Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

ON TAP TAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.83 KB, 26 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 HỌC KÌ II Năm học 2013 - 2014. Ngày soạn: 18 /4/2013 Ngày dạy : / 4/2013 A. tiÕng viÖt. Câu 1: Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ ? Cho ví dụ. TL: - Đặc điểm của khởi ngữ: + Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. + Trước khởi ngữ thường có thêm các từ: về, đối với. - Công dụng: Nêu lên đề tài được nói đến trong câu. - Ví dụ: - Tôi thì tôi xin chịu. - Hăng hái học tập, đó là đức tính tốt của học sinh. Câu 2: Thế nào là thành phần biệt lập ? Kể tên các thành phần biệt lập ? Cho ví dụ. * Thành phần biệt lập: Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu. a. Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. VD: - Mời u xơi khoai đi ạ ! ( Ngô Tất Tố) - Có lẽ văn nghệ rất kị “tri thức hóa” nữa. ( Nguyễn Đình Thi) b. Thành phần cảm thán là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí của người nói (vui, mừng, buồn, giận…); có sử dụng những từ ngữ như: chao ôi, a , ơi, trời ơi…. Thành phần cảm thán có thể được tách thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt. VD: + Ôi ! hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa xa vẫn thẳng hàng (Viễn Phương) + Trời ơi, sinh giặc làm chi Để chồng tôi phải ra đi diệt thù (Ca dao) c. Thành phần gọi - đáp là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp; có sử dụng những từ dùng để gọi – đáp. VD: + Vâng, mời bác và cô lên chơi (Nguyễn Thành Long) + Này, rồi cũng phải nuôi lấy con lợn…mà ăn mừng đấy ! (Kim Lân) d. Thành phần phụ chú là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu; thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa hai dấu gạch ngang với dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú cũng được đặt sau dấu ngoặc chấm. VD: + Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm ( Nam Cao) + Lác đác hãy còn những thửa ruộng lúa con gái xanh đen, lá to bản, mũi nhọn như lưới lê – con gái núi rừng có khác. (Trần Đăng) Câu 3: Yêu cầu của việc liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu, đoạn văn ? Câu văn, đoạn văn trong văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức: - Liên kết nội dung: các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề chung của đoạn (liên kết chủ đề); các đoạn văn, câu văn phải được xắp xếp theo trình tự hợp lí (liên kết logic). - Liên kết về hình thức: các câu văn, đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là phép lặp, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, phép liên tưởng, phép thế, phép nối. Câu 4: Các phép liên kết câu và đoạn văn ? Cho ví dụ ?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> a.. Phép lặp từ ngữ: Là cách lặp lại ở câu đứng sau những từ đã có ở câu trước. VD: Tôi nghĩ đến những niềm hi vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ. (Lỗ Tấn) b.. Phép tương đồng, tương phản và liên tưởng - Câu sau được liên kết với câu trước nhờ các từ đồng nghĩa. VD: … Hàng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về. (Sơn Tinh, Thủy Tinh) - Câu sau liên kết với câu trước nhờ các từ trái nghĩa. VD: Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng (Tú Xương) - Câu sau liên kết với câu trước nhờ những từ ngữ cùng trường liên tưởng. VD: Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. (Kim Lân) c. Phép thế: là cách sử dụng ở câu sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước. Các yếu tố thế: - Dùng các chỉ từ hoặc đại từ như: đây, đó, ấy, kia, thế, vậy…, nó, hắn, họ, chúng nó… thay thế cho các yếu tố ở câu trước, đoạn trước. - Dùng tổ hợp “danh từ + chỉ từ” như: cái này, việc ấy, điều đó,… để thay thế cho yếu tố ở câu trước, đoạn trước. Các yếu tố được thay thế có thể là từ, cụm từ, câu, đoạn. VD: Nghệ sĩ điện truyền thẳng vào tâm hồn chúng ta. Ấy là điểm màu của nghệ thuật. (Nguyễn Đình Thi) ( Chỉ từ thay thế cho câu) d. Phép nối: Các phương tiện nối: * Sử dụng quan hệ từ để nối: và, rồi, nhưng, mà, còn, nên, cho nên, vì, nếu, tuy, để… VD: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. (Nguyễn Đình Thi) * Sử dụng các từ chuyển tiếp: những quán ngữ như: một là, hai là, trước hết, cuối cùng, nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, hơn nữa, ngược lại, vả lại … VD: Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt ! (Nam Cao) * Sử dụng tổ hợp“quan hệ từ,đại từ,chỉ từ”: vì vậy, nếu thế, tuy thế … ; thế thì, vậy nên . .. VD: Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quan ra đánh đuổi chúng. (Ngô gia văn phái) Câu 5: Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý ? Điều kiện sử dụng hàm ý ? Cho ví dụ. + Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. + Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. VD: a, - Ba con, sao con không nhận ? - Không phải. - Đang nằm mà nó cũng phải giãy lên. - Sao con biết là không phải ?[...].

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Ba không giống cái hình ba chụp với má. (Nguyễn Quang Sáng) b, An: - Chiều mai cậu đi đá bóng với tớ đi . Bình: - Chiều mai tớ đi học toán rồi. (Hàm ý: Tớ không đi đá bóng được) An: - Thế à, buồn nhỉ. + Điều kiện sử dụng hàm ý: + Người nói (người viết) có ý đưa hàm ý vào câu nói. + Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. BẢNG TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NGỮ PHÁP Đơn vị bài học Khái niệm Ví dụ Danh từ Là những từ chỉ người, vật, khái niệm Bác sĩ, học sinh, gà con. Động từ Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. Học tập, nghiên cứu, ... Tính từ Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành Xấu, đẹp, buồn, động, trạng thái. vui, ... Số từ Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Một, hai, ba, thứ nhất, thứ hai,... Đại từ Là những từ dùng để trỏ người, vật, hoạt động, tính Tôi, nó, thế, ... chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. Lượng từ Là những từ chỉ số lượng ít hay nhiều của sự vật. Chỉ từ Là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị ấy, đó, nọ, kia, ... trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. Quan hệ từ Là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như Của, như, vì...nên, ... sở hữu, so sánh, nhân quả ... giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. Trợ từ Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Tình thái từ Là những từ thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, A ! ôi ! câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. Thán từ Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc, của Than ôi ! Trời ơi ! người nói hoặc dùng để gọi đáp. Cụm danh từ Là tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc Những bông hoa mùa nó tạo thành. xuân Cụm động từ Là tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc đang hé nở đồng loạt nó tạo thành. Cụm tính từ Là tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc đẹp như tranh nó tạo thành. Thành phần Là thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo Mưa/ rơi. chính của câu hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Súng/ nổ. Thành phần Là thành phần không bắt buộc có mặt trong câu. phụ của câu Chủ ngữ Là thành phần chính của câu nêu lên sự vật, hiện Mưa / rơi tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái ... được CN miêu tả ở vị ngữ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Vị ngữ. Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian, trả lời cho câu hỏi: làm gì ? Làm sao ? Câu trần thuật Là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới đơn thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến. Câu đặc biệt Là loại câu không cấu thành theo mô hình chủ ngữ vị ngữ. Câu rút gọn Là câu mà khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu nhằm thông tin nhanh, tránh lặp từ ngữ. Câu ghép Là câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu. Nối bằng: + Quan hệ từ + Cặp quan hệ từ. + Phó từ hoặc đại từ. + dùng dấu phẩy, dấu hai chấm. Câu nghi vấn Là câu có những từ nghi vấn, những từ nối các vế có quan hệ lựa chọn. Chức năng chính dùng để hỏi, ngoài ra dùng để khẳng định, bác bỏ, đe dọa, ... Câu cảm thán Là câu có những ngữ cảm thán dùng để bộ lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiện trong ngôn ngữ hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương. Câu cầu khiến Là câu có những từ cầu khiến hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, ... Câu trần thuật Là câu dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả ... hay yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình cảm, cảm xúc ... Thùc hµnh: * Häc sinh chó ý lµm c¸c bµi tËp phÇn luyÖn tËp trong SGK. Nó về lúc sáng sớm. VN Chiến sĩ /vẫn đi về phía trước Mưa. Gió. Bom. Lửa -. Anh đến với ai ? Một mình !. Trời/ bão nên tôi C V C /nghỉ học V. Sớm mai này bà nhóm bếp lửa lên chưa ? (Bằng Việt) Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu! (Bằng Việt) Xin đừng hút thuốc ! Hôm nay, mẹ đi chợ.. b.V¨n b¶n Văn bản1: Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm) 1.Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897-19860) - nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. 2.Tác phẩm: Bàn về đọc sách trích trong Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách. - Phương thức biểu đạt: Văn nghị luận a. Nội dung: Bài viết của tác giả đã nêu ra những ý kiến xác đáng về việc chọn sách và đọc sách, phương pháp đọc sách hiệu quả trong thời đại ngày nay. b. Nghệ thuật: - Bố cục chặt chẽ, hợp lý. - Dẫn chứng tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả có uy tín đã làm tăng tính thuyết phục của văn bản. - Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị . . . c. Ý nghĩa: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Văn bản2. Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi) 1.Tác giả: Nguyễn Đình Thi (1924- 2003), quê ở Hà Nội, hoạt động văn nghệ từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Không chỉ thành công ở thể loại kịch, thơ, âm nhạc, ông còn là một cây bút phê bình có tiếng. Năm 1996 ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 2.Tác phẩm: Văn bản được viết năm 1948 – thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp. a. Nội dung: Qua văn bản này tác giả đã phân tích một cách chân thành, say sưa, nhiệt huyết mối quan hệ mật thiết giữa văn nghệ và đời sống con người, đồng thời khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của văn nghệ trong việc bồi dưỡng, nâng cao, làm phong phú cho tâm hồn con người. b. Nghệ thuật: - Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên. - Có lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, dẫn chứng phong phú, thuyết phục. - Có giọng văn chân thành, say mê là tăng sức thuyết phục và tinhd hấp dẫn của văn bản. c. Ý nghĩa: Nội dung phản ánh của văn nghệ, công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với cuộc sống của con người. Văn bản 3. Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới (Vũ Khoan) 1.Tác giả: Vũ Khoan - nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ. 2. Tác phẩm: Văn bản ra đời đầu năm 2001, thời kỳ chuyển giao giữa hai thế kỉ, hai thiên niên kỉ. Vấn đề rèn luyện phẩm chất và năng lực của con người có thể đáp ứng những yêu cầu của thời kì mới trở nên cấp thiết. a. Nội dung: Qua văn bản này tác giả muốn nói với chúng ta: - Cần phải nhận thức được vai trò to lớn của con người trong hành trang vào thế kỉ mới, những mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng của đất nước khi bước vào thế kỷ mới. - Đồng thời nhận thức được những mặt mạnh và mặt hạn chế của con người Việt Nam để từ đó có ý thức rèn luyện, tu dưỡng, để trở thành một người công dân tốt. khắc phục những hạn chế để xây dựng đất nước trong thế kỉ mới. b. Nghệ thuật: - Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ thích hợp làm cho câu văn vừa sinh động, cụ thể lại vừa ý vị, sâu sắc mà vẫn ngắn gọn. - Sử dụng ngôn ngữ báo chí gắng với đời sống bởi cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu, lập luận chặt chẽ, tiêu biểu, thuyết phục. c. Ý nghĩa: Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam; từ đó cần phát huy những điểm mạnh và Văn bản 4. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (Hi-pô-lít Ten) 1.Tác giả: Hi-pô-lít Ten (1828-1893) là nhà triết học, sử học và nhà nghiên cứu văn học, viện sĩ viện Hàn lâm Pháp. 2. Tác phẩm: Văn bản được trích từ chương II trong công trình nghiên cứu văn học nổi tiếng La Phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông, thuộc kiểu bài nghị luận văn chương. a.Nội dung: Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-Phông, H. Ten nêu bật đặc trưng sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn. b. Nghệ thuật:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> -Tiến hành nghị luận theo trật tự ba bước (dưới ngòi bút của La Phông-ten - dưới ngòi bút của Buy-Phông - dưới ngòi bút của La Phông-ten). - Sử dụng phép lập, so sánh, đối chiếu từ đó làm nổi bật hình tượng nghệ thuật trong sáng tác của nhà thơ. c. Ý nghĩa: Văn bản làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả. Văn bản5. Con cò (Chê Lan Viên) 1.Tác giả: Chế Lan Viên (1920-1989), quê ở Quảng Trị, nổi tiếng từ phong trào Thơ Mới, là cây bút hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX với phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. 2. Tác phẩm: Văn bản được sáng tác năm 1962. a.Nội dung:Văn bản ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người. b. Nghệ thuật: - Thể thơ tự do. - Sáng tạo nên những câu thơ gợi âm hưởng lời hát ru nhưng vẫn làm nổi bật giọng suy ngẫm, triết lí của nhà thơ. - Xây dựng hình ảnh thơ dựa trên những liên tưởng, tưởng tượng độc đáo. c. Ý nghĩa: Đề cao tình mẫu tử thiêng liêng và khẳng định ý nghĩa của lời hát ru đối với cuộc đời mỗi con người. Văn bản 6. Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) 1.Tác giả: Thanh Hải (1930-1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở Thừa Thiên – Huế, là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở Miền Nam từ những ngày đầu. 2. Tác phẩm: Văn bản được sáng tác tháng 11 năm 1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh – không bao lấu trước khi nhà thơ qua đời. a. Nội dung: Văn bản là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. b. Nghệ thuật: - Thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết mang âm hưởng gần gũi với dân ca. - Kết hợp hài hòa giữa hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát. - Sử dụng ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh với các ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ ... - Cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn. c. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cuộc đời. * Ý nghĩa nhan đề bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớp của đất nước, của cuộc đời chung. Văn bản7. Viếng lăng Bác (Viễn Phương) 1. Tác giả: Viễn Phương sinh năm 1928, quê ở An Giang, là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở Miền Nam. Thơ ông nhoe nhẹ, giàu tình cảm, mơ mộng ngay trong những hoàn cảnh chiến đấu ác liệt..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 2. Tác phẩm: Năm 1976 sau ngày đất nước thống nhất lăng chủ tịch HCM cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc rồi vào lăng viếng Bác. Những tình cảm với Bác Hồ Kính yêu đã trở thành nguồn cảm hứng để nhà thơ sáng tác tác phẩm này a. Nội dung: Văn bản là thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi nào lăng viếng Bác. b. Nghệ thuật: - Giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, phù hợp với nội dung, cảm xúc của bài. - Theo thở thơ 8 chữ. - Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ, kết hợp hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao. - Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các ẩn dụ, điệp từ. c. