Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

De cuong on tap HKII Tran Hue 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.71 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG THPT TRẠI CAU Giáo viên: Trần Thị Thanh Huệ - Tổ Tự nhiên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – MÔN SINH HỌC 12 CHỦ ĐỀ. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 1. Cá thể và môi trường. Kiến thức : - Nêu được các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm). - Nêu được quy luật tác động của các nhân tố sinh thái: quy luật giới hạn. - Nêu được các khái niệm nơi ở và ổ sinh thái. - Nêu được một số nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái của các nhân tố vô sinh. Kĩ năng : Tìm ví dụ thực tế về việc vận dụng quy luật tác động tổng hợp và quy luật giới hạn của các nhân tố vô sinh trong chăn nuôi, trồng trọt. 2. Quần thể. Kiến thức : - Định nghĩa được khái niệm quần thể (về mặt sinh thái học). - Nêu được các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể : quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. Nêu được ý nghĩa sinh thái của các quan hệ đó.. CỤ THỂ HOÁ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN. - Nhân tố sinh thái (NTST) là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật. - Có hai nhóm NTST cơ bản : Vô sinh và hữu sinh.. - Các nhân tố sinh thái tác động lên cơ thể sinh vật theo các quy luật : + Quy luật giới hạn sinh thái : Mỗi loài có một giới hạn chịu đựng đối với một nhân tố sinh thái nhất định. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. - Nơi ở là địa điểm cư trú của các loài. - Ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài.. - Quần thể là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành thế hệ mới. - Trong quần thể có các mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh cùng loài. + Quan hệ hỗ trợ : Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản.... Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của cá thể (hiệu quả nhóm). + Quan hệ cạnh tranh : Khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> trong quần thể  các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác ; các con đực tranh giành con cái. Quan hệ cạnh tranh làm cho số lượng và phân bố của cá thể trong quần thể được duy trì ở mức phù hợp với nguồn sống và không gian sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. - Quần thể có các đặc trưng cơ bản : + Mật độ cá thể của quần thể : Số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới - Nêu được một số đặc khả năng sinh sản và tử vong của quần thể. trưng cơ bản về cấu trúc + Sự phân bố cá thể : Có 3 kiểu phân bố cá thể trong quần của quần thể. thể. Phân bố theo nhóm hỗ trợ nhau qua hiệu quả nhóm. Phân bố đồng đều góp phần làm giảm cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. Phân bố ngẫu nhiên tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. + Tỉ lệ giới tính : Tỉ lệ giữa số cá thể đực và cái trong quần thể. Tỉ lệ giới tính thay đổi và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố (điều kiện sống của môi trường, đặc điểm sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật.....). + Nhóm tuổi : Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng nhưng thành phần nhóm tuổi thay đổi theo loài và điều kiện sống. Có 3 nhóm tuổi chủ yếu : Trước sinh sản, sinh sản, sau sinh sản. + Kích thước quần thể : Số lượng cá thể (hoặc sản lượng hay - Nêu được khái niệm năng lượng) của quần thể. Có hai trị số kích thước quần thể : kích thước quần thể và - Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần để sự tăng trưởng kích duy trì và phát triển. thước quần thể trong - Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể điều kiện môi trường bị có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của giới hạn và không bị giới môi trường. hạn. Kích thước quần thể phụ thuộc vào sức sinh sản, mức độ tử vong, sự phát tán cá thể (xuất cư, nhập cư) của quần thể sinh vật. Sinh Nhập cư. Kích thước Quần Tử thể. Xuất cư. - Tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường không bị giới hạn (điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi) :.