Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.48 KB, 56 trang )

TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI
ĐẠI HỌC
HỌC THỦ
THỦ DẦU
DẦU MỘT
MỘT
KHOA
KHOA KINH
KINH TẾ
TẾ
***********
***********

BÁOCÁO
CÁOTỐT
THỰC
TẬP 4
BÁO
NGHIỆP

HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
ĐỀ TÀI:
MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CN BÌNH
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
DƯƠNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH – CN BÌNH DƯƠNG

Sinh viên thực hiện


Sinh viên thực hiện
Lớp
MSSV
Ngành
Lớp

Giảng viên hướng dẫn

Ngành

Giảng viên hướng dẫn

: Nguyễn Bảo Phúc
: Nguyễn Bảo Phúc
: D17TC02
: 1723402010105
: Tài chính ngân hàng
: D17TC02
: TS. Nguyễn Hồng Chung
: Tài chính ngân hàng
: TS. Nguyễn Hồng Chung

Bình Dương, tháng 10/2020
Bình Dương, tháng 12/2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
***********


BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH – CN BÌNH DƯƠNG

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Bảo Phúc

MSSV

: 1723402010105

Lớp

: D17TC02

Ngành

: Tài chính ngân hàng

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Hồng Chung

Bình Dương, itháng 12/2020



LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài: “ Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng
tại ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh ” là kết quả của quá
trình tự nghiên cứu của bản thân. Số liệu và kết quả thu được là do bản thân trực
tiếp theo dõi, thua thập với một thái độ hoàn toàn khách quan trung thực, các tài
liệu đã trích dẫn của các tác giả đều được liệt kê đầy đủ, không sao chép bất cứ
tài liệu nào mà khơng có trích dẫn.
Bình Dương, ngày tháng năm 2020
Sinh viên

Nguyễn Bảo Phúc

ii


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập hơn 3 năm dưới mái trường Đại Học Thủ Dầu Một,
quý thầy cô đã truyền đạt những kiến thức quý báu để em có thể vận dụng vào
bài báo cáo thực tập một cách tốt nhất và làm hành trang bước vào cuộc sống và
môi trường làm việc sau này.
Trước hết em xin gửi đến Ban Giám Hiệu cùng tất cả quý thầy cơ lịng biết
ơn sâu sắc về những kiến thức vơ cùng quý giá mà thầy cô đã truyền đạt cho
chúng em. Đồng thời em xin cám ơn đến thầy TS. Nguyễn Hồng Chung đã
hướng dẫn, chỉ ra những thiếu sót và có những ý kiến đóng góp để em có thể hồn
thiện đề tài của mình.
Tiếp đến, em xin cảm ơn đến Ban Lãnh Đạo và các anh chị Phòng Khách
hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển thành phố Hồ Chí Minh Chi nhánh
Bình Dương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình thực tập,
cung cấp những thông tin, số liệu cần thiết để em có thể hồn thành tốt đề tài này.
Em xin Kính chúc q thầy cơ, Ban Lãnh Đạo và toàn thể cán bộ nhân

viên tại ngân hàng TMCP phát triển thành phố Hồ Chí Minh Chi nhánh Bình
Dương sức khỏe dồi dào và thành công trong công việc cũng như cuộc sống.
Em xin chân thành cám ơn!
Bình Dương, ngày

tháng

năm 2020

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Bảo Phúc

iii


KHOA KHOA KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH: TC – NH

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ
THỰC HIỆN BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
1. Họ và tên sinh viên: NGUYỄN BẢO PHÚC
MSSV: 172342010105 Lớp: D17TC02

Ngày sinh: 18/07/1999

Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng

Điện thoại: 0362867781

Email:

2. Số QĐ giao đề tài luận văn: Quyết định số 1493/QĐ-ĐHTDM ngày 1 tháng 10
năm 2020
3. Cán bộ hướng dẫn (CBHD): TS. Nguyễn Hoàng Chung
4. Tên đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU
DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH – CN BÌNH DƯƠNG
Tuần
thứ

Ngày

Kế hoạch thực hiện

1

26/10/2020- Tóm tắt giới thiệu đơn vị
01/11/2020 thực tập

2

02/11/2020- Tìm và lược khảo các cơng
08/11/2020 trình nghiên cứu

3

09/11/2020- Phân tích thực trạng vấn đề

15/11/2020 nghiên cứu

Kiểm tra ngày:

Đánh giá mức độ công việc hồn thành:
Được tiếp tục:  Khơng tiếp tục: 