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi nào lăng viếng Bác. Văn bản8. Sang thu (Hữu Thỉnh) 1. Tác giả: Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở Vĩnh Phúc. Là một nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, viết nhiều, viết hay về con người, cuộc sống ở làng quê, về mùa thu. 2. Tác phẩm: Sáng tác năm 1977. a.Nội dung: - Từ cuối hạ sang thu, trời đất có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong văn bản. - Lòng yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ. b. Nghệ thuật: - Khắc họa hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. - Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, phép nhân hóa, phép ẩn dụ. c. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa. Văn bản9. Nói với con (Y Phương) 1. Tác giả: Y Phương, dân tộc Tày, sinh năm 19428, quê ở Cao Bằng. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi. 2. Tác phẩm: Sáng tác năm 1980. a. Nội dung: Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua cách diễn tả độc đáo của nhà thơ. b. Nghệ thuật: - Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình tha thiết, trìu mến. - Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà giàu chất thơ. - Có bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên. c. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái, tình yêu niềm tự hào về quê hương đất nước. Văn bản10. Mây và sóng (R. Ta-go) 1. Tác giả: R. Ta-go (1861 - 1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ, là nhà văn đầu tiên của Châu Á được nhận Giải thưởng Nô - ben về văn học (năm 1913)..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 2. Tác phẩm: Bài thơ xuất bản năm 1909, là một bài thơ văn xuôi nhưng vẫn có âm điệu nhịp nhàng. a.Nội dung: Bài thơ ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Cùng với những cảm hứng chắp cánh trí tưởng tượng của tuổi thơ, tác giả cũng nhắc nhở mọi người rằng: hạnh phúc không phải do ai ban tặng, hạnh phúc do chính con người tạo nên. b. Nghệ thuật: - Bố cục 2 phần giống nhau nhưng không trùng lặp về ý và lời. - Sáng tạo nên hình ảnh thiên nhiên bay bổng, kì diệu song rất sinh động, chân thực và gợi nhiều liên tưởng. c. Ý nghĩa: Bài thơ ca ngợi ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử Văn bản11. Bến quê (Nguyễn Minh Châu) 1. Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989), quê Nghệ An là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, là một trong số những người “mở đường tinh anh và tài năng, đã đi được xa nhất” (Nguyên Ngọc) trong chặng mở đầu của công cuộc đổi mới văn học. 2. Tác phẩm: Bến quê in trong tập truyện cùng tên xuất bản 1985, là một sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975. a.Nội dung: Văn bản thể hiện những suy ngẫm của nhà văn về cuộc sống cùng với thái độ trân trọng những vẻ đẹp bình dị của quê hương. b. Nghệ thuật: - Lựa chọn ngôi kể thứ ba. - Xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: bãi bồi ven sông, bông hoa bằng lăng cuối mùa, tiếng tảng đất lở... c. Ý nghĩa: - Cuộc sống, số phận con người chứa đầy những điều bất thường, nghịch lý vượt ra ngoài những dự định và toan tính của chúng ta. - Trên đường đời, con người ta khó lòng tránh khỏi những điều chùng chình hoặc vòng vèo, để rồi vô tình không nhận ra được những vẻ đẹp bình dị, gần gũi trong cuộc sống. - Thức tỉnh sự trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương * Tóm tắt: Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu kể về nhân vật chính là Nhĩ. Nhĩ từng đi khắp nơi trên trái đất, về cuối đời lại bị cột chặt vào giường bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo . Anh không thể tự mình dịch chuyển lấy vài mươi phân trên chiếc giường hẹp kê bên cửa sổ. Nhưng chính thời điểm ấy, Nhĩ phát hiện ra vùng đất bên kia sông, nơi bến quê quen thuộc, một vẻ đẹp bình dị mà quyến rũ. Cũng lúc nằm liệt giường, nhận được sự chăm sóc của vợ, Nhĩ mới cảm nhận được nỗi vất vả, sự tần tảo, tình yêu và đức hi sinh thầm lặng của vợ mình là Liên. Nhĩ vô cùng khát khao được một lần được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông, cái miền đất thật gần gũi trở nên xa vời đối với anh. Anh sai Tuấn (con trai) thay anh sang bên kia sông chơi loanh quanh một lúc. Chàng trai vâng lời nhưng ham vui nên muộn chuyến đò. Và anh chiêm nghiệm được quy luật đầy nghịch lí của đời người: con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình.... Về cuối truyện, Nhĩ cố sức giơ tay ra ngoài cửa sổ như ra khẩu hiệu khẩn thiết cho một người nào đó. Văn bản12. Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) 1. Tác giả: Lê Minh Khuê, sinh năm 1949, quê Thanh Hóa, là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc, đặc biệt là tâm lí nhân vật phụ nữ. 2. Tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi sáng tác năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt. a.Nội dung: Văn bản đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. b. Nghệ thuật: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất, lựa chọn người kể chuyện là nhân vật chính. - Miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật. - Có lời trần thuật, lời đối thoại tự nhiên c. Ý nghĩa: Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. * Tóm tắt: Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê kể về ba nữ thanh niên xung phong Nho, Phương Định, Thao làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất phải san lấp, đánh dấu vị trí bom chưa nổ và phá bom. Công việc hết sức nguy hiểm vì họ phải thường xuyên chạy trên cao điểm giữa ban ngày và phải đối diện với “thần chết” trong mỗi lần phá bom. Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị. Cuộc sống của ba cô gái ở nơi trọng điểm giữa chiến trường, dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là sức gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội dù mỗi người một cá tính. Văn bản13. Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Đ. Đi-phô) 1. Tác giả: Đe-ni-ơn Đi-phô (1660-1731) là nhà văn lớn của Anh ở thế kỉ XVIII. 2. Tác phẩm: Văn bản trích từ cuốn tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô (1719) tên đầy đủ là Cuộc đời và những mẩu chuyện phiêu liêu kì lạ của Rô-bin-xơn. Tác phẩm được viết bằng hình thức tự truyện. a.Nội dung: Cuộc sống vô cùng khó khăn gian khổ và cả tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn khi chỉ có một mình nơi hoang đảo vùng xích đạo suốt mười mấy năm ròng rã. b. Nghệ thuật: - Sáng tạo trong việc lựa chọn ngôi kể và nhân vật kể chuyện. - Lựa chọn ngôn ngữ kể tự nhiên, hài hước. c. Ý nghĩa: Ca ngợi sức mạnh, tinh thần lạc quan, ý chí của con người trong những hoàn cảnh đặc biệt. Văn bản14. Bố của Xi-mông (G. đơ Mô-pa-xăng) 1. Tác giả: G. đơ Mô-pa-xăng (1850-1893) là nhà văn hiện thực nổi tiếng của nước Pháp. Những truyện ngắn có nội dung cô đọng, sâu sắc, hình thức giản dị, trong sáng đã làm nên thành công của ông ở thể loại này. 2. Tác phẩm: Văn bản được trích từ phần đầu của truyện ngắn cùng tên. a.Nội dung: Thông qua tác phẩm, tác giả muốn thể hiện: - Con người hãy sống nhân ái, yêu thương, cảm thông với nỗi bất hạnh của nhau. - Tình yêu thương trân trọng con người. b. Nghệ thuật: - Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động - Tình tiết truyện bất ngờ, hợp lí. c. Ý nghĩa: Ca ngợi tình yêu thương, lòng thù hận của con người. Văn bản15. Con chó Bấc (J.Lân-đơn) 1. Tác giả:J.Lân-đơn (1876-1916) là nhà văn nổi tiếng của nước Mĩ. Tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã của ông thể hiện quan niệm: đạo đức, tình cảm là cội nguồn gắn kết trật tự và tồn tại. 2. Tác phẩm: Văn bản được trích từ tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã. a.Nội dung: Qua đoạn trích nhà văn đã có những nhận xét, cách miêu tả tinh tế khi viết về những con chó , thể hiện trí tưởng tượng tuyệt vời, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đối với loài vật..