Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

skkn 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA KHI DẠY CÁC TIẾT BÀI TẬP- ÔN TẬP SINH HỌC 10 CƠ BẢN I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Thế kỉ 21 là thế kỉ của công nghệ sinh học, tuy nhiên trong các trường THPT đa số suy nghĩ của học sinh lại xem môn sinh học là môn phụ. Vì vậy việc tạo hứng thú cho học sinh đó là trách nhiệm của mỗi giáo viên sinh học. Đối với môn sinh học 10 trong phân phối chương trình có các tiết bài tập- ôn tập, mục đích để cũng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài tập cho học sinh. Đây là những tiết học rất bổ ích, tuy nhiên khi dạy tôi nhận thấy học trò thường không chú ý vào các tiết học này dù tôi cũng đã thay đổi các phương pháp lên lớp khác nhau như: Thuyết trình, hỏi đáp, hoạt động nhóm.. Tôi nhận thấy đa số học sinh không ham mê môn học ngay cả việc đọc sách giáo khoa nhưng lại rất thích hoạt động trò chơi kết hợp trong môn học,tôi tự nghĩ tại sao mình không đưa trò chơi vào trong tiết học, biết đâu đó sẽ khơi dậy được tinh thần học tập của các em. Tham khảo giáo án các đồng nghiệp, các trò chơi đang được các em quan tâm tôi quyết định thử nghiệm các bài “ Đố vui để học” dựa theo phiên bản đường lên đỉnh olympia vào tiết học và tôi cảm thấy học sinh rất hứng thú với kiểu học này. Từ những lý do trên tôi xin trao đổi một vài kinh nghiệm qua đề tài: “ Ứng dụng trò chơi đường lên đỉnh Olympia khi dạy các tiết bài tập- ôn tập môn sinh học 10 cơ bản” II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN II.1 Cơ sở lí luận II.1.1 Phương pháp dạy học tích cực - Phương pháp dạy học tích cực là nói tới nhóm phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học.[1tr 5] - Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực đó là: [1 tr 5- 7] + Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh + Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học + Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác + Đánh giá và tự đánh giá Đã có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực, trong đó dạy học bằng phương pháp sử dụng trò chơi là một trong những phương pháp có hiệu quả thoả mãn được nhu cầu của giáo viên cũng như học sinh. II.1.2 Lí luận về trò chơi trong dạy học. Trò chơi dạy học có mọi đặc điểm của trò chơi thông thường nhưng về cấu trúc nó kết hợp các yếu tố chơi và các yếu tố sư phạm trong một tổ hợp hoạt động và quan hệ thực hiện. Đó là các cấu trúc phức tạp gồm các thành tố sau: - Mục đích hay chủ định chơi- nó cũng là nhiệm vụ học tập của học sinh trong khi tham gia chơi - Các hành động hay hành động chơi- Là những hoạt động thực sự mà người tham gia trò chơi tiến hành thực hiện vai, nhiệm vụ và vai trò của mình trong trò chơi..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Luật chơi hay quy tắc chơi là những quy định nhằm đảm bảo sự định hướng các hoạt động và hành động chơi vào mục đích chơi hay nhiệm vụ học tập. - Đối tượng hoạt động và giao tiếp là những thành tố chính của các hoạt động tuy nhiên để đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ học tập thì chúng ta cần xác định và thiết kế chặt chẽ, được chỉ dẫn cụ thể và rõ ràng hơn trong luật chơi. - Các quá trình, tình huống và quan hệ- là những tiến trình, biến số và khuynh hướng của các hoạt động, hành động chơi, biểu thị tác động của luật chơi. Dưới ảnh hưởng của luật chơi, chúng diễn ra như là động thái của trò chơi nhưng hướng vào mục đích dạy học.