Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

De thi van hoc ki I co dap an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.83 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013-2014 MÔN :Ngữ văn 9 (Thời gian: 90 phút) ĐỀ BÀI: Câu 1: ( 1,5 điểm) Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này,kể nọ, Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên!” Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ trong lời dặn của bà với cháu trong đoạn thơ trên? Việc không tuân thủ phương châm hội thoại ấy có ý nghĩa gì? Câu 2: ( 3,5điểm)Trong bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã viết rất xúc động về người lính thời kháng chiến chống Pháp: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính Anh với tôi nhớ từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp để làm rõ sự đồng cảm, sẻ chia giữa những người đồng đội Câu 3: (5 điểm) Em hãy thay lời nhân vật bé Thu kể lại thật sinh động kỉ niệm Thu gặp cha sau 8 năm xa cách (Truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM. Câu1 (1,5. Câu 2: ( 3,5đ). Câu 3. Yêu cầu cần đạt Điểm - Phương châm hội thoại không được tuân thủ: phương châm về chất 0.5 - Ý nghĩa: + Bà không muốn cháu thông báo cho cha mẹ biết những khó khăn ở nhà để bố mẹ yên tâm công tác. 0.5 + Sự hi sinh vì con cháu của bà và tình cảm của bà đối với đất 0.5 nước, đối với kháng chiến. * Viết đoạn văn tổng hợp – phân tích – tổng hợp. Yêu cầu: - Phần mở đoạn đạt yêu cầu 0,5 - Phần thân đoạn: gồm 8 câu với đầy đủ dẫn chứng, lí lẽ để làm rõ: 2,5 + Sự thấu hiểu những tâm tư, hoàn cảnh của nhau. + Sẻ chia gian khó cùng nhau vượt qua những gian khổ. Phần thân đoạn chưa thật sự đủ ý, nghị luận chưa làm rõ ý khái quát Chỉ nêu được khoảng ½ số ý, bố cục chưa chặt chẽ, chưa làm rõ ý khái quát, còn mắc một số lỗi câu, chính tả. Chưa thể hiện được phần lớn số ý, hoặc sai lạc về nội dung, diễn đạt kém -Phần kết đoạn: đạt yêu cầu của đoạn văn theo kiểu tổng hợp – phân tích – tổng hợp. Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0.25 điểm 0,5 Câu chuyện được kể dựa vào tác phẩm có sẵn. Thay đổi ngôi kể không có nghĩa là chỉ thay đổi cách xưng hô mà cần tưởng tượng thêm chi tiết, miêu tả tâm trạng nhân vật để làm nổi bật ý nghĩa tác phẩm Nên tập trung tả tâm trạng bé Thu ở các sự việc” + Sự bất ngờ của Thu khi gặp ba và nỗi sợ hãi của em khi thấy vết sẹo trên má ông Sáu... + Thái độ của Thu khi bị mẹ tìm cách ép phải gọi ông Sáu là ba cũng như cơm sôi, bị ông Ba dồn vào tình thế phải nhờ ông Sáu, gọi ông Sáu là ba nhưng Thu tìm mọi cách lảng tránh + Tâm trạng của Thu khi ông Sáu chuẩn bị ra đi, khi chia tay, khi nhân ra ông Sáu là ba... - Khi kể và tả, cần làm rõ sự bướng bỉnh nhưng có bản lĩnh của Thu khi chưa nhận ra ông Sáu và sự hồn nhiên, yêu thương mãnh liệt khi đã nhận ra ông Sáu là ba mình. Từ đó làm rã tình cha con sâu nặng. - Chú ý kết hợp kể với miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×