Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

BAI DU THI 60 NAM CHIEN THANG DBP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.07 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI DỰ THI “60 NĂM - ÂM VANG ĐIỆN BIÊN” ( 07. 5 . 1954 – 07 . 5 . 2014 ) Họ và tên: ................................... Chi bộ: Trường TH ………………… Đảng bộ: ……………… Những hiểu biết và cảm nghĩ, những kỉ niệm, cảm nhận về nhân vật, sự kiện liên quan đến chủ trương chiến lược trong chiến dịch Đông Xuân 1953- 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử. Sự phối hợp của quân và nhân dân tỉnh Quãng Nam – Đà Nẵng cùng quân và dân cả nước góp phần đánh thắng thực dân Pháp xâm lược. Sau 8 năm triển khai cuộc chiến, với những thất bại liên tiếp quân Pháp ngày càng suy yếu về tinh thần và lực lượng, vùng chiếm đóng bị thu hẹp. Quân Pháp đang ở tình thế sa lầy trong một cuộc chiến tiêu hao không có lối thoát. Nhiệm vụ lúc này đặt ra là một mặt phải tập trung lực lượng để mong xoay chuyển tình thế, mặt khác phải phân tán quân để chiếm đất giành dân, đối phó với du kích, điều đó dẫn đến mâu thuẫn gay gắt về mặt chiến lược. Vì thế từ hè năm 1953, được sự giúp sức của Mỹ, thực dân Pháp đã đẩy mạnh quy mô, cường độ chiến tranh bằng kế hoạch quân sự Na-va. Để triển khai kế hoạch, Na-va đã huy động một lực lượng cơ động lên đến 84 tiểu đoàn trên toàn chiến trường Đông Dương, trong đó ở đồng bằng Bắc bộ có 44 tiểu đoàn, liên tiêp tiến hành những cuộc càn quét, bình định ở đồng bằng Bắc Bộ, tiến công vào Ninh Bình, Thanh Hóa, Bình - Trị - Thiên và Nam Bộ… Trước âm mưu, hành động mới của địch, tháng 9-1953, Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng họp tại Định Hóa, Thái Nguyên thông qua Kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954; đề ra chủ trương, phương hướng chỉ đạo chiến lược: "Giữ vững thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính. Tập trung lực lượng, mở những cuộc tấn công vào các hướng địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một phần sinh lực, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó với ta". Với phương châm: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh ăn chắc và tiến ăn chắc”. Ta tập trung lực lượng tác chiến trên 4 hướng: Tây Bắc, Thượng Lào, đồng bằng Bắc Bộ, Trung, Hạ Lào và phát triển sang Đông Bắc Campuchia. Trong đó, hướng tấn công chính là Tây Bắc. Từ giữa tháng 11-1953, ta mở các chiến dịch tấn công theo hướng Tây Bắc và Trung Lào. Phát hiện hành động của ta, Nava đã cho 6 tiểu đoàn cơ động nhảy dù xuống Điện Biên Phủ nhằm bảo vệ Tây Bắc và Thượng Lào. Đồng thời, trên cơ sở nhận định một cách chủ quan "Điện Biên Phủ ở quá xa hậu phương của Quân đội Việt Nam, lực lượng và vũ khí của Việt Minh còn hạn chế. Nava chủ trương giao chiến với Quân đội nhân dân Việt Nam tại đây. Vì vậy, đã cho xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm kiên cố, nơi nghiền nát bộ đội chủ lực ta". Lúc này, Bộ Chính trị xác định "điểm quyết chiến chiến lược" đã hình thành ở Điện Biên Phủ, nên vào ngày 6 -12-1953, ta thông qua phương án mở.