Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.49 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỊNH HƯỚNG GIẢI ĐỀ @/ Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh sông Hương ở vùng thượng nguồn trong bài bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Gợi ý: Căn cứ vào văn bản , để cảm nhận bằng các ý : - Sông Hương ở vùng thượng nguồn là một dòng sông đẹp và mạnh mẽ“như cô gái Digan phóng khoáng và man dại”. - Vẻ đẹp ấy được nhà văn miêu tả : + Bằng một loạt những tính từ, động từ gây ấn tượng mạnh : rầm rộ; mãnh liệt, cuộn xoáy; dịu dàng; say đắm ; gan dạ; tư do...; + Cách so sánh gợi liên tưởng kỳ thú : Sông là bản trường ca; sông như cơn lốc; sông như cô gái Di-gan; sông trở thành người mẹ phù sa... Nghệ thuật nổi bật của đoạn văn là sự nhân hoá dòng sông như một con người mà phần tâm hồn sâu thẳm của nó đã đóng kín lại ở cửa rừng.. @/ Đề 2 : Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh của sông Hương khi gặp kinh thành Huế trong bài bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. *Gợi ý: Cần cảm nhận được: 1. Trước khi gặp thành phố Huế, sông Hương như “người con gái đẹpnằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại”. 2. Sau đó , sông Hương đã chuyển dòng liên tục khi gặp Huế : + Về hình dáng : “dòng sông hư tấm lụa”. + Về màu sắc , thay đổi theo thời gian : “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. + Về dòng chảy : “ trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh”. + Về vẻ đẹp : “trầm mặc” , “ như triết lý, như cổ thi” 3. Nghệ thuật miêu tả : Nhà văn miêu tả sông Hương từ nhiều góc độ . + Một mặt, tác giả vẫn tiếp tục nhân hoá dòng sông như một cô gái có ý thức tìm kiếm để đi tới nợi gặp thành phố tương lai (“ sông vui tươi hẳn lên” khi tìm đúng đường về; sông trở thành “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”; sông Hương là nàng Kiều trở lại với Huế - chàng Kim để nói một lời thề trước khi về biển cả. + Mặt khác , tác giả còn so sánh sông Hương giống như những dòng sông nổi tiếng trên thế giới ( sông Xen, sông Đa-nuýp, sông Nê-va ) để làm nổi bật sự tương đồng và nhất là sự khác biệt , độc đáo của sông Hương Việt Nam.. @/ Đề 3: Anh/chị hãy phân tích hình ảnh của sông Hương trong sự gắn bó với lịch sử, văn hoá và đời thường trong bài bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. *Gợi ý : Cần chú ý phân tích sự gắn bó của dòng sông với các phương diện...bằng các ý sau : +Đó là dòng sông của lịch sử : Đó là dòng sông biên thuỳ trong sách địa dư của Nguyễn Trãi; dòng sông soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ; dòng sông sống hết mình với lịch sử bi tráng của các cuộc khởi nghĩa thế kỷ XIX; dòng sông chứng kiến không khí hào hùng của Cách mạng tháng Tám và cuộc tổng tiến công lịch sử mùa xuân Mậu Thân 1968. +Đó là dòng sông của văn hoá nghệ thuật : dòng sông gắn bó với kinh thành Huế, cái nôi của nền âm nhạc dân gian và cổ điển Huế, làm nên cảm hứng sáng tác thơ của Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Tản Đà và Tố Hữu...(d/c) + Đó còn là dòng sông của đời thường : Sau những biến cố lịch sử, “ nó trở về cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước”.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> @/ Đề 4 : Cảm nhận của anh/chị về nhân vật “tôi” trong bài bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. *Gợi ý : Căn cú vào sự thể hiện cảm hứng trữ tình của nhà văn trong tác phẩm ,cần làm rõ: - Nhân vật tôi trong tác phẩm là một trí thức gắn bó và yêu say đắm sông Hương và kinh thành Huế.Nhân vật đã huy động tổng hợp vốn kiến thức về địa lý, lịch sử, văn hoá... trong và ngoài nước để miêu tả và cảm nhận những vẻ đẹp khác nhau của dòng sông. - Nhân vật tôi nhìn dòng sông từ nhiều điểm nhìn khác nhau : thượng nguồn, trong thành phố Huế, ngoại vi thanh phố, góc độ địa lý, lịch sử , văn hoá ...kết hợp , đan xen điểm nhìn không gian, thời gian... - Gịong điệu của nhân vật tôi là giọng tâm tình, thủ thỉ, say đắm mà tỉnh táo, tự tin nhưng không áp đặt, sắc sảo mà giàu cảm xúc... @/ Đề 5: So sánh cách tiến cận sông Đà của Nguyễn Tuân với cách tiếp cận sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường. *Gợi ý : Cần so sánh chỉ ra điểm giống và khác nhau của hai nhà văn trong hai tác phẩm: 1. Điểm giống nhau: - Cả hai nhà văn cùng viết tuỳ bút về những dòng sông Việt Nam. - Khi viết, cả hai nhà văn đều đã thể hiện sự uyên bác của mình trong việc huy động vốn kiến thức phong phú về địa lý, lịch sử, văn hoá...; kiến thức trong và ngoài nước... - Cả hai nhà văn , trong mỗi bài viết của mình cùng thể hiện được cái tôitài hoa, độc đáo. 2. Điểm khác nhau: * Ở tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân tập trung: + Khai thác hai mặt hung bạo và trữ tình của dòng sông Đà. + Qua dòng sông Đà, nhà văn ca ngợi con gười lao động - chất vàng mười của vùng Tây Bắc. + Trong quá trình thể hiện, nhà văn sử dụng các kiến thức điện ảnh, hội hoạ, quân sự, sinh học, văn học, vật lý...rất sinh động. *Ở bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” , Hoàng Phủ Ngọc Tường lại tập trung: + Khai thác các vẻ đẹp khác nhau của sông Hương. + Ca ngợi dòng sông, ca ngợi Huế, ca ngợi quê hương đất nước. + Khái thác dòng sông ở chiều sâu lịch sử và văn hoá. @/ Đề 6: Trong bài bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phát hiện ra nhiều vẻ đẹp của dòng sông Hương xứ Huế. Trong những vẻ đẹp đó, anh/chị thích vẻ đẹp nào nhất? Hãy viết lời bình về vẻ đẹp ấy để chia sẻ với tác giả bài ký. ( Học sinh tự làm) @/Đề 7 : Chất thơ trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường? Gợi ý : Căn cứ vào đặc điểm nghệ thuật của bài ký, cần làm rõ: 1. Chất thơ là gì? Chất thơ trong một tác phẩm văn học được tạo nên từ những yếu tố nào? - Chất thơ là một phẩm chất tổng hợp được tạo nên từ nhiều yếu tố : Cảm xúc, cái đẹp, trí tưởng tượng và liên tưởng cùng khả năng sử dụng ngôn ngữ, nhặc điệu , giọng điệu của lời văn.Những yếu tố này hoà quyện với nhau, chuyển hoá vào nhau cùng biểu hiện trong từng chi tiết nghệ thuật cảu tác phẩm. 2. Những biểu hiện về chất thơ trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” : - Chất thơ được thể hiện trong bài ký chủ yếu ở chất trữ tình của tác phẩm : đó là tình yêu say đắm với sông Hương đẹp dịu dàng, với huế cổ kính và thơ mộng. - Chất trữ tình của nhà văn xuyên thấm vào tất cả và thăng hoa lên thành chất thơ của ngôn ngữ ( d/c).
<span class='text_page_counter'>(3)</span>