4

16/11/2020- Phân tích SWOT
22/11/2020

5

23/11/2020- Tìm cơ sở lí thuyết về vấn
29/11/2020 đề nghiên cứu

6

30/11/2020- Đề xuất giải pháp căn cứ
06/12/2020 vào phân tích SWOT

Kiểm tra ngày:

Nhận xét của CBHD
(Ký tên)

Đánh giá mức độ cơng việc hồn thành:
Được tiếp tục:  Khơng tiếp tục: 
iv



7

07/12/2020- Hoàn chỉnh bài báo
13/12/2020 cáo

Ý kiến của cán bộ hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Bình Dương, ngày tháng năm
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

v


07 - BCTN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA: KINH TẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

PHIẾU NHẬN XÉT
(Dành cho giảng viên hướng dẫn)
I. Thông tin chung

1. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Bảo Phúc

MSSV:1723402010105

Lớp: D17TC02

2. Tên đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH –
CN BÌNH DƯƠNG.
3. Họ và tên giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hoàng Chung
II. Nội dung nhận xét
1. Ưu nhược điểm của đề tài về nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu
................................................................................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................................................

2. Khả năng ứng dựng của đề tài
................................................................................................................................................................................................................................................................................................

3. Hình thức, cấu trúc cách trình bày
................................................................................................................................................................................................................................................................................................

4. Đánh giá về thái độ và ý thức làm việc của sinh viên
................................................................................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 Đồng ý cho bảo vệ

 Không đồng ý cho bảo vệ

Giảng viên hướng dẫn
Ký tên (ghi rõ họ tên)

vi


08- BCTN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Bình Dương, ngày tháng năm 2020

PHIẾU NHẬN XÉT
(Dùng cho các thành viên Hội đồng chấm)
I. Thông tin chung
1. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Bảo Phúc

MSSV: 1723402010105

Lớp: D17TC02

2. Tên đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH –
CN BÌNH DƯƠNG

3. Họ và tên giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hoàng Chung
II. Nội dung nhận xét
1. Ưu nhược điểm của đề tài về nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

2. Khả năng ứng dựng của đề tài
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

3. Hình thức, cấu trúc cách trình bày
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Cán bộ chấm
Ký tên (ghi rõ họ tên)

vii


08- BCTN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Bình Dương, ngày tháng năm 2020

PHIẾU NHẬN XÉT
(Dùng cho các thành viên Hội đồng chấm)
I. Thông tin chung
1. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Bảo Phúc

MSSV: 1723402010105

Lớp: D17TC02

2. Tên đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH –
CN BÌNH DƯƠNG
3. Họ và tên giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hoàng Chung
II. Nội dung nhận xét
1. Ưu nhược điểm của đề tài về nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

2. Khả năng ứng dựng của đề tài
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

3. Hình thức, cấu trúc cách trình bày
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Cán bộ chấm
Ký tên (ghi rõ họ tên)

viii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ...................................................................................xi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...............................................................................xii
DANH MỤC HÌNH......................................................................................... xiii
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài:......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ............................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................... 2
5. Ý nghĩa đề tài: .............................................................................................. 3
6. Kết cấu của đề tài: ....................................................................................... 3
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU
DÙNG ................................................................................................................ 4
1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG. ....... 4
1.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng ........................................................... 4
1.1.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng ............................................................. 4
1.1.3 Phân loại cho vay tiêu dùng ............................................................. 5
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng .............. 9
1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng ..................... 10
1.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................... 12
CHƯƠNG 2 : MƠ TẢ VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP
HỒ CHÍ MINH – CN BÌNH DƯƠNG ......................................................... 15
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT
TRIỂN
TP HỒ CHÍ MINH – CN BÌNH DƯƠNG ........................ 15
ix


2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển ....................................................... 15
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, nhân sự HD Bank – CN Bình Dương ................ 16
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh HD Bank – CN Bình Dương
qua 3 năm (2017-2019) ............................................................................ 17
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU
DÙNG TẠI HD BANK BÌNH DƯƠNG. .................................................. 19
2.2.1 Quy trình cho vay tiêu dùng .......................................................... 19
2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá về hoạt động cho vay tiêu dùng 22
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG 26
2.3.1 Điểm mạnh ...................................................................................... 26
2.3.2 Điểm yếu .......................................................................................... 28
2.3.3 Cơ hội ............................................................................................... 29

2.3.4 Thách thức....................................................................................... 29
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CN BÌNH
DƯƠNG .......................................................................................................... 31
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI HDBANK – CN BÌNH DƯƠNG
TRONG NHỮNG NĂM TỚI .................................................................... 31
3.2 GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI HDBANK – CN BÌNH DƯƠNG
....................................................................................................................... 31
3.2.1 Giải pháp ......................................................................................... 31
3.2.2 Kiến nghị ......................................................................................... 35
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 40
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 41

x


DANH MỤC VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

GIẢI THÍCH

HDBANK

Ngân hàng TMCP phát triển thành phố Hồ Chí Minh

HDBANK Bình

Dương

Ngân hàng TMCP phát triển thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Bình Dương

