Tết Nhất Bàn về"Tuế Thời Lịch Pháp"
CỨ VÀO TUẾ THỜI LỊCH PHÁP THỜI HÁN VŨ ĐẾ ĐÃ LẬP RA LỊCH THÁI SƠ.
LÚC BẤY GIỜ GỌI LÀ HẠ LỊCH. MỘT NĂM GỒM CÓ 12 TIẾT LẤY THÁNG
GIÊNG LÀM THÁNG ĐẦU NĂM, GỌI LÀ NGUYÊN ĐÁN... Cứ vào Địa Thiên Thái
Dịch Kinh thì “Tháng Giêng” chính là thời thanh bình, bốn phương yên ổn, khí trời mát
mẻ, lộc mới đơm cành,trăm hoa đua nở v.v. Ấy đó là khí tiết của mùa Xuân, trên có
Khôn, dưới có Càn, nghe ra có phần đảo ngược, bởi Khôn là Đất, Càn là Trời, bảo thế há
chẳng lẽ là Đất trên,Trời dưới hay sao?! Ấy thế mà không, bởi Đất có công sinh sôi nẩy
nở, làm cho sự sống tăng phần sung mãn, còn Càn là nuôi dưỡng muôn loài muôn
vật,bảo vệ cho sự trường tồn,bất diệt làm cho vũ trụ mổi ngày mỗi sinh động thêm
lên...không ngừng nghỉ!
Theo “Tuế Thời Lịch Pháp Cổ Đại”, Trung Quốc vốn lấy nông nghiệp làm gốc, căn cứ
theo sự sinh trưởng của thảo mộc được trồng ra làm chuẩn cho năm mà chia thành bốn
mùa Xuân,Hạ,Thu,Đông! Như Thuyết văn đã viết::”Cứ lấy niên làm một chu kỳ của lúa
chín”. Như vậy có nghĩa lấy “Niên”tính cho một vòng xoay quanh của trái đất hầu tương
ứng với thời gian trái đất quay chung quanh mặt nhật, đúng với “năm của mặt trời” ngày
nay đang được áp dụng. Phép tính này được các nhà thiên văn học ngày nay gọi đó là lịch
pháp “hồi quy” làm thành đơn vị dương lịch .
Thời gian vui xuân đón Tết của mỗi quốc gia không đồng nhất nhưng đều có cùng một
quan niệm như nhau. Trung Hoa cùng một số quốc gia lân cận như Nhật Bản, Việt Nam,
Triều Tiên, Mông Cổ... cho rằng “Không gian thì vô cùng, Thời gian thì bật tận” hai khí
Âm Dương giao hòa và dánh động vào nhau mà tạo thành khí thiêng của trời đất. Cái khí
thiêng đó là trinh nguyên nhất của Vũ Trụ... biểu thị cho ngày Nguyên Đán...
Bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông phát xuất từ quan niệm này. Các vụ mùa tiêu biểu cho
sức sống mảnh liệt của Càn Khôn,Vũ Trụ. “Tứ Tượng” xuất phát từ triết thuyết này sinh
ra ”Bát Quái”gồm Càn – Trời, Khôn – Đất, Chấn: sấm sét, Tốn - gió, Khảm - nước, Ly -
lửa, Cấn - núi, Đoài - đầm... Âm Dương luôn luôn giao hòa mà sinh ra muôn loài muôn
vật v.v... không thêm không bớt... chẳng thiếu mà cũng chẳng thừa...
