TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SƯ PHẠM
***********
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
CHÍNH SÁCH DINH ĐIỀN CỦA CHÍNH QUYỀN
VIỆT NAM CỘNG HỊA Ở BÌNH DƯƠNG (1957-1963)
Sinh viên thực hiện
: Nguyễn Minh Tân
Lớp
: D17LS01
Khoá
: 2017 - 2020
Ngành
: Sư phạm Lịch sử
Giảng viên hướng dẫn : T.S Phạm Thúc Sơn
Bình Dương, tháng 11/2020
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu được sử dụng trong bài báo cáo có nguồn gốc rõ ràng. Những đánh giá,
nhận định trong bài báo cáo do cá nhân tôi nghiên cứu dựa trên những tư liệu
xác thực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những lời cam đoan này.
Tác giả báo cáo
Nguyễn Minh Tân
i
LỜI CẢM ƠN
Ca dao có câu:
Những gì thầy dạy cơ mong
Giờ em thấu hiểu qua dịng thời gian
Ơn thầy cơ mãi ngút ngàn
Khắc ghi tạc dạ tỏa lan muôn đời.
Khi bài báo cáo tốt nghiệp này được hoàn thành, em vô cùng biết ơn
đến công lao của quý thầy cô đã tận tình chỉ bảo cho em trong những năm
tháng của đời sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại học Thủ Dầu
Một, đặc biệt là thầy Phạm Thúc Sơn – người luôn sẽ chia trong những lúc
em mất đi niềm cảm hứng học tập và nhiệt tình hướng dẫn cũng như tạo nhiều
điều kiện thuận lợi nhất có thể để em hồn thành được bài báo cáo tốt nghiệp
này.
Em xin gữi lời cảm ơn đến quý cán bộ thư viện trường Đại học Thủ
Dầu Một, thư viện tỉnh Bình Dương, thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố
Hồ Chí Minh, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II đã giúp đỡ em trong quá trình
tìm kiếm tài liệu nhằm giúp cho bài báo cáo tốt nghiệp có thêm nội dung có
giá trị.
Xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động
viên, ủng hộ và hỗ trợ em trong quá trình học tập và viết bài báo cáo tốt
nghiệp này.
Cuối lời, em xin kính chúc q thầy cơ ln có được nhiều sức khỏe để
có thể học tập và cống hiến nhiều hơn nữa trong công tác giảng dạy và nghiên
cứu khoa học.
Đại học Thủ Dầu Một, tháng 11 năm 2020
Sinh viên
Nguyễn Minh Tân
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.........................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.................................................................................2
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.............................................................3
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ..................................6
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ...............................................7
6. NGUỒN TÀI LIỆU ...............................................................................................7
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................7
8. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI .........................................................................................8
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BÌNH DƯƠNG (1957-1963) ........................9
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ ............................................................9
1.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................9
1.1.2. Dân cư .............................................................................................................11
1.2. VỊ TRÍ CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH
QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HỊA ........................................................................14
1.2.1. Qn sự – Chính trị .........................................................................................14
1.2.2. Văn hóa – Giáo dục .........................................................................................17
Chương 2: CHÍNH SÁCH DINH ĐIỀN CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM
CỘNG HỊA Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN 1957-1963 .........21
2.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ ......................................................................................21
2.2. VIỆT NAM CỘNG HỊA THỰC THI CHÍNH SÁCH DINH ĐIỀN Ở
TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1957-1963 ....................................................27
2.2.1. Những mục tiêu của chính sách Dinh điền .....................................................29
2.2.2. Q trình thực thi chính sách Dinh điền ở Bình Dương .................................33
2.3. ĐẤU TRANH CHỐNG CHÍNH SÁCH DINH ĐIỀN Ở BÌNH DƯƠNG ...41
Chương 3: TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH DINH ĐIỀN CỦA CHÍNH QUYỀN
VIỆT NAM CỘNG HỊA Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG (1957-1963) .......................46
3.1. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA CHÍNH SÁCH DINH ĐIỀN ......................46
3.2. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CHÍNH SÁCH DINH ĐIỀN ..............................47
3.3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH DINH ĐIỀN ..............................49
KẾT LUẬN ..............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................54
PHỤ LỤC .................................................................................................................57
iii
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau khi hiệp định Genève lập lại hịa bình ở Đơng Dương được ký kết
ngày 20-07-1954, chính quyền Mỹ tun bố khơng cơng nhận hiệp định này
nhưng dần thực hiện âm mưu thay thế Pháp tại bán đảo Đơng Dương. Chính
quyền Mỹ đưa Ngơ Đình Diệm về Việt Nam và lập nên chính quyền mới –
Việt Nam Cộng hòa thân Mỹ nhằm âm mưu chia cắt đất nước Việt Nam lâu
dài. Từ đây, chính quyền Việt Nam Cộng hòa được thành lập tại miền Nam
Việt Nam.
Theo sự phân chia của chính quyền Việt Nam Cộng hịa, tỉnh Bình
Dương thuộc khu vực Đơng Nam Phần (cách gọi của chính quyền Việt Nam
Cộng hịa về khu vực Đông Nam Bộ) và nằm tiếp giáp với đô thành Sài Gịn
(thuộc Gia Định). Chính vì lẽ đó, tỉnh Bình Dương là một địa bàn có vị trí
chiến lược vơ cùng quan trọng: Đối với chính quyền Việt Nam Cộng hòa, là
vành đai để bảo vệ Sài Gòn – thành phố trung tâm của chính quyền Việt Nam
Cộng hịa; Về phía Cách mạng, Bình Dương là vùng đất anh hùng, là nơi đặt
nhiều căn cứ cách mạng quan trọng ở cả khu vực Đơng Nam Bộ nói riêng và
Nam Bộ nói chung.
Nhận thấy các vùng nơng thơn miền Nam Việt Nam là nơi hoạt động
mạnh mẽ của lực lượng Cộng sản, ngay từ những năm đầu khi thành lập, Mỹ
– chính quyền Việt Nam Cộng hịa thực hiện nhiều biện pháp nhằm mục đích
kiểm sốt các vùng nơng thơn ở miền Nam Việt Nam, một trong những biện
pháp đó là chính sách “Dinh điền”. Chính quyền Việt Nam Cộng hịa đã nhấn
mạnh rằng: “an ninh nơng thơn là vấn đề sống chết của chế độ cộng hòa”, và
“vấn đề khẩn thiết phải giải quyết gấp đứng đầu các cộng cuộc khác”. Do đó,
chính sách “Dinh điền” dần được chính quyền Việt Nam Cộng hịa nâng là
hàng “quốc sách”.
Tỉnh Bình Dương mà một địa bàn trọng yếu, có vị trí chiến lược vơ
cùng quan trọng đối với chính quyền Việt Nam Cộng hịa, vì thế ngay từ khi
thực thi các chính sách về vấn đề ruộng đất trong đó có chính sách Dinh điền,
chính quyền Việt Nam Cộng hịa đã cho triển khai chính sách này trên vùng
đất Bình Dương. Các điểm Dinh điền tại Bình Dương được ví như những
“nhà tù khổng lồ”, chính quyền Việt Nam Cộng hịa muốn thông qua các khu
Dinh điền để ngăn chặn lực lượng cách mạng từ các chiến khu thâm nhập vào
1
những vùng dân cư đông đúc mà đặc biệt là Sài Gịn như nhận định của chính
quyền Việt Nam Cộng hòa “Khu dinh điền là biện pháp xẻ đường đưa dân
vào chiến khu, mật khu Việt Cộng, dùng dân để đẩy cộng sản ra khỏi vùng đó,
và dinh điền là nơi cung cấp tin tình báo, nơi xuất phát để hành qn ngăn
chặn xâm nhập” [4,199].
Tại Bình Dương, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho rằng việc thực
thi các khu Dinh điền chủ yếu là nhằm mục tiêu về kinh tế, tuy nhiên thực tế
chính sách Dinh điền tại Bình Dương thực chất là nhằm vào mục đích an ninh
– chính trị và xã hội. Vì vậy, ngay khi thực hiện chương trình Dinh điền tại
Bình Dương, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đưa di dân đến cùng với
dân địa phương thực hiện mục tiêu trên.
