Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Nha tho Vuong Trong binh ve Bai tho ve tieu doi xe khong kinh c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.06 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Bài thơ về tiểu đội xe không kính</b>


QĐND - Thứ năm, 25/10/2012 | 19:17 GMT+7


<i>Khơng có kính khơng phải vì xe khơng có </i>
<i>kính</i>


<i>Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi</i>
<i>Ung dung buồng lái ta ngồi</i>


<i>Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.</i>
<i>Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng</i>


<i>Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim</i>
<i>Thấy sao trời và đột ngột cánh chim</i>
<i>Như sa, như ùa vào buồng lái.</i>
<i>Khơng có kính, ừ thì có bụi</i>


<i>Bụi phun tóc trắng như người già</i>


<i>Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc</i>
<i>Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.</i>


<i>Khơng có kính, ừ thì ướt áo</i>
<i>Mưa tn mưa xối như ngoài trời</i>
<i>Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa</i>
<i>Mưa ngừng, gió lùa mau khơ thơi.</i>
<i>Những chiếc xe từ trong bom rơi</i>
<i>Đã về đây họp thành tiểu đội</i>
<i>Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới</i>
<i>Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.</i>



<i>Bếp Hồng Cầm ta dựng giữa trời</i>
<i>Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy</i>
<i>Võng mắc chơng chênh đường xe chạy</i>
<i>Lại đi, lại đi trời xanh thêm.</i>


<i>Khơng có kính, rồi xe khơng có đèn</i>
<i>Khơng có mui xe, thùng xe có xước</i>
<i>Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước</i>
<i>Chỉ cần trong xe có một trái tim.</i>
1968


Phạm Tiến Duật
<b>Lời bình:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

về tiểu đội xe khơng kính" là một trong ba bài ấy. Khi in lại bài thơ này, có nhà
biên tập có ý muốn bỏ đi ba chữ đầu tiên, chỉ để lại "Tiểu đội xe khơng kính",
với lý luận rằng “ba chữ bài thơ về là thừa ra, vì ai đọc lên chẳng biết đây là bài
thơ”. Như vậy là chưa hiểu được ý của tác giả. Ở bài thơ này, để nói sự lạc quan
của lính vận tải trên đường Trường Sơn, tác giả nhìn thực tế bằng con mắt chiến
sĩ lái xe: Mọi gian khổ, khó khăn chỉ là chuyện vặt, xe khơng có kính có cái hay,
cái được mà xe có kính khơng có! Hay nói một cách khác, tác giả viết bài thơ
này để ngợi ca tiểu đội xe khơng kính mà nội dung sự ngợi ca đó đã báo trước
trong ba chữ bài thơ về nằm ở đầu đề. Để hiểu được hoàn cảnh ra đời của bài thơ
này, chúng ta cùng nhắc lại một thực tế: Trong 16 năm, từ 1959 đến 1975, qua
đường Trường Sơn chúng ta đã chở vào chiến trường miền Nam hơn một triệu
tấn hàng và vũ khí nhưng cũng bị máy bay Mỹ đốt cháy và phá hủy mất 90 nghìn
tấn hàng và 14.500 xe, máy. Chính Phạm Tiến Duật từng viết: “Mỗi trọng điểm
là một nghĩa địa ô tô. Xác xe cháy ngổn ngang lưng đèo, đỉnh núi”. Biết bao
chiếc xe đã được thu gom, chắp nhặt từ các nghĩa địa ô tơ đó. Chỉ cần có bánh


xe, máy nổ là coi như còn xe. Và tất nhiên, người ta phải chắp nhặt những bộ
phận sót lại ở những chiếc xe khác nhau để làm nên một chiếc xe có thể chạy
được. Đã có biết bao tiểu đội xe vận tải có những chiếc xe như thế chạy, chở
hàng đã hoạt động trên đường Trường Sơn, thế thì mất kính có thấm tháp gì đâu
ngồi việc tạo sự phóng túng cho lính lái:


<i>Ung dung buồng lái ta ngồi</i>
<i>Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng.</i>


Thì ra chiến sĩ lái xe khơng hề bận tâm về việc xe mình khơng có kính, ngược
lại, chính xe khơng có kính càng tạo cho anh cái thế ung dung ngồi trong buồng
lái mà khơng có gì ngăn cách với thiên nhiên:


<i>Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim</i>
<i>Thấy sao trời và đột ngột cánh chim</i>
<i>Như sa như ùa vào buồng lái.</i>


Sao trời và cánh chim là biểu tượng của ban đêm và ban ngày. Xe chạy không
phân biệt ngày đêm, nhưng thực tế những năm tháng ấy, xe chạy đêm là chính để
tránh máy bay Mỹ. Lịng u những con đường của người lái xe được tác giả mô
tả bằng cảm giác khi xe chạy nhanh: “con đường chạy thẳng vào tim”, chạy
thẳng được vì khơng có kính ngăn lại!