Nông lịch một năm có 354 ngày tính theo năm thường, khác với Dương lịch có 365 ngày
tính theo năm nhuận. Và như ta thấy Âm lịch và Dương lịch có sự chênh lệch với nhau
đến 11 ngày, nhưng số tháng thì bằng nhau. Tuy vậy lối tính toán của Âm và Dương đều
cùng lấy một vòng biến đổi của mặt trăng để ấn định chiều dài cho một tháng,và đồng
thời cùng một lối tính cho phù hợp với chu kỳ quay chung quanh mặt trời bằng cách đặt
ra ngày,tháng nhuận. Ví như: Riêng về Âm lịch lại lấy sự vận hành của mặt trời tính cho
một năm và để được có số lượng bằng nhau như độ dài của mặt trời bằng cách đặt ra
tháng nhuận,sau ba năm thêm vào một tháng,gọi là tháng “Nhuận”. Năm nào gặp nhuận
thì có 13 tháng. Tuy vậy vẫn còn thiếu, cần phải tính thêm ra một số ngày nữa. Số ngày
này được tích lũy lại thành một số lượng đủ để tính cho thời gian năm năm có được
nhuận hai lần. Các nhà làm lịch thời cổ đại còn phải tính toán sao cho đúng sự xoay
chuyển của trái đất mà không bị chênh lệch giữa Âm và Dương. Bài toán này đưa ra
được đáp số là trong vòng 19 năm có 7 lần năm nhuận...Vậy thì trên thực tế đã cho ta
thấy Aâm và Dương lịch chỉ chênh lệch nhau có 2 giờ 9 phút và 36 giây...
Vào thời Ân Chu cũng đã biết cách đặt thêm “tháng nhuận” tức tháng thứ 13, được ấn
định vào sau tháng Chạp theo cố định. Tuy nhiên về nhu cầu cho thời vụ trồng trọt nên về
sau các nhà lịch pháp nhận thấy vì nhu cầu cho xét thấy không thể để tháng nhuận vào vị
trí cố định cuối năm như trên được,bèn tính thêm ra một “phép” khác nữa là đặt tháng
nhuận sau bất cứ tháng nào trong năm để thích nghi với đời sống của con người.
Theo lịch nhà Hạ lấy tháng “kiến Dần”, là tháng Giêng làm tháng đầu năm. Nhưng qua
nhà Aân thì đổi sang tháng “Sửu” tức tháng 12 Nông lịch. Qua nhà Chu lại có sự thay
đổiụ lấy kiến “Tý” làm tháng đầu năm bắt đầu từ tháng 11. Rồi lại thay đổi thêm lần nữa,
đời nhà Tần lấy kiến Hợi – đúng tháng 10 dẫn thẳng đến đầu nhà Hán.
Lịch Pháp Cổ Đại phép ghi có khác nhau như phép lấy 12 Địa Chi: Tý Sửu, Dần Mão
v.v.. ghép với mười Thiên là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mồ, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý... ví
như Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần v.v...gọi là “Lục Thập Giáp”...cứ 60 năm thì quay lại từ
đầu....
Thời Thương Chu một năm chỉ có hai mùa,mỗi mùa sáu tháng gọi là Xuân, Thu. Về sau
theo Mặc Tử,Thiên Chỉ và Quản Tử ghi lại:...”Sau này mới thêm Đông Hạ,gọi chung là
Xuân Đông,Thu Hạ,rồi cứ vào thời tiết mà chia thành Xuân,Hạ,Thu,Đông... Nhờ vậy nhà
nông căn cứ vào các vụ mùa để ấn định thời gian canh tác của mình được chính xác.