Nghiên cứu về chính sách Dinh điền của chính quyền Việt Nam Cộng
hịa tại Bình Dương trong giai đoạn 1957-1963 là để làm rõ hơn về diện mạo,
thủ đoạn, âm mưu và bản chất cũng như tác động của chính sách Dinh điền
đối với đời sống người dân trong khu Dinh điền tại tỉnh Bình Dương.
Vì những lí do trên, tơi chọn đề tài “Chính sách dinh điền của chính
quyền Việt Nam Cộng hịa ở Bình Dương (1957-1963)” là đề tài báo cáo tốt
nghiệp chuyên ngành Sư phạm Lịch sử.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài “Chính sách dinh điền của chính quyền Việt Nam Cộng hịa ở
Bình Dương (1957-1963)” nhằm mục đích làm rõ một số vấn đề sau:
Khái quát sơ lược về điều kiện tự nhiên và dân cư của tỉnh Bình
Dương, ngồi ra cịn nêu rõ vị trí chiến lược của tỉnh trong chính sách của
chính quyền Việt Nam Cộng hịa trong giai đoạn 1957-1963.
Trình bày có hệ thống về q trình thực hiện chính sách Dinh điền của
chính quyền Việt Nam Cộng hịa ở tỉnh Bình Dương.
Làm rõ bản chất của các khu Dinh điền ở Bình Dương là vành đai nhằm
ngăn chặn lực lượng cách mạng xâm nhập vào những khu đơng dân cư do
chính quyền Việt Nam Cộng hịa quản lí.
Nêu ra những tác động của chính sách Dinh điền dưới thời chế độ Việt
Nam Cộng hòa đối với người dân trong khu Dinh điền. Ngoài ra, dựa trên
những tài liệu mà tác giả tìm hiểu được để đưa ra những nhận xét một cách
khách quan nhất đối với chính sách Dinh điền ở tỉnh Bình Dương.
2
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Ngay từ khi chính sách Dinh điền của chính quyền Việt Nam Cộng hòa
được thực hiện cho đến nay, vấn đề này đã thu hút được khá nhiều tác giả tác
giả tìm hiểu và nghiên nghiên cứu:
Trong luận văn tốt nghiệp của tác giả Ngơ Đình Q (1974), “Từ chính
sách dinh điền đến chương trình khẩn hoang lập ấp đặc khảo địa điểm Suối
Nghệ”. Trong chương 1: Chính sách dinh điền dưới thời Đệ nhất Cộng hòa,
tác giả đã nêu ra một số nguyên nhân dẫn đến sự phát động của chương trình
Dinh điền. Ngồi ra, tác giả cịn mơ tả q trình thực thi chính sách Dinh điền
qua đặc khảo địa điểm Suối Nghệ.
Tác giả Hoàng Linh Đỗ Mẫu (1995), “Tâm sự tướng lưu vong”, Nhà
xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội. Tài liệu đã đưa ra được nhiều tư liệu từ
phía chính quyền Việt Nam Cộng hịa như: chính sách mị dân, độc tài của
chính quyền Ngơ Đình Diệm… Trong tài liệu cũng có đề cập đến chính sách
Dinh điền – được nhìn nhận dưới góc nhìn của chính người trong cuộc. Tuy
nhiên, tài liệu này có phần hạn chế về tư tưởng, lập trường do đây là cơng
trình của tác giả từng phục vụ cho chế độ Việt Nam Cộng hịa.
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương (2003) “Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Bình Dương (1930-1975), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tài liệu
gồm bốn phần, Đặc biệt, trong phần 4 là quá trình Đảng lãnh đạo nhân dân
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Ở phần này, tài
liệu đã cung cấp nhiều tư liệu sinh động về các phong trào đấu tranh chống
chính quyền Việt Nam Cộng hịa tại Bình Dương.
Trong tác phẩm “Kinh tế Miền Nam Việt Nam 1955-1975” của tác giả
Đặng Phong được nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội xuất bản năm 2004.
Tác phẩm đã mô tả khá đầy đủ về nền kinh tế tại miền Nam Việt Nam dưới
chế độ Việt Nam Cộng hịa, trong đó tác cịn phân tích về chính sách Dinh
điền là một hình thức đã từng được tiến hành trong lịch sử Việt Nam. Tuy
nhiên, dưới cách thực hiện của chính quyền Việt Nam Cộng hịa, chích sách
Dinh điền lại có phần nghiêng về mục tiêu chính trị hơn là mục tiêu về kinh
tế.
Cơng trình “Tổng tập Trần Văn Giàu tổng tập” của nhà xuất bản Quân
đội Nhân dân, Hà Nội, 2006. Cuốn sách với số lượng gần 1900 trang là một
kho tàng tri thức về cuộc chiến tranh ở Việt Nam từ những ngày đầu Pháp nổ
3
súng xâm lược Việt Nam cho đến ngày Sài Gòn được giải phóng. Tài liệu
chứa đựng hầu như tất cả chủ đề về cuộc chiến xâm lược của Pháp, Mỹ và
chính quyền Sài Gịn ở miền Nam Việt Nam. Trong tài liệu này, liên quan đến
vấn đề chính sách Dinh điền, ở chương IV phần Miền Nam giữ vừng thành
đồng: Giai đoạn “ổn định” tạm thời, mong manh của chế độ Diệm (19571958), tác giả đã miêu tả chi tiết về một nền kinh tế phụ thuộc và bế tắc của
chính quyền Việt Nam Cộng hịa. Từ đó, tác đã miêu tả một cách cụ thể các
chính sách kinh tế đối với nơng nghiệp mà trong đó tiêu biểu là chính sách
Dinh điền. Tác giả phân tích mục đích, quá trình xây dựng các địa điểm Dinh
điền trên tồn miền Nam Việt Nam. Các biện pháp lừa bịp nhằm dụ dỗ và ép
buộc di dân đến các địa điểm Dinh điền. Dựa trên cuộc sống của người dân
trong các khu Dinh Điền, tác giã đã khẳng định chính sách Dinh điền khơng
phải vì mục đích kinh tế mà vì mục tiêu an ninh – chính trị và chiến lược của
Việt Nam Cộng hịa.
Tác giả Nguyễn Duy Thụy có bài “Mấy nét về chính sách kinh tế, xã
hội của Mỹ và chính quyền Sài Gịn ở Đắk Lắk trước ngày giải phóng” được
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số tháng 1-2010. Trong bài, tác giả đi
sâu vào nghiên cứu các chính sách của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng
hịa đối với Đắk Lắk, trong đó, tác giả đặc biệt lưu ý đến chính sách Dinh điền
của chính quyền Việt Nam Cộng hòa được thực thi ở Đắk Lắk.
Tác phẩm “Tìm hiểu chính sách dinh điền ở Đắc Lắc (1957-1963)” của
tác giả Trần Thị Hà được đăng trên Tạp chí Lịch sử Quân sự số tháng 7-2010
cho thấy mục đích, kế hoạch tiến hành cũng như kết quả của chính sách sách
Dinh điền của chính quyền Việt Nam Cộng hịa ở Đắk Lắk. Ngồi ra, dựa vào
nguồn tài liệu khá phong phú, tác giả còn khẳng định việc thực hiện chính
sách Dinh điền là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng
hoảng chính trị mới sau chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” của chính quyền
Ngơ Đình Diệm.
Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Hà tại Đại học Huế, trường Đại học Sư
phạm năm 2010 “Chính sách dinh điền của chính quyền Ngơ Đình Diệm ở
Đắk Lắk (1957-1963)”. Luận văn đã nghiên cứu sâu về chính sách Dinh điền
của chính quyền Ngơ Đình Diệm và q trình đấu tranh chống lại chính sách
Dinh điền của nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Xuân Hoài tại Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chính Minh, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2011), “Chế
4
độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955-1963”. Tài liệu
đã cung cấp một bức tranh khá tồn diện về chính quyền Việt Nam Cộng hịa
trong giai đoạn 1955-1963, từ việc thành lập chính quyền ở miền Nam Việt
Nam, các chính sách hoạt động của chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho đến
sự sụp đổ của chính quyền Đệ nhất Việt Nam Cộng hịa.
Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn với luận văn thạc sĩ của Nguyễn Đăng Tiến (2015) “Đảng lãnh đạo đấu
tranh chống chính sách dinh điền của chính quyền Ngơ Đình Diệm ở Tây
Ngun (1957-1963). Tác giả đã trình bày khái quát về âm mưu và q trình
thực thi chính sách Dinh điền của chính quyền Việt Nam Cộng hòa tại Tây
Nguyên. Tác giả đưa ra bức tranh tồn cảnh về q trình Đảng lãnh đạo
phong trào đấu tranh chống di dân của toàn thể nhân dân Tây Nguyên đối với
chính sách Dinh điền.
Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Hà thuộc Đại học Huế, trường Đại học Sư
phạm (2015) “Chính sách dinh điền của chính quyền Ngơ Đình Diệm ở Bình
Phước (1957-1963)”. Luận văn nghiên cứu sâu về chính sách Dinh điền và
q trình đấu tranh chống chính sách dinh điền của nhân dân tỉnh Bình Phước.
Tuy nhiên, luận văn chỉ đưa ra tồn cảnh về chính sách Dinh điền ở Bình
Phước nhưng chưa đi sâu vào việc mơ tả chính sách cũng như sự tác động của
chính sách nói trên đối với vấn đề ruộng đất của nông dân.
Tài liệu Lịch sử Việt Nam tập 12: Từ năm 1954 đến năm 1965 do Trần
Đức Cường chủ biên thuộc bộ Lịch sử Việt Nam (2015). Trong Chương 2:
Miền Nam dưới sự thống trị của Mỹ – Diệm, tác giả đã khái quát toàn diện về
nền kinh tế ở miền Nam Việt Nam dưới sự thống trị của chính quyền Việt
Nam Cộng hịa. Trong đó, từ trang 198 đến trang 200 có khái quát về chính
sách Dinh điền và cũng đưa ra nhận định về chính sách này.
Cục văn thư và lưu trữ Nhà nước, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II (2016)
đã cho ra đời tác phẩm “Tổ chức, hoạt động của Mặt trận Dân tộc giải phóng
Miền Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
qua tài liệu, tư liệu lưu trữ (1960-1975). Trong chương 1: Sự ra đời Mặt trận
Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1954-1960), đặc biệt trong mục 1.2:
Phong trào đấu tranh chống Mỹ – Diệm của nhân dân miền Nam Việt Nam
năm 1954-1960 đã nêu rõ quá trình thực hiện và mục đích của chính sách
Dinh điền trên tồn miền Nam Việt Nam. Ngồi ra, trong tác phẩm cịn mơ tả
5
về các hoạt động kiềm kẹp nhân dân của chính quyền Ngơ Đình Diệm trong
các khu Dinh điền.
Tác phẩm của Edward Miller (2016), “Liên minh sai lầm: Ngơ Đình
Diệm, Mỹ và số phận Nam Việt Nam”, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội. Đây là một trong số những tác phẩm hiếm hoi của người nước ngoài viết
về chương trình Dinh điền trên “lãnh thổ” Việt Nam Cộng hịa. Trong phần 5:
Người định cư và các nhà kiến thiết, tác giả đã mơ ta khá chi tiết về chương
trình Dinh điền. Ngồi ra, tác giả cịn đưa ra những nhận định của chính
quyền Việt Nam Cộng hịa và một số người thuộc chính quyền Mỹ tham gia
cố vấn cho chính sách này. Với chương trình Dinh điền, chính quyền Ngơ
Đình Diệm đã đặt ra nhiều mục tiêu nhưng quan trọng nhất vẫn là mục tiêu về
an ninh – chính trị, theo đó chính quyền Ngơ Đình Diệm hi vọng đặt các
chuỗi Dinh điền tạo thành những “bức tường người” nằm dọc biên giới Nam
Việt Nam với Campuchia và Lào. Về phía cố vấn Mỹ, họ đã khơng đồng tình
từ việc lựa chọn địa điểm đặt Dinh điền cho đến nhận xét về chương trình này
được thực hiện một cách thiếu hoạch định.
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, luận án tiến sĩ của
Phạm Thúc Sơn (2020), Chính sách ruộng đất của Chính quyền Việt Nam
Cộng hịa đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên từ 1955 đến 1975. Dựa
vào nguồn tài liệu khá phong phú, tác giả đã trình bày quá trình ra đời, tiến
hành, kết quả và những tác động của chính sách ruộng đất của chính quyền
Việt Nam Cộng hịa đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên
trong giai đoạn 1955 đến 1975. Đặc biệt, ở Chương 3: Chính sách ruộng đất
của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với các dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên giai đoạn 1955-1975, tác giả đã trình bày khá chi tiết về chính sách
Dinh điền ở Tây Nguyên, từ mục tiêu, âm mưu, quá trình thực hiện cho đến
kết quả của chính sách và những tác động của chính sách đối với đồng bào
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
* Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu về âm mưu, thủ đoạn của
chế độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam trong việc thực thi chính
sách Dinh điền. Trọng tâm nghiên cứu là quá trình thực hiện và tác động của
chính sách Dinh điền.
* Phạm vi nghiên cứu:
6
Phạm vi về thời gian: giới hạn thời gian của đề tài là từ tháng 4 năm
1957 khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa tuyên bố tiến hành thực hiện chính
sách Dinh điền đến khi chính quyền Ngơ Đình Diệm bị lật đổ tháng 11 năm
1963.
Phạm vi về không gian: địa điểm dinh điền Văn Hạnh thuộc địa phận
tỉnh Bình Dương theo sự phân chia ranh giới dưới thời chính quyền Việt Nam
Cộng hòa trong giai đoạn 1957-1963.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Để thực hiện thành công đề tài này, tác giả dựa trên phương pháp luận
của chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh cách
mạng, vấn đề dân tộc và giai cấp.
Kết hợp hai phương pháp cơ bản của sử học Marxits là phương pháp
lịch sử và phương pháp logic nhằm giúp cho việc tái hiện lịch sử, trình bày
nội dung một cách trung thực, đồng thời có phân tích, đánh giá. Đây là
phương pháp nghiên cứu chủ đạo của đề tài.
Ngồi ra, tác giả cịn sử dụng một số phương pháp liên ngành như:
phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, đối chiếu nhằm cung cấp
một cái nhìn tồn diện về q trình thực hiện chính sách Dinh điền của chính
quyền Việt Nam Cộng hịa.
6. NGUỒN TÀI LIỆU
Đề tài đã khai thác và sử dụng nguồn tư liệu:
Tư liệu tại các thư viện như: Thư viện tỉnh Bình Dương, thư viện
trường Đại học Thủ Dầu Một, thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, thư viện Khoa học
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Tư liệu là các tài liệu luận văn, luận án, báo, tạp chí…
Đặc biệt, đề tài có khai thác các tài liệu gốc tại Trung tâm Lưu trữ Quốc
gia II, đáng chú ý hơn cả là phông Phủ Tổng ủy Dinh điền và Nơng vụ, phơng
Tư liệu…
7. ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
Tác giả mong muốn đề tài đạt được một số những đóng góp như sau:
7
Trình bày một cách có hệ thống về chính sách Dinh điền của chính
quyền Việt Nam Cộng hịa ở miền Nam Việt Nam nói chung và tỉnh Bình
Dương nói riêng trong giai đoạn 1957-1963.
Khái quát về những âm mưu và thủ đoạn của chính quyền Việt Nam
Cộng hịa trong q trình thực hiện chính sách Dinh điền tại tỉnh Bình Dương.
Phân tích những tác động của chính sách Dinh điền ở tỉnh Bình Dương.
Phục dựng lại một phần lịch sử Việt Nam nói chung và tỉnh Bình
Dương nói riêng trong giai đoạn 1957-1963.
Từ việc tổng hợp các tư liệu có liên quan đến đề tài “Chính sách Dinh
điền của chính quyền Việt Nam Cộng hịa ở tỉnh Bình Dương (1957-1963)”
như: sách, luận án, luận văn, báo, tạp chí... đặc biệt là các tư liệu gốc của
chính quyền Việt Nam Cộng hòa tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, tác giả hi
vọng đề tài sẽ cung cấp thêm những thông tin về khoa học lịch sử có giá trị.