Thế thì khơng có kính khơng đem lại những khó khăn gì hay sao? Có chứ, nhưng
khó khăn xồng khơng mảy may ảnh hưởng đến tinh thần người lính:


<i>Khơng có kính, ừ thì có bụi…</i>
<i>Khơng có kính, ừ thì ướt áo…</i>


Điệp ngữ ừ thì thể hiện sự tất yếu đã biết, là một lẽ tất nhiên đã lường trước. Bụi


chỉ làm trắng tóc lính trẻ, chỉ gây chuyện vui, chuyện buồn cười:


<i>Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc</i>
<i>Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa</i>
<i>Mưa ngừng, gió lùa mau khơ thơi.</i>


Chúng ta lưu ý rằng, cái gió lùa hong khơ áo đó chính do xe khơng có kính mang
lại!


Qua hai khổ thơ coi chuyện khó khăn do việc xe khơng có kính mang lại là
chuyện vặt, tác giả trở lại khai thác cái thuận lợi, cái được sinh ra từ xe khơng có
kính, đó là việc thể hiện tình đồng đội, đồng chí, tình những người lính lái xe
trên tuyến lửa:


<i>Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới</i>
<i>Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.</i>


Động tác bắt tay nhau vồn vã này không thể làm được khi xe có kính!


Phạm Tiến Duật là nhà thơ tiêu biểu thế hệ nhà thơ thời chiến tranh chống Mỹ,
những người ln khai thác ở lính tinh thần lạc quan, coi thường gian khổ, chắt
lọc ngọt ngào từ cay đắng, tìm kiếm thuận lợi từ khó khăn. Bên cạnh đó, ý thức
trách nhiệm của thế hệ nhà thơ này cũng ln thường trực: Tất cả vì cơng cuộc
giải phóng miền Nam. Đọc khổ cuối bài thơ này, chúng ta không chỉ biết được
rằng tiểu đội xe khơng kính chỉ là một ví dụ, cịn bao chiếc xe nữa thiếu nhiều
thứ khác, mặc dù vũ khí và phương tiện là quan trọng, nhưng con người mới
quyết định:



<i>Khơng có kính rồi khơng có đèn</i>
<i>Khơng có mui xe, thùng xe có xước</i>
<i>Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước</i>
<i>Chỉ cần trong xe có một trái tim.</i>


Trong khổ thơ này có một chữ mà tác giả và bạn đọc đều chưa ưng ý, đó là chữ
xước, bởi từ đó quá nhẹ, nên dùng cho những chiếc xe con sang trọng bị va quệt
nhẹ tróc sơn, hơn là dùng cho những chiếc xe tải đã đi qua bom đạn mà có khi
thùng xe chỉ cịn lại vài thanh xơ tướp hoặc gẫy gập, cháy sém. Đã có lần chính
tác giả muốn sửa lại từ này, nhưng lại thơi vì nghĩ nó đã nhập tâm vào bạn đọc
rồi.


Nói về ngơn ngữ của bài thơ này, nhà thơ Phạm Tiến Duật tâm sự: “Tôi không tự
cho tôi cái quyền quy định phạm vi ngôn ngữ cho từng bài thơ. Mỗi bài thơ có
một văn hóa riêng, ngôn ngữ riêng”. Và theo tôi, ngôn ngữ trong bài thơ này là
ngơn ngữ của lính, chính xác hơn là ngơn ngữ của cánh lính lái xe rất phù hợp
với nội dung coi thường gian khổ, hy sinh… trong hoàn cảnh thiếu thốn mọi thứ
và cái chết luôn cận kề khi thực thi nhiệm vụ của mình.


</div>

<!--links-->

×