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> chiến dịch Điện Biên Phủ của Tổng quân ủy do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng chiến dịch.. Theo như kế hoạch đã định, nhằm phân tán lực lượng địch, ta hình thành 5 mũi tiến công: Tiến công địch ở Lai Châu: Ngày 10-12-1953, chiến dịch bắt đầu, lực lượng ta do Đại đoàn 316 tấn công và giải phóng thị xã Lai Châu, bao vây Điện Biên Phủ. Tiến công địch ở Trung Lào: Đầu tháng 12-1953, phối hợp với bộ đội Pha-thét Lào mở chiến dịch Trung Lào, uy hiếp Sênô. Tấn công địch ở Thượng Lào: Cuối tháng 01-1954, ta tiến quân sang Thượng Lào, tấn công và uy hiếp Luông-pha-băng. Tấn công địch ở Hạ Lào và Đông Cumpuchia: Sau chiến thắng ở Trung Lào, ta tấn công xuống Hạ Lào, giải phóng Atôpơ và cao nguyên Bôlôven. Trên chiến trường Liên khu 5: tháng 02-1954, ta mở chiến dịch tấn công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum và uy hiếp Plâycu, đập tan chiến dịch Átlăng. Ở vùng sau lưng địch, phong trào chiến tranh du kích cũng phát triển mạnh hỗ trợ cho mặt trận chính. Như vậy, đến đầu năm 1954, để đối phó với ta trên các hướng, lực lượng của Pháp buộc phải phân tán trên khắp chiến trường Đông Dương, làm cho kế họach Nava bước đầu bị phá sản. Quảng Nam, Liên khu 5 trong kế hoạch Nava: Liên khu 5 là vùng tự do nên được xem là vùng trọng điểm bình định trong giai đoạn 1 của kế hoạch Nava. Với vai trò là nguồn cung cấp sức người, sức của quan trọng cho lực lượng vũ trang ở chiến trường Liên khu 5, Hạ Lào, Đông Bắc Campuchia, nên chính Nava đã viết "Liên khu 5 Là mối đe dọa đối với toàn bộ miền Nam Đông Dương, nếu không loại bỏ chúng ta phải đương đầu với một vấn đề đáng sợ" Dựa vào nhận định trên, thực dân Pháp đã tập trung, tăng cường lực lượng để đánh chiếm và bình định vùng tự do Nam-Ngãi-Bình-Phú. Để đạt mục tiêu, chúng triển khai thực hiện chiến dịch Át lăng với các Binh đoàn cơ động như: Binh đoàn cơ động số 10 từ Pháp sang, số 100 từ Nam Triều Tiên qua, số 11 từ Bình-TrịThiên vào, số 21 từ Nam Bộ ra, số 41, 42 tại chỗ. Tổng số quân huy động cho chiến dịch là 50.407 tên, được chia làm 3 bước: Bước 1: đánh chiếm tỉnh Phú Yên; Bước 2: đánh chiếm Bình Định; Bước 3: tập trung lực lượng đánh chiếm Quảng Ngãi, đặc biệt là Quảng Nam - nơi tập trung đầu não cơ quan lãnh đạo của Liên khu 5..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Như vậy, trên chiến trường Liên khu 5, "Quảng Nam chính là điểm quyết chiến chiến lược". Trong sự tương đồng về thời gian, âm mưu thủ đoạn; quy mô và phương thức tiến hành thì Át lăng chính là kế hoạch Nava thứ 2 trên chiến trường Liên khu 5 được triển khai song song với Điện Biên Phủ. Xác định, quán triệt chủ trương chiến lược của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy, tại Liên khu 5, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Liên khu xác định nhiệm vụ trong việc đối phó với kế hoạch Átlăng: buộc địch phân tán lực lượng bằng việc tấn công lên Tây Nguyên, tiêu diệt lực lượng chủ lực địch, giải phóng Kon Tum và Bắc Tây Nguyên, bảo vệ vững chắc vùng tự do. Xác định hướng tấn công, ngay sau khi chiến trường Lai Châu nổ súng, tại Liên khu 5 ta tấn công, chặn địch ở Phú Yên, tạo điều kiện tiến lên giải phóng Bắc Tây Nguyên. Để đối phó với ta, địch buộc phải điều đơn vị GANL trên chiến trường Quảng Nam- Đà Nẵng tăng cường cho Tây Nguyên. Đồng thời, để đánh lạc hướng bộ đội, chúng liên tiếp tấn công ta ở Điện Bàn, Duy Xuyên, Hội An. Nắm được ý đồ của địch, để huy động lực lượng, động viên tinh thần quân dân tỉnh nhà phối hợp với chiến trường cả nước và Liên khu 5, Tỉnh ủy Quảng Nam phát động phong trào "thi đua giết giặc lập công" giành cờ thưởng luân lưu "Quyết chiến, quyết thắng" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhờ vậy đã tạo nên đợt nổi dậy của quân và dân tỉnh nhà từ đồng bằng đến miền núi như Thăng Bình, Tam Kỳ, Quế Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn, Bến Hiên, Bến Giằng...