CIF

Customer Information File (Hồ sơ thông tin khách
hàng)

CIC

Credit Information Center (Trung tâm Thơng Tin Tín
Dụng)

GTCG

Giấy tờ có giá

KHCN

Khách hàng cá nhân

NHNN

Ngân hàng nhà nước

CVTD

Cho vay tiêu dùng


KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

KH

Khách hàng

NHTM

Ngân hàng thương mại

TMCP

Thương mại cổ phần

HD

Ngân hàng TMCP phát triển thành phố Hồ Chí Minh

NH

Ngân hàng

CN

Chi nhánh

HĐLĐ

NHTMCP

Hợp đồng lao động
Ngân hàng thương mại cổ phần

xi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình nhân sự HD Bank – CN Bình Dương ............................ 16
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng HDBank qua 3 năm
(2017 – 2019) .................................................................................................. 17
Bảng 2.3 Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng so với tổng dư nợ cho vay....... 22
Bảng 2.4 Tình dư nợ cho vay tiêu dùng so với dư nợ cho vay KHCN .......... 23
Bảng 2.5 Cơ cấu tín dụng tiêu dùng theo sản phẩm ....................................... 24
Bảng 2.6 Tình hình nợ quá hạn cho vay tiêu dùng ......................................... 25
Bảng 2.7 Doanh thu cho vay tiêu dùng ........................................................... 26

xii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Logo của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển
Thành phố
Hồ Chí Minh ................................................................................................... 15
Hình 2: Cơ cấu tổ chức HD Bank – CN Bình Dương .................................... 16

xiii



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Cùng với sự nghiệp đổi mới và đi lên của đất nước hiện nay, nền kinh tế Việt
Nam không thể phủ nhận vai trị đóng góp to lớn của ngành Ngân hàng. Đặc biệt
là các Ngân hàng thương mại (NHTM).
Trong những năm gần đây, hệ thống các NHTM đang phát triển ở quy mô
lớn, được xem là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế và là công cụ quan trọng thúc
đẩy phát triển lực lượng sản xuất. Xét trong tổng thể hệ thống tài chính Việt Nam,
tính đến hết năm 2015, khu vực ngân hàng đang chiếm tỷ trọng rất lớn với tổng
tài sản chiếm tới 75% tổng tài sản hệ thống tài chính, trong đó, tổng dư nợ tín
dụng hệ thống cung cấp cho nền kinh tế lên tới 4.656 nghìn tỷ, bằng 111%
GDP(Cơ quan Thanh tra Chính phủ 2016). Với quy mơ lớn như vậy, nguồn tín
dụng ngân hàng đang đóng vai trị là kênh dẫn vốn chính của nền kinh tế với tỷ
trọng chiếm khoảng 40-45% tổng vốn đầu tư tồn xã hội.
Với vai trị huyết mạch của nền kinh tế như vậy, việc phát triển và xây dựng
một hệ thống NHTM hoạt động với hiệu quả cao ở Việt Nam nói chung và Thừa
Thiên Huế nói riêng đang là vấn đề hết sức quan trọng. Đối với bất cứ Ngân hàng
(NH) hay tổ chức tín dụng nào, hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng nhất
quyết định nên hiệu quả kinh doanh bởi đây là hoạt động sinh lời chủ yếu.Trong
đó, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng( CVTD) là xu hướng tất yếu của mọi loại hình
Ngân hàng hiện nay do lợi nhuận từ khoản này chiếm hơn 80% trong hoạt động
của các công ty.
Tại Việt Nam, hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM đã phát triển vào
những năm 1993 – 1994. Trong vài năm trở lại đây, hoạt động này ngày càng
được thúc đẩy bởi sự phát triển của nhu cầu xã hội.Điều này hoàn toàn hợp lý và
dễ hiểu, bởi với số dân trên 90 triệu người, đây là điều kiện vô cùng thuận lợi và
là thị trường “khổng lồ” cho lĩnh vực CVTD phát triển. Theo thống kê của Viện
Chiến lược Ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước, cuối năm 2010, CVTD chỉ chiếm
khoảng 2,3% tổng dư nợ tương đương 16.000 tỷ đồng. Nhưng đến cuối 2015, con
số này đã tăng lên 6,8% tương đương 90.000 tỷ đồng. Hiện, tổng dư nợ cho vay

