Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.37 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC. KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2012-2013. ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ (Dành cho học sinh THPT Chuyên) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề. ĐỀ CHÍNH THỨC. Câu 1 (1,0 điểm).. Gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới khác nhau như thế nào? Giải thích tại sao cùng xuất phát từ cao áp chí tuyến nhưng gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới lại có tính chất khác nhau? Câu 2 (1,0 điểm).. Tác động của địa hình đến nhiệt độ như thế nào? Câu 3 (1,5 điểm).. Quá trình đô thị hóa đã tạo ra những thay đổi về kinh tế - xã hội và môi trường như thế nào? Câu 4 (3,0 điểm).. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy: a. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa ở nước ta. b. Làm rõ địa hình đồi núi nước ta tác động đến sự phân hóa đất như thế nào? Câu 5 (2,0 điểm).. a. Tại sao ở nước ta trong những năm gần đây diện tích trồng lúa giảm nhưng diện tích trồng cây công nghiệp lại tăng? b. Vì sao phát triển cây công nghiệp phải gắn với công nghiệp chế biến? Câu 6 (1,5 điểm).. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a. Chứng minh Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước. b. Tại sao Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao và tỉ trọng công nghiệp tăng nhanh trong những năm gần đây? -------------Hết------------Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ……….………..…….………….….….; Số báo danh: ………………..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC (Đáp án có 04 trang). KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2012-2013. ĐÁP ÁN MÔN: ĐỊA LÍ (Dành cho học sinh THPT Chuyên). I. LƯU Ý CHUNG: - Đáp án chỉ trình bày những ý cơ bản. Khi chấm bài, học sinh làm theo cách khác nếu đúng và đủ ý thì vẫn cho điểm tối đa. - Điểm toàn bài tính đến 0,25 và không làm tròn. II. ĐÁP ÁN:. Câu Ý Nội dung trình bày Điểm 1 1,0 điểm a Gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới khác nhau như thế nào? Vì sao lại có sự khác nhau đó? - Gió Mậu dịch (Tín phong) thổi từ khu áp cao cận chí tuyến về xích đạo, gió có hướng đông bắc ở Bắc bán cầu và đông nam ở 0,25 Nam bán cầu, gió thổi quanh năm, tính chất nói chung là khô. + Gió Tây ôn đới: thổi từ khu áp cao cận nhiệt về phía áp thấp ôn đới, gió có hướng tây (ở bắc bán cầu là tây nam, còn Nam bán cầu 0,25 là tây bắc), gió thổi quanh năm, tính chất ẩm và thường gây mưa. b Giải thích tại sao cùng xuất phát từ cao áp chí tuyến nhưng gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới lại có tính chất khác nhau? - Gió Mậu dịch di chuyển đến vùng có nhiệt độ trung bình cao hơn, sức chứa hơi nước của không khí tăng nên độ ẩm không khí 0,25 giảm, không khí càng khô. - Gió Tây ôn đới thổi về vùng có nhiệt độ thấp hơn, sức chứa hơi nước của không khí giảm nên độ ẩm không khí tăng và gây mưa 0,25 nhiều. 2 1,0 điểm Tác động của địa hình đến nhiệt độ như thế nào? - Độ cao: ở tầng đối lưu càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm (trung bình lên cao 100m giảm 0,60C), vì càng lên cao không khí 0,25 càng loãng, bức xạ mặt đất càng mạnh. - Độ dốc: độ dốc khác nhau có nhiệt độ khác nhau, nơi độ dốc nhỏ nhiệt độ cao hơn nơi độ dốc lớn vì lớp không khí được đốt nóng có 0,25 độ dày lớn hơn. - Hướng phơi của sườn núi: sườn phơi nắng có nhiệt độ cao hơn 0,25 sườn khuất nắng. - Biên độ nhiệt trong ngày, đêm thay đổi theo địa hình: nơi đất bằng nhiệt độ ít thay đổi so với nơi đất lồi lõm. 0,25 - Ở vùng núi cao không khí loãng nên nhiệt độ thay đổi nhanh hơn ở đồng bằng. 3 1,5 điểm Quá trình đô thị hóa đã tạo ra những thay đổi về kinh tế - xã.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> 4. hội và môi trường như thế nào? - Về kinh tế: đô thị hóa làm chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực I sang khu vực II và khu vực III, thay đổi cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Về xã hội: + Đô thị hóa phổ biến lối sống thành thị, tiếp cận lối sống văn minh hiện đại, lối sống công nghiệp. + Sự phát triển của các ngành dịch vụ tạo ra việc làm mới trên cơ sở đó thay đổi kết cấu dân số theo lao động, nghề nghiệp, trình độ và sự phân bố dân cư. + Về dân số: đô thị hóa tác động sâu sắc tới các quá trình sinh tử, hôn nhân (nhìn chung mức sinh ở các đô thị thấp hơn nhiều so với nông thôn). - Môi trường bị ô nhiễm: tiếng ồn, bụi và CO 2, rác thải, nước thải, tắc đường và nhiều vấn đề khác. - Đô thị hóa không phù hợp sẽ làm cho vùng nông thôn mất đi nguồn nhân lực, trong khi đó ở thành phố thì thiếu việc làm, gây ra nhiều vấn đề tiêu cực trong đời sống kinh tế - xã hội. 3,0 điểm Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy: a Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa ở nước ta. * Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa ở nước