Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu Thẻ nhớ: không còn bí ẩn ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.47 KB, 11 trang )

Thẻ nhớ: không còn bí ẩn
Nếu như trước đây người dùng nghiệp dư ít quan tâm quá đến cấu trúc của
phim và tính năng thể hiện của nó thì ngày nay với kỹ thuật số lại có không ít thắc
mắc về việc chọn và sử dụng cấu trúc của ảnh. Nhìn chung các máy dCam &
BCam có các cấu trúc (format) ảnh sau: JPEG, TIFF, RAW. Trong đó JPEG
là tiêu chuẩn quốc tế về cấu trúc ảnh phổ thông nhất, TIFF là tiêu chuẩn của công
nghiệp thiết kế, in ấn...còn RAW là cấu trúc ảnh đặc trưng của từng nhà sản xuất
máy ảnh. Thế sự khác nhau giữa các cấu trúc ảnh này gì và ưu nhược điểm của
chúng?
NTL muốn lưu ý các bạn rằng chỉ có các máy dCam cao cấp và BCam mới
có thể có cả 3 cấu trúc này. Thông thường các máy dCam dùng cấu trúc ảnh JPEG,
các máy BCam có thêm RAW và TIFF. Cấu trúc JPEG là ảnh đã chịu "nén" - có
nghĩa là ảnh nhẹ hơn nhưng chất lượng ít nhiều bị giảm sút, tuỳ theo mức độ nén
cao hay thấp. Cấu trúc TIFF là chuẩn dùng để trao đổi khi in ấn, nó tạo thuận lợi
trong việc sử dụng cùng một hình ảnh trong nhiều bộ phận làm việc mà vẫn luôn
đảm bảo chất lượng chính xác lúc in ra. Ảnh TIFF có trọng lượng rất nặng. Cuối
cùng là ảnh RAW, nghĩa đen của nó trong tiêng Anh có thể hiểu là ảnh "thô" hay
tương đương như ảnh thu được trên phim cổ điển. Ảnh RAW thường có trọng
lượng nặng nhưng nó là loại cấu trúc có chất lượng ảnh cao nhất và cho phép
người sử dụng khả năng thao tác hiệu chỉnh thêm sau khi ảnh đã chụp. Tiện lợi
của ảnh RAW có thể được thấy như hiệu chỉnh kết quả đo sáng Ev, hiệu chỉnh
"WB", độ sắc nét, độ tương phản...Những thao tác này đòi hỏi việc sử dụng thêm
các phần mềm chuyên dụng của nhà chế tạo hay PS CS. Vậy nên sử dụng cấu
trúc ảnh nào? Câu trả lời của NTL rất đơn giản: nó tùy thuộc vào mục đích
sử dụng của bạn.
1. Nếu bạn chụp ảnh sinh hoạt gia đình, du lịch...trong điều kiện ánh sáng
cân bằng thì cấu trúc ảnh JPEG là hoàn toàn đủ. Nó cho phép bạn in trực tiếp ra
máy in hay ngoài Lab với chất lượng đẹp.
2. Nếu bạn có chủ ý chụp ảnh nghệ thuật hay gặp những trường hợp ánh
sáng khó khăn mà không chắc chắn về thao tác kỹ thuật của mình thì nên dùng
RAW. Nó cho phép bạn thao tác nhanh hơn và có thể hiệu chỉnh thêm với máy


tính sau này.
Cấu trúc TIFF có lẽ chỉ thật sự mang lại hiệu quả của nó với những người
sử dụng Pro trong công nghệ thiết kế và in ấn. Tuy nhiên nếu bạn thành thạo về kỹ
thuật thì có thể hoàn toàn chụp ảnh nghệ thuật bằng cấu trúc JPEG mà ảnh vẫn đẹp.
Thế còn việc chọn kích thước của ảnh cùng độ tinh xảo? NTL khuyên bạn
nên chọn "L" và "Fine", trong trường hợp gần hết thẻ nhớ thì bạn có thể đổi
sang dùng M nhưng luôn với "Fine". Việc chọn kích thước ảnh lớn "L" sẽ cho
phép bạn khuôn lại hình thoải mái hơn mà vẫn in được khổ ảnh như ý. Khi xem lại
ảnh trên máy tính có nhiều bạn thắc mắc về thông số hiển thị "72 dpi" và "300
dpi"...chẳng hạn. Đây đơn giản chỉ là thiết định cho hiển thị màn hình của từng
nhà chế tạo. NTL xin được nhắc lại rằng để tính toán độ phân giải chính xác
cho tấm ảnh của mình bạn chỉ việc lấy số pixels chia cho chiều dài tính theo
"inch" của mỗi cạnh ảnh (1 inch = 2,54cm).
Một thắc mắc rất phổ biến nữa là khi in ảnh kỹ thuật số ngoài Lab nhiều
bạn cho rằng nhất thiết phải chỉnh kích thước của ảnh theo đúng khổ ảnh mà mình
muốn in, ví dụ 10x15cm. Điều này là chưa chính xác. Vấn đề mà bạn quan tấm
nhất khi in ảnh là tỉ lệ của hai cạnh của tấm ảnh. Thông thường các máy dCam
& BCam cho ảnh với tỉ lệ 4:3 (giống như TV) trong khi đó tỉ lệ các cạnh của giấy
ảnh ngoài Lab là 3:2 (ở châu Âu đã có loại giấy ảnh chuyên dụng 4:3 từ rất lâu rồi).
Vấn đề nằm ở chố là nếu như bạn giữ nguyên tỉ lệ "Ratio" ảnh 4:3 thì khi in trên
giấy 3:2 sẽ có một viền trắng ở bên cạnh ảnh. Có mấy giải pháp để xử lý vấn đề
này: hoặc bạn tự khuôn lại hình theo tỉ lệ 3:2 bằng các phần mềm xử lý ảnh kiểu
PS CS, ACDsee 7.0...hoặc bạn đề nghị Lab chủ động "xén" ảnh của mình theo ý
họ khi in. Bạn nên tránh việc dùng các phần mềm không chuyên dụng để thay đổi
kích thước ảnh vì chúng sẽ làm giảm chất lượng ảnh của bạn. Thông thường các
máy ảnh 6 Mpix cho phép in ảnh tới khổ 30x40 với chất lượng có thể chấp nhận
được, các máy ảnh 5 Mpix cho phép in ảnh tới khổ 20x25, các máy ảnh nhỏ hơn 4
Mpix chỉ nên in ở khổ 13x18. Các máy BCam 8 Mpix cũng chỉ in đẹp tại 30x40
mặc dù bạn có thể đề nghị phóng ra khổ 40x50cm chẳng hạn. Ta sẽ quay lại các
thao tác cho việc in ảnh sau này.