Từ đó, góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng khoa học lịch sử Việt
Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng, đặc biệt là lịch sử trong giai
đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
8. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài báo
cáo của tơi gồm có 03 chương:
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BÌNH DƯƠNG (1957-1963)
Chương 2. CHÍNH SÁCH DINH ĐIỀN CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT
NAM CỘNG HỊA Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN 19571963
Chương 3. TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH DINH ĐIỀN CỦA CHÍNH
QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HỊA Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG (1957-1963)
8
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BÌNH DƯƠNG (1957-1963)
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lí
Sau khi phế truất Bảo Đại, Ngơ Đình Diệm đã cho lập lại một số đơn vị
hành chính. Đầu năm 1956, cho lập thêm các tỉnh Tam Cần (9-2-1956), Mộc
Hóa (17-2-1956), Phong Thành (17-2-1956), Cà Mau (9-3-1956). Theo sắc
lệnh số 143-NV ngày 22-10-1956 của chính quyền Việt Nam Cộng hịa thì
Nam Phần (cách gọi khác của chính quyền Việt Nam Cộng hịa) bao gồm 22
tỉnh và Đơ thành Sài Gịn. Trong đó, Ngơ Đình Diệm đã tách tỉnh Thủ Dầu
Một thành 3 tỉnh là tỉnh Phước Long, tỉnh Bình Long và tỉnh Bình Dương.
Theo Nghị định số 278-BNV/HC/NĐ ngày 30-8-1957 của Bộ Nội Vụ chính
quyền Việt Nam Cộng hịa, tỉnh Bình Dương có các đơn vị hành chính như
sau: Quận Châu Thành gồm 03 tổng (tổng Bình Điền, tổng Bình Phú, tổng
Bình Thiện); Quận Lái Thiêu có tổng Bình Chánh; Quận Bến Cát gồm 02
tổng (tổng Bình Hưng và tổng Bình An); Quận Dầu Tiếng có tổng Bình
Thạnh Thượng; Quận Củ Chi gồm 03 tổng (tổng Long Tuy Hạ, tổng Long
Tuy Trung và tổng Long Tuy Thượng).
Đầu năm 1959, tỉnh Bình Dương cắt một phần của tổng Bình Điền (xã
Vĩnh Tân, xã Tân Bình) và tổng Bình Hưng (xã Lai An) để thành lập tỉnh
Phước Thành.
Năm 1963, quận Phú Hòa được thành lập dựa vào địa bàn quận Củ Chi
có tổng Long Tuy Trung (gồm 04 xã: Phú Hịa Đơng, Nhuận Đức, An Nhơn
Tây, Phú Mỹ Hưng) và 04 xã trích từ tổng Long Tuy Thượng (Tân Thạnh
Đơng, Bình Mỹ, Tân Hịa, Trung An). Ngồi ra, trong năm này quận Trị Tâm
(quận Dầu Tiếng) được nhập thêm xã Bến Củi từ tỉnh Tây Ninh.
Tính tới thời điểm năm 1963, diện tích tỉnh Bình Dương rộng 257.637
mẫu 27 sào 65. Tỉnh tiếp giáp với tỉnh Bình Long ở phía Bắc; Giáp tỉnh Gia
Định ở phía Nam; Phía Tây giáp với Tây Ninh và Hậu Nghĩa; Phía Đơng và
Đơng Bắc tiếp giáp với tỉnh Biên Hòa, Long Khánh và Phước Long.
Bình Dương nằm tiếp giáp với Sài Gịn (thuộc Gia Định) – là trung tâm
kinh tế phát triển thuộc diện hàng đầu của lãnh thổ Việt Nam Cộng hịa, ngồi
ra cịn có những con đường nối liền với hệ thống giao thông huyết mạch là
9
Quốc lộ 13. Vì vậy, với vị trí địa lý đặc biệt đó, tỉnh Bình Dương có nhiều
điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung cũng như khai thác tài
ngun thiên nhiên nói riêng.
* Địa hình
Nhìn tổng thể, địa hình tỉnh Bình Dương có dạng thoải và thấp dần theo
hướng từ Bắc xuống Nam với độ cao trung bình từ 60m đến 40m ở phía Bắc
và hạ thấp dần 30m đến 10m ở phía Nam so với mực nước biển.
Địa hình tỉnh Bình Dương chủ yếu là đồng bằng và đồi núi thấp, có
mức chênh lệch độ cao không quá lớn bao gồm khu vực đồng bằng ở trung
tâm và các đồi núi bao quanh. Tại vùng Trị Tâm (quận Dầu Tiếng), chạy dọc
theo sơng Sài Gịn, giữa rừng cấm số 4 có một dãy núi đá “Lấp Vò” với các
ngọn núi như: núi Tha La, núi Cậu, núi Ông là ngọn núi cao nhất được hơn
200m. Có thể thấy, đây là của địa hình đặc trưng của vùng chuyển tiếp giữa
đới nâng bóc mịn Đà Lạt và đới sụt lún tích tụ của đồng bằng sơng Cửu
Long.
Cùng với núi là hệ thống các con sông, suối: Sơng Sài Gịn là con sơng
lớn nhất chạy xun qua tỉnh với chiều dài hơn 50 km tính từ Bưng Bàng
(tỉnh Tây Ninh) đến Vĩnh Bình (ranh giới tỉnh Gia Định); Rạch Thị Tính có
chiều dài hơn 20 km, bắt nguồn từ Căm Xe chạy ngang qua Bến Cát rồi đổ ra
sơng Sài Gịn. Ngồi ra, tỉnh Bình Dương cịn có khá nhiều các con suối,
kinh, rạch nhỏ khác chủ yếu thơng ra sơng Sài Gịn như: Suối Bến Trúc, Suối
Ơng Thiềng…
* Đất đai
Theo chính quyền Việt Nam Cộng hịa, đất đai tại tỉnh Bình Dương
được chia thành 03 loại chính là: đất sét pha cát (Argilo-siliceux), đất xám
(terre grise) và đất xám (silice).
Tại vùng phía Nam, từ ranh giới tỉnh Gia Định đến thị trấn Phú Cường
có loại đất sét pha cát (Argilo-siliceux) khá phì nhiêu, loại đất này được hình
thành do sự bồi tụ của sơng Sài Gịn cũng như nhiều con suối, rạch khác. Đặc
biệt, tại quận Lái Thiêu có loại đất sét trắng được nhân dân địa phương khai
thác để làm đồ gốm rất chất lượng.
Từ Phú Cường đến Bến Cát là loại đất xám (teer grise) do địa hình chủ
yếu là gị đồi thấp, loại đất này kém màu mỡ, không thuận lợi cho việc phát
triển nông nghiệp.
10
Từ khu vực Bến Cát trải dài đến điểm cuối cùng về phía Bắc của tỉnh,
chủ yếu là loại đất xám (silice) có độ phì nhiêu khơng cao do khơng giữ được
lớp phân thiên nhiên trên bề mặt đất.
* Tài nguyên thiên nhiên
Bình Dương vốn là vùng đất cuối cùng của dãy Trường Sơn vì thế nên
xưa kia tại nơi đây có rừng núi bạt ngàn và có khá nhiều loại gỗ q, tác
phẩm “Địa chí Bình Dương” đã miêu ta khá chi tiết về điều này, “rừng Bình
Dương vốn có nhiều loại gỗ quý như gõ (Pahudia cochinchinensis), nu (bởi
dọc theo thân thường có những nu – bướu lớn, có cây rất to, vân gỗ ở đây
đẹp, là nguyên liệu quý để sản xuất đồ mộc, chạm trổ, điêu khắc)… Ngồi các
loại gỗ q, ở rừng thứ sinh cịn có gõ, dầu, vên, da đá, căm xe…” [13,129].
Từ khi thực dân Pháp đưa cây cao su vào Việt Nam, tỉnh Bình Dương
là vùng đất thích hợp cho giống cây trồng này vì vậy đã được thực dân Pháp
đẩy mạnh diện tích trồng loại cây cơng nghiệp này. Đến thời kì Ngơ Đình
Diệm, cây cao su vẫn là thế mạnh và đóng vai trị khá quan trọng trong nền
kinh tế của tỉnh, “Từ Bến Cát tới Trị Tâm là vùng rừng xanh bao la xen lẫn
với những đồn điền cao su rộng hàng ngày mẫu như: Bầu Bàng, Phú Thương,
Bến Súc, Michelin…” [27,10], hoặc như “Đặc biệt nhất là cây cao su chiếm
một diện tích quan trọng ở các vùng đất cao thuộc bốn quận Bến Cát, Phú
Hòa, Phú Giáo và Trị Tâm. Hàng năm sản xuất độ 40.000 tấn mủ” [27,16].