tiêu dùng ở Việt Nam tăng trưởng trung bình ở mức 20%/năm. Ước tính, tỷ lệ
cho vay tiêu dùng/GDP đạt 6,4%; tỷ lệ tín dụng tiêu dùng/tổng tín dụng là 5,6%;
tỷ lệ cho vay tiêu dùng/tiêu dùng cuối cùng là 7,3% và dư nợ cho vay tiêu dùng
1


bình quân đầu người đạt xấp xỉ 1,5 triệu đồng/người. Nhận thức được tầm quan
trọng của hoạt động cho vay tiêu dùng trong đời sống xã hội nói chung và đối với
tồn hệ thống ngân hàng nói riêng. Sau một thời gian thực tập, tìm hiểu và học
hỏi tại Ngân hàng TMCP phát triển thành phố Hồ Chí Minh – CN Bình Dương,
em đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân
hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – CN Bình Dương” làm đề
tài nghiên cứu của mình, với mong muốn có thể góp phần đưa ra một số giải pháp
nhằm giúp đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Khái quát những lý luận cơ bản hoạt động cho vay tiêu dùng trong ngân
hàng thương mại.
Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP phát
triển thành phố Hồ Chí Minh – CN Bình Dương.
Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động cho
vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP phát triển thành phố Hồ Chí Minh – CN Bình
Dương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu cho đề tài là nâng cao chất lượng hoạt động cho vay
tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP phát triển thành phố Hồ Chí Minh – CN Bình
Dương.
Phạm vi nghiên cứu:
+Theo khơng gian: tại ngân hàng HDBank Chi nhánh Bình Dương.
+Theo thời gian: từ năm 2017 tới năm 2019.
4. Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp thu thập, tổng hợp các số liệu thực tế, thống kê và đánh giá
thực trạng về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP phát triển thành
phố Hồ Chí Minh – CN Bình Dương.
Từ đó đưa ra những nhận định có căn cứ về thực trạng và những biện pháp
nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP phát triển thành phố
Hồ Chí Minh – CN Bình Dương.

2


5. Ý nghĩa đề tài:
Ý nghĩa khoa học: Hệ thống được các khái niệm, đặc điểm, vai trò và nội
dung nhằm phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng.
Ý nghĩa thực tiễn: Dựa trên cơ sở lí luận đã được nêu lên cũng như tính thực
tiễn của việc cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng HD Bank – CN Bình Dương, em
đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu
dùng tại Ngân hàng.
6. Kết cấu của đề tài:
Ngoài lời mở đầu và kết luận. Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng.
Chương 2: Mơ tả và phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân
hàng TMCP phát triển thành phố Hồ Chí Minh – CN Bình Dương.
Chương 3: Giải pháp – kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay
tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP phát triển thành phố Hồ Chí Minh – CN Bình
Dương.

3


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU
DÙNG
1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG.
1.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng, “Cho
vay tiêu dùng là quan hệ kinh tế giữa một bên là ngân hàng và một bên là cá nhân
người tiêu dùng, trong đó ngân hàng chuyển giao tiền cho khách hàng với nguyên
tắc khách hàng sẽ hoàn trả gốc và lãi vào một thời điểm xác định trong tương lai”
(Nguyễn Thanh Minh Phúc, 2012). “Cho vay tiêu dùng là loại cho vay nhằm đáp
ứng nhu cầu chỉ tiêu và mua sắm tiện nghi sinh hoạt gia đình nhằm nâng cao đời
sống dân cư. Khách hàng vay là những người có thu nhập khơng cao nhưng ổn
định, chủ yếu là công nhân viên chức hưởng lương và có việc làm ổn định và số
lượng khách hàng thì rất đơng” (Nguyễn Minh Kiều, 2014).
Theo Lê Thị Mận (2010), CVTD là một hình thức tín dụng tài trợ cho nhu
cầu sinh hoạt của dân cư ( cá nhân và hộ gia đình) với các chi phí về vật chất như:
nhà ở, phương tiện đi lại, đồ dùng cá nhân hoặc các dịch vụ như: giáo dục, y tế,
du lịch, văn hóa, nghệ thuật.
Qua đó, có thể tổng kết về khái niệm CVTD như sau: CVTD là các khoản
vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và
hộ gia đình. Đây là một trong những nghiệp vụ của Ngân hàng chỉ mối quan hệ
về kinh tế, theo đó Ngân hàng sẽ chuyển cho khách hàng một khoản giá trị(tiền)
với những điều kiện mà hai bên đã thỏa thuận , nhằm trang trải cho các nhu cầu
trong cuộc sống như: nhà ở, phương tiện đi lại, du lịch, y tế… giúp người tiêu
dùng có thể sử dụng hàng hóa, dịch vụ trước khi họ có đủ khả năng chi trả, tạo
điều kiện cho họ có thể hưởng một mức sống cao hơn.
1.1.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng
Bản chất của CVTD là ứng trước, trả dần, là động lực để người vay kiếm
thêm thu nhập và tiết kiệm, đảm bảo nghĩa vụ nợ, lo dành dụm cho những mục
tiêu lớn. không chi tiêu vơ ích.
Quy mơ của từng hợp đồng vay thường nhỏ, nên chi phí tổ chức cho vay