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 3. Quần xã. Quần thể có tiềm năng sinh học cao tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng trưởng hình chữ J). - Tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn (điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi) : Quần thể tăng trưởng giảm (đường cong tăng trưởng hình chữ S). -Tăng trưởng của quần thể người : Dân số thế giới tăng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử. Dân số tăng nhanh là nguyên nhân làm chất lượng môi trường giảm sút. - Nêu được khái niệm và - Khái niệm : Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng các dạng biến động số hay giảm số lượng cá thể của quần thể. lượng của quần thể : theo - Số lượng cá thể của quần thể có thể bị biến động theo chu kì hoặc chu kì và không theo chu không theo chu kì. kì. + Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là biến động xảy ra do những thay đổi có tính chu kì của môi trường. + Biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì là biến động mà số lượng cá thể của quần thể tăng hoặc giảm một cách đột ngột do những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người. - Nêu được cơ chế điều - Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể bằng chỉnh số lượng cá thể cách làm giảm hoặc kích thích làm tăng số lượng cá thể. của quần thể. - Sự biến động số lượng cá thể của quần thể được điều chỉnh bởi sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, xuất cư, nhập cư. + Khi điều kiện môi trường thuận lợi (hoặc số lượng cá thể quần thể thấp)  mức tử vong giảm, sức sinh sản tăng, nhập cư tăng  tăng số lượng cá thể của quần thể. Kĩ năng : + Khi điều kiện môi trường khó khăn (hoặc số lượng quần thể quá - Phân biệt quần thể với cao)  mức tử vong tăng, sức sinh sản giảm, xuất cư tăng  giảm quần tụ ngẫu nhiên các số lượng cá thể của quần thể. cá thể bằng các ví dụ cụ - Trạng thái cân bằng của quần thể : Quần thể luôn có khả năng tự thể. điều chỉnh số lượng cá thể khi số cá thể tăng quá cao hoặc giảm - Sưu tầm các tư liệu đề quá thấp dẫn tới trạng thái cân bằng (trạng thái số lượng cá thể ổn cập đến các mối quan hệ định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi giữa các cá thể trong trường). quần thể và sự biến đổi - học sinh tìm ví dụ phân biệt quần thể với quần tụ ngẫu nhiên các số lượng của quần thể. cá thể ở địa phương. - học sinh sưu tầm các tư liệu đề cập đến các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể và sự biến đổi số lượng của quần thể. Kiến thức : - Định nghĩa được khái - Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác niệm quần xã. nhau, cùng sống trong không gian và thời gian nhất định, các sinh vật có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. - Quần xã có các đặc trưng cơ bản : + Đặc trưng về thành phần loài : - Nêu được các đặc trưng . Số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài biểu thị mức độ đa.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> cơ bản của quần xã : tính đa dạng về loài, sự phân bố của các loài trong không gian.. dạng của quần xã. Quần xã ổn định thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể trong mỗi loài cao. . Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó, hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn và vai trò quan trọng hơn loài khác. . Loài ưu thế (loài chủ chốt) là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc hoạt động mạnh. + Đặc trưng về phân bố không gian (theo chiều ngang, theo chiều thẳng đứng). - Nêu được những ví dụ minh hoạ cho các đặc trưng của quần xã. - Trong quần xã có các mối quan hệ hỗ trợ (cộng sinh, hội sinh, hợp tác) và quan hệ đối kháng (cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật ăn sinh vật). Quan hệ Đặc điểm Cộng - Hai loài cùng có lợi khi sống chung và nhất thiết phải sinh có nhau ; khi tách riêng cả hai loài đều có hại. Hợp tác - Hai loài cùng có lợi khi sống chung nhưng không nhất thiết phải có nhau; khi tách riêng cả hai loài đều có hại. - Trình bày được các mối Hội sinh - Khi sống chung một loài có lợi, loài kia không có lợi quan hệ giữa các loài cũng không có hại gì ; khi tách riêng một loài có hại trong quần xã (hội sinh, còn loài kia không bị ảnh hưởng gì. hợp sinh, cộng sinh, ức Cạnh Các loài cạnh tranh nhau về nguồn sống, không gian chế – cảm nhiễm, vật ăn tranh sống- Cả hai loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, thường thì thịt - con mồi và vật chủ một loài sẽ thắng thế còn loài khác bị hại nhiều