Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Tư duy kinh doanh của bạn có tốt hay không? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.15 KB, 5 trang )

Tư duy kinh doanh của bạn có
tốt hay không?








Cần phải thừa nhận rằng trong môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh cực
cao hiện nay, thành công chỉ đi kèm với những nỗ lực thay đổi về tư duy chiến
lược. Người chiến thắng sẽ là không ngừng xem lại mình để tạo ra những thị
trường mới, khai phá những con đường mới và sáng tạo ra các quy tắc phù hợp với
thương trường đầy biến động này.

Và để xây dựng một hướng kinh doanh linh hoạt như vậy, bạn không chỉ là một
người có suy nghĩ chiến lược, mà còn phải có một tư duy kinh doanh tốt. Tư duy
kinh doanh ở đây mang nghĩa rộng, bao hàm sự nhìn nhận đúng đắn hơn về vai trò
của các chiến lược kinh doanh, công việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách
hàng, các hoạt động tiếp thị, quan hệ công chúng,v.v…. Việc thay đổi lối tư duy
kinh doanh ngắn hạn bằng những chiến lược có tầm nhìn xa là rất quan trọng.

Bên cạnh đó, một tư duy kinh doanh tốt sẽ từ bỏ thói quen kinh doanh khép kín,
thay vào đó là đối tác liên kết, hợp tác chiến lược cũng như thiết lập hệ thống
“người lính gác ở xa”. Trong một số trường hợp bạn còn phải biết chấp nhận mình
chỉ là một nhánh trong cả một khối tổng thể.

Tư duy kinh doanh đồng nghĩa với tư duy chiến lược. Nói cách khác, đó là khả
năng nhìn xa trông rộng, giúp bạn tránh xa những sai lầm của tầm nhìn ngắn hạn.
Tầm nhìn kinh doanh sẽ quyết định nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như khả năng


quản lý nhân sự và thu hút nhân tài, v.v…, trên cơ sở đó quyết định sự tồn tại và
phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Dưới đây là 8 yếu tố được sử dụng để đánh giá về tư duy kinh doanh:

1) Có kiến thức tốt

Trước hết, có được tư duy kinh doanh tốt đồng nghĩa với việc bạn tự trang bị cho
mình những vốn kiến thức cần thiết. Đó có thể là các kiến thức cần thiết mà mình
rút ra từ kinh nghiệm kinh doanh bản thân hay kiến thức có được cùng với sự thay
đổi của tư duy về đường hướng, luật pháp, kế toán và quản trị,…

Những kiến thức này sẽ khiến bạn trở thành một nhà chiến lược thực thụ khi bạn
hội tụ đủ nó và đó là điều kiện cần trên con đường kinh doanh sau này. Hãy đừng
bao giờ bỏ lỡ cơ hội được sở hữu nó.

2) Xác định rõ ràng mục tiêu của hoạt động kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận

Đôi lúc sở thích của bạn chỉ là một sở thích, cho dù bạn sẽ có sở thích rằng kiếm
thêm đôi chút thu nhập hay sở thích có một hoạt động kinh doanh với sự phát triển
cao để có lợi nhuận lớn.

3) Tự thân vận động trong suy nghĩ

Đừng cho phép các chuyên gia kiểm soát các giấc mơ và vận mệnh của bạn, hãy
để họ giúp đỡ bạn tới được đó. Hãy dành thời gian để suy nghĩ, tìm hiểu và nghiên
cứu về các ý kiến của riêng bạn trước khi nhờ đến sự giúp đỡ của ai đó. Làm đúng
như vậy, bạn sẽ được trang bị đầy đủ tất cả những thứ cần thiết để hỏi chính xác
những gì bạn muốn và có được nó.


4) Có khả năng định hướng chiến lược cho các hoạt động kinh doanh

Đừng chỉ tham gia suông vào các sự kiện mạng lưới hay đảm nhận bất cứ công
việc nào. Hãy xác định những kết quả bạn muốn có được trước khi đầu tư cho các
hoạt động kinh doanh.

