Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tài liệu Tổng quan về mạng Internet doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.08 KB, 21 trang )

T ng quan v m ng Internetổ ề ạ
Đinh Tuấn Long
Hà nội Open University

0988833379
I – L ch s phát tri nị ử ể

Hình  thành  năm  1969,  từ  1  dự  án  của  Bộ  quốc  phòng  Mỹ,  tên  là 
mạng ARPAnet của Ban quản lý dự án quốc phòng. Nó là một mạng 
thử nghiệm phục vụ các nghiên cứu quốc phòng, một trong các mục 
đích của nó là xây dựng một mạng máy tính có khả năng chịu đựng 
được các sự cố (vd : một số nút mạng bị phá hủy nhưng mạng vẫn 
họat động được). Mạng cho phép một máy tính bất kỳ trên mạng liên 
lạc với mọi máy tính khác.

Khả năng kết nối các máy tính khác nhau này đã hấp dẫn mọi người, 
và đây cũng là phương pháp thực tế duy nhất để kết nối máy tính của 
các hãng khác nhau. Kết quả là các nhà phát triển phần mềm ở Anh, 
Mỹ và Châu Âu bắt đầu phát triển các phần mềm trên bộ giap thức 
TCP/IP cho tất cả các loại máy. Điều này cũng hấp dẫn các trường 
đại học, các trung tâm nghiên cứu lớn và các cơ quan chính phủ vì nó 
giúp cho việc mua máy tính không bị phụ thuộc vào một nhà sản xuất 
nào.

Bên  cạnh đó các hệ thống  cục  bộ LAN cũng đã  bắt đầu phát triển 
cùng với sự xuất hiện các máy để bàn (1983)
L ch s phát tri nị ử ể

Trong quá trình hình thành mạng Internet, NSFNET (được sự tài trợ 
của  hội  khoa  học  quốc  gia  Mỹ) đóng  vai  trò  tương đối  quan  trọng. 
Vào cuối những năm 1980, NFS thiết lập 5 trung tâm siêu máy tính. 


Trước đó, các máy tính nhanh nhất thế giới được sử dụng cho công 
việc phát triển vũ khí mới và một vài hãng lớn. Với các trung tâm mới 
này, NFS đã cho phép mọi người hoạt động trong lĩnh vực khoa học 
được sử dụng. Ban đầu NFS định sử dụng ARPAnet để nối 5 trung 
tâm máy tính này, nhưng thất bại vì bộ máy hành chính. Vì vậy NFS 
quyết định xây dựng mạng riêng trên đường truyền Dial­Up 56Kbps. 
Các  trường  đại  học  được  nối  thành  các  mạng  vùng,  và  các  mạng 
vùng được nối với các trung tâm siêu máy tính.

Đến cuối năm 1987, khi lượng thông tin truyền tải làm các máy tính 
kiểm soát đường  truyền  và  bản  thân mạng điện thoại nối các trung 
tâm siêu máy tính bị quá tải, NFSNET đã được công ty Merit Network 
Inc  nâng  cấp  bằng  đường  điện  thoại  nhanh  nhất  thời  bấy  giờ,  cho 
phép tăng tốc lên 20 lần. Các máy tính kiểm soát mạng cũng được 
nâng cấp.
T ch c c a Internetổ ứ ủ

Internet là một liên mạng, được kết nối từ 
các mạng con với nhau

Hai mạng muốn kết nối với nhau phải sử 
dụng một máy tính trung gian kết nối với 
cả hai mạng. Máy tính này phải hiểu được 
giao thức truyền tin của cả hai mạng và 
các gói tin sẽ được truyền qua máy tính đó 
=> máy tính này được gọi là Internet 
Gateway hay Router
T ch c c a Internetổ ứ ủ

Các  Routers  chuyến  các  gói  tin  dựa  trên 

địa chỉ mạng của nơi đến chứ không phải 
dựa trên địa chỉ máy nhận

Các Router sẽ lưu giữ kiến trúc các mạng 
khác nhau để hỗ trợ việc tìm đường đi cho 
gói tin

Các  mạng  trong  Internet  đều  có  quyền 
bình đẳng cho dù chúng có tổ chức hay số 
lượng máy là chênh lệch nhau.
M ng Internet d i con m t ng i dùngạ ướ ắ ườ
Ki n trúc M ng Internetế ạ
V n đ qu n lý m ng Internetấ ề ả ạ

Internet  không  thuộc quyền  quản lý của  bất  kỳ  ai. Mỗi  mạng  thành 
phần sẽ có một tổ chức nào đó điều hành, nhưng không ai chịu trách 
nhiệm toàn bộ mạng Internet

Hiệp hội Internet (Internet Socity – ISOC) là một hiệp hội tự nguyện 
có  mục  đích  phát  triển  khả  năng  trao  đổi  thông  tin  dựa  vào  công 
nghệ Internet, hiệp hội này bầu ra Internet Architecture Board – IAB 
(ủy ban kiến trúc mạng). Ban này có trách nhiệm đưa ra các hướng 
dẫn về kỹ thuật cũng như phương hướng để phát triển internet. IAB 
họp  định  kỳ để  bàn  về  các  chuẩn,  cách  phân  chia  tài  nguyên, địa 
chỉ...

Mọi người trên Internet thể hiện nguyện vọng của mình thông qua ủy 
ban kỹ thuật Internet (Internet Engineering Task Force – IETF)

Nhóm đặc trách nghiên cứu phát triển Internet (Internet Researching 

Task Force)

Trung tâm thông tin mạng (Network  Information Center – NIC) gồm 
có nhiều trung tâm khu vực như APNIC – khu vực châu Á – Thái Bình 
Dương. NIC chịu trách nhiệm phân tên và địa chỉ cho các máy

×