[2 tr 16- 17] Đã có rất nhiều nghiên cứu về việc ứng dụng trò chơi trong dạy học: Ths. Nguyễn Kim Chuyên với đề tài “ Xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên sư phạm trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường ĐH Đồng Tháp”[2] với các trò chơi :trò chơi ô chữ, trò chơi đuổi hình bắt chữ, trò chơi nở hoa trí tuệ, trò chơi câu đố, trò chơi gợi ý từ có kèm theo hình ảnh, trò chơi thuyết minh hình ảnh, trò chơi đi tìm các mảnh ghép, trò chơi đi tìm kho báu, trò chơi chọn phương án đúng nhất, trò chơi xếp hình đúng, trò chơi trả lời nhanh, trò chơi cho tôi biết thêm,… sử dụng cho đối tượng là sinh viên ngành tâm lí trường ĐH Đồng Tháp. Tác giả Trần Thị Thu Hiền“ Cách sử dụng trò chơi trong dạy học lịch sử 4- 5”. [2] Tác giả đưa ra các trò chơi như: trò đóng vai,trò chơi phóng viên nhí, trò chơi ô chữ, trò chơi 7 sắc cầu vòng- đi tìm sự kiện, trò chơi hướng dẫn viên du lịch- Áp dụng cho môn lịch sử trên đối tượng là học sinh lớp 4-5. Lê Thị Thu Mẫn “Tổ chức một số trò chơi trong dạy học Toán 2” .[3] đưa ra các trò chơi: đôminô số, xếp hàng thứ tự, trò chơi tổ ong bi, trò chơi bingo, trò chơi thỏ bit ăn cà rốt, trò chơi gà về chuồng, trò chơi trổ tài mua sắm, trò chơi tìm đường đi đúng, trò chơi nhận diện hình ..sử dụng để dạy môn toán lớp 2. Nguyễn Thị Thuỳ Vân “ Hoạt động trò chơi giúp học sinh luyện mẫu câu Tiếng Anh bậc tiểu học”[4] giới thiệu các trò: oẳn tù tì, ghép câu, chuyển banh, gọi tên, sử dụng trong việc học tập môn anh văn bậc tiểu học… Tóm lại, đã có rất nhiều nghiên cứu lồng ghép trò chơi vào dạy học ,song chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn sinh học cấp THPT đặc biệt là trong các tiết bài tập- ôn tập . Từ cơ sở nêu trên là tiền đề để tôi thực hiện đề tài: “Ứng dụng trò chơi đường lên đỉnh Olympia khi dạy các tiết bài tập- ôn tập sinh học 10 cơ bản” II.2 Cơ sở thực tiễn. Theo kết quả thống kê năm học 2013- 2014 của lớp 10 C1, 10C2 , 10C7 khi tìm hiểu về cảm nhận của học sinh khi học các tiết bài tập- ôn tập tôi thu được kết quả như sau: Cảm nhận của HS Rất thích học. KQ trước thực nghiệm 0%.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tham khảo các lí do đưa ra dẫn đến các tiết bài tập – ôn tập không hiệu quả chủ yếu là do: - Tâm lí sợ bị truy bài cũ - Tiết học nhàm chán. Phương pháp giáo viên sử dụng khi đứng lớp còn chưa hấp dẫn, lôi cuốn các em. - Ý thức học tập của các em chưa cao, chưa có ý thức học tập, trong môn sinh các em chỉ học vẹt để đối phó mà thôi. - Nếu hoạt động nhóm các em thường lợi dụng để chơi đùa nên không hiệu quả Đồng thời theo thống kê các ý kiến mà các em đưa ra thì đa số các em rất hứng thú với phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học Do đó , bản thân tôi nhận thấy cách làm duy nhất để các em phải chủ động học bài, để hứng thú với bài giảng để từ đó có kết quả cao là cách vừa thỏa mãn nhu cầu học sinh mà lại đáp ứng yêu cầu của giáo viên, và đưa trò chơi vào dạy các tiết bài tập- ôn tập là 1 trong số những cách tôi thấy có hiệu quả nhất. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP III.1 Xác định nội dung cần ôn tập Trong “ Một số vấn đề về dạy học sinh học ở trường THPT” đưa ra khái niệm: Bài tập là một nhiệm vụ mà người giải cần phải thực hiện. Trong bài tập chứa đựng các dữ kiện và yêu cầu cần tìm.[1 tr 10] Như vậy một tiết học bài tập thường được coi như những tiết giáo viên đưa ra các dữ liệu ( thường câu hỏi) để yêu cầu học sinh thực hiện.Còn ôn tập tức là tổng hợp lại các kiến thức - Đối với các tiết bài tập- ôn tập môn sinh học 10 cơ bản (có 3 tiết) thường được sắp xếp trước các tiết kiểm tra, thi học kì. Vì vậy ở đây bài tập cũng gần như ôn tập là nhằm mục đích hệ thống lại kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng làm bài để chuẩn bị tốt cho các kì kiểm tra - Trong môn sinh học đề thi thường sử dụng là trắc nghiệm hoặc tự luận - Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi ôn tập: là những câu hỏi ôn tập lại kiến thức đã học, giáo viên nên chuẩn bị câu hỏi theo từng bài cụ thể, lưu