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> b. Nghệ thuật: - Trí tưởng tượng tuyệt vời, tài quan sát, nghệ thuật nhân hóa, của nhà văn. c. Ý nghĩa: Ca ngợi lòng yêu thương và sự gắn bó cảm động giữa con người với loài vật. c.tËp lµm v¨n Nêu khái niệm phép phân tích và tổng hợp? Mối quan hệ giữa hai phép lập luận này ? - Phép lập luận phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, từng phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. - Phép lập luận tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích (đem các bộ phận, các đặc điểm của một sự vật đã được phân tích riêng mà liên hệ lại với nhau để nêu ra nhận định chung về sự vật ấy). - Mối quan hệ qua lại giữa hai phép lập luận: tuy đối lập nhưng không tách rời nhau. Phân tích rồi phải tổng hợp lại thì mới có ý nghĩa, mặt khác, phải dựa trên cơ sở phân tích thì mới có thể tổng hợp được. I. Nghị luận xã hội: 1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là bàn về một sự việc hiện tượng có ý nghĩa xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. * Yêu cầu nội dung của bài nghị luận này là phải nêu rõ được sự kiện, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ nhận định của người viết. 2. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống . . .của con người. 3. Điểm giống và khác nhau giữa nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống với nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: - Giống nhau: đều là hình thức nghị luận. - Khác nhau: ở đề bài và cách thức bình luận. + Nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống lấy sự việc hiện tượng làm đối tượng chính; trong khi nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí làm đối tượng chính. + Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống đi từ sự việc, hiện tượng cụ thể mà nâng lên thành vấn đề tư tưởng đạo đức; còn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thì vấn đề tư tưởng, đạo đức mà suy nghĩ về cuộc sống xã hội. 4. Một số đề bài và yêu cầu cụ thể: Đề 1: Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận học tập và thành công trong cuộc sống. Lấy nhan đề “Những người không chịu thua số phận” hãy viết bài văn nêu suy nghĩ về những tấm gương đó. Đề 2: Nêu quan điểm về vấn đề tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Đề 3: Qua các kì thi học sinh giỏi quốc tế, em có suy nghĩ gì về trí tuệ Việt Nam. Đề 4: Đặt một đề văn với chủ đề về việc phá hoại môi trường, cảnh quan, viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ về vấn đề đó. Đề 5: Nhiều học sinh hiện nay vì ham mê trò chơi điện tử mà sao nhãng việc học tập, mắc khuyết điểm . . .Ý kiến của em về hiện tượng này như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> * Hướng dẫn tìm hiểu đề, lập dàn ý, tạo lập văn bản: ** Dàn ý chung nghị luận về một sự việc, hiện tượngtrong đời sống. Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng trong đời sống. Thân bài: - Nêu các biểu hiện của sự việc, hiện tượng trong đời sống. - Phân tích nguyên nhân. - Đánh giá lợi ích, tác hại của sự việc, hiện tượng trong đời sống. - Bài học, nhận thức, hành động. Kết bài: Đánh giá chung về sự việc, hiện tượng trong đời sống. ** Dàn ý chung về nghị luận một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí. Thân bài: - Giải thích vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Nêu suy nghĩ về tư tưởng, đạo lí. - Liên hệ tư tưởng, đạo lí trong cuộc sống. - Bài học, nhận thức, hành động. Kết bài: Đánh giá chung về tư tưởng, đạo lí. Ví dụ: Đề 1 Yêu cầu: - Viết bài văn nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống. - Vấn đề cần bàn luận “Những người không chịu thua số phận” - Cần có luận điểm rõ ràng, luận cứ đầy đủ và lập luận rành mạch. - Cần trình bày được những suy nghĩ về ý chí, nghị lực của những con người không chịu thua số phận đó. Gợi ý: - Cần đọc những bài viết trên sách báo vể gương sáng vượt lên số phận (Ví dụ Nguyễn Ngọc Ký, Đỗ Trọng Khơi, Trần Văn Thước . . .) để hiểu về họ và có cảm xúc khi làm bài. - Suy nghĩ về họ phải chân thực, xuất phát từ chính những gương sáng đã nêu. - Bố cục bài viết cần mạch lạc. - Cần kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. Lập dàn ý: Mở bài: Dẫn dắt vào vấn đề số phận không may và nghị lực vượt qua số phận. Thân bài: - Nêu một số tấm gương không chịu thua số phận. Kể ngắn gọn về một số gương tiêu biểu ở những lĩnh vực khác nhau trong đời sống. - Suy nghĩ của em vể những con người ấy. + Họ đáng cảm phục như thế nào? + Vì sao họ có thể “Không chịu thua số phận”? . Ý thức của họ về bản thân và ước mơ sống đẹp, có ích. . Ý chí, quyết tâm và nghị lực..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> . Họ được mọi người động viên, giúp đỡ. - Trách nhiệm của mỗi chúng ta và xã hội. + Cảm động, tôn trọng, tôn vinh họ. + Giúp đỡ, tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng. Kết bài: Suy nghĩ về vượt khó trong học tập, sự vươn lên để vượt qua chính mình. Viết bài: Đọc và sửa lại:. B. Đề bài nghị luận vể một vấn đề tư tưởng, đạo lí: Đề 1: Lòng tự trọng của mỗi con người trong cuộc sống. Đề 2: Suy nghĩ về vấn đề thanh niên phải sống có lí tưởng. Để 3: Bàn về tranh giành và nhường nhịn. Đề 4: Suy nghĩ vể đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” Đề 5: Suy nghĩ vể câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” Để 6: Suy nghĩ vể câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” Để 7: Suy nghĩ của em vể bài ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ, kính cha Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con” ** Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý: Ví dụ: Đề 2 Yêu cầu: - Viết bài văn nghị luận vể một vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Vấn đề cần bàn luận: “Thanh niên sống phải có lí tưởng” - Bài viết có luận điểm rõ ràng, luận cứ đầy đủ và lập luận rành mạch. - Cần trình bày được những suy nghĩ về vấn đề tư tưởng sống cao đẹp, phê phán lối sống tầm thường, ích kỉ, cá nhân và nêu lên lí tưởng sống của thanh niên. Gợi ý: - Cần làm rõ lí tưởng sống là gì? Vì sao cuộc sống lại phải có lí tưởng, lí tưởng như thế nào được coi là tiến bộ, tốt đẹp? Những biểu hiện nào trái với lí tưởng sống đẹp. - Trong bài viết cần làm cho mọi người hiểu biết về những tấm gương có lí tưởng sống cao đẹp. - Suy nghĩ về “lí tưởng sống” và hướng phấn đấu của bản thân. - Cần kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm một cách thích hợp. Lập dàn ý: *Mở bài: Lí tưởng sống và cuộc đời của mỗi người. *Thân bài: - Lí tưởng sống là gì? Vì sao con người cần sống có lí tưởng? - Suy nghĩ của người viết vể cuộc sống có lí tưởng? - Những tấm gương về cuộc đời những người có lí tưởng sống cao đẹp. - Phê phán lối sống ích kỷ, cá nhân của những người sống không có lí tưởng. *Kết bài:Suy nghĩ về việc phấn đấu cho lí tưởng sống phục vụ cho đất nước và dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Viết bài: Đọc và sửa lại:. II. Nghị luận văn học: 1. Nghị luận về tác phẩm truyện: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là trình bày những hiểu biết, nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm hay đoạn trích. Thông thường cần tập trung vào cốt truyện, nhân vật, sự kiện, chủ đề, nghệ thuật tạo tình huống, xây dựng nhân vật, nghệ thuật tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm . . . * Những nhận xét, đánh giá về truyện hoặc đoạn trích phải căn cứ vào văn bản, những hiểu biết về tác giả, tác phẩm; phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện tính cách và số phận nhân vật, nghệ thuật dựng truyện của tác giả, từ đó mà người viết bài nghị luận phát hiện và khái quát. * Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích trong bài nghị luận cần rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục. 2. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là trình bày cảm nhận, hiểu biết, nhận xét, đánh giá của mình về nội dung nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ ấy. * Những cảm nhận, hiểu biết, nhận xét hay đánh giá của người viết về bài thơ, đoạn thơ cần căn cứ vào cảm xúc chủ đạo, nội dung của bài thơ, đoạn thơ và nghệ thuật biểu hiện; người viết cần căn cứ vào văn bản vào cảm xúc, hình ảnh, nhịp điệu, ngôn từ, tiết tấu, giọng điệu . . .để nhận xét, đánh giá. Có như thế, các nhận xét đánh giá mới xác đáng và có sức thuyết phục. * Vấn đề rung động của người viết là vấn đề quan trọng hàng đầu khi nghị luận về bài thơ, đoạn thơ. Thiếu sự rung động và cảm xúc ấy, bài nghị luận sẽ chỉ là một bài văn vô hồn không giá trị. 3. Một số câu hỏi tìm ý khi nghị luận văn học: a. Trường hợp là tác phẩm thơ: - Hoàn cảnh sáng tác như thế nào? - Tác giả sử dụng các từ ngữ đặc sắc nào? Các từ ngữ ấy diễn tả gì? Thể hiện tâm trạng tác giả ra sao? - Tác giả dùng các hình ảnh nào đẹp, đặc sắc? Cảnh như thế nào? Tình như thế nào? Cảnh và tình bộc lộ tâm trạng gì? - Tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Biện pháp ấy bộc lộ nội dung gì? - Giọng điệu, nhịp, thanh, vần của bài thơ có gì đặc biệt? Điểm đặc biệt ấy thể hiện điều gì? - Có tứ thơ nào mới lạ, đặc sắc trong bài? - Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ? Tác dụng của bài thơ? b.Trường hợp là tác phẩm truyện: - Tác phẩm của ai? Sáng tác thời điểm nào? Hoàn cảnh nào? Khái quát về tác phẩm? - Phân tích cốt truyện (bổ ngang) hoặc phân tích nhân vật (bổ dọc) - Ở đầu tác phẩm, nhân vật (hoặc các nhân vật) được giới thiệu ra sao? Hoàn cảnh thế nào? Hành động ngôn ngữ, tâm trạng như thế nào? Qua đó nhân vật bộc lộ những điểm gì? - Ở giữa tác phẩm, nhân vật (hoặc các nhân vật) gặp những hoàn cảnh gì? Trước những hạnh phúc, bất hạnh, may mắn hoặc rủi ro ấy, họ có suy nghĩ gì? Hành động ra sao? Vậy họ bộc lộ tính cách gì? Tốt hay xấu?.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Kết thúc truyện, từng nhân vật có số phận ra sao? Sướng hay khổ? Hạnh phúc hay bất hạnh? Số phận ấy có phù hợp tính cách, đạo đức của nhân vật ấy không? - Tác giả muốn nói lên kết luận gì, khám phá gì về xã hội và con người thông qua cuộc đời và số phận của nhân vật ấy (hoặc các nhân vật ấy? ) - Em đánh giá như thế nào về tác phẩm, tác giả và có cảm xúc thế nào? 4. Kĩ năng tìm hiểu để, lập dàn ý: a. Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích: *Tìm hiểu đề: - Đề yêu cầu phân tích hay nêu suy nghĩ, cảm nhận. - Vấn đề cần nghị luận là gì? - Tri thức cần có để nghị luận về tác phẩm truyện. *Lập dàn ý: Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. - Đánh giá sơ bộ: nghệ thuật + nội dung. Thân bài: A.Nội dung của tác phẩm: *Nhận xét đánh giá nội dung của tác phẩm văn học: - Giới thiệu sơ lược câu chuyện (tóm tắt). - Ý 1: . . . . . . . . .(nhận xét, đánh giá) - Ý 2: . . . . . . . . .(nhận xét, đánh giá) B.Nghệ thuật tác phẩm: *Nhận xét đánh giá nghệ thuật của tác phẩm. - Cốt truyện (kết cấu) - Xây dựng nhân vật (chính diện, phản diện) - Chi tiết, hình ảnh . . . - Cử chỉ, hành động, lời nói . . . Kết bài: - Đánh giá chung về tác phẩm. - Rút ra bài học (hoặc mở rộng) Viết bài: Đọc và sửa lại: b.Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: *Tìm ý: - Đề yêu cầu phân tích, suy nghĩ hay cảm nhận. - Vấn đề nghị luận trong văn bản là gì? - Tri thức cần có để nghị luận về tác phẩm thơ . . . *Lập dàn ý: I.Mở bài: - Giới thiệu tác phẩm, hoàn cảnh, thời điểm sáng tác..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Đánh giá sơ bộ: nội dung + nghệ thuật. II.Thân bài: - Ý 1: . . . . . . . . .(dẫn thơ văn + phân tích, bình giảng) - Ý 2: . . . . . . . . .(dẫn thơ văn + phân tích, bình giảng) - Ý 3: . . . . . . . . .(dẫn thơ văn + phân tích, bình giảng) III.Kết bài: - Đánh giá chung tác phẩm: nội dung + nghệ thuật. - Mở rộng. 5. Một số đề bài luyện tập: a.Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích: Để 1: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ dưới xã hội cũ qua nhân vật Vủ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Để 2: Phân tích diễn biến cốt truyện “Làng” của Kim Lân. Đề 3: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Để 4: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân gợi cho em suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Đề 5: Hình ảnh những thanh niên xung phong trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Để 6: Suy nghĩ về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích “ Kiều ë lÇu Ngng BÝch” của Nguyễn Du. Đề 7: Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long. Để 8: Phân tích đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” của Nguyễn Đình Chiểu. *Yêu cầu cụ thể: Giả sử đi vào đề 1, học sinh cần trình bày các yêu cầu sau: Yêu cầu: - Viết bài nghị luận văn học: giải quyết một vấn đề trong tác phẩm. - Nội dung: Qua nhân vật Vũ Nương, làm rõ những suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. - Xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ làm rõ vấn đề: Thân phận người phụ nữ. - Biết kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự. Dàn ý: Mở bài: - Đề tài phụ nữ trong văn học nói chung, trong văn học trung đại nói riêng. - Giới thiệu nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương””và tính chất tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ dưới chế độ cũ. Thân bài: 1.Vũ Nương – người phụ nữ có tâm hồn cao đẹp nhưng số phận đau khổ: - Vũ Nương là người phụ nữ đẹp. + Tư dung tốt đẹp – người con gái bình dân..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> + Là người con hiếu thảo, người mẹ thương con, người vợ chung thủy. + Là người có lòng tự trọng. - Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều đau khổ: + Một mình nuôi con, lo lắng thuốc thang, chôn cất mẹ chồng. + Bị Trương Sinh đối xử phủ phàng: nghi ngờ không chung thủy, mắng nhiếc thậm tệ khiến nàng phải tìm đến cái chết. + Muốn quay trở lại cuộc sống trần gian nhưng không thể được. 2. Suy nghĩ vể thân phận phụ nữ trong xã hội phong kiến: - Con người không thể làm chủ được vận mệnh của mình. - Xã hội phong kiến với bao luật lệ khắt khe gây ra bao đau khổ cho người phụ nữ. - Người phụ nữ buộc phải cam chịu, nhẫn nhục nên những bất công đó có điều kiện phát triển. - Cảm thông và hiểu rõ những phẩm chất tốt đẹp của họ. Kết bài: Hiểu về một thời đã qua để thêm tin yêu hiện tại. Viết bài: Đọc và sửa lại: b. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: Đề 1: Nêu cảm nghĩ về “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Đề 2: Trình bày hiểu biết của mình về bài thơ “Nói với con” của Y Phương. Đề 3: Cảm nhận về bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Đề 4: Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương . Đề 5: Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. Đề 6: Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Để 7: Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Để 8: Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Để 9: Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. Đề 10: Suy nghĩ về vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc trong bài thơ “Mây và Sóng” của Ta – go. *Yêu cầu cụ thể: Giả sử đi vào đề 1, học sinh cần trình bày các yêu cầu sau: Yêu cầu: - Viết bài văn nghị luận bài thơ nhưng nghiêng về biểu cảm. - Vấn để cần nghị luận (phân tích, cảm nhận) là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật . Phân tích cái hay, cái đẹp của nội dung và nghệ thuật của các khổ thơ. - Những điều cảm nhận, phân tích phải đặt trong tương quan giữa các khổ với nhau và với toàn bài, đồng thời làm rõ tư tưởng chủ đề của cả bài thơ. Lập dàn ý: Mở bài: Chiến tranh và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Thân bài: 1.Cảm nhận về thiên nhiên khi xe không kính:.