Hệ thống động vật hoang dã ở tỉnh khá phong phú và đa dạng: Một số
loại thú rừng như Voi, Cọp, Trăn, Nai…; Các loại chim như Công, Gà rừng,
Đa Đa…; Các lồi cá là Cá Lóc, Cá Trê, đặc biệt có loại cá Sơn Đài rất hiếm.
1.1.2. Dân cư
Dân cư bản địa ở vùng đất Bình Dương chủ yếu là một số dân tộc ít
người, như tác giả Huỳnh Lứa cho biết “lúc bấy giờ trên vùng đất mênh mơng
này mới chỉ có một ít cư dân thuộc các thành phần dân tộc: Stiêng, Châu-ro,
Châu-mạ, Mơ-nông, Khơ-me sinh sống. Các dân tộc này vừa dân số ít ỏi, vừa
có kỹ thuật sản xuất thấp kém…, đại bộ phận đất đai còn lại đều là rừng rậm
chưa hề được khai phá” [10,183].
Cuối thế kỉ XVI, đầu thế kỷ XVII, cư dân người Việt mà chủ yếu là dân
vùng Ngũ Quảng (Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức, Quảng Nam, Quảng
Ngãi) đã di cư đến vùng đất Nam Bộ trong đó có tỉnh Bình Dương để khai
phá và sinh sống, “Q trình di cư vào vùng đất Bình Dương nói riêng và
11
Nam Bộ nói chung của lưu dân Việt ban đầu chỉ diễn ra lẻ tẻ, rời rạc mang
tính tự phát. Nhưng q trình đó diễn ra liên tục và dần dần trở nên quy mô
hơn vào đầu thế kỷ XVII từ động lực của lớp người đi trước và cả sự “góp
phần” của yếu tố chính trị” [7,117].
Ngồi những cư dân bản địa và cư dân người Việt khai phá và sinh
sống, đến cuối thế kỷ XVII, trên vùng đất Bình Dương cịn có một nhóm
người Hoa di cư đến nơi đây, “Vào những thập niên cuối thế kỷ XVII, tại Bình
Dương, cùng với cư dân bản địa và nhiều lớp cư dân người Việt cịn có một
lực lượng đơng đảo người Hoa cùng tham gia tích cực và quá trình khai dựng
làng xã” [13,164].
Tính đến năm 1961, tổng dân số của tỉnh Bình Dương là 273.616 người
được chia ra như sau: “Việt Nam: 273.560; Trung Hoa: 19; Pháp kiều: 34;
Bỉ: 3” [27,18].
* Kinh tế truyền thống
Ở vùng đất Bình Dương xưa, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông
nghiệp, chăn nuôi chưa tách khỏi trồng trọt, các ngành nghề thủ công xuất
hiện nhưng chưa tách khỏi nông nghiệp và cịn mang tính chất tự cấp tự túc,
“Ban đầu mang tính tự cung tự cấp hoặc là trao đổi bằng sản vật” [14,85].
Ngành lâm nghiệp vẫn chưa xuất hiện mà chỉ là khai thác mang tính chất
phục vụ cho nhu cầu cá nhân, “ở thời kỳ đầu tiên này, trên địa bàn Bình
Dương chưa xuất hiện ngành lâm nghiệp theo đúng nghĩa, mà chỉ là hoạt
động khai thác rừng, săn bắt thú rất tự phát” [14,61-62]. Về sau, việc trao đổi
hàng hóa dần phát triển do “Thủ Dầu Một – Bình Dương cách khơng xa trung
tâm Sài Gịn – Gia Định, là một trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước thời bấy
giờ” [14,85].
Ở vùng đất Bình Dương xưa khơng có những cánh đồng “cị bay thẳng
cánh” mà “Phổ biến ở đây là những khu đất nhỏ, thích hợp với việc trồng cây
ăn trái và mang tính chất vườn hơn là ruộng” [14,85]. Ruộng ở vùng đất Bình
Dương được chia thành hai loại chủ yếu là: Thảo điền (ruộng cỏ), loại ruộng
này “ở vùng trũng thấp bùn lầy ven sông Đồng Nai, sơng Sài Gịn, sơng Thị
Tính” [7,130], chủ yếu do người Việt canh tác vì vốn dĩ họ thạo việc trồng lúa
nước; Sơn điền (ruộng núi) tập trung chủ yếu ở “vùng Bến Cát, Tân Uyên,
Thuận An, và chỉ làm được một vụ lúa” [7,30] chủ yếu do các dân tộc thiểu số
canh tác vì họ thạo làm rẫy và nghề săn bắn. Tuy ít ruộng nhưng nhờ sự ưu
12
đãi của thiên nhiên nên sản lượng thóc gạo dồi dào, ngoài nhu cầu của người
dân tại chỗ, cư dân vùng Đồng Nai – Gia Định trong đó có Bình Dương còn
đem bán số lượng dư thừa cho các nơi khác trong cả nước đặc biệt là xứ
Thuận Hóa. Bên cạnh cây lúa, cư dân Bình Dương xưa cịn trồng nhiều loại
cây lương thực, hoa màu và cây ăn trái khác như: cây khoai mì, cây khoai
lang, cây bắp (ngơ), đậu nành, đậu phộng (lạc), mít, chuối,…
Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, nhiều ngành nghề tiểu thủ
công nghiệp ra đời như “mộc, chạm trổ, dệt, đúc đá ong, làm đồ gốm, làm
gạch ngói, nung vơi, rèn, đan lát, nấu rượu, ép dầu phộng, làm đường mía,
đóng ghe thuyền” [7,137]. Ngoài việc phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con
người, các sản phẩm tiểu thủ công ở vùng Bình Dương lúc bấy giờ cũng vơ
cùng tinh xảo và được trao đổi buôn bán ở khắp nơi trên cả nước, ca dao xưa
cịn có câu ca ngợi sự tài hịa của các nghệ nhân vùng đất Bình Dương:
Trại ghe, trại ván sẵn cùng,
Sông sâu nước chảy điệp trùng bán buôn.
Nhà khéo cất tốn bạc muôn,
Tiếng đồn thợ Thủ ráp khn kỹ càng.
Việc mua bán hàng hóa và các sản phẩm thủ công nghiệp ban đầu chỉ
diễn ra ở các chợ làng nhằm mục đích phục vụ cho đời sống cư dân ở địa
phương. Về sau, hàng hóa được dân xiêu tán và thương buôn đưa ra khỏi
làng, khỏi huyện, ra tận vùng Thuận Hóa…
* Văn hóa, phong tục tập quán
Khi lưu dân người Việt di cư vào vùng đất Bình Dương thì loại hình tụ
cư truyền thống được hình thành theo kiểu mẫu chung là tiền – trung – hậu
(ruộng – nhà – đồi, rừng). Việc ra đời mơ–típ này xuất phát từ đặc điểm điều
kiện tự nhiên nơi đây như: nguồn nước, giao thông, đất đai sản xuất… Kiểu
nhà truyền thống của người dân Bình Dương phổ biến gồm 4 kiểu nhà: Kiểu
nhà hình chữ Đinh; Kiểu nhà hình chữ Khẩu; Kiểu nhà hình chữ Nhị; Kiểu
nhà hình chữ Công. Đây là những kiểu nhà được lưu dân Việt mang đến từ
các tỉnh thuộc miền Bắc và miền Trung.
Ở Bình Dương, các thơn xóm làng xã của người Việt có yếu tố “đồng
hương”, tâm lý “cố hương” vậy nên “Mỗi khi xóm giềng, gia đình bà con có
việc, mọi người xúm xít bên nhau đỡ đần, chung tay giải quyết…Đó là nét đẹp
truyền thống “bán anh em xa, mua láng giềng gần” [7,166]. Đây là nét nổi
13
bật ở vùng đất Bình Dương mà cho đến nay người dân nơi đây vẫn cịn lưu
giữ được.
