Các trường phái Marketing hiện đại
Người làm kinh doanh nên tìm hiểu các trường phái Marketing hiện đại để có thể
làm kinh doanh đạt hiểu quả. Hiểu rõ các trường phái Marketing có nghĩa là nhà
kinh doanh nắm rõ các khái niệm chủ chốt của Marketing, tránh được những sai
lầm Marketing vì thiếu hiểu biết. Và quan trọng hơn cả là việc tìm hiểu các trường
phái Marketing hiện đại giúp doanh nghiệp chọn lựa hình thức Marketing phù hợp
với hoạt động kinh doanh của tổ chức, để co thể tạo ra lợi nhuận tối đa.
Trường phái marketing vĩ mô
Các nhà nghiên cứu thuộc trường phái này đi theo hai hướng nghiên cứu chính.
Một là, cho rằng marketing là hoạt động của xã hội vừa chi phối xã hội vừa chịu sự
chi phối của xã hội.
Tiên phong theo hướng này là Fisk (1967), Greth & Holloway (1967), Holloway &
Hancock (1964). Holloway & Hancock phát triển các hệ thống các yếu tố về môi
trường của marketing như xã hội, nhân chủng, tâm lý, kinh tế, pháp lý, đạo đức,
cạnh tranh, công nghệ. Greth & Holloway kêu gọi các nghiên cứu về tác động của
các chính sách nà nước vào việc ra quyết định quản trị và hiệu ứng của các quy
định pháp lý vào chức năng marketing. Hai là, tập trung vào mục đích phát triển
kinh tế, kiểm soát dân số, phân phối thu nhập, v.v của marketing với các đóng góp
của các tác giả như Bagozzi (1977), Kotler (1975)v.v…
Trường phái marketing vĩ mô ra đời do sự thay thế tiên đề trao đổi kinh tế bằng
tiên đề trao đổi giá trị. Nó liên quan đến trách nhiệm của marketing đối với xã hội.
Tư tưởng của trường phái này là chuyển đổi mục tiêu của marketing từ đơn hướng
là lợi nhuận sang đa hướng như lợi ích của khách hàng, cộng đồng và xã hội chứ
không phải đơn thuần là lợi nhuận.
Trường phái marketing hệ thống
Trường phái này tiếp tục phát triển rất mạnh cho đến ngày nay do sự phát triển
nhanh chóng của công nghệ tính toán thông qua các máy tính cá nhân. Đóng góp
chủ yếu của trường phái hệ thống chính là đóng góp vè phương pháp nghiên cứu
trong marketing. Nó giúp định hướng phương pháp lượng hóa quá trình marketing.
Trường phái marketing hệ thống ra đời bởi một số nhà nghiên cứu marketing như
Lancaster (1971), Little (1966)…tập trung thích thú của mình vào các mô hình
định lượng marketing.
Trường phái marketing bảo vệ người tiêu dùng:
Trường phái này xuất hiện khi các học giả marketing phát hiện những bất hợp lý về
quyền lợi của người tiêu dùng trên thị trường, đặc biệt là sự xuất hiện tác phẩm của
Nader (1965) về sự không an toàn đối với người tiêu dùng. Từ trường phái
marketing bảo vệ người tiêu dùng này đã tạo nên một xu hướng nghiên cứu mới
trong marketing và dẫn đến lý thuyết về sự thỏa mãn của khách hàng trong
marketing với các nghiên cứu của Andreasen (1977), Hunt (1977)v.v…
Trường phái marketing hoạch định chiến lược
Trường phái marketing hoạch định chiến lược tập trung vào việc hoạch định chiến
lược marketing trong môi trường động. Trường phái này góp phần chuyển biến
tầm nhìn của marketing từ hướng mang nhiều tính chiến thuật sang những vấn đề
măng tính chiến lược, đồng thời cũng góp phần liên kết công cụ nghiên cứu thị
trường như là một bộ phận của quá trình hoạch định chiến lược và chương trình
marketing.
Đóng góp vào trường phái này phần lớn từ các công ty tư vấn và khách hàng của
họ như Boston Consulting Group, Generic Electric…
Trường phái marketing hành vi tiêu dùng
Đây được xem là trường phái tạo được sự quan tâm nhiều nhât của các nhà nghiên
cứu marketing. Các nhà nghiên cứu marketing ứng dụng các nguyên tắc hành vi
(tâm lý học) để phân tích hành tiêu dùng trên thị trường. Hàng loạt các khái niệm
của marketing như lòng trung thành, thái độ, xu hướng tiêu dùng, xử lý thông tin
của người tiêu dùng và hàng loạt hành vi tiêu dùng đã ra đời.
Các tên tuổi gắn với trường phái này phải kể đến là Davis, Howard & Sheth,
Webster & Wind v.v…
Trường phái marketing hành vi tổ chức
Trường phái marketing hành vi tổ chức ra đời khi các học giả marketing nhận ra
các nguyên lý hành vi của nhóm người tiêu dùng có thể giải thích cho hành vi của
tổ chức, đặc biệt là sự phát triển tư tưởng tâm lý xã hội trong quản trị tổ chức với
các đóng góp của Cyert &March (1963), Katz & Kahn (1966).
Nhiều nhà nghiên cứu marketing đã áp dụng quan điểm này để nghiên cứu kênh
phân phối marketing. Trong giai đoạn đầu, trường phái hành vi tổ chức không
được phát triển mạnh trong ngành marketing. Lý do là khó khăn trong thu thập dữ
liệu kênh phân phối.