đồng loạt tấn công vào các vị trí của địch trên địa bàn, chia cắt tiêu diệt địch tại một số vị trí xung yếu như đèo Hải Vân, hạ đồn Châu Lâu, Non Trượt, đồn Thủy Tú, Hòa Vang, thị xã Hội An...., hỗ trợ, chi viện cho chiến trường chính Tây Nguyên, Hạ Lào. Chiến dịch Át lăng của địch tại Quảng Nam bước đầu bị phá sản. Từ cuối tháng 9-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết thông qua kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954, giữ vững quyền chủ động, đánh địch trên cả hai mặt trận chính diện và sau lưng địch, phối hợp trên phạm vi cả nước và phối hợp trên toàn Đông Dương. Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng chủ trương mở chiến dịch đánh bại địch ở Điện Biên Phủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Đầu tháng 12-1953, công việc chuẩn bị cho Chiến dịch Điện Biên Phủ được khẩn trương tiến hành. Bộ Chính trị quyết định thành lập Bộ chỉ huy và Đảng ủy Mặt trận do ông Võ Nguyên Giáp, ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tư lệnh quân đội Nhân dân Việt Nam trực tiếp làm Chỉ huy trưởng và Bí thư Đảng ủy Mặt trận. Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng cung cấp mặt trận, do ông Phạm Văn Đồng, ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng làm Chủ tịch. Ngày 22-12-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh trao cờ “Quyết chiến quyết thắng” cho quân đội, động viên các đơn vị thi đua giết giặc lập công, hoàn thành cho kỳ được Chiến dịch Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo rộng lớn ớ phía Tây vùng rừng núi phía Bắc. Đây là một căn cứ quân sự rất thuận lợi. Thực dân pháp đã lấy căn cứ này làm chiến lược cơ động. Trong chiến dịch Thu Đông năm 1953 – 1954, lực lượng địch tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bao gồm 17 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, 3 tiểu đoàn công.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> binh, 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội xe vận tải có khoảng 200 chiếc và một phi đội không quân thường trực 14 chiếc. Số quân lính địch là 16.200 tên, chúng bố trí 49 cứ điểm thành 8 cụm, mỗi cụm là một hệ thống hoả lực nhiều tầng. 8 cụm cứ điểm chia làm 3 phân khu, phân khu trung tâm gồm 2/3 lực lương ở ngay giữa Mườn Thanh. Sau 5 ngày chiến đấu ta đã tiêu diệt gọn 2 cứ điểm kiên cố vào bậc nhất là Him Lam va Độc Lập, sau đó làm tan rã thêm 1 tiểu đoàn địch và tiêu diệt tiểu đoàn Bản Kéo, ta diệt và bắt sống 2.000 tên địch, 26 máy bay bị phá huỷ, mở thông cửa vào trung tâm tập đoàn cứ điểm, uy hiếp sân bay Mường Thanh 17h30 ngày 30/04/1954, ta mở đợt tấn công thứ 2. Cuộc chiến trên đồi A1 diễn ra hết sức gay go, ác liệt. Hai bên giằng co từng tất đất. Đến ngày 04/04 mỗi bên chiếm giữ 1 nửa đồi A1. Đánh vào khu Đông ta diệt 2.500 tên địch, chiếm lĩnh phần lớn các cao điểm. Quân đội viễn chinh Pháp đã tập trung hầu hết máy bay chiến đấu, máy bay vận tải ở Đông Dương cho mặt trận. Đế quốc Mỹ Chi viện cho thực dân Pháp gần 100 máy bay oanh tạc chiến đấu và gần 50 máy bay vận tải đồng thời tổ chức diễn tập “đổ bộ ào ạt vào Đông Dương “. Đêm 01/05/1954 ta mở đợt tấn công thứ 3, quân ta đánh chiếm các cứ điểm còn lại phía Đông và phía Tây, bẻ gãy cuộc phản kích của địch. Đêm 3/5/1954, bộ đội ta chỉ cách sở chỉ huy của địch 300m. 17h30 ngày 7/5/1954 , những trận pháo kích của bộ đội ta nhắm thẳng vào sở chỉ huy địch. Tướng Đờ-cat-tơ-ri và toàn bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm của địch bị bắt sống. Gần 1 vạn quân địch nhảy ra khỏi hầm xin hàng. Đêm đó ta tấn công bắt sống toàn bộ quân địch ở phân khu Nam. Sau 56 ngày đêm chiến đấu cực kỳ anh dũng, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ta tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, kho xăng, đạn dược, quân trang quân dụng. Trận Điện Biên Phủ là trận đánh lớn nhất trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất diễn ra tại lòng chảo Mường Thanh giữa quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội Liên hiệp Pháp. Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm tư lệnh chiến dịch. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm Tham mưu trưởng chiến dịch. Ngày 14/7 1954 tại hang Thẩm Púa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp phổ biến lệnh tác chiến bí mật với phương án “ đánh nhanh, thắng nhanh”. Sau quyết định này, công tác chuẩn bị được gấp rút thực hiện. Những chiếc xe thồ hàng này đã trở thành huyền thoại, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo hàng hoá, lương thực nuôi quân trong những ngày chiến đấu ác liệt với quân thù. Từ khi chiến dịch nổ tiếng súng đầu tiên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn theo dõi sát diễn biến tình hình và có những chỉ đạo kịp thời. Sau 56 ngày đêm chiến đấu liên tục, dũng mãnh tấn công của quân đội ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Lá cờ “ Quyết chiến , quyết thắng” tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Đây là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945- 1954 của Việt Nam. Bằng thắng lợi quyết định này, lực lượng QĐNDVN do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã buộc quân Pháp tại Điện Biên Phủ phải đầu hàng. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống Pháp xâm lược. “Đã được ghi vào lịch sử như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa ở thế kỷ 20 và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc” (Lê Duẩn). Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng, kết thúc oanh liệt cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 của quân và dân Việt Nam. Chiến thắng vĩ đại.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Điện Biên Phủ 7/ 5/1954 là trận tiêu diệt lớn nhất của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh bại kế hoạch Nava của thực dân Pháp, tạo điều kiện đi đến quyết định ký hiệp định Giơnevơ 21/7/ 1954. Kết thúc 9 năm cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam, góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới, đây cũng là thắng lợi chung của các dân tộc nhỏ yếu trên thế giới trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Chiến thắng này cũng chứng minh chân lý của thời đại “ Một dân tộc dù nhỏ bé nếu biết quyết tâm đoàn kết chiến đấu và có một đường lối đúng thì có thể đánh bại được bất cứ tên đế quốc sừng sỏ nào”. Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, một đất nước nhỏ bé đã đánh bại một đất nước thực dân hùng mạnh. Đó là thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam. Đồng thời cũng là thắng lợi của các lực lượng hoà bình , dân chủ trên toàn thế giới. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên phủ đã bảo vệ và phát triển thành qủa của cách mạng tháng Tám, giải phong hoàn toàn miền Bắc, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta, đưa cách mạng Việt Nam bước sang một giai đoạn mới. Miền Bắc tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa và miền Nam tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, hoàn thành độc lập dân tộc, dân chủ và thống nhất đất nước. Mỗi chúng ta hãy đến với những cuốn sách lịch sử. Sóc Sơn, ngày tháng năm 2014 Người dự thi. s. ………………………..s.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×