Ngồi ra, những bản sắc văn hóa riêng của từng tộc người cư dân bản
địa nơi đây vẫn được bảo lưu như: Người Stiêng vẫn “coi trọng vai trò của
thần linh qua các lễ bỏ mã, lễ cúng cơm mới, lễ trỉa lúa” [7,175]; Người
Khơ–me không thể thiếu Tết Chol Chnam Thmay, Dolta. Điều này đã làm
cho văn hóa vùng đất Bình Dương trở nên phong phú và đặc trưng hơn.
Cơ cấu tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội của người Việt ở Bình Dương khá
phong phú về dạng thức: lễ hội đình, lễ hội miếu, lễ hội tổ nghề, lễ hội chùa
Phật, lễ hội thờ Mẫu… Cùng với đó là các lễ tục, tín ngưỡng mang đậm dấu
ấn của cư dân Nam Bộ: thờ tổ tiên, thờ dòng họ, thờ các thần linh ngồi cộng
đồng… Những tín ngưỡng, lễ hội vừa nêu trên chính là “bệ đỡ tâm linh cho
cư dân vùng đất mới có điểm tựa, niềm tin góp phần tạo dựng sức mạnh tinh
thần nơi họ” [7,168].
1.2. VỊ TRÍ CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG CHÍNH SÁCH CỦA
CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HỊA
1.2.1. Qn sự – Chính trị
Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hịa mà đứng đầu là Ngơ
Đình Diệm đã cho triển khai chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” nhằm mục
đích quét sạch các cơ sở cách mạng với các khẩu hiệu như: “tiêu diệt nội
tuyến, diệt trừ nội gian”, “đạp lên oán thù để thực thi dân chủ, nhân vị quốc
gia”…
Đến tháng 5-1957, Ngơ Đình Diệm ban hành sắc lệnh “đặt cộng sản ra
ngồi vịng pháp luật” nhằm quyết tâm đẩy mạnh chính sách “tố cộng”, “diệt
cộng” hòng quét sạch các cơ sở của Cách mạng. Để thực hiện điều này, chính
quyền Việt Nam Cộng hịa đã mở nhiều cuộc hành quân càn quét với quy mô
lớn trên khắp miền Nam Việt Nam như: “chiến dịch Thoại Ngọc Hầu” ở 18
tỉnh miền Tây Nam Bộ; “chiến dịch Trương Tấn Bửu” ở miền Đơng Nam
Bộ…
Tại Bình Dương, sau khi kết thúc chiến dịch “Trương Tấn Bửu”, Ngơ
Đình Diệm tiếp tục cho mở cuộc càn quét “Sao Mai” nhằm tập trung đánh phá
vào các vùng nông thôn và vùng căn cứ cũ của lực lượng cách mạng. Tại đây,
chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cho thực hiện việc gom dân để lập một số
“khu trù mật”, bắt thanh niên đi lính hoặc phải tham gia vào một số tổ chức
14
do chính quyền Việt Nam Cộng hịa thành lập như: “Thanh niên cộng hòa”,
“Phụ nữ liên đới”, “Phòng vệ quốc gia”,… Chính quyền Ngơ Đình Diệm cịn
“dùng xe ủi mở đường từ Cây Gáo lên Mã Đà để chia cắt đánh phá căn cứ
Chiến khu Đ. Ở Bến Cát, chúng ủi phá rừng Long Nguyên, đưa 30.000 đồng
bào công giáo di cư vào dọc lộ 7, Thị Tính, Kiến An, Phó Bình. Ở Tân Un,
chúng lập khu trù mật kiểu mẫu Khánh Vân” [1,318]. Ngoài ra “Tại xã Trà
Kiến An, Diệm đưa 4000 đồng bào công giáo di cư tới lập dinh điền cho đốn
sạch 30 ha rừng làm củi, đốt than” [1,318]. Nhận thấy quận lỵ Dầu Tiếng có
một vị trí đắc địa (nằm giữa Chiến khu Đ và Chiến khu Dương Minh Châu),
cách Sài Gòn khoảng 70km đường chim bay, chính quyền Việt Nam Cộng
hịa đã đặt tại đây một số lượng binh lính khá lớn bao gồm “2 tiểu đồn Cộng
hịa của sư đồn 3, một đại đội và một trung đội lính bảo an và một số cảnh
sách dân vệ” [1,323-324]. Với những hoạt động càn qt của mình, chính
quyền Việt Nam Cộng hịa đã gây tổn thất rất lớn cho lực lượng cách mạng
“năm 1957 chỉ còn 28 chi bộ mật với trên 200 đảng viên,… Nhiều xã trắng
khơng cịn Đảng viên hoạt động” [1,319].
Sau cuộc tấn công bất ngờ của lực lượng cách mạng tại Dầu Tiếng năm
1958, chính quyền Việt Nam Cộng hịa đã cho báo động toàn miền Nam và
đồng thời cho tập trung quân thực hiện cuộc càn quét mang tên “chiến dịch
Nguyễn Trải” ở khắp các tỉnh miền Đông. Tại tỉnh Bình Dương, chính quyền
Việt Nam Cộng hịa đã tăng quân từ nơi khác đến và mở nhiều cuộc càn quét
khiến cho lực lượng Cách mạng bị tổn thất hết sức nặng nề trong đó đặc biệt
là ở Dầu Tiếng “Lực lượng cơ sở của Dầu Tiếng gần như mất trắng” [1,324].
Bước sang năm 1959, Ngơ Đình Diệm đã đưa ra lời tuyên bố “đặt miền
Nam trong tình trạng chiến tranh” [2,257]. Tại tỉnh Bình Dương, chính quyền
Việt Nam Cộng hịa tiếp tục đẩy mạnh cơng tác “tố cộng”, “diệt cộng” bằng
cách mở chiến dịch “Đồng tâm diệt cộng” nhằm mục đích tiêu diệt hồn tồn
lực lượng cộng sản trên vùng đất này. Ngồi ra, để thực hiện hóa việc loại bỏ
cộng sản ra khỏi vùng lãnh thổ của Việt Nam Cộng hịa, chính quyền Ngơ
Đình Diệm đã cho ban hành bộ luật 10/59, “Luật 10/59 tạo ra những tào án
quân sự đặc biệt với thành phần nhân sự là các sĩ quan Quân lực Việt Nam
Cộng hòa. Những tòa án này được trao quyền điều tra và thông qua phán
quyết đối với bất kỳ ai bị buộc tội giết người, phá hoại hay bất kỳ hình thức
nào “gây nguy hại cho an ninh quốc gia” [5,273]. Với luật 10/59, những ai bị
kết luận là tình nghi hoặc có tội thì “có thể chịu mức tù giam dài ngày hoặc bị
15
tuyên án tử hình; trong trường hợp tử hình, việc thi hành án sẽ được tiến
hành ngay lập tức, trừ khi có lệnh hỗn thi hành của tổng thống vào phút
chót” [5,273].Tại tỉnh Bình Dương, nhờ bộ luật 10/59 mà “Chỉ trong mấy
tháng đầu năm 1959 lại có thêm hàng trăm cán bộ, đảng viên, quần chúng
yêu nước của tỉnh bị địch bắt… Ở huyện Lái Thiêu khi có hiệp định Giơnevơ
xã nào cũng có từ 4 đến 5 đảng viên trở lên, tồn huyện có khoảng 200 đồng
chí, đến cuối năm 1959 chỉ còn lại 2 chi bộ mật xã An Sơn, Anh Thạnh với 9
đảng viên và một số đồng chí cấp ủy huyện” [1,331-332]. Điều này cho thấy
rõ việc ra đời của luật 10/59 đã mang lại kết quả vơ cùng khả quan đối với
chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
“Ngày 17-1-1960, xã Định Thủy huyện Mỏ Cày đã châm ngòi mở đầu
cho cuộc đồng khởi của nhân dân tỉnh Bến Tre giành thắng lợi. Đồng khởi từ
Bến Tre nhanh chóng lan nhanh ra các tỉnh Nam Bộ” [1,334] trong đó có tỉnh
Bình Dương. Trước tính hình đó, tại tỉnh Bình Dương, chính quyền Việt Nam
Cộng hịa đã tổ chức nhiều cuộc tấn công vào cơ sở cách mạng nhưng liên
tiếp gặp thất bại. Trước những thất bại đó, ngày 11-11-1960, cuộc đảo chính
Ngơ Đình Diệm diễn ra tại Sài Gịn càng làm cho tâm lý chính quyền Việt
Nam Cộng hịa hoang mang.