Câu:”Xuân sinh,Hạ trưởng,Thu thâu,Đông tàng” được nói đến vào thời kỳ này. Bản sắc
của
từng mùa cũng được qui định rõ rệt như :Thần mùa Xuân ngự trị phương Đông...là hình
ảnh của màu xanh cây cỏ, thần mùa Hạ thì ở phương Nam,màu đỏ lửa, thần mùa Thu,
màu trắng và thần mùa Đông biểu tượng của sự ướt át nói lên màu của âm u đen tối...(Cứ
theo Hoàng Đế Nội Kinh, thì mùa Xuân là mùa trăm hoa đua nở, mùa của đâm chồi nẩy
lộc, của khí trời đất phát sinh, đêm nằm an giấc ngủ,sáng dậy đi rong ruổi đó đây, tóc
buông xõa, áo nới rộng, thênh thang hít thở với khí trời thơm tho, nhẹ nhõm... Cũng theo
Hoàng Đế Nội Kinh thì mùa Xuân chỉ có sinh mà không hề có sát, có ban cho mà chẳng
hề đoạt lại, có thưởng nhưng không phạt...v.v...Nhưng với ai cưỡng lại với cái Đạo
Dưỡng Sinh của đất trời thì sẽ tổn thương đến “Can”, phương hại đến “Tâm”...Mùa Hạ
gọi là Phồn tú, bởi vạn vật hấp thụ Dương khí, đây cũng là mùa Âm khí bốc lên cao và
Dương khí thì bắt đầu từ từ giáng xuống, theo Y học gọi đó là mùa Aâm Dương Giao
Hòa. Muôn vật cũng sum suê đâm chồi nẩy lộc, cũng trăm hoa đua nở, bướm lượn ong
vờn... Đêm nằm nghỉ ngơi chưa mấy chốc đã hết năm canh, sáng dậy sớm thần thái phiêu
diêu nhẹ nhõm...há ngại ngày dài, sợ gì đêm ngắn ngủi?! Phải biết bỏ đi sự hờn. Lánh xa
đi nỗi giận...Có như thế cái khí bên trong mới điều hòa...máu huyết mới luân chuyển
không gì cản ngăn được Ấy đó là đạo dưỡng sinh lấy Âm Dương làm định hướng....
Lịch pháp không ngoài dụng ý chia ra thời vụ giúp điều hòa cuộc sống. Ba tháng mùa
Thu được gọi Dung Bình, khí trời êm ả, bởi khí lạnh bốc lên nên tạo cho khí đất trong
sáng ! Người làm Lịch pháp nhắc nhở ta phải biết cung cách sống theo thời vụ, nghỉ sớm
dậy sớm,theo tiếng gà gáy mà làm, thuận theo sự thu liễm của mùa Xuân để tạo sức sống
mạnh cho tuổi thọ dài lâu...Ba tháng mùa Đông gọi là Bế tàng, khí dương bắt đầu tàn
lụi,muôn vật phải đương đầu với phong ba bão táp...Khí trời giá rét, Dương khí phải thu
vào tàng trử bên trong, không nên làm việc gì quá sức...Phải bảo toàn cho thiên khí ôn
hòa, bèn không thì bốn mùa bị trái ngược lẫn nhau, làm sao mà thuận tự?! ... Cái khí
Aâm Dương vận chuyển tư mùa “sinh, trưởng, thu, tàng” là gốc rễ cho muôn vật.” Cứ
theo cái gốc rể đó mà đi, ngày này sang ngày nọ, tháng tháng, năm năm, nếu không là
ông Bàng Cổ thì ít ra cũng thuộc hàng cổ thụ!
Người xưa làm ra lịch pháp, chẳng những giúp cho đời sống con người được cân bằng
tăng trưởng thuận theo thời vụ, mà còn giúp ích cho cả nền y học mỗi ngày một tăng
trưởng...
Tên của các tháng lấy theo kiến Dần làm đầu như: tháng Giêng làm Dần,tháng Hai làm
Mão,tháng Ba làm Thìn,tháng Tư làm Tị v.v...
Các tập tục của ngày Tết cũng đều áp dụng theo lịch pháp. Thời xưa mỗi lần đến ngày
Tết mọi nhà đều đem bốn chữ “ĐẦU BÍNH HỒI DẦN” dán ngay trước mặt cửa nhà. Bốn
chữ này có nghĩa:”Chuôi sao Bắc Đẩu lại trở về phương vị Dần,tức chỉ về tháng Giêng.
Người xưa có nhiều tập tục gắn liền với các tiết như Tiết Nguyên Đán tức ngày Mồng
Một Tết,người xưa còn gọi là Nguyên Nhật, được xem là trọng đại nhất so với các tiết
khác trong năm.