ý một số câu nâng cao. Giáo viên có thể tham khảo một số câu hỏi từ các tài liệu tham khảo, sách bài tập, nguồn internet… Mục đích khi đưa ra hệ thống câu hỏi là nhằm ôn tập lại một số kiến thức cơ bản để chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra. III.2 Chọn phương pháp ôn tập: - Có rất nhiều phương pháp để giáo viên dạy tiết ôn tập: hỏi đáp- tái hiện, hoạt động nhóm, thuyết trình,… Tuy nhiên ở đây, nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh tôi sử dụng hình thức trò chơi “ Đường lên đỉnh olympia” - Để tiết học diễn ra tốt thì ở bài trước tôi đã chia học sinh ra làm các nhóm học tập (4 nhóm), cử ra nhóm trưởng và đặt tên cho nhóm (tên nhóm nên đặt theo tên các loài động vật- thực vật).Đưa ra hình thức thưởng phạt để các em có ý thức chuẩn bị bài cũ cũng như hứng thú cho bài mới.(thưởng điểm cho đội về 1-2-3-4, riêng đội nào thi 0 điểm hay âm điểm thì bị trừ điểm) III.3 Chuẩn bị giáo án - Giáo viên có thể sử dụng phương pháp dạy ở bảng đen hoặc có thể dạy bằng CNTT. Tuy nhiên dạy CNTT thì tiết dạy sẽ sinh động hơn..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Ở đây tôi sử dụng CNTT để dạy, thiết kế giáo án trên phần mềm powerpoint. III.3. 1 Soạn cho vòng thi khởi động - GV nên chọn khoảng 5 câu hỏi trắc nghiệm cho mỗi đội trả lời, cứ mỗi câu trong vòng 5 giây,trả lời đúng mỗi câu cộng 10 điểm, trả lời sai trừ 5 điểm. - Hệ thống câu hỏi phải chọn kỹ, đáp ứng nội dung cần ôn tập.Gói câu hỏi cho mỗi đội tương đương nhau về kiến thức => như vậy ở vòng thi này Giáo viên chọn ra 20 câu trắc nghiệm Ví dụ: Ở tiết 10: Bài tập: Để soạn phần thi khởi động + GV xác định nội dung cần ôn tập : Bài 1, 2,3,4-5,6 SGK 10 Cơ bản + Chọn : mỗi bài / 1 câu hỏi/ 1nhóm ( Lưu ý: câu hỏi phải sát với ma trận mà giáo viên sẽ ra trong bài kiểm tra nhưng không nên trùng với câu hỏi kiểm tra) + Vì có 4 nhóm mà số bài là 6 , nên ở phần này tôi chỉ sử dụng số câu hỏi cho các bài 1,2,3,4-5 còn bài còn lại sẽ thi ở phần khác. Lưu ý cách tạo đồng hồ trong PowerPoint: Bước 1: + Trong Cửa sổ Microsoft PowerPoint chọn Insert- Shapes, rồi chọn 01 hình ảnh làm nút khởi động đồng hố số + Tạo hiệu ứng cho ô số 0 : Animations- Custom Animation- add EffectEntrance – Diamond . Trong thẻ Diamond: +Mục Effect chọn Sound: một âm thanh để đánh dấu bắt đầu chạy đồng hồ +Mục Timing : start: on click, delay: 0. Bước 2: - Nhấn giữ phím Ctrl và kéo số 0 để copy ra một nút giây nữa, rồi sửa lại thành số 1 để tạo nút giây số 1. Khi tạo hiệu ứng nút giây thứ 1, hiệu ứng của nút.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> giây này sẽ nằm trên hiệu ứng của nút giây số 0: nhấp chuột phải vào nút giây sau, chọn Bring to Front => Bring to Front. Trong mục Timming chọn Start là After Previous, Delay : 01 seconds. ư. B ớc 3:. kéo copy ra thêm 4 nút đồng hồ nữa và sửa thành các chữ số theo thứ tự. và làm tương tự như nút số 1 Bước 4: kéo các nút đồng hồ này chồng lên nhau theo thứ tự từ 0 đến 5. Như vậy chúng ta sẽ có một đồng hồ bấm giờ 5 giây . Chọn Ctrl All toàn bộ đồng hồ này rồi dán vào Slide câu hỏi . Lưu ý: Âm thành mở đầu và kết thúc nên làm ấn tượng để nhắc nhở người chơi khi bắt đầu và kết thúc thời gian. Các nút giây ở giữa thì không nên làm âm thanh nổi, hoặc tốt nhất nên không để âm thanh để người tham gia tập trung vào công việc thuyết trình hoặc suy nghĩ trả lời câu hỏi. Có thể tạo đồng hồ đếm ngược bằng cách tạo hiệu ứng số 5 trước, rồi cũng làm tương tự như trên. III.3.2 Soạn cho vòng thi vượt chướng ngại vật Cách thực hiện: - Đầu tiên phải xác định trước ô từ chìa khóa: từ chìa khóa thường là nội dung trọng tâm cho bài ôn tập. - Nên thiết kế 4 ô hàng ngang tương ứng với 4 nhóm. Sắp xếp ô chữ thật hấp dẫn.Trả lời đúng hàng ngang cộng 10 điểm, sai trừ 5 