ta là: vị trí địa lí, địa hình kết hợp với hoàn lưu khí quyển (gió mùa, bão, hội tụ nhiệt đới). * Cụ thể là: - Vị trí địa lí: nước ta tiếp giáp với Biển Đông và chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông làm cho nước ta có lượng mưa lớn. - Địa hình: + Độ cao địa hình: cùng một sườn núi, càng lên cao lượng mưa càng tăng nhưng đến một độ cao nhất định do độ ẩm không khí giảm sẽ không có mưa (dãy Hoàng Liên Sơn). + Cùng một dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường ít mưa, khô ráo; Hướng địa hình song song với hướng gió lượng mưa thấp (dẫn chứng). - Hoàn lưu khí quyển + Gió mùa: gió mùa mùa đông thường ít mưa (nửa đầu mùa đông ít mưa, nửa sau mùa đông có mưa phùn), gió mùa mùa hạ (gió mùa Tây Nam) thường gây mưa nhiều, nhất là các vùng đón gió. + Mưa do frông và dải hội tụ nhiệt đới thể hiện rõ ở Duyên hải miền Trung (dẫn chứng) + Mưa do bão thổi từ Biển Đông vào (Trung bộ và Bắc bộ), Mưa ở vùng ven biển do gió ở vùng ven biển.. 0,25. 0,25. 0,25. 0,25 0,25 0,25. 0,25. 0,25. 0,25. 0,25. 0,25. 0,25 0,25.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> 5. - Mùa mưa ở Bắc Bộ do áp thấp Bắc Bộ hút gió nên mưa dài ngày (nêu rõ thời gian) b Làm rõ địa hình đồi núi nước ta tác động đến sự phân hóa đất như thế nào? - Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi làm cho đất có sự phân hóa theo độ cao, từ thấp lên cao có các loại đất khác nhau. - Ở vùng đồi núi thấp quá trình feralít diễn ra mạnh, nên đất feralít là loại đất chủ yếu ở vùng đồi núi nước ta. - Từ 500m - 600m đến 1600m - 1700m nhiệt độ giảm lượng mưa tăng quá trình feralít yếu đi, tích lũy mùn tăng hình thành feralít có mùn. - Từ 1600m - 1700m trở lên, khí hậu mang tính chất ôn đới quá trình feralít ngừng trệ - hình thành đất mùn alít núi cao. (mùn thô) 2,0 điểm a Tại sao ở nước ta trong những năm gần đây diện tích trồng lúa giảm nhưng diện tích trồng cây công nghiệp lại tăng? * Ở nước ta trong những năm gần đây diện tích trồng lúa giảm vì: - Sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng trọt (giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp). - Một phần đất trồng lúa bị chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất chuyên dùng, thổ cư, nuôi trồng thủy sản,… - Hiệu quả trồng lúa không cao so với một số cây khác nhất là ven đô thị. * Diện tích trồng cây công nghiệp tăng vì: - Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp lâu năm. - Việc đảm bảo đủ lương thực đã giúp cho người sản xuất cây công nghiệp yên tâm sản xuất thâm canh, mở rộng diện tích. - Nguồn lao động dồi dào, chính sách khuyến khích của Đảng và Nhà nước về phát triển cây công nghiệp. - Công nghiệp chế biến ngày càng phát triển đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp. - Nhu cầu của thị trường (nhất là thị trường thế giới) ngày càng lớn là nhân tố quan trọng thúc đẩy việc mở rộng diện tích cây công nghiệp. b Vì sao phát triển cây công nghiệp phải gắn với công nghiệp chế biến? - Phát triển cây công nghiệp phải gắn với công nghiệp chế biến để tạo việc làm, giảm thuần nông, nâng cao sức cạnh tranh trong xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. - Gắn với công nghiệp chế biến nhằm khai thác hợp lí tiềm năng của từng vùng, phát triển nông nghiệp bền vững theo mô hình. 0,25. 0,25 0,25 0,25 0,25. 0,25 0,25 0,25. 0,25. 0,25. 0,25. 0,25 0,25.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> 6. nông - công nghiệp. 1,5 điểm Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a Chứng minh Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước. - Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước, Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Bắc, với nhiều ngành công nghiệp quan trọng (dẫn chứng). - Từ Hà Nội tỏa đi các hướng với chuyên môn hóa khác nhau: + Hướng Đông: Hà Nội đi Hải Dương - Hải Phòng - Hạ Long Cẩm Phả (cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng). + Hướng Bắc: Hà Nội đi Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim). + Hướng Đông Bắc: Hà Nội đi Đáp Cầu - Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hoá học). + Hướng Tây Bắc: Hà Nội đi Vĩnh Phúc - Việt Trì - Lâm Thao (cơ khí, hóa chất, giấy,…). + Hướng Tây Nam: Hà Nội đi Hòa Bình - Sơn La (thủy điện). + Hướng Nam và Đông Nam: Hà Nội đi Nam Định - Ninh Bình Thanh Hoá (dệt - may, điện, vật liệu xây dựng). b Tại sao Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước và tỉ trọng công nghiệp tăng nhanh trong những năm gần đây? - Tập trung cao vì: có vị trí thuận lợi, phần lớn các địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm, nguồn lao động dồi dào, giáp Trung du miền núi Bắc Bộ vùng giàu khoáng sản, nguyên liệu, thu hút nhiều vốn đầu tư,… - Gần đây tỉ trọng tăng nhanh vì: vùng trọng điểm phía Bắc mở rộng, thu hút đầu tư lớn, tỉ trọng tăng nhanh. ----------Hết----------. 0,25. 0,25. 0,25. 0,25. 0,25. 0,25.
<span class='text_page_counter'>(6)</span>