Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.07 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b> Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin đã và đang tác động mạnh mẽ vào sự</b>
phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Việc ứng dụng CNTT trong
việc dạy và học là yêu cầu bức thiết của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Cũng như các môn học khác, việc áp dụng CNTT trong việc dạy học tiếng Anh góp
phần thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của
việc dạy và học. Càng được quan tâm hơn bao giờ hết nhờ ứng dụng nghệ thông tin
mà các bài giảng trở nên sinh động, cuốn hút người học hơn, giúp cho người học
mạnh dạn tham gia vào các hoạt động trong giờ học. Với đặc thù là một mơn học
ln cần có sự hỗ của các phương tiện dạy học như tranh ảnh, đồ vật thật, biểu đồ
minh hoạ...v.v thì việc ứng dụng CNTT vào việc dạy học bộ môn tiếng Anh không
những giúp cho người dạy phần nào tiết kiệm được thời gian chuẩn bị đồ dùng dạy
học cho các tiết học mà còn giúp cho người học tiếp cận được bài giảng một cách
dễ dàng. Xuất phát từ những nhu cầu thiết thực trong việc dạy học bộ môn tiếng
Anh, tôi xin báo cáo lại việc ứng dụng phần mềm Microsoft PowerPoint trong đó
có kết hợp một số phần mềm ứng dụng khác như : Violet 1.5 và Violet 1.7, Adobe
presenter 7 trong việc soạn giảng bộ môn tiếng Anh cho học sinh ở bậc THCS
trong năm học 2013 – 2014 như sau:
Microsoft PowerPoint là một phần mềm có khả năng trình diễn khá linh hoạt,
cụ thể ứng dụng cho các bài dạy từ vựng (vocabulary), ngữ pháp (grammar), bài
dạy rèn luyện kỹ năng như kỹ năng nghe – nói (speaking and listening), kỹ
năng viết (writing) và kỹ năng đọc hiểu (reading).
mỗi GV góp phần chủ yếu trong việc thực hiện cuộc vận động động '' Mỗi thầy
giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo .''
<b>* Kết quả đạt được từ việc ứng dụng CNTT trong dạy học tiếng Anh</b>
Với CNTT giáo viên có thể giới thiệu ngữ liệu mới bằng những tình huống sinh
<i>động với tranh ảnh minh họa phong phú, cùng với sự hỗ trợ công nghệ Multimedia</i>
<i>sẽ tạo thành một giáo án hoàn hảo giúp học sinh say mê học tập, phát huy tính chủ</i>
<i>động tìm hiểu và khắc sâu kiến thức bài học.</i>
- <b>Góp phần giúp học sinh được lĩnh hội kiến thức vững vàng hơn thơng qua</b>
<b>những minh hoạ chính xác.</b>
Ở bậc THCS, việc học ngoại ngữ nói chung và mơn học tiếng Anh nói riêng là
một môn học rất mới mẽ. Để giúp cho các em học sinh bước đầu có những khái
niệm cơ bản về môn học cũng như làm quen với một ngơn ngữ mới, địi hỏi giáo
viên phải thật khéo léo trong việc giới thiệu ngữ liệu mới, giáo viên cần phải dùng
giáo cụ minh họa một cách thật chính xác. Vì vậy, khi muốn các em làm quen với
một từ vựng mới giáo viên sẽ dùng nhiều hình thức khác nhau để minh họa như sử
dụng tranh, ảnh, tình huống… nhờ những các phần mềm hỗ trợ, học sinh được tiếp
cận với kiến thức và hoạt động gần với thực tế hơn, thay vì hình thức tiếp thu kiến
thức qua bài giảng của giáo viên như trước đây hoặc qua tham khảo sách báo. Học
sinh được quan sát các hình ảnh thực tế được nhiều góc độ, đoạn phim tư liệu có
tính trực quan sinh động, dễ tiếp thu. Do vậy, học sinh được lĩnh hội kiến thức
nhanh hơn và vững chắc hơn. Mặt khác nếu như có sự chuẩn bị chu đáo từ phía
giáo viên khi soạn giảng, học sinh có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn và khó
trong một thời gian ngắn.