điểm theo phương thức trả lời nhanh. Trả lời đúng chìa khóa ở dữ kiện 1: cộng 40 điểm, dữ kiện 2: cộng 30 điểm, dữ kiện 3: cộng 20 điểm, dữ kiện 4 cộng 10 điểm. Trả lời sai mất quyền trả lời hàng ngang. - Chọn câu hỏi tương ứng với các từ hàng ngang => như vậy ở vòng thi này Giáo viên chọn ra 4 câu trắc nghiệm Ví dụ: Để tạo chướng ngại vật trong tiết 10: Bài tập sinh học 10 cơ bản + Xác định trọng tâm của bài kiểm tra: chương thành phần hoá học của tế bào, cụ thể là bài 6: Axit Nucleic Tôi sử dụng tên bài làm từ chìa khoá. Ứng với từ chìa khoá có 11 chữ cái Tôi tiếp tục sử dụng những tư liệu có liên quan đến từ chìa khoá nhằm xây dựng nên 4 ô hàng ngang.( Nucleotit, mARN, Xitozin, hidro) Sau đó sử dụng phần mềm powerpoint để hình thành ô chữ.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Cách tạo ô chữ trong PowerPoint + Bước 1: Vẽ ô chữ, ô đáp án, lưu ý đổi màu cho các từ chìa khoá nằm ở hàng ngang. Bước 2: - Chồng ô chữ đáp án lên ô chữ trống - Viết câu hỏi các từ hàng ngang và chìa khoá. + Bước 3: Tạo hiệu ứng cho ô chữ đáp án + Tạo hiệu ứng cho hàng ngang thứ 1: Start : On Click Entrance. Diamond. Timing Triggers: Start effect on click of: Rectangle. …:1. +Tương tự tạo hiệu ứng cho các hàng ngang còn lại. Bước 4: Tạo hiệu ứng hiện ra cho các câu hỏi: + Tạo hiệu ứng cho câu 1: Start : On Click Entrance Diamond Timing Triggers: Start effect on click of: Rectangle ..:?1.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> + Tương tự tạo hiệu ứng cho các câu còn lại. Bước 5: Tạo hiệu ứng biến mất cho các câu hỏi: Start : On Click Exit Diamond Timing Triggers: Start effect on click of: Rectangle ..:?1 + Tương tự tạo hiệu ứng cho các câu còn lại. III. 3. 3 Soạn cho vòng thi tăng tốc - Mục đích : trả lời câu hỏi-> mở hình để đoán Hình đưa ra phải nằm trong nội dung ôn tập mà học sinh đã học Đoán hình ở dữ kiện 1: cộng 40 điểm, dữ kiện 2: cộng 30 điểm, dũ kiện 3: cộng 20 điểm, dữ kiện 4 cộng 10 điểm. => Như vậy ở vòng thi này Giáo viên chọn ra 4 câu hỏi Ví dụ: trong tiết 10: Bài tập sinh học 10 cơ bản, tôi muốn các em ôn tập lại bài các giới sinh vật. Lấy ví dụ: ở đây là giới thực vật ( cây hoa hướng dương) Muốn vậy tôi sẽ đưa ra các dữ kiện liên quan : Là SV nhân thực, thuộc giới thực vật, nghành hạt kín, có hoa màu vàng mọc hướng về phía mặt trời - Sau đó tiến hành soạn trên powerpoint Cách che tranh trong PowerPoint - Chọn hình cần che.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Vẽ 4 hình chữ nhật, dùng textbox viết 4 số bên góc trái dưới. - Tạo hiệu ứng biến mất theo ý trong mục exit- > Timing-> Trigger và chọn mục cần liên kết. III.3.4 Soạn cho vòng thi về đích Giáo viên nên chọn các câu hỏi theo gói dưới dạng tự luận nhằm mục đích cũng cố lại kiến thức trọng tâm, hoặc dạng bài tập tính toán để giúp học sinh nhớ lại các công thức khi làm toán sinh. Ví dụ: Trong phần thi này tôi muốn các học sinh nhớ lại các công thức khi làm bài tập ADN và ARN - Công thức tính chiều dài, tính số Nu dựa theo NTBS, tính số liên kết hidro, tính khối lượng III.3.5 .Giáo án bài tập – ôn tập theo hình thức trò chơi đường lên đỉnh olympia.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Tuần 11- Tiết 10: BÀI TẬP I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Sau khi học bài này , học sinh - Cũng cố lại kiến thức đã học ở các bài 1,2,3,4,5,6 trong phần giới thiệu chung về thế giới sống và chương thành phần hoá học của tế bào. 2. Kĩ năng: - Hoạt động nhóm - Làm bài tập trắc nghiệm - Làm bài tập về ADN và ARN 3.Thái độ: - Yêu thích môn học II.PHƯƠNG PHÁP: - Hoạt động nhóm - Hỏi đáp- tái hiện III. TRỌNG TÂM: Chương thành phần hoá học của tế bào IV. CHUẨN BI 1.Giáo viên: - Giáo án soạn trên phần mềm powerPoint - Nội dung cần ôn tập 2.Học sinh - Bảng nhỏ để chọn đáp án trắc nghiệm - Cử ra nhóm trưởng - Nghiên cứu lại kiến thức các bài đã học IV. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP 1. Ổn định ( 1 phút) - Quy định thứ tự các nhóm- đặt tên cho nhóm 2. Kiểm tra bài cũ: ( bỏ qua) 3. Bài mới: * Mở bài: ( 2 phút) GV đặt vấn đề: Để chuẩn bị cho tiết học sau là kiểm tra 45 phút, hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại 1 số kiến thức nhằm chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra. Khác với các tiết học trước, ở tiết học này chúng ta sẽ cùng nhau tham gia trò chơi “Đường lên đỉnh Olympia lớp 10C1” - Ở tiết học trước chúng ta đã phân công 4 nhóm, nhóm trưởng và đặt tên cho các nhóm Quy định luật chơi: Phần thi chia ra 4 chặng : Phần khởi động, Vượt chướng ngại vật, Tăng tốc, Về đích. Đội giành số điểm cao nhất được cộng điểm thưởng 2 điểm, về nhì 1 điểm, về ba 0,5 điểm. Đội nào có số điểm âm sẽ bị phạt là trừ 1 điểm..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Hoạt động 1: PHẦN THI KHỞI ĐỘNG ( 18 phút) Hoạt động của giáo Hoạt động của Nội dung viên học sinh -Quy định luật chơi của - HS lắng nghe I. Phần khởi động phần thi khởi động ( Nội dung từ Slide 4 đến slide 23) - Yêu cầu các đội chọn - Các đội chọn Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm gói câu hỏi. Chiếu các gói câu hỏi,suy 1 2 3 4 slide nằm trong gói câu nghĩ trả lời. Phần hỏi đó Các đội còn lại khởi - Cộng điểm khi nhóm quan sát, động trả lời đúng nhanh tay trả Cộng -Trừ điểm khi nhóm trả lời khi đội bạn bị sai. lời sai - Gv hỏi thêm các câu hỏi để học sinh giải thích lí do chọn đáp án ( cho điểm cộng khuyến khích HS) - Tổng kết điểm phần 1 Hoat đông 2: PHÂN THI VƯƠT CHƯƠNG NGAI VÂT( 6 phút). Hoạt động của giáo viên -Quy định luật chơi của phần thi vượt chướng ngại vật - Yêu cầu các đội chọn từ hàng ngang. Chiếu các slide nằm trong từ hàng ngang - Cộng điểm khi nhóm trả lời đúng -Trừ điểm khi nhóm trả lời sai - Tổng kết điểm phần 2. Hoạt động Nội dung của học sinh - HS lắng II. Phần vượt chướng ngại vật nghe ( Nội dung Slide 25) Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm - Các đội chọn 1 2 3 4 các hàng ngang, suy Phần nghĩ trả lời. VC - Suy nghĩ để NV đưa ra từ chìa Cộng khoá. Hoat đông 3: PHÂN THI TĂNG TÔC (6 phút). Hoạt động của giáo viên -Quy định luật chơi của phần thi tăng tốc. - Yêu cầu học sinh các nhóm trả lời nhanh 4 câu hỏi để đoán ra hình - Cộng điểm khi nhóm. Hoạt động của Nội dung học sinh - HS lắng nghe III. Phần tăng tốc ( Nội dung Slide 27) - Các đội trả lời nhanh câu hỏi để giành quyền mở hình Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> trả lời đúng -Trừ điểm khi nhóm trả lời sai - Tổng kết điểm phần 3. 1. 2. 3. 4. Phần tăng tốc Cộng Hoat đông 4: PHÂN THI VÊ ĐICH ( 6 phút). Hoạt động của giáo viên -Quy định luật chơi của phần thi về đích - Yêu cầu các đội trả lời các câu hỏi. Chiếu các slide nằm trong gói câu hỏi đó - Cộng điểm khi nhóm trả lời đúng -Trừ điểm khi nhóm trả lời sai - Tổng kết điểm phần 4. Hoạt động Nội dung của học sinh - HS lắng IV. Phần về đích nghe ( Nội dung Slide 29 đến slide 32) Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm - Các đội trả 1 2 3 4 lời các gói Phần câu hỏi,suy về nghĩ trả lời. đích Các đội còn Cộng lại quan sát. Nhanh tay trả lời khi đội bạn bị sai. 4. Củng cố( 5phút): Tổng kết lại điểm của các đội Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Phần khởi động Cộng Phần vượt chướng ngại vật Cộng Phần tăng tốc Cộng Phần về đích Cộng Tổng cộng - Phát phiếu nội dung cần ôn tập cho các nhóm trưởng để nhóm trưởng phổ biến cho từng tổ viên 5. Dặn dò ( 1 phút): chiếu slide 33 - HS về nghiên cứu các bài đã học: bài 1,2,3,4,5,6 - Rèn luyện kĩ năng làm bài tập về AND và ARN - Chuẩn bị cho tiết kiểm tra ( trắc nghiệm).

