Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.6 KB, 1 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>KIỂM TRA HỌC KÌ I - Mơn: Ngữ Văn 7.</b>
<b>Thơi gian: 90 phút.</b>
Đề ra:
<i><b>Câu1: Tác phẩm trữ tình là gì? Hãy kể tên một số tác giả và tác phẩm trữ tình tiêu biểu?</b></i>
(1 đ)
<i><b>Câu 2: Bài ca dao sau tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của</b></i>
biện pháp nghệ thuật đó? (1,5đ): Người ta đi cấy lấy cơng,
<i>Tơi nay đi cấy cịn trơng nhiều bề.</i>
<i> Trông trời, trông đất, trông mây,</i>
<i> Trông mưa, trơng gió, trơng ngày, trơng đêm.</i>
<i> Trông cho chân cứng, đá mềm,</i>
<i> Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng. </i>
<i><b>Câu3: Hãy đặt câu với mỗi thành ngữ sau: “Trăm trận trăm thắng”, “Nước đổ đầu vịt”,</b></i>
“Ngày lành tháng tốt.”(1,5đ)
<i><b>Câu4: Cảm nghĩ của em về mùa xuân.(6đ)</b></i>
<b>---ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM.</b>
<b>Câu 1: Học sinh trả lời đủ các ý sau: (1đ)</b>
- Tác phẩm trữ tình là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống.
(0,5đ).
- Nêu được từ 3 đến 5 tác giả, tác phẩm tiêu biểu (0,5đ), ví dụ như:
+ Cảnh khuya: Hồ Chí Minh.
+ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Lí Bạch.
+ Tiếng gà trưa: Xuân Quỳnh...
<b>Câu 2: Học sinh nêu được các ý sau (1,5đ)</b>
+ Biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ (0,5đ)
+ Tác dụng: Nói lên nỗi khổ cực, lo lắng của người nông dân lao động. (1đ)
<b>Câu3: Học sinh đặt câu đúng cấu trúc ngữ pháp và sử dụng đúng các thành ngữ đã cho</b>
một cách hợp lý (1,5đ).
Như: + Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng.(0,5đ)
+ Mẹ nói mãi mà con khơng chịu sửa, đúng là đồ nước đổ đầu vịt....(0,5đ)
+ Đến ngày lành tháng tốt, chúng ta sẽ gặp nhau nhé! (0,5đ)
<b>Câu 4: Học sinh trình bày đủ các bố cục và các ý sau theo yêu cầu sau (6đ)</b>
<i><b>a. Mở bài: Giới thiệu về mùa xuân (phải bắt đầu từ ý nghĩa của mùa xuân đối với con</b></i>
người) (1đ)
<i><b>b. Thân bài: (3đ)</b></i>
- Mùa xuân đem lại cho mỗi con người một tuổi trong đời. Đối với thiếu nhi, mùa xuân
là mùa đánh dấu sự trưởng thành.(1đ)
- Mùa xuân là mùa đâm chồi nảy lộc của thực vật, là mùa sinh sơi của mn lồi.(1đ)
- Mùa xn là mùa mở đầu cho một năm, mở đầu cho mọt kế họach, một dự định.(1đ)
<i><b>c. Kết bài: Mùa xuân đem lại cho em biết bao suy nghĩ về mình, về mọi người xung quanh.(1đ)</b></i>