Cứ mỗi lần xuân đến,người xưa thường dán các câu liển đỏ hay những bức tranh Thần
Đồ,Ức Lũy,Trần Thúc Bảo hoặc Uất Trì Cung với mục đích mang hình ảnh các vị thần
này trấn giữ cửa hầu mang lại cho họ sự bằng an ...không phải sợ ma quỷ xâm nhập đến
quấy phá...
Thời Hán Vũ Đế,lập ra lịch Thái Sơ hay Hạ lịch,gọi tháng Giêng là tháng đầu năm,còn
ngày đầu của tháng là Nguyên Đán. Ngày này được xem là quan trọng,mọi người đều
cúng bái tổ tiên,để nhớ lại nguồn gốc của mình. Còn nhiều tập tục khác như “Bái Niên”
tức đi đến nhà họ hàng hay các thân bằng cố hữu chúc phúc cho nhau. Sau ba ngày tết là
lễ tiễn đưa Oâng Bà trở về bên kia thế giới. Tiếp đến là lễ Khai Hạ vào ngày Mồng Bảy
Tết, Sau Khai Hạ đến Nguyên Tiêu,tức lễ cúng Rằm Tháng Giêng. Theo truyền
thuyết:”Sau khi Hán Cao Tổ băng hà,Lữ Hậu nhúng tay vào việc triều đình,giết hại hầu
hết các công thần, mục đích đưa anh em họ Lã lên nắm quyền. Thời gian chẳng bao lâu,
các cựu thần họ Lư trừ khử được anh em nhà họ Lã,đưa Hán Văn Đế lên ngôi đúng vào
ngày Rằm Tháng Giêng. Nhân trời tạnh ráo,gió mát trăng thanh,Hán Văn Đế bèn tổ chức
cuộc vi hành với mục đích để cùng thần dân trong thiên hạ vui cảnh thái bình, và gọi đó
là ngày Nguyên Tiêu Tiết...
Tiếp đến Trung Hòa Tiết – làm bánh Thái Dương Cao,để cúng Thần Mặt Trời! Sau tiết
lễ Thần Mặt Trời là lễ Địa Công Đản Nhật tức là ngày sinh của thần Thổ Địa nhằm vào
ngày Mồng Một Tháng Hai. Sau Địa Công Đản Nhật là Hàn Tiết Thực,kỷ niệm Giới Tử
Thôi...Tương truyền thời Xuân Thu có Tống Văn Công Trùng Nhĩ ra nước ngoài lưu
vong hơn mười năm trường. Giới Tử Thôi có công hộ giá, nhưng không vì vậy mà đời
ban cho quyền lợi. Đợi khi Trùng Nhĩ trở về nước, Giới Tử Thôi mới từ quan vào rừng
sâu ở ẩn...Khi trở về nước Trùng Nhĩ không thấy Giới Tử Thôi, hỏi ra mới biết Thôi bỏ
vào rừng sâu trốn tránh nợ trần. Trùng Nhĩ bèn ra lệnh bức tử bằng cách đốt rừng để
buộc Giới Tử Thôi phải trở về qui phục triều đình, khiến họ Giới phải chết cháy trong
rừng. Về sau người dân có tục cứ đến ngày này không nổi lửa để nấu nướng để kỷ niệm
cùng cầu nguyện cho anh linh Giới Tử Thôi được siêu thoát. Ngày này toàn thể dân
chúng ăn đồ nguội,từ đó mới có tên Hàn Tiết Nhật.
Thanh Minh Tiết là ngày tảo mộ vào ngày Mồng Ba Tháng Ba có từ đời nhà Hán. Ngày
này khắp mọi nhà đều dùng cành liễu cắm ngoài trước cửa để xua đuổi ma quỉ. Thanh
Minh Tiết còn gọi là ngày Đạp Thanh hay Thượng Tị.