Đầu năm 1961, chính quyền Việt Nam Cộng hịa được chính quyền Mỹ
hỗ trợ mạnh mẽ bằng cách “Mỹ sẽ tăng cường gấp đôi viện trợ qn sự cấp
tốc cho chính quyền Sài Gịn; Mỹ giúp chính quyền Sài Gịn tăng qn số
qn đội chính quy lên 200.000 người và đổi mới toàn bộ trang bị cho lực
lượng bảo an” [4,459]. Ngơ Đình Diệm tổ chức lại chiến trường, chia lãnh thổ
thành các vùng chiến thuật, kiện toàn lại các tiểu khu, chi khu cũng như củng
cố lại hệ thống tình báo. Tỉnh Bình Dương là địa bàn chiến thuật 32 thuộc
vùng 3 chiến thuật, ngoài lực lượng tại chổ, chính quyền Việt Nam Cộng hịa
cịn bố trí thêm trung đồn 7 và 8 thuộc sư đoàn 5 tại khu vực Bến Cát nhằm
ngăn chặn cũng như phịng ngừa các cuộc tiến cơng của lực lượng cách mạng
từ hướng Quốc lộ 13 xuống và yểm trợ cho các cuộc càn qt, bình định, bắt
lính…, từng bước chiếm lại những vùng do Cộng sản làm chủ trong cuộc
đồng khởi năm 1960. Nhưng đến cuối năm 1961, các chiến lược của chính
quyền Việt Nam Cộng hịa lại tiếp tục thất bại trước sự phản kháng quyết liệt
của cách mạng.
Năm 1962, Ngơ Đình Diệm ký sắc lệnh thành lập “Ủy ban liên bộ về ấp
chiến lược”, bước đầu tiến hành chương trình gom dân lập ấp chiến lược.
16
“Ngày 17-4-1962, chương trình “ấp chiến lược” được Diệm thơng qua và
được nâng lên làm “quốc sách” [2,311]. Ở Bình Dương, chính quyền Việt
Nam Cộng hịa mở cuộc hành qn “Mặt trời mọc”, trước hết là đánh phá các
căn cứ của cách mạng, hỗ trợ kế hoạch gom dân lập ấp chiến lược tại khu vực
huyện Bến Cát. Tại đây, Ngơ Đình Diệm cho xây dựng ấp chiến lược Bến
Tượng làm “kiểu mẫu” cho chương trình dựng ấp chiến lược tại khu vực miền
Đông Nam Bộ.
Sang năm 1963, với chiến thắng của quân và dân tại Ấp Bắc (Mỹ Tho)
đã mở đầu cho những thất bại liên tiếp trên chiến trường của chính quyền Việt
Nam Cộng hịa. Tại Bình Dương, lực lượng cách mạng cùng nhân dân địa
phương liên tục tấn cơng vào các đồn bót và giành thắng lợi hầu khắp cả tỉnh.
Trước sự thất bại đó, ngày 1-11-1963, một cuộc đảo chính do tướng Dương
Văn Minh đứng đầu đã giết chết Ngơ Đình Diệm và đây cũng là sự kiện để
kết thúc thời kì Đệ nhất Việt Nam Cộng hịa.
1.2.2. Văn hóa – Giáo dục
Chính sách văn hóa của chính quyền Việt Nam Cộng hịa gắn liền với
chính sách văn hóa chống Cộng. Với nhiều phương thức và biện pháp khác
nhau, chính quyền Việt Nam Cộng hịa đã truyền bá tư tưởng Nhân Vị cho
nhân dân nhằm tiêu diệt hoàn toàn phong trào cách mạng toàn miền Nam Việt
Nam trên “ba mặt trận”: “1) Bằng quân đội với súng đạn để tiêu diệt đối
phương; 2) “xây dựng quốc gia” nhằm tạo dựng cho Ngơ Đình Diệm một
chính quyền ổn định; 3) “bình định” nhằm chiếm “con tim, khối óc” của
nhân dân” [31,139].
Chính quyền Việt Nam Cộng hịa ln dành sự quan tâm đến lĩnh vực
văn hóa – giáo dục đặc việt là báo chí, văn nghệ. Ngơ Đình Diệm sử dụng báo
chí, văn nghệ làm cơng cụ để tuyên truyền những quan điểm cũng như tư
tưởng văn hóa của tư tưởng “Nhân vị”. Theo Ngơ Đình Nhu thì tư tưởng
“nhân vị” “là những điều đại cương, rất vắn tắt của một cuộc cách mạng
chính trị – kinh tế, nhằm mục đích đặt con người vào trung tâm của triển
vọng thế giới” [5,66]. Ngày 3-10-1955, trong khi tiếp kiến đồn đại biểu giáo
dục và thanh niên Ngơ Đình Diệm đã đưa ra lập luận rằng “diệt trừ cộng sản
tức là xây dựng dân chủ chân chính cho nhà nước” [24,186] và đưa ra chỉ thị
phải đưa thêm môn học chính trị vào các trường học trên tồn “lãnh thổ” Việt
Nam Cộng hòa.
17
Chính quyền Việt Nam Cộng hịa chủ trưởng đẩy mạnh cơng tác mở
rộng hoạt động của báo chí tuy nhiên lại thực hiện việc tăng giá giấy, tăng
thuế và kiểm soát hết sức gắt gao đặc biệt là đối với những tờ báo có phương
hướng đối lập. Đầu năm 1956, Ngơ Đình Diệm cơng bố Luật số 13 về báo
chí, trong luật này có quy định “phạt tiền từ 25.000 đến 1 triệu đồng hoặc
phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm đối với những cá nhân hay tổ chức nào truyền
bá, xuất bản, phổ biến hay lặp lại những tin tức, lời bình luận có lợi cho hoạt
động cộng sản” [28,139].
Nhằm cụ thể hóa chính sách văn hóa chống Cộng sản, chính quyền Việt
Nam Cộng hịa đã lập nên nhiều tổ chức như: “Tân Việt văn đoàn”, “Câu lạc
bộ Văn hóa”, “Hội Liên hiệp Văn hóa Á châu”…được đặt dưới sự điều khiển
của “Sở nghiên cứu Chính trị Xã hội” do Trần Kim Tuyến là người đứng đầu.
Mục đích chính của việc thành lập nên các tổ chức này là nhằm theo dõi
những hoạt động, tư tưởng của giới văn nghệ sĩ cũng như giới ký giả.
Ngoài ra, với việc áp đặt tư tưởng chống Cộng sản, chính quyền Việt
Nam Cộng hòa còn mở các “Trung tâm huấn luyện Nhân vị” nhằm đào tạo
một lực lượng đội ngũ cán bộ, công chức để giúp việc cho chế độ. Thuyết
Nhân vị được chính quyền bắt buộc đưa vào trong giảng dạy ở các trường cao
đẳng, đại học…
Năm 1958, chính quyền Ngơ Đình Diệm đã cho tổ chức Đại hội giáo
dục quốc gia lần thứ I và đưa ra chủ trương một cách nhất quán dựa trên nền
tảng của thuyết Nhân vị. Tại Bình Dương, chính quyền Việt Nam Cộng hịa
đã cho mở nhiều lớp học tập, tập huấn để dân chúng hiểu rõ hơn về thuyết
Nhân Vị, đơn cử như chỉ trong tháng 2-1959 đã có tổng số người học tập là
8.475 người, trong đó: “Quận Bến Cát tổ chức 56 buổi học tập có 1.412
người dự; Quận Củ Chi tổ chức 42 buổi học tập có 2.660 người dự; quận
Dầu Tiếng tổ chức 5 buổi học tập có 1.242 người dự; Quận Lái Thiêu tổ chức
17 buổi họp công cộng có 1.361; Riêng Ty Thơng Tin Tỉnh tổ chức 18 buổi
học tập có 1.800 người dự” [35,40-41]. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt
buộc người dân phải tham gia học tập, nếu ai khơng tham gia thì được xem
như là Cộng sản và phải sống ngồi vịng pháp luật.
