9 yếu tố cần xem xét để lựa chọn
được một việc làm ưng ý
Theo nghiên cứu gần đây, không ít người đang có việc làm không thoả mãn
với công việc hiện tại của mình. Hầu hết họ muốn thay đổi nhiều vị trí công
việc vì nhiều mục đích khác nhau. Điều đó cho thấy rằng, các quyết định
nghề nghiệp không chính xác từ đầu có thể gây nên một số hậu quả tiêu cực
trong công việc... Vậy làm thế nào để đạt được sự thoả mãn và thành công
trong nghề nghiệp?
Nếu bạn muốn có một công việc ưng ý, hãy dành một chút thời gian để cân
nhắc 9 yếu tố sau đây của các chuyên gia tư vấn Susan Peni (một công ty
tuyển dụng lao động lớn của Mỹ) trước khi bắt đầu một công việc mới.
1. Điểm mạnh của bạn là gì?
Hãy liệt kê những kĩ năng và khả năng được xem là ưu thế đặc biệt của bạn.
Chú ý làm bật lên những nét tiêu biểu của cá nhân bạn như: lòng nhiệt tình,
tính trung thực, những kỹ năng mà bạn học được có thể ứng dụng trong rất
nhiều ngành nghề. Đặc biệt, nên nhấn vào những kỹ năng mà do giáo dục,
đào tạo và kinh nghiệm mà bạn đã có được.
2. Sở thích của bạn
Nên liệt kê các sở thích của mình trước khi quyết định chọn việc. Chẳng
hạn, bạn có giỏi về công nghệ thông tin không? Bạn có hay sửa chữa máy
móc hay các đồ dùng trong nhà không? Bạn có thích chụp ảnh không? Hay
bạn có khả năng đặc biệt gì với các con số? Bạn có sẵn lòng giúp đỡ mọi
người giải quyết các vấn đề khó khăn?... Hãy cân nhắc tất cả sở thích của
bạn.
3. Yếu tố thúc đẩy động lực làm việc của bạn
Động lực thúc đẩy bạn tìm kiếm công việc là yếu tố cực kì quan trọng. Bạn
nên cân nhắc kỹ nó. Hãy thử đặt nhiều câu hỏi khác nhau: Bạn làm công
việc này vì lợi ích cộng đồng? Vì bạn muốn có quyền lực? Hay bởi bạn cảm
thấy nó sáng tạo và phù hợp với bạn? Sự đa dạng, độc lập, sự thừa nhận của
xã hội, mức lương và mức độ nguy hiểm của công việc quan trọng như thế
nào với bạn? Hãy cố gắng trả lời tất cả các câu hỏi đó.
4. Mức lương
Mức lương có thể là một trong các yếu tố cho bạn có những quyết định có
nên làm ở công ty đó hay không. Nếu bạn cảm thấy nghề nghiệp đó phù hợp
với mình, bạn sẵn sàng chấp nhận một mức lương thấp, vì lý do gì? Liệu bạn
có hy vọng được mức lương cao hơn trong công việc này?
5. Vị trí mong muốn đạt được
Quyết định mức độ trách nhiệm bạn có thể đảm đương trong công việc. Bạn
muốn mình ở vi trí nào trong công ty? Bạn muốn mình là người lãnh đạo?
Vậy bạn có giỏi trong công tác quản lí nhân sự không? Hay bạn thích làm ở
một vị trí nào khác? Từ mong muốn đó, bạn hãy lựa chọn công việc phù hợp
với bản thân.
6. Địa điểm làm việc
Cân nhắc vị trí, địa điểm của công ty bạn muốn làm. Bạn là người hay di
chuyển? Loại hình công việc bạn lựa chọn là gì? Bạn có muốn làm việc gần
những nơi đông người và thuận tiện giao thông đi lại không? Khi đặt ra các
yêu cầu đó, tất nhiên khu vực làm việc của bạn sẽ bị giới bạn nhưng bù lại
nó lại phù hợp với nguyện vọng và sở thích của bạn
7. Các kỹ năng riêng của bạn
Liệt kê tất cả những hiểu biết, những kiến thức mà bạn học được từ trường
phổ thông, từ thói quen, hay những kinh nghiệm gia đình....Ví dụ, bạn có
giỏi nấu ăn không? Bạn có đầu óc sáng tạo trong việc thiết kế, trang trí nhà
cửa không?... Chỉ cần một hoặc hai điểm mạnh của mình, bạn có thể trở
thành một ứng viên đặc biệt. Chẳng hạn, bạn hiểu biết về môn thể thao đua
xe, bạn sẽ trở thành chuyên gia tư vấn về đua xe.
8. Môi trường làm việc
Chịu khó rút kinh nghiệm từ những công việc trước, những điều bạn thích và
không thích để lựa chọn môi trường làm việc mới thích ứng với bạn. Chẳng
hạn, bạn muốn làm việc cho một tổ chức, một công ty lớn hay nhỏ? Bạn có
muốn làm việc ở nơi yên tĩnh không? Bạn thích những người làm cùng với
bạn phải như thế nào?
9. Mẫu đồng nghiệp mà bạn muốn cộng tác
Cần biết chính xác trình độ các đồng nghiệp của bạn trong môi trường mới.
Nếu bạn đã từng làm việc cho một ông chủ trình độ yếu kém hay làm cùng
một nhóm người thiếu hiểu biết thì bạn sẽ biết tại sao điều này lại quan
trọng. Bạn muốn làm việc với những người sáng tạo? Những người luôn hoà
đồng hay những người theo "chủ nghĩa cá nhân"? Bạn muốn ông chủ tương
lai của mình là một người hay xoi mói, theo dõi bạn từng bước chân hay là
người để cho bạn làm việc tự do, độc lập?
Sau khi cân nhắc 9 điều trên, chắc chắn bạn sẽ không phải hối hận cho sự
lựa chọn của mình