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Lập luận và thái độ hiên ngang của người lính. - Vẻ đẹp của các từ ngữ đời thường: không có, không phải, bom giật, bom rung, ừ thì, chưa cần . . . 2.Những khó khăn khi xe không có kính: - Bụi - Mưa 3.Tư thế của người chiến sĩ: - Ung dung. - Bất chấp, coi thường gian khổ (chưa cần sửa, chưa cần thay) - Đoàn kết, gắn bó với đồng đội. 4.Thành công của tác giả viết về người lính: khát vọng – nhiệt tình yêu nước. Kết bài: Nhấn mạnh vẻ đẹp của toàn bài: người chiến sĩ lái xe ung dung, dũng cảm trong kháng chiến chống Mĩ. Viết bài: Đọc và sửa lại:. Một số đề bài : A.Tr×nh bµysuy nghÜ cña em vÒ ý kiÕn sau b»ng mét bµi v¨n nghÞ luËn kho¶ng 300 tõ 1.Tôn sư trọng đạo.. 2.Lao động là đôi cánh của ước mơ, là cội nguồn của niềm vui và sáng tạo. 3.Đáng tự hào cho những tấm lòng nhân đạo bao la giữa người với người . 4.Bàn tay ơi cứu giúp em thơ tìm được những giấc mơ... 5.Hạnh phúc nằm trong bản lĩnh sống. 6.Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động. 7.Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình. 8.Hiện tượng nghiện internet trong giới trẻ hiện nay. 9.Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất. 10.H·y yêu thương vµ tha thø. 11.Ph¬ng c¸ch tèt nhÊt chèng l¹i c¸i xÊu lµ xa l¸nh nã. ( Ch©m ng«n Anh).. B. C¶m nhËn cña em. VÒ bµi th¬ (®o¹n th¬ ) trong bµi: Sang thu ; ViÕng l¨ng B¸c; Mïa. xu©n nho nhá. * C¶m nhËn cña em vÒ nh©n vËt Ph¬ng §Þnh trong “Nh÷ng ng«i sao xa x«i” cña Lª Minh Khuª. * Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. * Phân tích đoạn kết truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê : Có một đám mây kéo ngoài cửa hang. Một đám nữa. Rồi một đám nữa bay qua ngày càng nhanh. Bầu trời mở rộng trước cửa hang đen đi. Cơn dông đến. Cát bay mù. Gió quật lên, quật xuống những cành cây khô cháy. Lá bay loạn xạ, đột ngột như biến đổi bất thường trong tim con người vậy. Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì sắc xé không khí ra từng mảnh vụn..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Gió. và tôi thấy đau, ướt ở má. - Mưa đá ! Cha mẹ ơi! Mưa đá ! Tôi chạy vào, bỏ trên bàn tay đang xoè ra của Nho mấy viên đá nhỏ. Lại chạy ra, vui thích cuống cuồng. (...) Ở đây, trên cao điểm đầy bom này cũng có mưa đá. Những niềm vui con trẻ của tôi lại nở bung ra, say sưa, tràn đầy. Chẳng ai có thì giờ mà gắt tôi. Chị Thao đang lúi húi hốt cái gì dưới đất. Chắc là đá. Còn Nho thì nhổm dậy, môi hé mở : - Nào, mày cho tao mấy viên nữa. Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi đến. Sao chóng thế ? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó... Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ xở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu... Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa...Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi.. Bài 2: Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới của M.Gorki Bài 3: Nghị luận xã hội Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Bài 4: Tình cảm nhân đạo biểu hiện trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh Bài 5: Nghị luận xã hội Gần mực thì đen, Gần đèn thì sáng Bài 6: Nghị luận xã hội Đi một ngày đàng, học một sàng khôn Bài 7: Nghị luận xã hội về căn bệnh vô cảm Bài 8: Nghị luận xã hội Lí tưởng là ngọn đèn soi sáng Bài 9: Nghị luận xã hội về tầm quan trọng của việc học Bài 10: Nghị luận xã hội Lá lành đùm lá rách Bài 11: Văn học có tính nhân đạo hóa con người Bài 12: Bài 13: Bài 14: Nghị luận xã hội về mái ấm tình thương Bài 15: Nghị luận xã hội Hiền tài là nguyên khí quốc gia Bài 16: Nghị luận xã hội Rừng vàng biển bạc Bài 17: Nghị luận xã hội về tiền bạc và hạnh phúc Bài 18: Nghị luận xã hội về tinh thần tự học Bài 19: Giá trị nhân văn trong Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn Bài 20: Nghị luận về câu ca dao Ta về ta tắm ao ta Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn Bài 21: Bài 22: Suy nghĩ về đức tính tự tin Bài 23: Nghị luận xã hội về Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay Bài 24: Bài 25: Nghị luận xã hội Hãy sống trọn vẹn nhất Bài 26:Nghị luận xã hội Sống đẹp là gì hỡi bạn? Bài 27: Nghị luận xã hội Giữ lấy truyền thống dân tộc Bài 28: Môi trường và cuộc sống con người Bài 29: Nghị luận xã hội Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận Bài 30: Nghị luận xã hội Lý tưởng là ngọn đèn soi sáng Bài 31: Nghị luận xã hội Học để làm gì? Bài 32: Nỗ lực học là trách nhiệm của thanh niên Bài 33: Nghị luận xã hội Nhân bất học bất tri lý Bài 34: Hạnh phúc là gì? Bài 35: Bài 36: Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng... Bài 37: Trình bày hiện quan điểm Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục Bài 38: Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lònng thì chẳng là gì cả ... Bài 39: Bài 40: Vẻ đẹp của con người việt nam qua ca dao, dân ca Bài 41: Suy nghĩ về hiện tượng tiếp nhận văn hoá ngoại lai của giới trẻ hiện nay Bài 42: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp Bài 43: Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình mẫu tử Bài 44: Trình bày ý kiến của mình về các nữ sinh thời nay nên mặc áo dài truyền thống hay trang phục hiện đại khi đến trường Bài 46: Bài 47: Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố... Bài 48: Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn nói về vai trò của sách đối với thanh niên ngày nay Bài 49: Nghị luận câu Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội Bài 50: Thành công của người này là thất bại của người khác Bài 51: Ai không có một tình bạn chân chính thì không xứng đáng được sống Bài 52: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình Bài 53: Nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn Bài 54: Nghị luận xã hội về lòng yêu nước Bài 55: Nghị luận xã hội về lòng nhân ái Bài 56: Nghị luận xã hội về Lòng trung thực Bài 57: Nghị luận xã hội về tình bạn Bài 58: Nghị luận xã hội về nghị lực sống Bài 59: Nghị luận xã hội Học đi đôi với hành Bài 60: Tình thương là hạnh phúc của con người.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Bài 61: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống Bài 62: Nghị luận xã hội về phương pháp tự học Bài 64: Nghị luận xã hội về đức tính chăm chỉ Bài 65: Nghị luận xã hội về khiêm tốn và giản dị Bài 66: Nghị luận xã hội về khen và chê Bài 67: Nghị luận xã hội về chữ hiếu Bài 68: Nghị luận xã hội về chất độc màu da cam Bài 69: Nghị luận xã hội về tính cần cù Bài 70: Nghị luận xã hội về chữ nhẫn Bài 71: Nghị luận xã hội về sống có ích Bài 72: Nghị luận xã hội về sống có trách nhiệm Bài 73: Nghị luận xã hội về tệ nạn cờ bạc Bài 74: Nghị luận xã hội về câu uống nước nhớ nguồn Bài 75: Nghị luận xã hội về có chí thì nên Bài 76: Nghị luận xã hội về cá nhân và tập thể Bài 77: Nghị luận xã hội về câu nói học học nữa học mãi Bài 78: Nghị luận xã hội về câu nói học đi đôi với hành Bài 79: Bài 80: Nghị luận xã hội về chiến tranh và hòa bình Bài 81: Nghị luận xã hội về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác Bài 82: Nghị luận xã hội về cho và nhận Bài 83: Nghị luận xã hội về cách ứng xử Bài 84: Nghị luận xã hội về cái thiện và cái ác Bài 85: Nghị luận xã hội về cái khó bó cái khôn Bài 86: Nghị luận xã hội về biển đông Bài 87: Nghị luận xã