Ví dụ, bạn có biết rõ những chi phí thực sự để bạn tham gia một khoá đào tào hay
một sự kiện mạng lưới: tiền bạc, gia đình, thời gian, cô trông trẻ, xăng xe,…? Để
bù đắp cho khoản đầu tư bỏ ra, các lý do đầu tư của bạn phải mang nhiều ý nghĩa
hơn việc gặp gỡ mọi người hay “Tôi chỉ muốn học hỏi đôi chút gì đấy”.

Tại sao? Đó là những căn cứ khi bạn tham gia một sự kiện mạng lưới (gặp gỡ mọi
người) hay đào tạo (học hỏi gì đó). Mục đích của bạn cho việc tham gia bất cứ sự
kiện nào thứ nhất phải thích hợp với viễn cảnh của bạn và thứ hai phải được tập
trung vào yếu tố lợi nhuận. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn có một kết quả cụ thể
trong tâm trí trước khi đầu tư cho các hoạt động như xây dựng mạng lưới hay đào
tạo.

5) Nhận thức rõ về những gì mình cần

Đó là những sự cần thiết để kết nối với hoạt động kinh doanh của chúng ta và mối
kết nối đó sẽ tạo ra lợi nhuận. Bạn kết nối với các khoản lợi nhuận của bạn như thế
nào? Tất cả sẽ đòi hỏi ở bạn hiểu biết về ranh giới lợi nhuận, dòng tiền, lợi thế
cạnh tranh, mục tiêu bán hàng và các nhân tố quyết định lợi nhuận, v.v…

6) Biết đề ra kế hoạch chiến lược và thực thi nó trong hoạt động kinh doanh

Những ngày này chúng ta có khuynh hướng tập trung vào những nhiệm vụ thường
nhật, giải quyết các vấn đề ngắn hạn và thực thi các chiến thuật tiếp thị không phải
là sự tương thích tốt nhất đối với hoạt động kinh doanh của chúng ta.


Chiến lược bản thân nó liên quan tới những gì ở phía trước, nhìn vào nơi nào
chúng ta sẽ đi và làm thế nào để tới được đó. Bằng cách ấy, hãy tự đặt ra câu hỏi:
“Nhiệm vụ này có thích hợp với các mục tiêu tương lai của công ty cũng như với
mục tiêu của chính bản thân mình trong tương lai?”.

7) Có khả năng đa dạng hoá các nguồn thu nhập và các hoạt động kinh doanh

Một nữ doanh nhân thành công đã từng nói rằng: “Tôi có một hoạt động kinh
doanh mà tôi thực sự đam mê mặc dù nó không tạo ra nhiều lợi nhuận, và tôi điều
hành nó. Tôi có một hoạt động kinh doanh khác tạo ra rất nhiều lợi nhuận và tôi
thuê một ai đó điều hành nó”.


8) Biến gắn cảm xúc của bạn với các hoạt động kinh doanh

Việc biết được cảm xúc có mối liên hệ ra sao với các hoạt động kinh doanh sẽ cho
phép bạn vượt qua những rào cản cá nhân đang ngăn trở bạn làm những gì bạn nói
rằng bạn sẽ làm cũng như những gì bạn muốn làm.

Lần tới khi bạn có cảm xúc với hoạt động kinh doanh của mình, hãy xác định bạn
đang cảm thấy những gì và điều gì khơi dậy chúng. Đây chính là cách thức để bạn
bắt đầu nhận ra các cảm xúc của mình đang hạn chế bạn khỏi các hoạt động kinh
doanh tốt.

Suy cho cùng, mỗi quyết định kinh doanh của bạn ngày hôm này sẽ ảnh hưởng tới
hoạt động kinh doanh bạn trong hiện tại và tương lai. Chính vì thế, hãy là một nhà
chiến lược tốt - người mà nhìn vào tất cả các khía cạnh về hoạt động kinh doanh
của họ ngày hôm nay đặt trong những bận tâm tới việc ngày mai sẽ như thế nào và
mình đang cố gắng đi đến đâu.


Một nhà chiến lược tốt sẽ chào đón các thay đổi và biến nó thành một cơ hội mới;
nhanh chóng phản ứng với những gì không mong đợi và đương nhiên là không thể
thiếu một tư duy kinh doanh tuyệt vời.

×