Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Tiếng Việt dồi dào pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.04 KB, 3 trang )

Tiếng Việt dồi dào

Tiếng Pháp thì nói : lent, lentement, avec lenteur, au ralenti, ralentir,
tard, attardé, retardé, …
Tiếng Anh Mỹ thì : slow, slowness, to slow down, sluggish, tardive, …
Tiếng Việt : chậm chạp, chậm rì, rù rờ, lù đu, lù rù, kề rề cà rà,
kề cà, con cà con kê, chậm lụt, chậm trễ, trễ nãi, bê trễ, trì trệ,
trì hoãn, hoãn đai - chúng ta thấy tiếng Việt có rất nhiều cách nói,
còn nhiều hơn cả tiếng Anh Mỹ lẫn tiếng Pháp; .đó là chưa kể những
tiếng Việt ghép với lòng # 250 tiếng, làm cho chúng ta có rất nhiều
cách để bày tỏ nỗi lòng [xem bảng kê], con số đó nhiều hơn tiếng
Pháp cả 10 lần !
Các bạn hãy làm bảng kê với tiếng Anh Mỹ [heart, feeling, sentiment
…] xem đuợc bao nhiêu ?!
Có nguời thắc mắc không biết dịch positive ra tiếng Việt thế nào, cho
là tiếng Việt nghèo; thật ra có cả hàng chục cách :
quả quyết, chắc chắn, quả thật, thật là, vững tin, vững chắc, tin chắc,
tin tưởng, xác đáng, thấy rõ là, nhấn mạnh, lạc quan, tốt đẹp, xây
dựng, đáng khích lệ, đáng mừng, đáng khen,
[còn nhiều nữa tùy theo cái sức hiểu biết tiếng Việt của chúng ta].
Phải hiểu rằng tiếng Việt là một thứ tiếng ghép ý, ghép từ, ghép tiếng,
ghép chữ y hệt như các tiếng nói khác vậy thôi nhưng mà cách ghép
thì khác:
paradoxically………. một cách mâu thuẫn
grammaticalement ……..về văn phạm
[cái ý vẫn thế, cách ghép ý thì mỗi nơi mỗi khác !]
Quan niệm cho là tiếng Âu Mỹ là đa âm, tiếng Việt là đơn âm, độc âm
là một quan niệm sai lầm vì quá chú trọng đến cái âm mà không biết
rằng cái ý nghĩa mới là quan trọng hơn cả, khi nào diễn tả cái ý ra trọn
vẹn thì mới gọi là ngôn ngữ.
Một nửa dân Việt thì phát âm, đọc như thế này :


"buồn chông cửa bệ chiều hôm,
thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
buồn chông ngọn nước mới xa,
hoa chôi man mác biết là về đâu,
buồn chông ngọn cỏ zầu zầu
chân mây mặt đất một mầu xanh xanh,
buồn chông zó cuốn mặt ghềng,
ầm ầm tiếng xóng kêu quanh ghế ngồi"
trong khi nửa kia của dân Việt thì đọc, nói là :
"buồng trông cửa bể chiều hôm
thuyềng ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
buồng trông ngọnk nước mới sa
hoa trôi mang mác biếc là về đâu
buồng trông ngọnk cỏ jầu jầu
châng mây mặk đấk mộk màu xanh xanh
buồng trông gió cuống mặk ghềnh
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"
Vậy mà đều hiểu một cách giống nhau. Tại sao?
Vì là cái âm, cái tiếng, cái lời nói đi vào lỗ tai ta chưa làm cho ta hiểu
đuợc ngay, cái chữ đi vào mắt ta cũng vậy thôi, chỉ sau khi cái satna
suy nghĩ của đầu óc ta đem lại cái satna tư tưởng thống nhất tổng hợp
góp chung ý nghĩa lại
khi ấy 80 triệu người Việt mới hiểu là thơ Kiều !
À hé !
Cái giàn máy tinh vi đó, lạ thay, lại chỉ có một người điều khiển khi ta
từ 1 tuổi cho đến 5 tuổi, đó là người trong gia đình ta, mẹ cha anh chị
họ nói và ta bắt chước làm theo, làm trước rồi mới hiểu sau : ăn uống,
chạy, nhảy …Cái tiếng mẹ đẻ quả thật là cái tiếng của mẹ dạy cho
Con số từ ngữ ghép trong tiếng Việt cũng nhiều hơn là trong tiếng
Pháp hay tiếng Anh, một bằng chứng về tiếng Việt dồi dào từ ngữ

không thua kém một ngôn ngữ nào khác trong thế giới, bà mẹ Việt
không thua mà cũng không hơn bà mẹ nào khác, cũng thì ăn, uống
mà có # 6000 cách khác nhau để nói lên nói xuống cái động tác ấy vì
vậy mà sinh ra 6000 tiếng nói của loài nguời !
Bộ
Từ Điển nguồn gốc tiếng Việt này đã đếm đuợc # 250 ngàn
tiếng Việt ghép đôi, ghép ba hay bốn nữa, cũng nhiều như bất cứ một
từ điển lớn nào của Anh Pháp Mỹ; và đó là một sự thực mà chúng ta ít
biết, vì ta cứ phàn nàn là tiếng Việt của chúng ta nghèo, trong khi
chính chúng ta "nghèo tiếng Việt" mà không biết, chúng ta vụng
múa mà lại chê đất lệch !
Còn cụ Nguyễn Du thì không vụng tí nào, phải không các bạn ?.
Bs Nguyễn hy Vọng
Nguồn: Gio-o


×