đời của các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á.
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai trừ Thái Lan các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của
thực dân Phương Tây, trong Chiến tranh thế giới thứ hai là thuộc địa của Nhật.
- Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc phong trào giải phóng dân tộc tại Đông Nam Á phát
triển mạnh nhưng đạt được những kết quả khác nhau: Có 3 nước tuyên bố giành độc lập:Việt

Nam, Lào, Indonexia. Các nước còn lại chỉ giải phóng được vùng lãnh thổ như: Mianma,
Malaixia, Philippin.
- Sau đó các nước đế quốc Âu - Mĩ đã quay lại xâm lược Đông Nam Á, độc lập nhân dân Đông
Nam Á đã trải qua quá trình đấu tranh lâu dài gian khổ mới giành được độc lập.
2. Cách mạng Lào (1945 -1975). (Chỉ tập trung vào các giai đoạn chính của cách mạng
Lào và Campuchia)
Các giai đoạn
Kháng chiến chống
Nhật 1945

Thời gian
-T8/1945
-T10/1945

Sự kiện chính và kết quả
Nhân dân Lào nổi dậy đấu tranh
Lào tuyên bố độc lập


Kháng chiến chống
Pháp:
1946-1954

-T3/1946
- 1953-1954
-T7/1954

Kháng chiến chống
Mĩ: 1954-1975


-T3/1955
-Đầu những năm 70
-T12/1975

Pháp quay trở lại xâm lược Lào
Nhân dân Lào phối hợp với nhân dân VN tiến cơng
trên khắp chiến trường.
Pháp kí hiệp định Gionevo công nhận nền độc lập
của 3 nước Đông Dương
Đảng nhân dân Lào được thành lập lãnh đạo nhân
dân kháng chiến chống Mĩ.
Giải phóng được 4/5 lãnh thổ.
Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thành
lập.

3. Campuchia (1945-nay).
Các giai đoạn
Thời gian
Kháng chiến chống
Pháp: 1945-1954

T10/1945
Năm 1951
T11/1953
T7/1954

Thời kỳ trung lập

1954-1970


Kháng chiến chống
Mĩ: 1970-1975

T3/1970
T4/1975

Đấu tranh chống
Khơ
me đỏ:

Sự kiện chính và kết quả
Pháp trở lại xâm lược Đông Dương.
Đảng nhân dân cách mạng Campuchia thành lập
lãnh đạo
Pháp kí hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia
nhưng vẫn đóng qn.
Pháp kí hiệp định Gionevocơngnhận nền độc lập
của 3 nước ĐD.
Chính phủ Xihanuc thực hiện đường lối trung lập
để phát triển đất nước
Các thế lực tay sai của Mĩ đã tiến hành đảo chính
đưa Campuchia vào quỹ đạo chiến tranh.
Thủ đơ Phnompenh được giải phóng. Cuộc kháng
chiến chống Mĩ thắng lợi.

1975-1979

NhândânCampuchia được sự giúp đỡ của VN đã
đấu tranh chống lại chế độ diệt chủng khơme đỏ.
T1/1979 thành lập nước Cộng hòa nhân dân

Campuchia.
Nội chiến: 1979-1993 - 1979
Nội chiến diễn ra.
- 1991
Hiệp định hịa bình được kí tại Pari.
- 1993
Vương quốc Campuchia được thành lập.
4. Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN. (Hướng dẫn HS lập bảng về hai chiến lược phát triển
của nhóm năm nước sáng lập ASEAN)
- Đây là các nước giành độc lập sớm nhất Đông Nam Á nên sớm bắt tay vào xây dựng đất nước
thực hiện các chiến lược:
- Chiến lược hướng nội: cơng nghiệp hóa thay thế nhập khẩu .
- Chiến lược hướng ngoại: cơng nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
- Nhờ thực hiện các chiến lược phù hợp nên đây là nhóm nước có nền kinh tế phát triển

nhất Đông Nam Á .
Chiến lược kinh tế hướng nội
Thời gian Thời kỳ sau khi giành độc lập
Mục tiêu Nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu
xây dựng nền kinh tế tự chủ

Chiến lược kinh tế hướng ngoại
Từ những năm 60-70 đến nay.
Khắc phục khó khăn, phục hồi và phát
triển nhanh chóng nền kinh tế .


Nội dung Phát triển các ngành công nghiệp sx hàng
tiêu dùng thay thế hàng nhập khẩu, lấy
thị trường trong nước làm chỗ dựa

Thành tựu Đáp ứng những yêu cầu cơ bản của nhân
dân trong nước ,giải quyết nạn thất
nghiệp …

“Mở cửa” nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư
và kĩ thuật nước ngoài, tập trung cho xuất
khẩu, phát triển ngoại thương.
Bộ mặt kinh tế xã hội thay đổi to lớn, tỷ
trọng công nghiệp trong nền kinh tế cao
hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng

Hạn chế Thiếu vốn, nguyên liệu, cơng nghệ, chi Tình hình chính trị một số nước khơng ổn
phí cao dẫn tới thua lỗ, tham nhũng quan định, đối phó với cạnh tranh,….
liêu, đời sống khó khăn
5. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
- Bối cảnh thành lập:
+ Từ nửa sau những năm 60 của thế kỉ XX tình hình thế giới và khu vực Đơng Nam Á có những
thay đổi nên các nước Đơng Nam Á đều có nhu cầu hợp tác, liên minh với nhau.
+ Ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập
bao gồm 5 nước: Thái Lan, Indonexia,Mailaixia, Xingapo, Philippin.
Mục tiêu:
+ Phát triển kinh tế, văn hóa dựa trên sự nỗ lực của các nước thành viên.
+ Duy trì hịa bình, hợp tác và ổn định khu vực.
- Quá trình phát triển:
+Từ 1967-1975: ASEAN là tổ chức non trẻ, chưa có địa vị quốc tế cao.
+ Từ 1976 đến nay sau Hiệp ước Bali ASEAN ngày càng phát triển, hợp tác hiệu quả và có vị trí
quốc tế cao.
+ Từ 5 nước thành viên đến nay có 10 nước thành viên.
- Vai trò của ASEAN:
+ ASEAN là cầu nối tạo nên sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước thành viên, tạo điều kiện thuận

lợi cho các nước phát triển.
+ Hoạt động của ASEAN góp phần tạo ra một khu vực Đơng Nam Á hịa bình, ổn định.
+ Năm 1995 Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN, từ đó đến nay mối quan hệ được
tăng cường.
Giáo viên kết luận
Sau Chiến tranh thế giới II khu vực Đơng Nam Á có nhiều biến đổi to lớn.
- Thứ nhất, sau Chiến tranh thế giới II phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á
đều phát triển mạnh mẽ và giành thắng lợi, đưa đến sự ra đời của các quốc gia độc lập.
- Thứ hai, sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á tiến hành xây dựng đất nước, củng cố
nền độc lập và ra sức phát triển kinh tế, văn hóa, đạt được nhiều thành tựu
- Thứ ba, hầu hết các nước khu vực Đông Nam Á đều gia nhập tổ chức Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN) để tăng cường hợp tác khu vực và phát triển.
Hoạt động 2. Ấn Độ.
a. Mục đích
Quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Những thành tựu Ấn Độ đạt được trong công cuộc xây dựng đất nước.
b. Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: đọc thơng tin SGK trang 32-34quan sát các hình
ảnh Đảng Quốc đại, lược đồ Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thảo luận về các vấn đề sau
1. Sự thành lập của nước Cộng hòa Ấn Độ.
2. Những thành tựu Ấn Độ đạt được từ 1950 đến nay.
C. Sản phẩm
1. Sự thành lập của nước Cộng hòa Ấn Độ.


- Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào đấu tranh giành độc lập tại Ấn Độ phát triển dưới
sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, nhất là cao trào cách mạng 1946-1947.
- Ngày 15/8/1947 Thực dân Anh nhượng bộ chia Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị: Ấn Độ và
Pakittan.
- Đảng quốc đại lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập hoàn toàn. Ngày 26/01/1950 Ấn Độ

tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa.
- Sự thành lập nước Cộng hịa Ấn Độ có ý nghĩa quan trọng với Ấn Độ và phong trào giải phóng
dân tộc.
2. Cơng cuộc xây dựng đất nước.
- Đảng quốc đại lãnh đạo nhân dân tiếp tục xây dựng đất nước.
- Những thành tựu đạt được:
+ Trong nông nghiệp: tiến hành cách mạng xanh năng xuất tăng trở thành nước xuất khẩu gạo
thứ 3 trên thế giới.
+ Trong công nghiệp: phát triển nhanh năm 1980 sản xuất công nghiệp đứng thứ 10 thế giới.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao.
+ Văn hóa, giaó dục, khoa học đạt được những thành tựu to lớn nhất là khoa học vũ trụ:năm
1974 thử thành công bom nguyên tử. năm 1975 phóng vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ. Đến năm
2002 có 7 vệ tinh hoạt động.
+ Đối ngoại thực hiện chính sách hịa bình, trung lập, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế
giới.
+ Ý nghĩa: những thành tựu trên đã nâng cao vị trí của Ấn Độ trên trường quốc tế.
d. Cách thức thực hiện
Học sinh hoạt động cá nhân, trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên chú ý đến các
học sinh để có gợi ý hoặc trợ giúp học sinh khi các em gặp khó khăn.
Giáo viên gọi bất kì 2 -3 học sinh phát biểu ý kiến, các học sinh khác lắng nghe, sau đó
phản biện, bổ sung, chỉnh sửa cho hồn chỉnh.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục đích
Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở
hoạt động hình thành kiến thức về khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ.
b. Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
1. Tại sao nhân dân 3 nước Đơng Dương phải đồn kết nhau trong chiến đấu? Tình đồn
kết đó dược thể hiện như thế nào?
2. Phương án Maobáttơn gây ra hậu quả gì?

c. Sản phẩm
- Nhân dân 3 nước Đơng Dương phải đồn kết nhau trong chiến đấu vì có nhiều điểm tương
đồng
- Tình đồn kết đó dược thể hiện trong kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mĩ, trong
công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
- Phương án Maobáttơn gây ra hậu quả nghiêm trọng cho Ấn Độ.
+ Đất nước bị chia cắt trên cơ sở tôn giáo.
+ Tạo ra những bất ổn sau này.
d. Cách thức thực hiện
Học sinh hoạt động cá nhân, trong quá trình làm việc học sinh trao đổi với các bạn và
giáo viên.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
a. Mục đích


×