cao. Vì vậy, lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với lãi suất của các loại
cho vay trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp.
4


Do mục đích vay nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình chứ
khơng nhằm mục đích kinh doanh nên thường phụ thuộc vào nhu cầu, tính cách
của người tiêu dùng và chu kỳ kinh tế. Trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế người
tiêu dùng thường có cái nhìn lạc quan về tương lai vì vậy họ thường chi tiêu nhiều
và nhu cầu vay ngân hàng cũng tăng lên. Đồng thời, vào các dịp cuối năm hoặc
lễ, Tết, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao nên các khoản vay cũng từ đó
tăng theo.
Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng hầu như ít co dãn với lãi suất. Chủ yếu là
cho vay trả góp vốn và lãi hàng tháng. Thông thường, người đi vay quan tâm đến
số tiền phải thanh toán hơn là lãi suất mà họ phải chịu.
Mức thu nhập và trình độ học vấn là 2 biến số có quan hệ rất mật thiết tới
nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng, ảnh hưởng rõ rệt đến hạn mức vay. Những
khách hàng có mức thu nhập ổn định và cao hơn mức bình quân thường có xu
hướng vay cao hơn tổng thu nhập hằng năm của họ. Những người có trình độ học
vấn cao (thơng thường là những người có nhiều năm đào tạo ở bậc trên phổ thông
đồng thời là trụ cột gia đình) thường quyết định vay tiền trên cơ sở cân nhắc kĩ
lưỡng thu nhập của mình. Đồng thời, đây cũng là tiêu chí quan trọng để các
NHTM quyết định xét duyệt cho vay.
Chất lượng các thơng tin tài chính của khách hàng vay thường khơng cao.
Vì là khách hàng cá nhân nên không thể sử dụng bảng cân đối kế toán hay bảng
báo cáo kết quả kinh doanh như các doanh nghiệp để chứng minh thu nhập mà
chỉ dựa vào tiền lương và cũng khơng có bằng chứng rõ ràng.
Nguồn trả nợ của người đi vay có thể biến động lớn, phụ thuộc vào quá trình
làm việc, kỹ năng, và kinh nghiệm đối với công việc của những người này.Nếu
người vay bị chết, ốm hoặc mất việc làm NH sẽ rất khó thu lại được nợ. Do đó,

các ngân hàng thường yêu cầu lãi suất cao, yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm
thất nghiệp, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hàng hóa đã mua... Xác suất cho vay
tiêu dùng thường cao hơn cho vay đầu tư kinh doanh.
Tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định, chủ yếu dựa vào cảm nhận
và kinh nghiệm suy đoán của cán bộ tín dụng, song yếu tố này lại rất quan trọng,
quyết định sự hoàn trả của khoản vay.
1.1.3 Phân loại cho vay tiêu dùng
- Căn cứ vào mục đích vay
5


Cho vay tiêu dùng cư trú: Là các khoản cho vay nhằm tài trợ nhu cầu xây
dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của các cá nhân. Quy mô khoản vay lớn, thời
hạn vay dài và tài sản đảm bảo thường là tài sản hình thành từ vốn vay.
Cho vay tiêu dùng không cư trú: Là các khoản cho vay tài trợ nhu cầu cải thiện
đời sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng, du lịch, học hành hoặc giải trí...Quy
mơ của những khoản vay này thường nhỏ và thời hạn vay ngắn
- Căn cứ vào hình thức hồn trả
Cho vay tiêu dùng trả góp: Là hình thức cho vay trong đó người vay sẽ trả
nợ (gồm số tiền cả gốc và lãi) làm nhiều lần theo những kỳ hạn nhất định trong
thời hạn cho vay. Phương thức này thường được áp dụng cho các khoản vay có
giá trị lớn.
Cho vay trả một lần: Là các khoản vay ngắn hạn của cá nhân để đáp ứng nhu
cầu tiền mặt tức thời và được thanh toán một lần khi khoản vay đáo hạn, áp dụng
với các khoản vay có giá trị nhỏ và thời hạn vay không dài.
Cho vay tiêu dùng tuần hồn: Là các khoản vay trong đó ngân hàng cho phép
khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc thấu chi dựa trên tài
khoản vãng lai. Theo phương thức này, trong thời gian tín dụng được thoả thuận
trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ, khách hàng
được ngân hàng cho phép thực hiện cho vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần

hoàn.
- Căn cứ vào nguồn gốc khoản vay
Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Là hình thức mà ngân hàng và khách hàng trực
tiếp gặp nhau để tiến hành cho vay hoặc thu nợ từ người này.
Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua
các khoản nợ phát sinh do doanh nghiệp đã bán chịu hàng hóa hoặc đã cung cấp
các dịch vụ cho người tiêu dùng, nhưng vẫn còn trong hạn thanh tốn. Với hình
thức này, ngân hàng cho vay thông qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc làm các
dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng.
- Căn cứ vào tài sản đảm bảo
Kinh doanh ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt vì đối tượng
kinh doanh là tiền và thu nhập chủ yếu của ngân hàng được tạo ra từ hoạt động
tín dụng. Trong khi đó bất kì một khoản cho vay nào cũng đều chứa đựng những
6


rủi ro nhất định. Chính vì vậy, đối với ngân hàng một khoản cho vay có tài sản
bảo đảm ln chứa đựng ít rủi ro hơn một khoản cho vay không tài sản bảo đảm,
nên các ngân hàng thường ưa chuộng loại hình cho vay có tài sản bảo đảm hơn.
Để đưa ra quyết định về việc cho vay không có tài sản bảo đảm hay cho vay có
tài sản bảo đảm các ngân hàng thương mại thường dựa vào các tiêu chuẩn như:
Khả năng tài chính của người đi vay, mục đích sử dụng tiền vay, số tiền
vay...Nhằm giảm thiểu tới mức thấp nhất rủi ro xảy ra.
- Có 3 hình thức đảm bảo tín dụng thơng dụng:
Hình thức thế chấp: Thế chấp là bên vay vốn dùng tài sản là bất động sản
thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi nguồn
thu nợ thứ nhất bị mất.
- Căn cứ theo tính chấp pháp lý:
+ Thế chấp pháp lý: là phương thức thế chấp mà khách hàng lập sẵn một
giấy sang nhượng chủ quyền để khi khơng có tiền trả nợ, ngân hàng có quyền bán

hay quản lý tài sản đó.
+ Thế chấp cơng bằng: ngân hàng chỉ giữ bản chính giấy chứng nhận quyền
sở hữu tài sản bảo đảm cho khoản vay. Do đó ngân hàng muốn phát mãi tài sản
phải chờ qua phán quyết của tòa án.
- Căn cứ vào số lần thế chấp:
+ Thế chấp thứ nhất: Là tài sản đang thế chấp cho một món vay.
+ Thế chấp thứ hai: tài sản đang thế chấp cho món nợ thứ nhất nhưng giá trị
thế chấp còn thừa ra khách hàng đang thế chấp cho ngân hàng khác (hay ngân
hàng đó) để vay thêm một món nợ nữa.
Hình thức cầm cố: Cầm cố là việc người đi vay tiến hành chuyển giao tài
sản (động sản) thuộc sở hữu của mình cho người cho vay cất giữ để làm vật bảo
đảm cho số nợ vay trong thời gian nhất định.
+ Cầm cố hàng hóa: Là hình thức đảm bảo có ưu thế hơn đảm bảo bằng bất
động sản bởi nó giúp ngân hàng dễ bán để thu nợ hơn khi khách hàng vay khơng
trả được nợ. Ngồi ra, nó giúp khách hàng vay dự trữ vật tư hàng hoá đảm bảo ổn
định sản xuất và đáp ứng yêu cầu thị trường. Điều kiện cầm cố hàng hố là hàng
hố có giá trị ổn định, dễ tiêu thụ ở hiện tại và tương lai, là hàng hố được phép
lưu thơng và khách hàng được phép kinh doanh hàng hố đó.
7


+ Cầm cố chứng khoán: Bên đi vay chuyển giao các chứng khoán cầm cố tại
ngân hàng để nhận tiền vay. Khi đáo hạn khách hàng trả nợ và nhận lại chứng
khốn. Các loại chứng khốn cầm cố như cơng trái , trái phiếu kho bạc, trái phiếu
đô thị, trái phiếu công ty, cổ phiếu và các giấy nợ khác. Thơng thường, trái phiếu
nhà nước có tỷ lệ cho vay cao hơn chứng khốn cơng ty vì mức rủi ro thấp.
+ Cầm cố các chứng chỉ tiền gửi: Chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi
có kì hạn. Đây là loại hình đảm bảo an tồn và ít tốn kém vì khơng cần phải định
giá, việc xử lý thu hồi nợ đơn giản, chi phí phát sinh trong q trình bảo quản
khơng đáng kể.

