Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

baithuhoachBDTX2014DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.44 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Phòng Giáo Dục – Đào Tạo Gò Công Tây Trường THCS Thạnh Nhựt BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN QUÍ II VÀ QUÍ III- 2014 MODUL 23: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Họ và tên giáo viên: Ông Thị Ánh Loan Nhiệm vụ được phân công: Dạy Tiếng Anh lớp 73,4,5 9 2,4.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Nội dung: Nội dung 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 1. Trình bày cách hiểu của bạn về kiểm tra, đánh giá, đo lường kết quả học tập. Chỉ ra các đặc trưng của đo lường kết quả học tập, minh họa những đặc trưng này trong thực tiễn kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở trường THCS Theo ý tôi, kiểm tra là quá trình thu thập thông tin làm cơ sở cho đánh giá. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập xử lý thông tin về trình độ, khả năng người học thực hiện. Đo lường kết quả học tập là quá trình đối chiếu các thông tin thu được với tiêu chuẩn hoặc tiêu chí. Việc đo lường mang tính phức tạp, có một số đặc trưng như định tính và định lượng, trực tiếp và gián tiếp. 2. Phân tích vai trò của đánh giá kết quả học tập, minh họa bằng thực tiễn để chứng minh cho vai trò đã phân tích Đánh giá kết quả học tập của học sinh là đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu đã đề ra sau một giai đoạn học tập. Nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục: - thể hiện kết quả của quá trình giáo dục và đào tạo: kết quả từng giai đoạn, từng học kỳ, từng năm học - tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường : giúp giáo viên trong việc đánh giá xếp loại năng lực học sinh, kịp thời có những quyết định khen thưởng – kỷ luật hợp lý. - giúp bản thân học sinh thấy được kết quả học tập của mình, đồng thời thúc đẩy họ học tập tiến bộ hơn. Để đánh giá được kết quả học tập, người giáo viên cần phải thu thập thông tin, đối chiếu , so sánh và đi đến kết luận phù hợp. Muốn quá trình thu thập thông tin có hiệu quả, giáo viên cần phải quan sát học sinh, đặt câu hỏi cho học sinh trả lời, cho đề cho học sinh làm bài. Để có thể đi đến kết luận chính xác, giáo viên cần phải đối chiếu câu trả lời hay bài làm của học sinh với các đáp án, thang điểm hợp lý. 3. Các chức năng của đánh giá kết quả học tập là gì? Đưa ra các minh họa cụ thể để chứng minh cho từng chức năng của đánh giá - Chức năng xác nhận: Xác định mức độ của người học, làm căn cứ cho các quyết định phù hợp. Cung cấp những số liệu để thừa nhận hay bác bỏ sự hoàn thành hay chưa hoàn thành của khóa học.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Chức năng định hướng: Xác định điểm mạnh và điểm yếu của học sinh, giúp giáo viên đưa ra các quyết định có liên quan đến các kế hoạch, nội dung, phương pháp, sắp xếp nhóm học tập, bồi dưỡng năng khiếu…. - Chức năng hỗ trợ: Quá trình dạy học là 1 tiến trình dài. Học sinh thường khó bảo toàn toàn bộ kiến thức.Vì vậy, kiểm tra đánh giá góp phần điều chỉnh, hỗ trợ, giúp cho quá trình học tập có hiệu quả. 4. Nhận xét việc thực hiện các chức năng của đánh giá kết quả học tập của học sinh trong thực tiễn ở nhà trường mà bạn được biết. Trong nhà trường THCS hiện nay, việc tiến hành đánh giá kết quả học tập của học sinh diễn ra một cách đồng bộ , nhịp nhàng và thường xuyên, đảm bảo thể hiện đầy đủ các chức năng ở các loại hình kiểm tra : - Kiểm tra miệng ở đầu mỗi tiết học - Kiểm tra 15 phút - Kiểm tra 1 tiết ở cuối chương, hoặc cuối 1 giai đoạn - Kiểm tra giữa học kỳ - Kiểm tra học kỳ 5. Phân tích các yêu cầu đối với kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS - Đảm bảo sự phù hợp của phương pháp kiểm tra đánh giá với các mục tiêu đã xác định - Đảm bảo tính giá trị, những thông tin thu được phải là những bằng chứng để đi đến những kết luận phù hợp - Đảm bảo tính tin cậy: phản ánh đúng kết quả học tập của người học - Đảm bảo tính công bằng: tạo điều kiện cho tất cả học sinh có cơ hội như nhau 6. Đánh giá thực trạng việc thực hiện các yêu cầu về đánh giá kết quả học tập của học sinh trong nhà trường hiện nay Trong nhà trường THCS hiện nay, việc thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo tương đối các yêu cầu nêu trên. 7. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS Theo tôi nghĩ, muốn nâng cao hiệu quả đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS, đánh giá phải tạo ra động lực để đối tượng được đánh giá vươn lên. Do vậy, đánh giá phải linh hoạt, mềm dẻo có tác dụng khích lệ, động viên. Tiêu chí đánh giá cũng như kết quả đánh giá phải được công bố công khai và kịp thời cho học sinh..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Nội dung 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 1.Bạn hãy quan sát thực tiễn việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong nhà trường và nhận xét việc thực hiện các yêu cầu của giáo viên khi tiến hành phương pháp kiểm tra viết dạng tự luận. Hãy đề xuát ý kiến đẻ khắc phục những hạn chế này Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong nhà trường hiện nay thường được tiến hành với nhiều hình thức: - Phương pháp Kiểm tra viết dạng tự luận - Phương pháp Kiểm tra trắc nghiệm khách quan - Phương pháp Kiểm tra vấn đáp - Phương pháp quan sát. Khi tiến hành phương pháp kiểm tra viết dạng tự luận, người giáo viên thường cho ít câu hỏi, mỗi câu hỏi cần nhiều thời gian để trả lời, cho phép một sự tự do tương đối để trả lời các vấn đề đã đặt ra. Phương pháp này có thể đánh giá được mức độ hiểu sâu, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng giải thích hoặc tổng hợp các sự kiện. Tuy nhiên, một bài kiểm tra viết dạng tự luận thường có ít câu hỏi, do đó khó có thể đánh giá tổng thể một lượng kiến thức cần đánh giá. Hơn nữa, khi làm bài viết tự luận, học sinh thường chỉ tập trung vào một số chủ đề, thể loại, các mối quan hệ, cách tổng hợp sắp xếp thông tin. Việc chấm điểm một bài tự luận thường gặp 1 số khó khăn và tốn thời gian. Theo tôi, để giảm các hạn chế nói trên, trong kiểm tra đánh giá, giáo viên nên kết hợp các phương pháp khác với nhau. Có như thế thì kết quả kiểm tra đánh giá học sinh mới mang tính chính xác, khách quan, hiệu quả và toàn diện. 2. Hãy nhận xét về việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong thực tiễn hiện nay Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập của học sinh là 1 phương pháp hiệu quả, có khả năng đo được nhận thức của học sinh ( biết, hiểu, vận dụng, phân tích , tổng hợp, đánh giá ). Điểm số có độ tin cậy cao.Bài kiểm tra trắc nghiệm thường gồm nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề có thể đại diện cho lượng kiến thức cần đánh giá. Tuy nhiên, bài kiểm tra tắc nghiệm khách quan cũng gặp không ít khó khăn trong việc đo lường khả năng diễn đạt, sắp xếp, trình bày và đưa ra ý tưởng mới. Ngoài ra, việc xây dựng hệ thống câu hỏi đòi hỏi nhiều ở khâu chuẩn bị và tốn thời gian. 3. So sánh phương pháp kiểm tra viết dạng tự luận và phương pháp trắc nghiệm khách quan. Nêu những căn cứ để lựa chọn và sử dụng có hiệu quả từng phương pháp.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Phương pháp kiểm tra dạng tự luận -Ít câu hỏi, chỉ tập trung ở 1 số chủ đề, thể loại do đó không thể kiểm tra tổng thể lượng kiến thức cần đánh giá -Điểm số khó đánh giá 1 cách tuyệt đối, có thể bị thiên lệch giữa các giám khảo -Có thể đánh giá mức độ hiểu sâu, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng sắp xếp, diễn đạt, đưa ra ý tưởng mới. Phương pháp trắc nghiệm khách quan. -Nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề do đó có thể kiểm tra tổng thể lượng kiến thức cần đánh giá -Điểm số có độ tin cậy cao, mang tính khách quan -Khó đo được mức độ diễn đạt, sắp xếp, trình bày và đưa ra ý tưởng mới. 4. Thảo luận về thực trạng