hơn. – vật kí sinh). Kí sinh - Một loài sống nhờ trên cơ thể của loài khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ loài đó. Ức chế – - Một loài này sống bình thường, nhưng gây hại cho cảm loài khác. nhiễm Sinh vật - Hai loài sống chung với nhau. ăn sinh - Một loài sử dụng loài khác làm thức ăn. Bao gồm : vật khác Động vật ăn động vật, động vật ăn thực vật. - Đưa ra được những ví dụ cụ thể minh họa cho từng mối quan hệ giữa các loài. - Diễn thế sinh thái : Là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. - Trình bày được diễn - Nguyên nhân : thế sinh thái (khái niệm, + Nguyên nhân bên ngoài như sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, nguyên nhân và các dạng khí hậu... diễn thế và ý nghĩa của + Nguyên nhân bên trong do sự tương tác giữa các loài trong quần diễn thế sinh thái). xã (như sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, quan hệ Kĩ năng: sinh vật ăn sinh vật...). Sưu tầm các tư liệu đề Ngoài ra hoạt động khai thác tài nguyên của con người cũng gây ra cập các mối quan hệ giữa diễn thế sinh thái..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> các loài và ứng dụng các mối quan hệ trong thực tiễn.. 4. Hệ sinh thái - sinh quyển và bảo vệ môi trường. - Diễn thế sinh thái bao gồm diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh. + Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kết quả là hình thành nên quần xã tương đối ổn định. + Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. Tuỳ theo điều kiện thuận lợi hay không thuận lợi mà diễn thế có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định hoặc bị suy thoái. - Ý nghĩa của nghiên cứu diễn thế sinh thái : Giúp hiểu được quy luật phát triển của quần xã sinh vật. Từ đó có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ, khai thác và phục hồi nguồn tài nguyên, có biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người. - học sinh sưu tầm các tư liệu đề cập các mối quan hệ giữa các loài và ứng dụng các mối quan hệ trong thực tiễn. Kiến thức : 1. Hệ sinh thái : - Nêu được định nghĩa - Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã, hệ sinh thái. trong đó các sinh vật tác động qua lại với nhau và với các thành - Nêu được các thành phần của sinh cảnh tạo nên các chu trình sinh địa hoá. Nhờ đó, hệ phần cấu trúc của hệ sinh sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định. thái, các kiểu hệ sinh - Có các kiểu hệ sinh thái chủ yếu : Hệ sinh thái tự nhiên (trên cạn, thái (tự nhiên và nhân dưới nước) và nhân tạo (trên cạn, dưới nước). tạo). - Chuỗi thức ăn là một dãy các loài sinh vật có mối quan hệ với - Nêu được mối quan hệ nhau về mặt dinh dưỡng, trong đó loài này ăn loài khác phía trước dinh dưỡng : chuỗi và là thức ăn của loài tiếp theo phía sau. (xích) và lưới thức ăn, Có 2 loại chuỗi thức ăn : bậc dinh dưỡng. + Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật tự dưỡng. Ví dụ : Cỏ Châu chấu Ếch Rắn + Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu cơ . Ví dụ : Giun (ăn mùn)  tôm  người. - Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, có những mắt xích chung. - Nêu được những ví dụ minh hoạ chuỗi và lưới thức ăn. - Bậc dinh dưỡng : Bậc dinh dưỡng là những loài cùng mức năng lượng và sử dụng thức ăn cùng mức năng lượng trong lưới thức ăn (hoặc chuỗi thức ăn). - Tháp sinh thái : Bao gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên - Nêu được các tháp sinh nhau, các hình chữ nhật có chiều cao bằng nhau, còn chiều dài biểu thái, hiệu suất sinh thái. thị độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng. Tháp sinh thái cho biết mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã. Có 3 loại hình tháp sinh thái : + Hình tháp số lượng xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. + Tháp sinh khối xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Nêu được khái niệm chu trình vật chất và trình bày được các chu trình sinh địa hoá : nước, cacbon, nitơ. - Trình bày được quá trình chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái (dòng năng lượng). - Nêu được khái niệm sinh quyển và các khu sinh học chính trên Trái Đất (trên cạn và dưới nước). - Trình bày được cơ sở sinh thái học của việc khai thác tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên : các dạng tài nguyên và sự khai thác của con người ; tác động