+ Cầm cố vàng, đá quý, ngọc quý...
+ Bảo đảm bằng hợp đồng nhận thầu: Bên đi vay nhượng lại hợp đồng nhận
thầu cho ngân hàng để được tài trợ vốn vì trong hợp đồng có cam kết trả tiền của
bên nhận thầu. Các cơng ty có hợp đồng xây dựng hoặc cung cấp nếu thiếu vốn
để thực hiện hợp đồng có thể nhượng lại hợp đồng đó cho ngân hàng để được tài
trợ vốn.
Hình thức bảo lãnh: Trong trường hợp người đi vay không có tài sản cầm
cố , thế chấp địi hỏi phải yêu cầu một bên thứ ba đứng ra bảo lãnh nghĩa vụ trả
nợ. Ngoài ra trong một số trường hợp, việc cầm cố, thế chấp tài sản đó khơng an
tồn hay an toàn thấp, ngân hàng yêu cầu người đi vay phải có bảo lãnh. Bảo
lãnh là việc một pháp nhân hay thể nhân đem tài sản, tiền bạc và uy tín của mình
để bảo đảm và cam kết với người cho vay sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người
đi vay nếu người đi vay không trả được nợ cho người cho vay khi đến hạn.
+ Bên bảo lãnh: Là pháp nhân hoặc thể nhân theo yêu cầu của người đi vay
sẽ đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm và nhận trách nhiệm thay cho
người đi vay nếu người đi vay không trả được nợ cho ngân hàng.
+ Bên được bảo lãnh: Là công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế hay cá nhân có
nhu cầu vay vốn ngân hàng nhưng không đủ năng lực tài chính và khơng có tài
sản để bảo đảm cho khoản vốn vay.
+ Bên nhận bảo lãnh: Đó là người cho vay (ngân hàng thương mại, cơng ty
tài chính). Điều kiện đối với người bảo lãnh phải có đủ năng lực pháp lý và khả
năng trả nợ thay cho khách hàng, có đủ năng lực tài chính, uy tín hay tài sản dùng
để bảo đảm nợ vay.

8


1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng
Trong số các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân
hàng thì bốn yếu tố sau là bốn nhân tố chủ chốt:

+ Nhân tố pháp luật: Trong việc cho vay tiêu dùng thì yếu tố pháp luật là một
trong những yếu tố rất quan trọng đến việc cho vay của các ngân hàng. Khi chưa
có khung pháp luật của Nhà nước, hướng dẫn cho vay tiêu dùng thì các ngân hàng
khơng thể phát hành thẻ tín dụng cho vay được bởi khi đó quyền lợi giữa các bên
chưa rõ ràng, khi xảy ra tranh chấp sẽ không thể giải quyết được.
+ Nhân tố mơi trường, văn hóa, xã hội: Đây cũng là một trong những nhân tố tác
động tới hoạt động cho vay tiêu dùng. Hành vi của người dân thực chất phản ánh
sự tác động của mơi trường, văn hóa, xã hội. Nếu trong xã hội mà mọi người dân
đều cần cù lao động, chăm chỉ làm việc và tích lũy thì nhu cầu vay tiêu dùng của
xã hội và người dân sẽ không cao.
+ Nhân tố ngân hàng: Nhân tố ngân hàng bao gồm: định hướng, yếu tố con người
và yếu tố công nghệ. Định hướng phát triển của ngân hàng như thế nào sẽ kéo
theo hoạt động cho vay tiêu dùng theo như vậy. Nếu ngân hàng xác định thị
trường cho vay tiêu dùng là mục tiêu thì sẽ huy động nhân lực, mở rộng mạng
lưới và tập trung phát triển thị trường này.
Yếu tố con người tức là nói đến trình độ chun mơn và khả năng của các cán bộ
ngân hàng. Khi cung cách làm việc chuyên nghiệp, thái độ phục vụ chu đáo, ân
cần thì lượng khách hàng sẽ theo đó mà tăng cao và ngược lại.
Cơng nghệ ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp tới cách thức giao dịch, lưu giữ và bảo
mật thông tin khách hàng giúp việc giao dịch được thực hiện một cách nhanh
chóng, dễ dàng, đơn giản. Chính điều này cũng góp phần tăng cường sự tin tưởng
của khách hàng đối với ngân hàng và gia tăng lượng khách hàng trung thành.
+ Yếu tố khách hàng: Các yếu tố thuộc về bản thân khách hàng có thể kể đến đó
là thu nhập, văn hóa, trình độ, đạo đức,… sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động
cho vay tín dụng. Thu nhập của khách hàng sẽ quyết định đến nhu cầu vay tiêu
dùng của họ bởi nó liên quan chặt chẽ đến việc trả nợ hàng tháng.
Yếu tố đạo đức, nhân cách của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến hành vi của khách
hàng đối với khoản vay, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.