<span class='text_page_counter'>(12)</span> PHIẾU NỘI DUNG CẦN ÔN TẬP Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống - Sắp xếp các cấp tổ chức thế giới sống - Khái niệm: mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái - Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống Bài 2: Các giới sinh vật - Đặc điểm chính của mỗi giới Bài 3:Các nguyên tố hoá học và nước - Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên cơ thể sống - Phân biệt nguyên tố đa lượng và vi lượng - Cấu tạo, đặc tính hoá lí của nước Bài 4-5:Cacbohdrat, lipit và protein - Cấu tạo hoá học, chức năng của cacbohdrat, lipit, protein Bài 6:Axit nucleic - Cấu tạo chức năng của axit nucleic Bài tập ADN, ARN về: + Tính số Nu, tính H, tính L, tính M +Bài tập dựa vào nguyên tắc bổ sung để tính số Nu. Tuần 20- Tiết 19: ÔN TẬP I.MỤC TIÊU.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 1.Kiến thức: Sau khi học bài này , học sinh - Cũng cố lại kiến thức đã học ở các bài 7,8,9,10,11 trong chương cấu trúc của tế bào và bài 13,14 trong chương chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào 2. Kĩ năng: - Hoạt động nhóm - Làm bài tập trắc nghiệm 3.Thái độ: - Yêu thích môn học II.PHƯƠNG PHÁP: - Hoạt động nhóm - Hỏi đáp- tái hiện III. TRỌNG TÂM: Chương cấu trúc của tế bào IV. CHUẨN BI 1.Giáo viên: - Giáo án soạn trên phần mềm powerPoint - Nội dung cần ôn tập 2.Học sinh - Bảng nhỏ để chọn đáp án trắc nghiệm - Cử ra nhóm trưởng - Nghiên cứu lại kiến thức các bài đã học IV. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP 1.Ổn định ( 1 phút) - Quy định thứ tự các nhóm- đặt tên cho nhóm 2.Kiểm tra bài cũ: ( bỏ qua) 3.Bài mới: * Mở bài: ( 2 phút) GV đặt vấn đề: Để chuẩn bị cho tiết học sau là kiểm tra học kì 1, hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại 1 số kiến thức nhằm chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra. Khác với các tiết học trước, ở tiết học này chúng ta sẽ cùng nhau tham gia trò chơi “Đường lên đỉnh Olympia lớp 10C1” - Ở tiết học trước chúng ta đã phân công 4 nhóm, nhóm trưởng và đặt tên cho các nhóm Quy định luật chơi: Phần thi chia ra 4 chặng : Phần khởi động, Vượt chướng ngại vật, Tăng tốc, Về đích. Đội giành số điểm cao nhất được cộng điểm thưởng 2 điểm, về nhì 1 điểm, về ba 0,5 điểm. Đội nào có số điểm âm sẽ bị phạt là trừ 1 điểm.. Hoạt động 1: PHẦN THI KHỞI ĐỘNG ( 18 phút) Hoạt động của giáo Hoạt động của Nội dung viên học sinh.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> -Quy định luật chơi của - HS lắng nghe I. Phần khởi động phần thi khởi động ( Nội dung Slide 4 đến slide 23) - Yêu cầu các đội chọn - Các đội chọn Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm gói câu hỏi. Chiếu các gói câu hỏi,suy 1 2 3 4 slide nằm trong gói câu nghĩ trả lời. Phần hỏi đó Các đội còn lại khởi - Cộng điểm khi nhóm quan sát, động trả lời đúng nhanh tay trả Cộng -Trừ điểm khi nhóm trả lời khi đội bạn bị sai. lời sai - Gv hỏi thêm các câu hỏi để học sinh giải thích lí do chọn đáp án ( cho điểm cộng khuyến khích HS) - Tổng kết điểm phần 1 Hoạt động 2: PHẦN THI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT( 6 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động Nội dung của học sinh -Quy định luật chơi của - HS lắng II. Phần vượt chướng ngại vật phần thi vượt chướng nghe ( Nội dung slide 25) ngại vật Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm - Yêu cầu các đội chọn - Các đội 1 2 3 4 từ hàng ngang. Chiếu chọn các Phần các slide nằm trong từ hàng ngang, VCNV hàng ngang suy nghĩ trả Cộng - Cộng điểm khi nhóm lời. trả lời đúng - Suy nghĩ -Trừ điểm khi nhóm trả để đưa ra từ lời sai chìa khoá - Tổng kết điểm phần 2 Hoạt động 3: PHẦN THI TĂNG TỐC (6 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của Nội dung học sinh -Quy định luật chơi của - HS lắng III. Phần tăng tốc phần thi tăng tốc. nghe ( Nội dung slide 27) - Yêu cầu học sinh các nhóm trả lời nhanh 4 - Các đội trả câu hỏi để đoán ra hình lời nhanh câu - Cộng điểm khi nhóm hỏi để giành Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm trả lời đúng quyền mở 1 2 3 4 -Trừ điểm khi nhóm trả hình Phần lời sai tăng.