<b>- Góp phần giúp học sinh tập trung chú ý vào nội dung bài học:</b>
tập trung vào nội dung bài giảng. Trong thực tế, ứng dụng khi CNTT vào soạn
giảng, hầu hết giáo viên đều sử dụng những tranh ảnh minh họa chủ yếu từ các
nguồn ảnh tư liệu như: ảnh quét từ máy Scan, ảnh download từ internet. Chính vì
vậy, rất khó để có một hình ảnh minh họa bài giảng thích hợp về mặt sư phạm hoặc
thẩm mỹ. Cụ thể, những ảnh quét từ máy Scan thường kém chất lượng hoặc không
<b>* Một số thuận lợi trong quá trình ứng dụng CNTT</b>
- Mơi trường đa phương tiện, kết hợp với những hình ảnh, âm thanh, video, văn
bản, biểu đồ… được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu
quả tối đa qua một quá trình học tập đa giác quan.
- Kỹ thuật đồ họa nâng cao có thể mơ phỏng nhiều thí nghiệm, q trình, hiện
tượng trong tự nhiên, xã hội mà khơng thể thực hiện được trong điều kiện của nhà
trường.
- Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người
sử dụng thông qua mạng máy tính và mạng Internet… có thể được khai thác để tạo
nên những điều kiện cực kỳ thuận lợi để HS học tập tự giác, tích cực và sáng tạo.
- Những kiến thức, kỹ năng được cung cấp bằng nhiều kênh: Kênh hình, kênh chữ,
âm thanh sống động làm cho HS dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, HS có
thể có những dự đốn về các tính chất, những quy luật mới. Đây là một cơng dụng
lớn của CNTT trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Có thể khẳng định
rằng, mơi trường CNTT chắc chắn sẽ tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của
HS và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới.
<b> * Những khó khăn trong q trình ứng dụng CNTT</b>
khơng phải tồn bộ chương trình do nhiều ngun nhân mà cụ thể là, với những bài
học có nội dung ngắn, khơng nhiều kiến thức mới, thì việc dạy học theo phương
pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho học sinh, vì giáo viên sẽ ghi tất cả nội dung
bài học đó trên một mặt bảng và như vậy sẽ dễ củng cố bài học từ đầu đến cuối mà
- Việc sử dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ,
dẫn đến việc vận dụng nó khơng đúng chỗ, khơng đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó.
- Các phương tiện thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học ứng
dụng CNTT còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa được hướng dẫn sử dụng đầy đủ nên
chưa thể triển khai thác rộng khắp và hiệu quả.
- Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng mới dừng lại ở việc xóa mù tin học nên
giáo viên cịn mất nhiều thời gian và cơng sức để ứng dụng CNTT trong lớp học
một cách có hiệu quả.
- Cịn về phía học sinh, có thói quen thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái
hiện lại một cách máy móc, những gì giáo viên đã giảng, chỉ biết những kiến thức
mà giáo viên đã cung cấp. Bên cạnh đó, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết
bị, đặc biệt là các phòng học đa phương tiện, các thiết bị nghe, nhìn để minh họa
cho bài giảng của giáo viên đã khiến cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy học gặp nhiều bất lợi trong việc dạy học.
đề về chuyên môn trong việc thiết kế bài giảng điện tử như không nên lạm dụng
các hiệu ứng, cần phải biết kết hợp với phương pháp truyền thống, tạo các slice
mang tính sư phạm cao…
<b>* Một số kinh nghiệm rút ra qua quá trình ứng dụng CNTT vào dạy học</b>
<b>Tiếng Anh ở THCS.</b>
- Việc soạn giáo án điện tử cần đến rất nhiều sự nỗ lực và cố gắng của giáo viên
- Càng bắt tay vào thực tế, chúng ta mới có thể đúc rút được những kinh
nghiệm hay, phát hiện ra những nhược điểm để từ đó điều chỉnh, bổ sung những
khiếm khuyết trong quá trình thiết kế để tạo các bài giảng hồn chỉnh .
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ mơn Tiếng Anh nói
riêng và các mơn học khác nói chung cần đến sự làm việc nghiêm túc, say mê, sáng
tạo, và tinh thần tự học của mỗi giáo viên. Bên cạnh đó cần có sự quan tâm, tạo
điều kiện của các cấp quản lý giáo dục. Nếu có được các yếu tố như vậy, việc ứng
dụng cơng nghệ thông tin vào dạy học của chúng ta sẽ nhất định thành công.
Trên đây là báo cáo việc ứng dụng CNTT vào trong dạy học tiếng Anh trong
năm học 2013 – 2014. Xin trình đến BGH trường THCS Long Điền Tiến. Rất
mong sự góp ý từ quý lãnh đạo.
<i>Long Điền, ngày 5 tháng 5 năm 2014</i>
<b> Người viết báo cáo</b>
<b> Hồ Chí Thuận</b>