sử dụng phương pháp vấn đáp trong kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh hiện nay Kiểm tra vấn đáp là 1 phương pháp được sử dụng phổ biến trong kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh hiện nay. Phương pháp này giúp giáo viên thu được tín hiệu từ mọi đối tượng học sinh một cách nhanh chóng. giúp cả giáo viên và học sinh kịp thời điều chỉnh các hoạt động. Phương pháp này thật sự cần thiết, có thể kích thích học sinh học bài mỗi ngày,giúp học sinh tự kiểm tra tri thức thông qua câu trả lời của mình hoặc của bạn. Phương pháp này có thể được sử dụng ở mọi thời điểm trong tiết học, cũng như ở mỗi cuối học kỳ hoặc cuối năm khi học sinh cần trình bày, diễn đạt bằng ngôn ngữ nói. Tuy nhiên, kiểm tra vấn đáp còn gặp 1 số hạn chế, đòi hỏi người giáo viên phải nêu câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu, phải khéo léo trong dẫn dắt học sinh đi đến trả lời. Kiểm tra vấn đáp đôi khi tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng không ít đến việc thực hiện kế hoạch của giáo viên và học sinh. Kết quả kiểm tra vấn đáp đôi khi còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người hỏi vá tâm trạng hay sự bình tĩnh của người trả lời 5. Trình bày phương pháp đánh giá thực hành sử dụng trong đánh giá kết quả học tập của học sinh, so sánh với bài kiểm tra viết tự luận Phương pháp thực hành quan sát có nhiều thuận lợi trong đánh giá thái độ hoặc kỹ năng của học sinh. Phương pháp này hướng các em đi vào các hoạt động, tạo cơ hội cho các em thể hiện những điều đã học theo những cách khác nhau, qua đó thể hiện được tính sáng tạo của học sinh.Thông qua các hoạt động quan sát, đánh giá thực hành, giáo viên có thể nắm bắt 1 số thông tin có giá trị. Tuy nhiên phương pháp này chỉ thu được những biểu hiện trực tiếp, bề ngoài. Kết quả quan sát còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người quan sát, số lượng quan sát không nhiều. Giáo viên thường mất nhiều thời gian đầu tư cho các bài tập hay và xây dựng các tiêu chí đánh giá.Học sinh mất nhiều thời gian để hoàn thành nhiệm vụ.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Đánh giá thực hành thuận lợi trong đánh giá thái độ hoặc kỹ năng của học sinh tạo cơ hội cho các em hoạt động thể hiện tính sáng tạo còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người quan sát. Kiểm tra viết tự luận thuận lợi trong đánh giá mức độ hiểu sâu, khả năng suy luận, sắp xếp, tổng hợp… tạo cơ hội cho các em sáng tạo, thể hiện ý tưởng mới còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của từng người chấm. 6. Thiết kế nội dung của một bài kiểm tra đánh giá kỹ năng thực hành của học sinh ở một môn học cụ thể PHÒNG GD&ĐT GÒ CÔNG TÂY. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG. TRƯỜNG THCS THẠNH NHỰT. NĂM HỌC: 2013 – 2014 MÔN: ANH LỚP 7 ( Thời gian làm bài: 45 phút). A. Pronunciation & vocabulary I.Pick out one word that has the underlined part is pronounced different from the others(0,5m) 1. nice fine still write 2. birthday live third first II. Pick out one word whose main stress is different from the others(0,5m) 1.different distance unhappy telephone 2. moment excuse tomorrow address III.Pick out one word that has different topic(0,5m) 1.far grade age name 2. miss call meet soon B. Reading I. Fill in each blank with the suitable word (2ms) Bigger,sure, different, still, because, new,cakes, with, friends, have. Hoa is a …(1)..student in class 7A. She is from Hue and her parents …(2)..live there. She live …(3)…her uncle and aunt in Ha Noi. Hoa has lots of friends in Hue. But she doesn’t have any …(4)…in Ha Noi.Many things are…(5)…. Her new school is …(6)….than her old school. Her new school has a lot of students. Her old school doesn’t …(7)..many students. Hoa is unhappy…(8)…she misses her parents and her friends..