hội về lòng biết ơn Bài 88: Nghị luận xã hội về bản lĩnh Bài 89: Nghị luận xã hội về bệnh lười học Bài 90: Nghị luận xã hội về bệnh thành tích Bài 91: Nghị luận xã hội về biến đổi khí hậu Bài 92: Nghị luận xã hội về mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động Bài 93: Nghị luận xã hội về mục đích học tập Bài 94: Nghị luận xã hội về mái ấm gia đình Bài 95: Nghị luận xã hội về kỷ luật học đường Bài 96: Nghị luận xã hội về lý tưởng sống Bài 97: Nghị luận xã hội về lòng trung thực Bài 98: Nghị luận xã hội về lòng yêu thương Bài 99: Nghị luận xã hội về lối sống đẹp Bài 100: Nghị luận xã hội về kỹ năng sống Bài 101: Nghị luận xã hội về sự ích kỷ Bài 102: Nghị luận xã hội về lòng kiên nhẫn Bài 103: Nghị luận xã hội về lòng kiên trì Bài 104: Nghị luận xã hội về lòng khoan dung Bài 105: Nghị luận xã hội về lòng khiêm tốn Bài 106: Nghị luận xã hội về lòng vị tha Bài 109: Nghị luận xã hội về thần tượng Bài 110: Nghị luận xã hội về thực trạng internet Bài 111: Nghị luận xã hội về tự lập Bài 112: Nghị luận xã hội về hút thuốc lá Bài 113: Nghị luận xã hội về tự tin và tự phụ Bài 114: Nghị luận xã hội về sự tự tin Bài 115: Nghị luận xã hội về thiếu trung thực trong thi cử Bài 116: Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Bài 117: Nghị luận xã hội về thuốc lá Bài upload.123doc.net: Nghị luận về thành công và thất bại Bài 119: Nghị luận xã hội về trò chơi điện tử Bài 120: Nghị luận xã hội về thương người như thể thương thân Bài 121: Nghị luận xã hội về hiện tượng nghiện game online Bài 122: Nghị luận xã hội về nghị lực sống của con người Bài 123: Nghị luận xã hội về ngôn ngữ chat Bài 124: Nghị luận xã hội về niềm tin trong cuộc sống Bài 125: Nghị luận xã hội về nói tục chửi bậy Bài 126: Nghị luận xã hội về đức tính giản dị Bài 128: Nghị luận xã hội về giao thông Bài 129: Nghị luận xã hội về giá trị của đồng tiền Bài 130: Nghị luận xã hội về gian lận trong thi cử Bài 131: Nghị luận xã hội về học vẹt và học tủ Bài 132: Nghị luận xã hội về học đối phó Bài 133: Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương Bài 134: Nghị luận xã hội về ùn tắc và tai nạn giao thông Bài 135: Nghị luận xã hội về ước mơ khát vọng Bài 136: Nghị luận xã hội về uống nước nhớ nguồn Bài 137: Nghị luận xã hội về ý thức học tập Bài 138: Nghị luận xã hội về ý thức trách nhiệm Bài 139: Nghị luận xã hội về ý chí nghị lực Bài 140: Nghị luận xã hội về nghiện facebook Bài 141: Nghị luận về nghị lực sống Bài 142: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí Bài 143: Bài 144: Nghị luận xã hội về vấn đề rác thải. I-§äc- hiÓu chó thÝch 1- T¸c gi¶- T¸c phÈm: *.Tác giả : M«- li- e ( 1622 - 1673) sinh ë Pa ri. Là nhà soạn kịch nổi tiếng của Pháp đồng thời là diễn viên đóng vai chính trong một số vì kÞch. - T¸c phÈm chÝnh: L·o hµ tiÖn, Trëng gi¶ häc lµm sang, Ngêi bÖnh tëng… ?T¸c phÈm ra ®i vµo thêi gian nµo? XuÊt xø *.Tác phẩm: - Ra đời 1670 gồm có 5 hồi. cña ®o¹n trÝch häc ? -Thuéc håi 5,níc ta gäi lµ c¶nh håi II mµn II - §o¹n kÞch trÝch trong vë hµi kÞch 5 håi cña vë kÞch Trëng gi¶ häc lµm sang vµ líp kÞch GV hướng dẫn đọc: Đọc phân vai, đọc lời kết thúc hồi II (bản dịch của Tuấn ĐS) tho¹i, phï hîp víi c«ng viÖc, vÞ trÝ vµ tÝnh 2- §äc v¨n b¶n: c¸ch cña tõng nh©n vËt, gãp phÇn thÓ hiÖn kÞch tÝnh, g©y cêi. - Ph©n vai HS - HS đọc . NhËn xÐt. HS chó ý 1 sè tõ khã SGK: trëng gi¶, kÞch 3- Tõ khã: - Ngêi xuÊt th©n tõ b×nh d©n, nhê lµm ¨n bu«n b¸n mµ giµu cã. - Kịch: Thể loại sân khấu,phản ánh xung đột trong đời sống XH bằng hành động và đối tho¹i cña nh©n vËt II. §äc- hiÓu v¨n b¶n. ?Thể loại của văn bản? §ối lập với : Hài kịch 1-CÊu tróc: -Nó là thể loại đối lập với bi kịch - kết thúc Hài kịch là thể loại kịch , trong đó tính có hậu, vui vẻ. cách tình huống và hành động được thể hiện Gọi HS đọc về tác giả,tác phẩm ở chú thích * SGK ? Em hiểu gì về cuộc đời và sự nghiệp của nhµ so¹n kÞch M« li e? GV: cha ngêi bu«n d¹ giµu cã, hÇu cËn nhµ Vua; M«lie: Võa tham gia ®oµn kÞch diÔn kÞch võa lµ nhµ s¸ng t¸c kÞch b¶n..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> ?C¨n cø vµo ch÷ in nghiªng cho biÕt líp kÞch nµy gåm mÊy c¶nh?. ?Líp kÞch nµy cã thÓ chia lµm mÊy phÇn? ? Xác định ranh giới và nội dung chính từng phÇn?. ?Trong líp kÞch nµy xuÊt hiÖn mÊy kiÓu ng«n ng÷? ?Hai kiểu ngôn ngữ đó xuất hiện khi nào?. ?KiÓu ng«n ng÷ nµo gi÷ vai trß chÝnh, phô trong ®o¹n trÝch? ?Theo em líp kÞch "¤ng Giuèc ®anh…" trªn s©n khÊu sÏ t¹o c¶m xóc g× cho ngêi xem? V× sao?. ?Hoạt động kịch diễn ra ở đâu? ?ông Giuốc -đanh đợc giới thiệu ntn. ?«ng Giuèc -®anh víi nh©n vËt nµo? ?Ai lµ nh©n vËt trung t©m? HS đọc lại văn bản -Tiếp tục đọc phân vai. ?ë c¶nh (1) nh©n vËt chÝnh lµ ai ? ?§èi tho¹i víi ai ? ?VÒ vÞªc g× ?. dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái cười nhằm giễu cợt, phê phán cái xấu cái lố bịch, cái lỗi thời để tống tiền nó một cách vui vẻ. - Líp kÞch nµy (líp 5) gåm hai c¶nh: + C¶nh 1: Lêi tho¹i cña Giuèc- ®anh vµ b¸c phã may. + C¶nh 2: Gåm lêi tho¹i cña «ng Giuèc ®anh vµ ngêi thî phô. Bè côc: 2phÇn - Từ đầu đến "tất cả đều theo nhịp dàn nhạc"  Tríc khi «ng Giuèc ®anh mÆc lÔ phôc. - Cßn l¹i:  Sau khi «ng Giuèc ®anh mÆc lÔ phôc. Ng«n ng÷: + trùc tiÕp cña nh©n vËt + trÇn thuËt cña t¸c gi¶ - Ngôn ngữ trực tiếp là khi các nhân vật đối đáp nhau và khi nhân vật tự nói với mình. - Ng«n ng÷ trÇn thuËt sö dông khi th«ng b¸o sù vËt diÔn ra trªn s©n khÊu, vÝ dô ®o¹n kÓ vÒ viÖc bän thî phô mÆc lÔ phôc cho «ng Giuèc ®anh. - KiÓu ng«n ng÷ nh©n vËt gi÷ vai trß chÝnh, kiÓu ng«n ng÷ t¸c gi¶ gi÷ vai trß phô. - Hài hớc, buồn cời vì đó là một hiện tợng lố bÞch, bÊt b×nh thêng 2- Néi dung: a. Diễn biến của hành động kịch. - T¹i phßng kh¸ch nhµ «ng Giuèc -®anh. Tr¹c 40 tuæi, thuéc tÇng líp d©n thµnh thÞ, phong lu. - B¸c phã may vµ mét thî phô mang lÔ phôc đến nhà ông. - ¤ng Giuèc -®anh lµ nh©n vËt trung t©m. b. Tríc khi «ng Giuèc-®anh mÆc lÔ phôc. - ¤ng Giuèc - ®anh: §èi tho¹i gi÷a «ng Giuèc - ®anh vµ b¸c phã may. - Xoay quanh những thứ mà thợ may đã may cho Giuèc ®anh: §«i bÝt tÊt chËt, bé tãc gi¶, lông đính mũ, đặc biệt là bộ lễ phục.. ?Sù viÖc nµo lµ chñ yÕu? ?Ông Giuốc đanh cằn nhằn điều gì về đôi tất - ChËt, lµm ®au ch©n và đôi giày? ?Phã may lý luËn nh thÕ nµo? ¤ng Giuèc ®anh cù l¹i ra sao?.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> ?Qua chuyÖn nµy em thÊy c¸ch ¨n nãi vµ t duy cña «ng Giuèc ®anh ra sao? ?¤ng Giuèc ®anh ph¸t hiÖn ra ®iÒu g× trªn bé lÔ phôc míi may? ? Sù ph¸t hiÖn ra ®iÒu nµy chøng tá «ng lµ ngêi nh thÕ nµo ? ?"Lễ phục" mà may hoa ngợc thì có đợc kh«ng? ?Nhng phó may đã lý luận thế nào? Em hãy nhËn xÐt vÒ lý do mµ phã ®a ra?. - ¡n nãi kÐm cái, t duy lén xén - Bé lÔ phôc: ¸o may hoa ngîc.  «ng lµ ngêi tØnh t¸o vµ biÕt. - Kh«ng. - Ngµi cã b¶o lµ ngµi muèn may hoa xu«i ®©u - Những ngời quý phái đều mặc hoa ngợc  Lý luËn ví vÈn. ?Nhng «ng Giuèc ®anh (g· t s¶n) cã tin lêi - Có: … thế thì… may đợc đấy phã may kh«ng? ¤ng ta nãi thÕ nµo? Và nhất định không cho may lại nữa. ?Tất cả những điều này đã chứng tỏ gì về tính -Ngờ nghệch, kém hiểu biết, thích danh giá: Tëng mÆc ¸o ngîc hoa lµ sang träng. c¸ch «ng Giuèc ®anh? - ¤ng Giuèc - ®anh khã tÝnh. Khe kh¾t, chñ -KÞch tÝnh g©y cêi cña c¶nh nµy lµ ë chç: động của một ông chủ có tiền  trở thành bị động trớc sự ma mãnh lọc lõi của tay phó may. - Phã may vèn ch¼ng tö tÕ g×, chØ khÐo lÐo måm miÖng ®a ®Èy. May hoa ngîc trªn ¸o cña chñ, cã thÓ v× y vông, dèt hoÆc s¬ suÊt, cũng có thể do y cố tình để trêu đùa ông chủ ngu ngơ. Nhng y đã nhanh chóng chuyển từ thế bị động, bị chê trách sang thế chủ động, võa kh«ng ph¶i lµm l¹i, kh«ng bÞ tr¸ch ph¹t mµ cßn lµm «ng chñ lóng tóng. Y chØ nãi mét c©u: C¸c nhµ quý téc còng may nh vËy (mµ thùc chÊt phã may cã thÓ biÕt hoÆc kh«ng chắc chắn về điều này) là ông Giuốc đanh đã hoµn toµn tin ngay. TiÕng cêi bËt ra tõ ®©y, tríc sù ngí ngÈn v× hiÕu danh vµ ngu ngèc cña Giuèc ®anh. Hai c©u nãi cña phã may:: ( NÕu ngµi muèn…l·o lµm «ng chñ lóng tóng, lïi m·i; kh«ng kh«ng… - ¤ng Giuèc - ®anh ph¸t hiÖn ra b¸c phã may ăn bớt vải, chủ động tấn công bằng 2 lời tho¹i. ?Sù dèt n¸t cña Giuèc ®anh cßn khiÕn «ng ta bÞ lõa bÞp nh thÕ nµo? - BÞ ¨n bít v¶i Giuèc ®anh ph¸t hiÖn vµ chØ biÕt nãi "§µnh lµ đẹp…" Nhng phó may nhanh chóng đánh trống lảng sang chuyÖn thö ¸o. ViÖc nµy lµm «ng chñ quên đi chuyện phó may gạn vải của mình để may ¸o, mÆt kh¸c lµm cho kÞch l¹i ph¸t triÓn. - Bác phó may chống đỡ yếu ớt " Chẳng là thứ hàng đẹp quá…" rồi nhanh chóng gỡ thế bÝ b»ng c¸ch gîi ý «ng Giuèc ®anh thö bé lÔ phục đúng thể thức của các nhà quý phái: Mặc áo có ngời hầu và theo nhịp điệu (đánh đúng tâm lý Giuốc- đanh). c. Sau khi «ng Giuèc ®anh mÆc lÔ phôc - §i ®i l¹i l¹i… ph« ¸o míi… cëi… mÆc… - ¤ng lín - cô lín -> §øc «ng.