Như vậy đến đây ta đã đề cập tới những yếu tố căn bản nhất để bạn có thể
bắt đầu chụp ảnh với dCam & BCam. Trong bài viết tiếp theo NTL sẽ đi sâu vào
các thao tác kỹ thuật của máy ảnh.

RAW vs JPEG
Có những gì trong một dCam?
Mới chỉ vài năm trước đây thôi việc sở hữu một chiếc máy ảnh số còn là cả
một vấn đề trong khi chất lượng hình ảnh chưa thật là cao. Khi đó kỹ thuật số mới
đang trong thời kỳ thử nghiệm. Nhưng ta cũng chưa thể nói ngày hôm này vấn đề
này đã được giải quyết. Câu hỏi thường gặp của nhiều người sử dụng máy dCam
là tại sao mình chụp ảnh không đẹp mặc dù máy mua rất đắt tiền hay đây là một
trong những loại máy tốt nhất rồi? Giống như đối với máy ảnh cơ, bạn có một
chiếc máy tốt nhưng còn cần phải biết khai thác tối đa khả năng của chúng nữa.
Có một người bạn đã hỏi tôi rằng máy ảnh Leica dạo trước khuôn ngắm lệch tâm,
tiêu cự không tự động mà sao giá đắt thế? Ở đây người bạn ấy chỉ nhìn thấy mỗi
sự khác biệt của hình thức mà chưa nhận ra giá trị của chất lượng ống kính cũng
như hệ thống cơ học tuyệt hảo đã đưa Leica lên vị trí số 1 của thế giới. Và bạn đã
bao giờ tự hỏi rằng chiếc máy ảnh dCam mới mua của mình có thể làm được
những gì chưa?
Hôm nay NTL sẽ cùng bạn lật từng trang cuốn "Manual Guide" và tìm ra
cách làm tối ưu hoá hình ảnh kỹ thuật số của bạn nhé. Điều đầu tiên là cần hiểu
thật đúng tất cả các thông số kỹ thuật và các ký hiệu trên máy.
TYPE OF CAMERA - Kiểu máy ảnh
Compact digital still camera with built-in flash - Trong cả câu này thì bạn
hoàn toàn có thể an tâm mà bỏ qua từ "still" vì nó đơn giản chỉ là một cách viết để
phân biệt chính xác giữa kỹ thuật số hình ảnh động và tĩnh (Still) mà thôi.
IMAGE CAPTURE DEVICE - Mạch điện tử cảm quang
Có 3 loại tất cả: CCD, CMOS, LBCAST.
Total Pixels Approx. - Đây là tổng số điểm ảnh (tính tương đối) của máy
ảnh

LENS - Ống kính
Focal Length - Tiêu cự
35mm film equivalent: - Tính tương đương với máy ảnh cơ.
Digital Zoom - Zoom kỹ thuật số, một khả năng mới nhưng chất lượng hình
ảnh thường rất...xấu.
Focusing Range Normal AF - Khả năng đo nét với tiêu cự tự động ở chế độ
bình thường. Bạn sẽ thấy một khoảng cách tối thiểu và vô cực.
Macro AF - chụp ảnh cận cảnh với tiêu cự tự động. Thường sẽ có hai
khoảng cách, một dành cho vị trí ống kính góc rộng (thường sẽ chụp được sát hơn)
và một cho vị trí télé.
Autofocus 1-point AF - Đây là số lượng điểm tiêu cự tự động dùng để canh
nét. Thường thì với loại máy Compact dCam thì sẽ có 1 điểm.

VIEWFINDERS - Khuôn ngắm
Optical Viewfinder - khuôn ngắm bằng quang học
LCD Monitor - Màn hình tinh thể lỏng để quản lý chụp và xem lại hình ảnh.
LCD Pixels Approx. Độ phân giải của màn hình LCD càng cao thì chất
lượng càng đẹp.
LCD Coverage - Phần trăm (%) góc "nhìn" trường ảnh thực.

APERTURE AND SHUTTER - Khẩu độ sáng và Tốc độ chụp
Maximum Aperture - Bạn sẽ có 2 giá trị tối đa, một cho vị trí ống kính góc
rộng (W) và một cho vị trí télé (T)
Shutter Speed - Tốc độ chụp
Slow shutter - Tốc độ chụp chậm, thời gian phơi sáng lâu.

EXPOSURE CONTROL - Đo sáng

×