Tỉnh Bình Dương nằm tiếp giáp với đơ thành Sài Gịn, vì vậy chính
quyền Ngơ Đình Diệm ln lưu ý đến vấn đề giáo dục tại nơi đây, nhờ đó số
lượng trường học cũng như học sinh ngày càng tăng cao. Ở bậc Trung học có
03 loại hình trường là Trung học công lập, Trung học bán công và Trung học
18
tư thục. Trong đó: Trường Trung học cơng lập có 5 trường được đặt tại quận
lỵ Phú Cường, Phú Hòa, Châu Thành và Phú Giáo; Trường Trung học bán
cơng có 3 trường là: Lái Thiêu, Bến Cát và Định Thành (quận Dầu Tiếng);
Trung học tư thục có 6 trường là: Nguyễn Trãi, Nghĩa Phương, Văn An,
Thống Nhất, Bồ Đề và Tài Đức. Ở bậc Tiểu học, có nhiều loại hình trường
như: công lập, bán công, chuyên nghiệp công lập, chuyên nghiệp tư thục và
bình dân giáo vụ.
Tiểu kết chương 1
Vùng đất Bình Dương là nơi có tài ngun thiên nhiên phong phú và đa
dạng với cư dân bản địa là những dân tộc thiểu số. Đến thế kỉ XVI-XVII,
những cư dân người Việt đầu tiên mới bắt đầu vào nơi đây định cư và sinh
sống. Văn hóa, phong tục, tập quán ở vùng đất này khá đặc sắc, có nhiều nét
nổi bật và đấy cũng chính là “bệ đỡ tâm linh cho cư dân vùng đất mới có điểm
tựa, niềm tin góp phần tạo dựng sức mạnh tinh thần nơi họ” [7,168].
Sau khi chính quyền Việt Nam Cộng hịa được thành lập, theo sự phân
chia của Ngơ Đình Diệm, khu vực Đơng Nam Phần bao gồm 10 tỉnh, trong đó
có tỉnh Bình Dương. Nhận thấy vùng đất tỉnh Bình Dương có vị trí chiến lược
vơ cùng quan trọng, là vùng đất giáp ranh với đơ thành Sài Gịn, là nơi lực
lượng cách mạng đặt nhiều cơ sở chỉ huy, vì vậy chính quyền Ngơ Đình Diệm
đã đẩy mạnh cơng tác quân sự – chính trị nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng
tại nơi đây. Với nhiều chiến dịch đã được đề ra trong giai đoạn những năm
1954-1959 như: chiến dịch Trương Tấn Bửu, chiến dịch Sao Mai…Đặc biệt,
với việc ban hành bộ luật 10/59, chính quyền Việt Nam Cộng hịa đã gây ra
nhiều khó khăn cho lực lượng cách mạng ở tỉnh Bình Dường. Từ những năm
1960, nhất là sau cuộc “Đồng Khởi” ở Bến Tre, cùng với sự lãnh đạo của
Đảng ủy Tỉnh Bình Dương, quần chúng nhân dân liên tục nỗi dậy đấu tranh
và giành được những thắng lợi nhất định.
Về mặt văn hóa ở tỉnh Bình Dương, chính quyền Việt Nam Cộng hịa
xây dựng một nền văn hóa chống Cộng xuyên suốt giai đoạn 1954-1963. Để
thực hiện điều này, chính quyền Việt Nam Cộng hịa cho thành lập nhiều tổ
chức chủ trương theo thuyết duy tâm Nhân Vị như: “Tân Việt văn đồn”,
“Câu lạc bộ Văn hóa”, “Hội Liên hiệp Văn hóa Á châu”… Tất cả những tổ
chức này đều được đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền Việt Nam Cộng
hịa nhằm mục đích kiểm sốt các hoạt động của báo giới.
19
Giáo dục ở tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 1954-1963 cũng đã có
những bước phát triển nhất định, số lượng học sinh cũng như trường lớp ngày
càng tăng. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa còn bắt buộc đưa thuyết Nhân Vị
vào học tập, ngồi ra cịn bắt buộc nhân dân phải tham gia các lớp học tập về
thuyết Nhân Vị, nếu khơng tham gia thì xem là Việt Cộng. Nhìn chung, chính
quyền Việt Nam Cộng hịa đã tạo được bước tiến trong giáo dục bằng cách
mở mang thêm trường lớp, các cơ sở giáo dục, tuy nhiên vẫn giữ nguyên giáo
dục nhưng chính quyền Việt Nam Cộng hịa lại tạo ra một nền giáo dục thiếu
triết lý cũng như thiếu định hướng.
Sau những thất bại liên tiếp về mặt chính trị – quân sự cũng như về văn
hóa – giáo dục, đến ngày 1-11-1963, chính quyền Ngơ Đình Diệm bị lật đỗ,
kết thúc thời kỳ Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa.
20
Chương 2
CHÍNH SÁCH DINH ĐIỀN CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG
HỊA Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN 1957-1963
2.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, chính quyền Mỹ nhảy vào miền Nam Việt
Nam và từng bước gạt bỏ Pháp ra khỏi bán đảo Đông Dương mà đặc biệt là
miền Nam Việt Nam. Trong giai đoạn này, chủ trương của chính quyền Mỹ là
tăng cường số lượng “cố vấn” và đẩy mạnh viện trợ cho chính quyền Sài Gịn
nhằm xây dựng và củng cố chế độ mới ở miền Nam Việt Nam từ đó làm chỗ
dựa để áp đặt chủ nghĩa thực dân mới của chính quyền Mỹ.
Để thực hiện chủ trương trên, Tổng thống Mỹ đương thời là Aixenhao
đã cử tướng J.L.Collins (Cơlin) sang Sài Gịn để làm cố vấn nhưng thực chất
là thay mặt chính quyền Mỹ để điều hành việc triển khai chủ nghĩa thực dân
mới ở miền Nam Việt Nam. Tướng Collins đã đưa ra một bản kế hoạch 6
điểm mang nội dung và ý nghĩa hết sức rõ ràng cho việc thực hiện chủ nghĩa
thực dân mới ở miền Nam Việt Nam của chính quyền Mỹ: “1) Ủng hộ chính
quyền Ngơ Đình Diệm. Viện trợ trực tiếp cho chính quyền Sài Gịn, khơng
qua Pháp; 2) Xây dựng lại “qn đội quốc gia” cho Ngơ Đình Diệm gồm 15
vạn quân do Mỹ huấn luyện và cung cấp vũ khí; 3) Tổ chức bầu Quốc hội
miền Nam, thực hiện “độc lập” giả hiệu; 4) Thực hiện việc định cư cho số
người Bắc di cư và vạch kế hoạch cải cách điền địa; 5) Thay đổi chế độ thuế
khóa, giành ưu tiên cho hàng hóa Mỹ xâm nhập miền Nam Việt Nam; 6) Đào
tạo cán bộ hành chính cho chính quyền Ngơ Đình Diệm” [4,165-166].
Sau thất bại ở trận Điện Biên Phủ của Pháp tại Việt Nam, chính quyền
Mỹ đã lập ra kế hoạch nhằm cải tổ lực lượng quân đội tay sai Pháp điều hành
thành một “quân đội quốc gia” do Mỹ huấn luyện và trang bị với hai nhiệm
vụ quan trọng là: “trước mắt làm chỗ dựa cho chính quyền Ngơ Đình Diệm,
về lâu dài nhằm đáp ứng yêu cầu “chiến lược vành đai” của Mỹ ở Đông Nam
Á” [4,186]. Nhằm thực hiện kế hoạch, đầu tiên Mỹ đã cho chấm dứt vai trò
chỉ huy quân đội tay sai người Việt của Pháp và dần dần gạt bỏ các sĩ quan
chỉ huy thân Pháp, đào tạo một lớp đội ngũ sĩ quan thân Mỹ, do Mỹ huấn
luyện, trả lương và phải làm theo lệnh Mỹ. Cuối năm 1954, Mỹ đã ép Ely
(Tổng Tư lệnh quân viễn chinh Pháp) ký kết với Collins (đại diện của chính
quyền Mỹ) một Hiệp định về việc “Pháp trao trả lại quyền tự trị hoàn toàn
21