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Tổng kết điểm phần 3. tốc Cộng Hoạt động 4: PHẦN THI VỀ ĐÍCH ( 6 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của Nội dung học sinh -Quy định luật chơi của - HS lắng IV. Phần về đích phần thi về đích nghe (Nội dung slide 29-32) - Yêu cầu các đội trả lời - Các đội trả Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm các câu hỏi. Chiếu các lời các gói 1 2 3 4 slide nằm trong gói câu câu hỏi,suy Phần hỏi đó nghĩ trả lời. về Các đội còn - Cộng điểm khi nhóm đích lại quan sát. trả lời đúng Cộng -Trừ điểm khi nhóm trả Nhanh tay trả lời khi đội bạn lời sai - Tổng kết điểm phần 4 bị sai. 4.Củng cố( 5phút): Tổng kết lại điểm của các đội Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Phần khởi động Cộng Phần vượt chướng ngại vật Cộng Phần tăng tốc Cộng Phần về đích Cộng Tổng cộng - Phát phiếu nội dung cần ôn tập cho các nhóm trưởng để nhóm trưởng phổ biến cho từng tổ viên 5.Dặn dò ( 1 phút): chiếu slide 33 - HS về nghiên cứu các bài đã học: bài 7,8,9,10,11,13,14 - Chuẩn bị cho tiết kiểm tra ( trắc nghiệm).

<span class='text_page_counter'>(16)</span> PHIẾU NỘI DUNG CẦN ÔN TẬP Bài 7: Tế bào nhân sơ: - Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ - Cấu tạo của tế bào nhân sơ ( Cấu tạo- chức năng) Bài 8-9-10: Tế bào nhân thực - Đặc điểm chung của tế bào nhân thực - Cấu tạo- chức năng các bào quan của tế bào nhân thực Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất - Phân biệt các dạng vận chuyển các chất qua màng sinh chất - Phân biệt các môi trường ưu trương, nhược trương, đẳng trương để giải thích hiện tượng. Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hoá vật chất - Khái niệm năng lượng, - Cấu tạo, chức năng ATP Bài 14: Enzim và vai trò enzim trong chuyển hoá vật chất - khái niệm enzim, cấu trúc và cơ chế tác động của enzim - Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính enzim. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI IV.1 Kết qua Sau thời gian tôi áp dụng đề tài này vào dạy học, tôi nhận thấy các em bắt đầu có hứng thú yêu thích môn học. Khảo sát tâm lý của các em( năm nay đang.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> khi học tiết bài tập- ôn tập tôi thu được kết qua học 10C1 ,10C2 và 10C7 năm học 2013- 2014) sau Cảm nhận của học sinh Rất thích học Khá thích Bình thường, không ấn tượng Không hứng thú. Lớp không thực nghiệm 0% 4/67 HS= 5.97% 22/ 67 HS=32,84% 41/ 67 HS=61,19%. Lớp thực nghiệm 4/35=11, 43% 21/35=60% 9/35=25,71% 1/35=2,86%. Sơ đồ khảo sát cảm nhận của học sinh khi học tiết bài tập- ôn tập. Cũng theo khao sát về mong muốn của học sinh về việc sử dụng phương pháp dạy học thì đa số học sinh muốn giáo viên sử dụng phương pháp trò chơi vào dạy học. Phương pháp và hình thức Thuyết trình Đàm thoại ( đạt câu hỏi để HS trả lời) Thảo luận nhóm- báo cáo kết quả Kết hợp vừa dạy thuyết trình vừa đặt câu hỏi Sử dụng trò chơi trong dạy học. Số lượng 2/102 HS 8/102 HS 13/102 HS 29/102 HS 50/102 HS. Tỷ lệ 1,96% 7,84% 12,75% 28,43% 49,02%. Sơ đồ khảo sát cảm nhận của học sinh khi học tiết bài tập- ôn tập Như vậy, việc học tập môn Sinh học bước đầu có kết quả khả quan khi thống kê bài kiểm tra một tiết( học kì I) như sau:.