Dục Tiết Phật nhằm vào ngày mồng tám tháng tư. Đây là ngày lễ tắm Phật. Tương
trruyền Đức Thích Ca Mâu Ni giáng sinh, hướng bốn phương bước đi bảy bước, tay phải
chỉ lên trời, tay trái chỉ đất, nói lên:”Trên trời, dưới đất chỉ mình ta độc tôn”. Cứ mỗi
bước Đức Thích Ca đi là có hoa sen nở, báo cho mọi người biết là Ngài nguyện xả thân
xuất gia phổ độ chúng sinh, nghĩa cử này động đến tứ phương tám hướng. Ngày ấy trên
thì có thiên nữ giáng hoa, thiên sư tấu nhạc, chín con rồng uốn khúc phun nước tắm cho
Phật Thích Ca.
Lập Hạ Tiết là một trong 24 lễ Tết chỉ về thời tiết. Chữ “Hạ” đây chỉ về sự trưởng thành
cùng nghĩa với chử lớn lên, chỉ về cây cối gieo trồng đã lớn. Tục này xuất hiện từ đời
nhà Hán. Lễ này có tục người nhà nông hái hoa cúc rắc lên đồng ruộng mình để chận sâu
lúa phá hại mùa màng. Nhằm tiết lễ này dân chúng phải kiêng kị,không di chuyển hay
thay đổi chỗ ở, không nguyền rủa, không cắt tóc v.v...
Ngoài ra còn các tiết lễ khác như lễ Đoan Dương Tiết tức lễ tiết Đoan Ngọ nhằm ngày
Mồng Năm tháng Năm các tao nhân mặc khách thường làm thi phú để kỷ niệm Khuất
Nguyên.! Ca dao ta có câu:” Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng Năm.” Ngày xưa, các đạo sĩ
thường vẽ tranh bắt quỉ, các tiểu thư – con gái của các đại gia thêu túi thơm để đeo theo
người, các bà nội trợ trổ tài gói bánh ú tro và các lực sĩ thi nhau đua thuyền rồng v.v...
Chẳng khác nào ngày Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ cũng tự chúc phúc cho mình t
bằng cách treo “ngũ thụy” có nghĩa “năm điều lành” gồm có cây xương bồ,cỏ ngải ta
thường gọi là cứu, cây hành,cây hoa thạch lụu và hoa long thuyền... Đặc biệt, những
người lớn tuổi đều uống rượu Hồng Hoàng mục đích giải độctrừ bệnh tạo cho thân thể
thêm phần cường tráng...
Cùng trong tiết này đời Tống còn có tục “Lãnh Am” tức “Uống Nguội”. Ngày trong năm
nóng nhất là ngày Tam phục. Do đó xuất hiện các đồ uống giải nhiệt như bột đậu xanh
hòa nước đường, uống nước trái lê, ăn ô mai hay uống rượu dừa hoặc nước vắt từ quả vải
v.v...Ngòai ra còn các tiết lễ như Tiết Thất Tịch tức mồng bảy tháng bảy theo tương
truyền thì đúng vào ngày này Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau...
Ngày Phục Nhật là ngày hầu hết các nông dân nghỉ ngơi nhằm tránh bớt cảnh nóng bức
oi ả! Họ tổ chức ăn uống chung hoặc riêng rẽ từng gia đinh cùng nhau hỉ hạ. Thất Tịch là
ngày Mồng Bảy Tháng Bảy - Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau trên Thước Kiều còn gọi
là cầu Ô Thươc . Lễ này có từ đời Hán người ta thường bày hoa quả rượu thịt ra giữa trời
cùng nhau ngồi nhìn trăng, khấn vái. Ngày này các phụ nữ thường kết các dải lụa và cùng
xâu kim dưới bóng trăng và Lịch pháp gọi là Đắc xảo.
