Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Tượng người khổng lồ thành Rhodes pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.91 KB, 3 trang )

Tượng người khổng lồ thành Rhodes

Trong số Bảy kỳ quan thế giới cổ đại, có lẽ chúng ta biết về
tượng người khổng lồ thành Rhodes ít nhất. Không hề có nhân
chứng nào kể lại bức tượng có hình thù ra sao khi nó còn hiện
hữu, và khác với nhiều bức tượng cổ điển khác, không hề có bản
sao thứ hai.
Ngay cả địa điểm chính xác của bức tượng vẫn còn tranh cãi. Có
phải tượng đặt ngay lối ra vào hải cảng? Theo thông lệ người ta
thường dựng tượng trên bục đài vòng ngay hải cảng nhằm tạo ấn
tượng đối với giới thuỷ thủ vào cảng, nhưng số khác lại lập luận
bức tượng khổng lồ đặt ở cách mép nước rất xa, ngay trên đỉnh
Street of Knights, nơi một ngôi trường Thổ Nhĩ Kỳ tọa lạc hiện
nay. Tuy nhiên, chúng ta biết chính xác Bức tượng khổng lồ
được tạc bằng chất liệu gì, nhờ vào nhà văn cổ đại Philo thành
Byzantium. Quả thật, đây chính là một thành tựu kỹ thuật trong việc đúc khuôn một
tượng đồng khổng lồ có chiều cao hơn 33 m - các ngón tay của tượng thậm chí còn lớn cả
hầu hết các pho tượng khác cùng thời - vì thế tượng được liệt vào hạng Bảy kỳ quan.

Tượng người khổng lồ
thành Rhodes.
Về bản chất, Bức tượng khổng lồ là công trình ngỏ lời tạ ơn thần mặt trời Helios - vị thần
bảo hộ thành Rhodes - đã có công giúp thành phố thoát khỏi cuộc bao vây của Demetrius
“Poliorcetes”, vua Syria, năm 305 trước Công Nguyên. Tên ông ta có nghĩa là “Người
bao vây”, nhưng ở thành Rhodes ông ta gặp phải địch thủ. Khi rút quân khỏi hòn đảo,
ông từ bỏ các phương tiện bao vây của mình, sau đó người dân thành Rhodes đem bán
ngay, lấy tiền xây dựng công trình.
Công trình giao phó cho Chares, có lẽ là người thiết kế pho tượng, phần đầu tượng đội
vầng hào quang, cùng các tia lửa nhọn tỏa ra, mái tóc dợn sóng như thể đang bay trong
gió. Đây chính là những điểm đặc trưng của thần mặt trời. Tượng người khổng lồ có lẽ có
khuôn mặt tròn trĩnh, gần như dịu dàng, đôi môi hé mở, trong các mô tả về thần mặt trời


Helios, tìm thấy trên các đồng tiền trong thời kỳ này. Lấp lánh dưới ánh mặt trời, vươn
cao hơn các dinh thự trong thành phố, bức tượng không thể không tạo được ấn tượng đối
với cư dân thành Rhodes lẫn du khách nước ngoài.
Xây dựng tượng Người khổng lồ
Toàn cảnh thành Rhodes.
Chỉ riêng kích thước của tượng Người khổng lồ, cũng không thể cho rằng thân tượng và
tứ chi được đúc riêng biệt rồi lắp vào nhau sau đó. Philo thuật rằng, thay vì Chares đổ
khuôn tượng tại chỗ, ông lại đúc từng phần. Công trình khởi công năm 294 trước Công
Nguyên, bắt đầu là bàn chân, được đổ khuôn trước tiên, kế đến đặt vào vị trí trên nền làm
bằng đá cẩm thạch trắng. Giai đoạn tiếp theo - hai cẳng chân - được đổ khuôn cho liên lạc
với bàn chân, cũng sử dụng các khuôn được chuẩn bị và điêu khắc cẩn thận. Thế là tượng
Người khổng lồ đứng được, đúc khuôn từ bộ phận này đến bộ phận khác. Bức tượng rỗng
ruột, bên trong được gia cố bằng khung sắt với các xà ngang theo phương nằm ngang
cùng nhiều tảng đá có trọng lượng lớn.
Khi công trình tiếp tục về phía trên, người ta đắp cao thêm ụ đất, tạo ra một giàn giáo cho
những người thợ thủ công có chỗ đứng để làm khuôn, đúc bộ phận kế tiếp. Thực ra
Chares chưa hề thấy công trình nào như thế cho đến phần cuối cùng của bức tượng được
đặt ngay vào vị trí, và chỉ khi ụ đất đắp được thu dọn thì người ta mới chiêm ngưỡng
được toàn bộ tượng Người khổng lồ cùng với tất cả ánh hào quang.
Khối lượng đồng cần để đúc tượng có lẽ đã ngốn hết kho dự trữ đồng và thiếc trên đảo,
nhưng Rhodes là một trung tâm thương mại quan trọng, các nguồn tiếp tế có lẽ nhập khẩu
bằng đường biển. Thật khó có đủ lượng đồng theo yêu cầu, và điều này cũng là lý do giải
thích tại sao tượng Người khổng lồ chỉ đúc được từ 2 đến 2,5 m mỗi năm. Một lý do khác
là thời gian cần thiết để làm tan chảy và đúc đồng, xây dựng và tôn cao ụ đất đắp, cũng
như xây dựng bức tượng.
Muốn một pho tượng cao như thế chịu đựng các lực tác động của gió và thời tiết, nhất
thiết phải có hình trụ. Hai tay phải buông thõng kẹp sát vào thân hay giơ thẳng về phía
trên, do trọng lượng và kích thước như thế sẽ không vững chãi khi được tạo hình ở các tư
thế khác. Chúng ta cũng gạt bỏ ý kiến cho rằng tượng đứng giang chân ở ngay lối vào
cảng, vì ở tư thế này, phải có khoảng cách giữa hai chân hơn 120 m, quan điểm này đơn

thuần là sự tưởng tượng của những người hành hương trong thế kỷ 15. Thật phi lý, căn cứ
vào tin đồn, thì tượng Người khổng lồ chỉ tồn tại trên thực tế chưa được 50 năm, tượng
hoàn công năm 282 trước Công Nguyên, bị động đất làm sụp đổ năm 226 trước Công
Nguyên. Chính đống đổ nát trở thành một địa điểm du lịch, cho đến khi được một thương
gia người Syria dùng xe bò chở đi vào thế kỷ 7 sau Công Nguyên.

×