Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.04 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>ÔN TẬP LÝ THUYẾT VẬT LÝ 10 KIỂM TRA LẦN 2 HỌC KỲ II CHƯƠNG: CƠ HỌC CHẤT LƯU + NHIỆT HỌC I. CƠ HỌC CHẤT LƯU Đơn vị áp suất:. 1 pascan (Pa) = 1N/m2 1 atm = 1,013.105Pa = 760 mmHg 1 Torr = 133,3 Pa = 1 mmHg. Nguyên lí Pa-xcan: Độ tăng áp suất lên một chất lỏng chứa trong bình kín được truyền nguyên vẹn cho mọi điểm của chất lỏng và của thành bình.. = ng + gh Đường dòng: Khi chất lỏng chảy ổn định, mỗi phần tử của chất lỏng chuyển động theo một đường nhất định gọi là đường dòng. Ống dòng: Là một phần của chất lỏng chuyển động có mặt biên tạo bởi các đường dòng. Hệ thức giữa tốc độ và tiết diện trong một ống dòng: Trong một ống dòng, tốc độ của chất lỏng tỉ lệ nghịch với diện tích tiết diện của ống. v1 S2 = v2 S1 Lưu lượng chất lỏng: Khi chảy ổn định, lưu lượng chất lỏng trong một ống dòng là không đổi. v 1 S 1=v 2 S 2= A Định luật Bec-nu-li: Trong một ống dòng nằm ngang, tổng áp suất tĩnh và áp suất động tại một điểm bất kì là một hằng số. 1 2 ρ+ ρv =Const 2 Ứng dụng của định luật Bec-nu-li - Đo áp suất tĩnh và áp suất toàn phần - Đo vận tốc chất lỏng - Lực nâng cánh máy bay - Bộ chế hòa khí. II. NHIỆT HỌC Tính chất của chất khí - Bành trướng - Dễ nén - Có khối lượng riêng nhỏ Cấu trúc của chất khí - 1 mol là lượng chất trong đó có chứa một số phân tử hay nguyên tử bằng số nguyên tử chứa trong 12g cacbon 12. - Ở điều kiện tiêu chuẩn (0oC, 1atm) thể tích mol của mọi chất khí đều bằng 22,4 lít/mol hay 0,0224 m3 /mol - Các công thức cần nhớ (Khối lượng mol μ , số mol ν , số Avogadro N A ) μ m + Khối lượng m0 : m0= Số mol ν : ν = Số hạt (Phân tử): NA μ m N=νN A = N A μ.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Thuyết động học phân tử chất khí - Chất khí bao gồm các phân tử. Kích thước của phân tử là nhỏ. Trong phần lớn các trường hợp có thể bỏ qua kích thước ấy và coi mỗi phân tử như một chất điểm - Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng. Nhiệt độ càng cao thì vận tốc chuyển động hỗn loạn càng lớn. Chuyển động hỗn loạn của phân tử gọi là chuyển động nhiệt. - Khi chuyển động, mỗi phân tử va chạm với các phân tử khác và với thành bình. Định luật Bôilơ – Mariôt: Ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định là một hằng số. pV=Const Định luật Sác-lơ: Với một lượng khí có thể tích không đổi thì áp suất p phụ thuộc vào nhiệt độ t của khí. p= p0 (1+γt) Khí lí tưởng : Là khí tuân theo đúng hai định luật Bôilơ – Mariôt và Sáclơ. Định luật Gay Luy-xác: Thể tích V của một lượng khí có áp suất không đổi thì tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối của khí. V C = =Const T P1 Phương trình Claperon – Menđêlêep pV=vRT=. m RT μ. Hằng số Bônxơman p=nkT.
<span class='text_page_counter'>(3)</span>