Sau Thất Tịch một tuần đến ngày Trung Nguyên tức Rằm Tháng bảy cúng âm hồn. Lễ
Vu Lan được nhà chùa tổ chức đề cầu kinh cứu rỗi cho các vong linh còn vất vưởng ở
trần gian. Ý nghĩa này là dựa theo truyền thuyết Mục Kiền Liên cứu mẹ. (Vu Lan Bồn
không phải gốc chữ Trung Hoa mà từ tiếng Hindu,có nghĩa cứu nạn nhân bị treo
ngược,một cựchình dành cho kẻ phạm trọng tội ở Cõi Âm.)
Tiết Trung Thu,tết trăng, ăn bánh Trung Thu mừng bóng trăng tròn ... Tiết này cúng thỏ
tức cúng Trăng...ta thường gọi là Dì Nguyệt. Tiết Trùng Dương vào ngày Mồng Chín
Tháng Chín. Tiết này còn được gọi là Trùng Cửu, không ít người mang túi “Thù Du” trèo
lên núi cao cùng nhau uống rượu cúc để trừ tà khí...Tiết này xuất phát từ thời Chiến
Quốc.
Trong 24 tiết của năm,Đông Chí là một trong các Tiết quan trọng,tiết này cây cối đâm
chồi nẩy lộc. Đông Chí được người Trung Hoa xem trọng đại...cho đó là tiết đoàn tụ.
Năm nào cũng vậy,sau Tiết Đông Chí ba ngày là lễ Giáng Sinh...
Tiết Đông Chí có từ đời Hán , chọn tiết này làm Tết Mùa Đông. Tết Mùa Đng còn gọi là
Nhật Chí. Triều đình thường đặc biệt cử hành nghi lễ “Hạ Đông” tức chúc mừng ngày tiết
Đông thiên. Đông Chí đến đời Ngụy Tấn Nam Bắc Triều gọi là Á Tuế có nghĩa năm kế
theo đó,thường con cái chúc mừng cha mẹ và các bậc bề trên của mình.
Sau tiết Đông Chí là Lạp Bát Tiết nhằm vào ngày Mồng Tám tháng Mười hai, mọi nhà
đều ăn cháo. Tập tục ăn cháo này xuất hiện từ đời nhà Tống - đây cũng là ngày Đức Phật
Thích Ca đắc đạo. Về sau, đến đời nhà Hán các tín đồ Phật giáo thường nấu cháo đãi
khách qua đường...
Lễ Đưa Ông Táo về trời. Ông Táo thường được gọi là Táo Quân. Lễ này thường cúng
vào ngày 23 tháng Chạp... Luận ngữ có câu:” dữ kỳ mị áo,ninh mị vu táo” – Cúng tến
chái Taqy ở trong nhà, chi bằng cúng tế ở bếp. Người ta viết bài vị Ông Táo bằng câu:”
Tư Mệnh Thần Vị”,cũng có nơi viết dài dòng hơn như “Đông Trù Tư Mạng Táo Phủ
Thần Quạn”.lại có chỗ viết càng dài dòng rắc rối hơn nữa,như “Thượng Thiên Ngôn
Thiện Sự,Hạ Địa Giáng Cát Tường”. Câu này có nghĩa lên trời tâu tâu việc lành, khi
xuống trần gian mang theo điều thiện.” (Phải chăng câu này muốn nhắc nhở riêng với
Táo Quân là lên chầu Ngọc Hoàng Thượng Đế tau điều thiên, trở về nhân thế mang điều
lành...?!) Thường đưa tiễn Táo Quân chiếc áo giấy (không có quần) bộ tam sanh tục gọi
tam xên gồm con gà luộc chín, con cá chép và miếng thị heo...
Sau cùng là Lễ Trừ Tịch. Đây là lễ năm cũ ra đi và Năm Mới về với thế gian. Đêm Trừ
Tịch còn gọi là Đại Nguyệt Dạ. Nhiều gia đình khuyên các con trẻ của mình thức đón
Giao Thừa theo tập quán “Thủ Tuế Bất Thụ”. Mục đích là đón mừng được tăng thêm
một tuổi...thế có nghĩa lớp trẻ được thêm tuổi trời,còn người già tuy không được thọ tỉ