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> II. Read the dialogue and answer the questions. (1.5 ms) Han: Hello. This is 8 674 758 Phong: Hello. Is that Lan? Han: No. This is her sister, Han. Who’s calling? Phong: This is Phong. Can I speak to Lan? Han: I’m sorry. She’s out at the moment. Phong: When will she be back? Han: She ‘ll be back at about six o’clock Phong: All right. Please tell her I’ll call again after six Han: OK. I’ll tell her. Good bye Phong: Bye. 1. Who is calling? A. Han B. Phong C. Lan 2. Who is answering the phone? A. Han B. Phong C. Lan 3.When will Phong call her again? A. after six B. before six C. at about six 4. Lan is …….. at the moment? A. at her house B. at Phong’s house C. out 5. Lan will be…..at about six A. busy B. late C. back 6. Lan is …….. A. Phong’s friend B. Han’s sister C. A and B C. Language focus I. Choose the best answer with A, B, C or D. (3ms) 1. Jack drives …….. than Jane . ( fast, more fast, faster, slowly) 2.I think she …….to the party tomorrow. ( come, comes, will come, will comes) 3. He doesn’t have …….friends at his new school. ( some , any, much, a lot) 4. …….you have a test tomorrow morning? ( Are, Do, Will, Is ) 5. We will…….our friends next Sunday. (meet, meets, to meet, meeting) 6. It’s raining. Don’t go out. You …..wet ( are, have, will be, will have ) 7. How ……will you be on your next birthday? – Fifteen ( old, long, far, often) 8. My …..is 19 Nguyen Hue Street ( age, address, full name, grade) 9. Don’t worry, Hoa. I’m sure you……a lot of friends soon ( are, will be, have, will have) 10. You can find his telephone number in the …….. ( home address, telephone number, telephone directory, personal information) 11.This is my new friend. ……. name is Pham Van Hung ( my, your, her, his) 12.August is the …….. month of the year( eight, eighth, nine, ninth) II..Write the sentences with the words given. (2ms) 1. She / have / a party / her next birthday.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 2. It / about one kilometer/ from / Lan’s house / school 3. My sister / often / a glass of milk/ the morning 4. They / doing / their home work/ the moment. 7. Viết bài luận để giải thích và chứng minh rằng: Để đánh giá đầy đủ các mục tiêu học tập cần có sự lựa chọn và phối hợp các phương pháp đánh giá Mỗi phương pháp kiểm tra đánh giá đều có ưu điểm và hạn chế nhất định. Không có một phương pháp nào là tối ưu hay hạn chế nhất.Do đó, người giáo viên cần phải lựa chọn và phối hợp các phương pháp cho phù hợp với mục tiêu đánh giá. Để kết quả kiểm tra đánh giá đảm bảo tính khách quan, có giá trị, đáng tin cậy, giáo viên nên sử dụng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan. Phương pháp này thường có nhiều câu hỏi, xoay quanh nhiều vấn đề, do vậy chúng ta có thể đánh giá được tổng thể lượng kiến thức cần đánh giá. Kiểm tra viết tự luận là phương pháp có thể đánh giá được mức độ hiểu sâu, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng suy luận, giải thích hoặc tổng hợp các sự kiện. Qua đó, thể hiện được khả năng trình bày, diễn đạt hay tính sáng tạo của học sinh. Phương pháp kiểm tra vấn đáp giúp giáo viên thu được tín hiệu từ mọi đối tượng học sinh một cách nhanh chóng, giúp cả giáo viên và học sinh kịp thời điều chỉnh các hoạt động. Phương pháp này thật sự cần thiết, có thể kích thích học sinh học bài mỗi ngày, có thể sử dụng mọi thời điểm trong tiết học, cũng như ở mỗi cuối học kỳ hoặc cuối năm khi học sinh cần trình bày, diễn đạt bằng ngôn ngữ nói. Phương pháp quan sát có nhiều thuận lợi trong đánh giá thái độ hoặc kỹ năng của học sinh. Phương pháp này hướng các em đi vào các hoạt động, tạo cơ hội cho các em thể hiện những điều đã học theo những cách khác nhau, qua đó thể hiện được tính sáng tạo của học sinh. Nói tóm lại, để việc đánh giá giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo tính khách quan và hiệu quả, giáo viên cần phải lựa chọn, phối hợp nhiều phương pháp cho phù hợp với mục tiêu đánh giá là điều tất yếu..

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×