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> sang sự việc mới, để lại có tình tiết gây cời khi tÝnh c¸ch häc lµm sang cña Giuèc ®anh l¹i béc lé. ?¤ng Giuèc ®anh mÆc lÔ phôc xong th× lµm g×? ?Tay thî phô gäi «ng Giuèc ®anh lµ g× ? ?Nó thay đổi cách gọi mấy lần? ?T¸c gi¶ sö dông thñ ph¸p nghÖ thuËt g× qua c¸ch gäi nµy? ?Thay đổi cách gọi Giuốc đanh bằng những danh xng cµng lóc cµng cao quý, chóng nh»m mục đích gì? (có phải chúng thật lòng kính träng?) ?Ph¶n øng cña Giuèc ®anh vÒ viÖc nµy?. ?TÝnh c¸ch cña «ng Giuèc - ®anh trong ®o¹n này đợc thể hiện nh thế nào ? ? T¹i sao Giuèc ®anh l¹i hái l¹i thî phô. ? ViÖc thëng tiÒn mÊy lÇn liÒn chøng tá ®ang khao kh¸t ®iÒu g× ? ? §o¹n kÞch nµy cßn t« thªm nÐt tÝnh c¸ch của tên trọc phú, đó là gì ?. ?Qua suy nghĩ đó em có nhận xét gì về ông Giuốc - đanh?. ?V× sao «ng Giuèc - ®anh lµ nh©n vËt hµi kÞch ? Chóng ta cêi «ng ta ë ®iÓm nµo ?. - 3 lần thay đổi  PhÐp t¨ng cÊp Đó là mánh khoé, thủ đoạn ranh mạnh để moi tiÒn cña g· thî phô (v× chóng biÕt Giuèc ®anh thÝch…)- H¸o danh, u nÞnh bî - Giuốc- đanh:  Lão sung sớng đến mê mẩn t©m hån, lßng h©n hoan trµn ngËp, l·o khao kh¸t trë thµnh quý téc: L·o tëng chØ cÇn mÆc quần áo là trở thành ông lớn, cụ lớn, đức «ng… - L·o keo kiÖt: Trong phót ng©y ngÊt h¹nh phúc lão vẫn nghĩ rất tỉnh táo đến túi tiền của m×nh. Nã nh thÕ ph¶i chÊp nÕu nã t«n ta lªn lµm bậc tớng công, thì nó sẽ tạo đợc cả túi tiền mất =>Trởng giả học đòi làm sang ở ông vẫn m·nh liÖt l¾m.  Tuy vậy tính học đòi háo danh, trở thành quý téc danh gi¸ vÉn lµ kh¸t väng cao nhÊt cña h¾n: Nã nh thÕ lµ ph¶i ch¨ng, nÕu kh«ng ta đến mất tong cả tiền cho nó thôi Lão sẵn sàng cho hết cả tiền để đợc làm sang. - Giuèc ®anh ngu ng¬, dèt n¸t, ch¼ng biÕt g× , chỉ vì chơi học đòi, làm sang, muốn làm quý téc mµ bÞ phã may vµ 4 tay thî phô lîi dông kiÕm tiÒn. - MÆc ¸o hoa ngîc mµ cho lµ sang träng. - Vung tiền ra để mua lấy tiếng ông lớn, cụ lín… - Bị bốn tay thợ phụ lột hết quần áo để mặc bé lÔ phôc theo nhÞp nh¹c…mµ vÉn hÕt søc vªnh vang ra vÎ ta ®©y lµ quý ph¸i.  Giuèc- ®anh thÓ hiÖn c¸i dôc väng tham lam, học đòi làm quý tộc, làm sang một cách kịch cỡm, lố bịch, trở thành trò đùa cho mọi ngêi, dÔ bÞ lîi dông lµm tiÒn Nhân vật hài kịch bất hủ: Khán giả cười vì: - Ông Giuốc - đanh ngu dốt. - Thói học đòi làm sang. - Mặc áo hoa ngược mới thật sang trọng. - Cứ mãi moi tiền để lấy cái danh hảo. - Bị lột hết quần áo mặc bộ lễ phục lố lăng theo nhip nhạc. - C¨m ghÐt lèi sèng trëng gi¶ häc lµm sang. - Cã tµi tr×nh bµy nh÷ng hiÖn tîng lè bÞch, ? Hình ảnh ông Giuốc- đanh mặc lễ phục trên gây cời ở ngời đờigóp phần đả phá cái xấu. sân khấu gợi cho em nghĩ đến câu chuyện III-Tổng kết.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> nµo cña nhµ v¨n §an m¹ch An-®Ðc- xen? 1. Nghệ thuật - Bộ quần áo mới của hoàng đế. ? Từ tiếng cời đợc tạo ra trong lớp kịch, em Khắc họa sinh động, tài tỡnh tớch cỏch lố lăng của nhân vật. hiÓu g× vÒ nhµ v¨n M«- li- e ? 2 . Nội dung : Qua việc may và thử lễ phục của mình, ông ?Nhận xét về nghệ thuật của văn bản? Giuốc – đanh đã thể hiện cái dục vọng tham lam: học đòi làm quí tộc , làm sang một cách ?Qua đoạn trích em thấy được điều gì? kệch cỡm, lố bịch, trở thành trò đùa cho mọi người, dễ bị lợi dụng làm tiền. 3.ý nghÜa v¨n b¶n : Ghi nhớ : SGK –HS đọc * Luyện tập : Bằng nghệ thuật xây dựng hành động ? ý nghÜa kÞch,.......(1)...... tÝnh c¸ch nh©n vËt hÕt sức ......(2)........., qua đoạn trích Mô-li-e đã lµm næi bËt tÝnh c¸ch ......(3)..... cña mét tay 1. Cho các từ: sinh động, linh động, lố nhăng, trởng giả muốn học làm sang, tạo nên tiếng sảng khoái, châm biếm, khắc hoạ. Hãy chọn cời....(4)........ cho ngời xem, ngời đọc. từ thích hợp điền vào chổ trống để đoạn văn đợc hoàn chỉnh ? Đáp án: (1) - khắc hoạ; (2) - sinh động (3) - lè nh¨ng; (4) - s¶ng kho¸i. 2. ViÕt ®o¹n v¨n tr×nh bµy c¶m nhË cña em vÒ nh©n vËt «ng Giuèc- ®anh? HS viết và đọc cho cả lớp nghe. GV chép đề bài lên bảng §Ò bµi : Trang phôc vµ v¨n hãa. HS đọc lại đề bài 1. §Þnh híng lµm bµi: Đề bài : Một số bạn đang đua đòi theo lối ăn mÆc kh«ng lµnh m¹nh, kh«ng phï hîp víi løa tuæi häc sinh, truyÒn thèng v¨n hãa cña d©n tộc và hoàn cảnh của gia đình. Em viết một bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc đúng đắn hơn. ? Xác định yêu cầu của đề bài *Yêu cầu của đề bài: ? KiÓu bµi. - KiÓu bµi : V¨n nghÞ luËn - Néi dung: ThuyÕt phôc mét sè b¹n ¨n mÆc ? Néi dung: không lành mạnh, không phù hợp thay đổi để có cách ăn mặc cho đứng đắn hơn. ? §èi tîng : häc sinh ( mét sè b¹n häc sinh -§èi tîng: Häc sinh (mét sè b¹n häc sinh ¨n ¨n mÆc kh«ng lµnh m¹nh) ? Muốn làm đợc đề bài này cần phải tiến mặc không lành mạnh) . hµnh nh÷ng bíc nµo ? - X¸c lËp luËn ®iÓm, x©y dùng dµn bµi, viÕt bµi 2. X¸c lËp luËn ®iÓm: - Cho HS đọc các luận điểm đã cho ? Theo em nªn ®a c¸c luËn ®iÓm nµo trong sè - Chän c¸c luËn ®iÓm a, b, c, e. các luận điểm đã cho ?Vì sao em lại không chän luËn ®iÓm d ? ?Em cã nhËn xÐt g× vÒ thø tù s¾p xÕp c¸c - Thø tù s¾p xÕp c¸c luËn ®iÓm cha hîp lÝ. luËn ®iÓm nµy ? ? VËy cÇn s¾p xÕp c¸c luËn ®iÓm nµy nh thÕ 3. S¾p xÕp luËn ®iÓm: a. GÇn ®©y ....tríc n÷a (1) nµo ? - Cho c¸c nhãm bµn th¶o luËn, tr×nh bµy, gäi c. C¸c b¹n...... “sµnh ®iÖu” (2) e. ViÖc ¨n mÆc... hoµn c¶nh sèng (3) các nhóm khác đại diện nhận xét b.ViÖc ch¹y ......cha mÑ (4) - KÕt luËn KL : Các bạn cần thay đổi cách ăn mặc sao.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> cho lành mạnh đúng đắn (5 ) 4. Dµn bµi : a. Më bµi: VD: Vai trß cña trang phôc vµ v¨n ho¸, vai trß cña mốt đối với xã hội và con ngời có văn hoá nói chung, đối với tuổi trẻ học đờng nói riêng. b. Th©n bµi: - GÇn ®©y c¸ch ¨n mÆc cña mét sè b¹n cã nhiều thay đổi, không còn giản dị lành mạnh nh tríc n÷a (a). - C¸c b¹n lÇm tëng r»ng… - Việc ăn mặc cần phù hợp với thời đại nhng còng ph¶i phï hîp víi truyÒn thèng v¨n ho¸ cña d©n téc, víi løa tuæi, víi hoµn c¶nh sèng và nói lên phẩm cách tốt đẹp của con ngời (e). - ViÖc ch¹y theo c¸c mèt ¨n mÆc nh thÕ lµm mÊt thêi gian… cha mÑ (b) ? Em thÊy cã nªn ®a yÕu tã tù sù vµ miªu t¶ c. KÕt bµi: vào đề văn nghị luận này không ? Vì sao ? Các bạn cần thay đổi lại trang phục cho lành mạnh, đứng đắn… 5. VËn dông yÕu tè tù sù vµ miªu t¶: HS đọc thầm đoạn a và b trong sgk. - Có nên đa yếu tố tự sự và miêu tả vào đề ? NhËn xÐt g× viÖc ®a yÕu tè tù sù vµ miªu t¶ v¨n nghÞ luËn nµy. V× nã lµm cho ®o¹n v¨n, trong hai đoạn văn đó ? bài văn nghị luận đợc cụ thể, rõ ràng và sinh -HSviết đoạn nghị luận theo luận điểm a và b động, thuyết phục hơn. -Gäi mét sè HS tr×nh bµy, nhËn xÐt, gãp ý - GV nhận xét đánh giá chung và đa ra một - Hai đoạn văn a và b đã đa yếu tố tự sự và số đoạn văn mẫu đã chuẩn bị, đọc cho HS . miªu t¶ mét c¸ch phï hîp. *. LuyÖn tËp: Nam Trung ngµy 06/ 4/2013. Tæ trëng. §ç ThÞ V©n Anh.

<span class='text_page_counter'>(27)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×