của việc khai thác tài nguyên lên sinh quyển ; quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, những biện pháp cụ thể bảo vệ sự đa dạng sinh học, giáo dục bảo vệ môi trường. Kĩ năng : - Biết lập sơ đồ về chuỗi và lưới thức ăn. - Tìm hiểu một số dẫn liệu thực tế về bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên không hợp lí ở địa phương. - Đề xuất một vài giải. dưỡng. + Tháp năng lượng xây dựng dựa trên số năng lượng được tích luỹ trên một đơn vị diện tích hay thể tích trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng. - Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. - Chu trình sinh địa hoá : Là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên. Một chu trình sinh địa hoá gồm có các thành phần : Tổng hợp các chất, tuần hoàn chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất (trong đất, nước...). - Trình bày được chu trình sinh địa hoá của nước, cacbon, nitơ (SGK). - Năng lượng của hệ sinh thái chủ yếu được lấy từ năng lượng ánh sáng mặt trời. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đi vào quần xã ở mắt xích đầu tiên là sinh vật sản xuất  sinh vật tiêu thụ các cấp  sinh vật phân huỷ  trả lại môi trường. Trong quá trình đó năng lượng giảm dần qua các bậc dinh dưỡng. 2. Sinh quyển - Sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật và môi trường vô sinh trên trái đất hoạt động như một hệ sinh thái lớn nhất. Sinh quyển gồm nhiều khu sinh học. - Khu sinh học (biôm) là các hệ sinh thái cực lớn đặc trưng cho đặc điểm địa lí, khí hậu và sinh vật của vùng đó. Các khu sinh học chính trên cạn bao gồm đồng rêu hàn đới, rừng lá kim phương Bắc, rừng rụng lá ôn đới, rừng mưa nhiệt đới… Các khu sinh học dưới nước bao gồm các khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước mặn. - Các dạng tài nguyên : + Tài nguyên không tái sinh (nhiên liệu hoá thạch, kim loại, phi kim). + Tài nguyên tái sinh (không khí, đất, nước sạch, sinh vật). + Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu (năng lượng mặt trời, năng lương sóng, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều). - Tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng, tuy nhiên con người đã và đang khai thác bừa bãi  giảm đa dạng sinh học và suy thoái nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên có khả năng phục hồi, gây ô nhiễm môi trường sống. - Khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là hình thức sử dụng vừa thoả mãn nhu cầu hiện tại của con người để phát triển xã hội, vữa đảm bảo duy trì lâu dài các tài nguyên cho thế hệ mai sau. Các giải pháp : + Sử dụng bền vững tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên biển... + Duy trì đa dạng sinh học..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> pháp bảo vệ môi trường ở địa phương.. + Giáo dục về môi trường. - học sinh tìm hiểu một số sơ đồ về chuỗi và lưới thức ăn ở địa phương. - học sinh làm bài tập nhỏ : Tìm hiểu một số dẫn liệu thực tế về bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên không hợp lí ở địa phương. Đề xuất một vài giải pháp bảo vệ môi trường ở địa phương.. ĐỀ LUYỆN SỐ 1 – MÔN SINH HỌC 12 Câu 1: Môi trường sinh vật là nơi sống của các sinh vật A. bậc cao và bậc thấp. B. tự dưỡng và dị dưỡng C. kí sinh và cộng sinh. D. đơn bào và đa bào. Câu 2: Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật, kiểu phân bố phổ biến nhất là A. Phân bố thẳng đứng. B. Phân bố theo nhóm. C. Phân bố ngẫu nhiên. D. Phân bố đồng đều. Câu 3: Mối quan hệ cạnh tranh là nguyên nhân dẫn tới A. mất cân bằng sinh học. B. sự tiến hóa của sinh vật. C. suy giảm đa dạng sinh học. D. giảm nguồn lợi khai thác. Câu 4: Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là sự thay đổi mối quan hệ chủ yếu giữa A. mức sinh sản-tử vong. B. mức xuất cư-nhập cư. C. mật độ vật ăn thịt. D. số lượng con mồi. Câu 5: Trong một ao nuôi cá, người ta có thể thả nuôi kết hợp nhiều loài cá như mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trôi, chép,…vì A. mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh nhau. B. các loài cá trong ao luôn hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống. C. chúng tận dụng được tối đa nguồn thức ăn là các loài động vật đáy. D. chúng tận dụng được tối đa nguồn thức ăn là động vật nổi và tảo. Câu 6: Các nhân tố vô sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể A. không phụ thuộc mật độ quần thể. B. phụ thuộc mật độ quần thể. C. phụ thuộc vào số lượng kẻ thù ăn thịt. D. phụ thuộc vào sự phát tán cá thể. Câu 7: Điều nào sau đây là không đúng với nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái? A. cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. B. quan hệ hợp tác giữa các loài trong quần xã. C. tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. D. hoạt động khai thác tài nguyên của con người. Câu 8: Hai loài sống dựa vào nhau, cùng có lợi nhưng không bắt buộc phải có nhau. Đây là biểu hiện của mối quan hệ A. hội sinh. B. kí sinh. C. cộng sinh. D. hợp tác. Câu 9: Ví dụ nào sau đây không phải mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài? A. Bồ nông xếp thành hàng khi bắt cá. B. Các cây thông nhựa liền rễ nhau. C. Phong lan sống bám trên cây gỗ. D. Chó rừng săn mồi thành từng đàn. Câu 10: Diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh phân biệt nhau chủ yếu dựa vào A. môi trường khởi đầu diễn thế. B. kết quả của diễn thế. C. nguyên nhân gây ra diễn thế. D. các giai đoạn của diễn thế. Câu 11: Trong các nhân tố vô sinh, nhân tố có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới đời sống sinh vật là A. địa hình. B. khí hậu. C. thổ nhưỡng. D. ánh sáng. Câu 12: Ý nghĩa sinh thái của tỉ lệ giới tính là A. Đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi. B. Giúp bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật một cách hiệu quả. C. Giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> D. Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. Câu 13: Một quần thể với cấu trúc gồm 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi A. nhóm tuổi đang sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản. B. nhóm tuổi trước sinh sản. C. nhóm tuổi trước sinh sản và nhóm tuổi đang sinh sản. D. nhóm tuổi đang sinh sản. Câu 14: Ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài không nhằm đảm bảo cho quần thể A. khai thác được tối ưu nguồn sống trong môi trường. B. tồn tại và phát triển một cách ổn định theo thời gian. C. có số lượng cá thể duy trì ở mức độ phù hợp. D. tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. Câu 15: Những loài nào sau đây có số lượng con cái luôn nhiều hơn con đực trong đàn? A. Gà, hươu, nai. B. Chó, thỏ, bò. C. Lợn, dê, bồ câu. D. Hổ, sư tử, cáo. Câu 16: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua A. khả năng sinh sản. B. sự phát tán cá thể. C. khả năng sống sót. D. hiệu quả nhóm. Câu 17: Hầu hết các loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20 0C – 300C. Khoảng giá trị này được gọi là A. giới hạn sinh thái. B. khoảng chống chịu. C. không gian sinh thái. D. khoảng thuận lợi. Câu 18: Mối quan hệ giữa các cây có hoa và các loài bướm là quan hệ A. cộng sinh. B. hợp tác. C. hội sinh. D. hỗ trợ. Câu 19: Trong cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, tuổi quần thể là A. thời gian sinh ra một cá thể đến khi chết vì nguyên nhân sinh thái. B. thời gian từ khi sinh ra một cá thể đến khi chết vì già. C. thời gian sống của một cá thể từ khi sinh ra đến khi sinh sản. D. thời gian sống bình quân của các cá thể trong quần thể. Câu 20: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là A. không gian sinh thái. B. giới hạn sinh thái. C. sinh cảnh. D. môi trường. Câu 21: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về kích thước quần thể? A. Kích thước quần thể là số cá thể trên một đơn vị diện tích. B. Kích thước quần thể là tổng số cá thể trong quần thể. C. Kích thước quần thể là số cá thể ít nhất trong quần thể. D. Kích thước quần thể là số cá thể nhiều nhất trong quần thể. Câu 22: Trong mùa sinh sản, màu sắc đẹp và sặc sỡ của con đực thuộc nhiều loài chim có ý nghĩa chủ yếu là để A. dọa nạt. B. báo hiệu. C. khoe mẽ với con cái. D. nhận biết đồng loại. Câu 23: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? A. Điều chỉnh số lượng cá thể trong quẩn thể. B. Giúp các cá thể tận dụng được nguồn sống trong môi trường. C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. D. Giúp các cá thể hỗ trợ nhau để chống chọi lại môi trường bất lợi. Câu 24: Hai loài ếch cùng sống trong một hồ nước, số lượng loài A giảm chút ít, còn số lượng loài B giảm đi rất mạnh. Điều đó chứng minh cho mối quan hệ A. ức chế-cảm nhiễm. B. cạnh tranh. C. hội sinh. D. cộng sinh. Câu 25: Nơi sống của phần lớn các loài sinh vật trên Trái đất là A. môi trường sinh vật. B. môi trường đất. C. môi trường trên cạn. D. môi trường nước..