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Lớp không thực nghiệm10C2 Lớp không thực nghiệm 10C7 Lớp thực nghiệm 10C1. Giỏi 0 2/34 = 5,88% 3/35 =8, 57%. khá 0. Trung bình 21/33 = 63,64% 5/34 8/34 = 14,71% = 23,53% 6/35 21/35 = 17,14% = 60%. Yếu 12/33 = 36,36% 18/34 = 52,94% 5/35 = 14,29%. Kém 0 1/34 = 2,94% 0%. Sơ đồ thống kê kết quả bài kiểm tra 1 tiết- HK1 Từ việc kiểm chứng và so sánh tôi nhận thấy dạy các tiết bài tập- ôn tập sinh học 10 cơ bản bằng cách ứng dụng trò chơi đường lên đỉnh olympia có hiệu quả rõ rệt, biểu hiện thông qua số lượng học sinh hứng thú với tiết học tăng lên.Đây cũng là cơ sở dẫn tới tỷ lệ học sinh đạt điểm trung bình, khá, giỏi tăng lên đáng kể, số lượng học sinh đạt điểm yếu kém giảm rõ rệt so với các lớp không thực nghiệm. IV. 2 Ưu điểm - Khi sử dụng trò chơi trong học tập tạo sự hấp dẫn cho học sinh, do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học. - Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, do đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học. - Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho học sinh IV. 3 Nhược điểm - Khó cũng cố kiến thức, kĩ năng một cách có hệ thống - Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHI KHẢ NĂNG ÁP DỤNG - Đề tài này tôi áp dụng trên 1 lớp ( lớp 10C1, còn lớp đối chứng của 2GV khác) lí do theo sự phân công của nhà trường tôi chỉ dạy khối 10 có 1 lớp nên về kết quả thống kê là chưa được khách quan lắm. vì vậy tôi đề nghị nếu được Ban giám hiệu hãy phân bố thời khóa biểu hợp lí hơn. - Đề tài này có thể được áp dụng trong các tiết học khác, vào mục kiểm tra bài cũ hay cũng cố bài mới.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Có thể sử dụng để làm ngoại khoá trong câu lạc bộ sinh học - Có thể kết hợp với các tổ chuyên môn khác để làm ngoại khóa cho các em. - Có thể áp dụng các phần mềm khác nhau để soạn giáo án theo hình thức trò chơi. - Ngoài áp dụng trò chơi này giáo viên có thể tham khảo để đưa vào nhiều trò chơi khác nhau nhằm đáp ứng việc nâng cao chất lượng dạy và học. Do thời gian có hạn, bản thân tôi chỉ nghiên cứu đề tài trên quy mô hẹp và bài viết này còn mang tính chủ quan nên không tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy, kính mong nhận được sự quan tâm, góp ý của quý thầy , quý cô và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cám ơn!.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> V. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Một số vấn đề về dạy học sinh học ở trường THPT - TS. Phan Đức DuyPGS.TS.Nguyễn Khoa Lân- PGS.TS.Nguyễn Bá Lộc- TS. Biền Văn Minh- ThS. Đặng thị Dạ Thủy- Nhà xuất bản giáo dục- 2006 [2] Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở Trường ĐH Đồng Tháp: Xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên sư phạm trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường ĐH Đồng Tháp- Ths. Nguyễn Kim Chuyên – Năm 2012 %20Giang%20vien/De%20tai%20Co%20so%202011/41%20CS%20Nguyen %20Kim%20Chuyen.pdf [3] SKKN“ Cách sử dụng trò chơi trong dạy học lịch sử 4- 5”- Tác giả Trần Thị Thu Hiền- Trường tiểu học Vượng Lộc 2-huyện Can Lộc- năm 2008- 2009 08-09 Thu Hien Vuong Loc 2.doc [4]SKKN“Tổ chức một số trò chơi trong dạy học Toán 2” Lê Thị Thu Mẫn – Trường tiểu học Kim Đồng- Huyện Bắc Trà My- năm 2009- 2010 [5]SKKN “ Hoạt động trò chơi giúp học sinh luyện mẫu câu Tiếng Anh bậc tiểu học”- Nguyễn Thị Thuỳ Vân –Trường tiểu học Trần Quốc Tuấn- Biên Hoà- Đồng Nai- Năm 2011- 2012

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×