9



1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng
- Doanh số vay:
Tổng số tiền mà ngân hàng đã cho khách hàng vay trong một khoảng thời
gian nhất định thường là một năm. Doanh số cho vay tiêu dùng càng lớn, tốc độ
ngày càng cao sẽ cho thấy khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng,
ngược lại doanh số cho vay của ngân hàng giảm thì chứng tỏ hoạt động của ngân
hàng là khơng tốt.
Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất cứ một
NHTM nào. Sự chuyển hóa từ vốn tiền sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu
sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế khơng chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế
mà đối với cả bản thân của ngân hàng. Bởi vì cho vay tạo ra nguồn thu nhập chủ
yếu cho ngân hàng để từ đó hồn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí
kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động cho vay là
hoạt động mang tính rủi ro lớn, vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một
cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.
- Hệ số thu nợ:
Hệ số thu nợ =

Doanh số thu nợ cho vay KHCN
𝑋 100%
Doanh số cho vay KHCN

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của ngân hàng, biểu hiện
khả năng thu hồi nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách hàng. Nó phản
ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ
thu về được nhiều vốn. Do đó tỷ lệ này càng cao càng tốt.
- Dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ của ngân hàng:
Dư nợ cho vay KHCN

Dư nợ KHCN =
𝑋 100%
Tổng dư nợ cho vay
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô cho vay KHCN trong tổng dư nợ của cho vay
của ngân hàng. Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ cho vay của một
NHTM càng lớn thì hoạt động cho vay KHCN của NHTM đó càng phát triển. Ở
các NHTM hoạt động theo hình thức bán bn. Thơng qua chỉ tiêu này, ta cũng
có thể so sánh được mức độ phát triển hoạt động cho vay KHCN của các NHTM
khác nhau. Bên cạnh đó chỉ tiêu này cũng phản ánh chất lượng tín dụng của ngân
hàng.
- Tỷ lệ nợ quá hạn:
10


Tỷ lệ nợ quá hạn =

Nợ quá hạn
𝑋 100%
Dư nợ cho vay KHCN

Nợ quá hạn được hiểu là các khoản nợ đã đến hạn hồn trả nhưng khách
hàng khơng có khả năng hoàn trả cho ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn là một chỉ tiêu
quan trọng cho phép đánh giá chất lượng tín dụng theo quy định chung của
NHNN, các ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn ≥ 7% được xem là ngân hàng yếu
kém. Nếu chỉ số này ≤ 5% ngân hàng đó được đánh giá là ngân hàng có nghiệp
vụ tín dụng tốt, chất lượng cho vay cao và được nhận nhiều thang điểm trong
bảng xếp hạng ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp biểu hiện chất lượng tín dụng
tại ngân hàng cao, độ an toàn của ngân hàng cao. Ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn cao
biểu hiện chất lượng tín dụng thấp, rủi ro trong hoạt động tín dụng cao.
- Vịng quay vốn tín dụng:

𝑉ị𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑣ố𝑛 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 =

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑢 𝑛ợ
𝐷ư 𝑛ợ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Vịng quay vốn tín dụng ngắn hạn càng lớn cho thấy tốc độ luân chuyển vốn
càng lớn. Trường hợp khách hàng có nhiều quan hệ với Chi nhánh HDBank thì
tính chung trong tồn hệ thống. Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín
dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vịng
quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn.
- Hiệu suất sử dụng vốn:
Hiệu suất sử dụng vốn =

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦
x 100%
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 ℎ𝑢𝑦 độ𝑛𝑔

Đây là chỉ tiêu cho biết cứ 100 đồng vốn huy động thì có bao nhiêu đồng để
cho vay. Trong điều kiện bình thường thì chỉ tiêu này đạt 65- 70%.
Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay bao nhiêu so với nguồn vốn huy
động, cho biết hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ
động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động hay chưa. Đồng
thời phản ánh khả năng sinh lời từ tài sản huy động của ngân hàng. Tỷ lệ này càng
thấp thì tính thanh khoản của ngân hàng càng cao, hoạt động cho vay của ngân
hàng chưa phát huy được hết hiệu quả và ngược lại.

11



×