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Câu 26: Nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là do A. cạnh tranh khác loài. B. nơi ở chật chội. C. thức ăn khan hiếm. D. môi trường ô nhiễm. Câu 27: Mối quan hệ giữa các loài nào sau đây là quan hệ cạnh tranh ? A. tơ hồng và các cây thân gỗ. B. trùng roi sống trong ruột mối. C. lúa và cỏ dại trên đồng ruộng. D. giun đũa sống trong ruột lợn. Câu 28: Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng liền rễ. Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. hỗ trợ. D. cộng sinh. Câu 29: Tập hợp các cá thể nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? A. các con mối trong tổ mối. B. các con ngựa trong đàn. C. các con kiến trong tổ kiến. D. các con cá sống trong ao. Câu 30: Ví dụ nào sau đây phản ánh sự biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì? A. Muỗi thường có nhiều khi thời tiết ấm áp và độ ẩm cao. B. Số lượng bò sát và ếch nhái giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét. C. Số lượng sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa xuân và mùa hè có thời tiết ấm áp. D. Ếch nhái có nhiều vào mùa mưa và giảm vào mùa khô. Câu 31: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình hình thành một quần thể sinh vật? A. Tất cả các cá thể cùng loài đều thích nghi với môi trường. B. Những cá thể nào không thích nghi được với điều kiện sống mới của môi trường sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đi nơi khác. C. Những cá thể còn lại thích nghi dần với điều kiện sống sẽ gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái dần dần hình thành quần thể ổn định. D. Một số cá thể cùng loài phát tán tới môi trường sống mới. Câu 32: Kiểu phân bố nào sau đây không phải là kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật? A. Phân bố đồng đều. B. Phân bố theo nhóm. C. Phân bố ngẫu nhiên. D. Phân tầng thẳng đứng. Câu 33: Trong mùa sinh sản, tu hú thường hay hất trứng chim chủ để đẻ thế trứng của mình vào đó. Vậy giữa tu hú và chim chủ có mối quan hệ A. cạnh tranh. B. ức chế-cảm nhiễm. C. hội sinh. D. hợp tác. Câu 34: Ổ sinh thái của một loài sinh vật biểu hiện A. kích thước của loài đó. B. số cá thể của loài đó. C. nơi cư trú của loài đó. D. cách sống của loài đó. Câu 35: Nhiều loài chim và thú sống ở phương Bắc như: thỏ và mèo rừng, cáo và chuột thảo nguyên,… thường có sự biến động số lượng cá thể A. theo chu kì mùa. B. theo chu kì tuần trăng. C. theo chu kì nhiều năm. D. theo chu kì ngày đêm. Câu 36: Sự phân bố cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới A. khả năng khai thác nguồn sống trong khu vực phân bố. B. khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể. C. khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. D. mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trừng. Câu 37: Chuồn chuồn, ve sầu, ruồi nhà,… có số lượng nhiều vào các tháng xuân hè, nhưng rất ít vào những tháng mùa đông thuộc dạng biến động nào? A. theo chu kì tháng. B. theo chu kì nhiều năm. C. theo chu kì thủy triều. D. theo chu kì mùa. Câu 38: Trên một cây to, có nhiều looài chim cùng sinh sống. Có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp hình thành nên các A. Ổ sinh thái khác nhau. B. Sinh cảnh khác nhau. C. Quần thể khác nhau. D. Nơi cư trú khác nhau. Câu 39: Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> A. 200C đến 350C. B. 5,60C đến 200C. C. 200C đến 420C. D. 5,60C đến 420C. Câu 40: Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian tạo nên kiểu phân tầng thẳng đứng hoặc theo chiều ngang? A. Do nguồn dinh dưỡng hạn chế. B. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài. C. Do sự cạnh tranh giữa các loài. D. Do mỗi loài có nhu cầu sống khác nhau. ---------- HẾT ----------. ĐỀ LUYỆN SỐ 2 – MÔN SINH HỌC 12 Câu 1. Cần thiết cho sự tồn tại và có lợi cho cả hai bên là quan hệ A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. hội sinh. D. cộng sinh. Câu 2. Trong quần xã sinh vật đồng cỏ loài chiếm ưu thế là A. cỏ bợ. B. trâu bò. C. sâu ăn cỏ. D. bướm. Câu 3. Khi đánh bắt cá được càng nhiều con non thì nên A. tăng cường đánh cá vì quần thể đang ổn định B. hạn chế vì quần thể sẽ suy thoái C. tiếp tục vì quần thể ở trạng thái trẻ D. dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt. Câu 4. Con ve bét đang hút máu con hươu là thể hiện mối quan hệ nào? A. Ký sinhB. Sự cố bất thường. C. Thay đổi các nhân tố sinh thái D. tác động con người Câu 5. Loại diễn thế xảy ra trên môi trường không có quần xã hay có số sinh vật không đáng kể được gọi là: A. Diễn thế nguyên sinh B. Diễn thế hỗn hợp C. Diễn thế thứ sinh D. Biến đổi nguyên thủy Câu 6. Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất. B . mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường. D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Câu 7. Các cây tràm ở rừng U minh là loài A. ưu thế. B. đặc trưng. C. đặc biệt. D. có số lượng nhiều. Câu 8. Mối quan hệ nào sau đây là biểu hiện của quan hệ cộng sinh? A. Dây tơ hồng bám trên thân cây lớn B. Làm tổ tập đoàn giữa nhạn và cò biển. C. Sâu bọ sống trong các tổ mối D. Trùng roi sống trong ống tiêu hóa của mối Câu 9. Quần thể ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào một khoảng thời gian nhất định trong năm (thường là mùa hè), còn vào thời gian khác thì hầu như giảm hẳn. Như vậy quần thể này A. biến động số lượng theo chu kỳ năm B. biến động số lượng theo chu kỳ mùa C. biến động số lượng không theo chu kỳ D. không phải là biên động số lượng Câu 10. Nhân tố nào là nhân tố hữu sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể? A. Khí hậu B. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong đàn C. Lũ lụt D. Nhiệt độ xuống quá thấp Câu 11. Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể? A. Tỷ lệ nhóm tuổi B. Tỷ lệ tử vong C. Tỷ lệ đực cái D. Độ đa dạng Câu 12. Số lượng cá thể của một loài có thể tăng hoặc giảm do sự thay đổi của các nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường được gọi là hiện tượng gì? A. Phân bố cá thể. B. Kích thước của quần thể C. Tăng trưởng của quần thể D. Biến động số lượng cá thể Câu 13. Phần lớn các quân thể sinh vật trong thiên nhiên tăng trưởng theo dạng A. tăng dần đều. B. đường cong hình chữ J. C. đường cong chữ S. D. giảm dần đều. Câu 14. Diễn thế sinh thái là: A. quá trình hình thành một quần thể sinh vật mới. B. quá trình tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> C. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. D. quá trình hình thành loài mới ưu thế hơn. Câu 15. Kiểu nuôi trồng nào được xem là vận dụng hiểu biết về ổ sinh thái? A. Luân canh. B. Trồng xen. C. Phủ kín. D. Nuôi nhốt. Câu 16. Khi xét về số lượng, quần thể nào sau đây có kích thước lớn nhất? A. Gà rừng. B. Trâu rừng. C. Ngựa rừng. D. Voi rừng. Câu 17. Hình thức phân bố cá thể ngẫu nhiên trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với các điều kiện bất lợi của môi trường. B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống tiềm tàng từ môi trường. C. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. D. Cả A, B và C Câu 18. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Nguyên nhân là do: A. Số lượng cá thể trong quần thể quá ít, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường. B. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực và cá thể cái là ít. C. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể. D. Cả A, B và C Câu 19. Việc nghiên cứu diễn thế sinh thái đối với ngành nông nghiệp có ý nghĩa như thế nào? A. Nắm được quy luật phát triển của quần xã. B. Xây dựng kế hoạch dài hạn cho nông, lâm, ngư nghiệp. C. Phán đoán đước quần xã tiên phong và quần xã cuối cùng. D. Biết được quần xã trước và quần xã sẽ thay thế nó. Câu 20.Yếu tố quan trọng nhất chi phối cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là A. sức sinh sản B. Nguồn thức ăn từ môi trường C. các yếu tố không phụ thuộc mật độ D. Sức tăng trưởng của quần thể Câu 21. Những yếu tố nào không ảnh hưởng tới kích thước quần thể? A. Tỷ lệ giới tính B. Sinh sản C. Tử vong D. Nhập cư và xuất cư Câu 22. Khoảng giới hạn sinh thái cho cá rô phi ở Việt nam là A. 20C- 420C. B. 100C- 420C. C. 50C- 400C. D. 5,60C- 420C. Câu 23. Giữa các sinh vật cùng loài có hai mối quan hệ nào sau đây? A. Hỗ trợ và cạnh tranh B. Quần tự và hỗ trợ C. Ức chế và hỗ trợ D. Cạnh tranh và đối địch Câu 24. Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể? A. Cây cỏ ven bờ hồ. B. Đàn cá rô trong ao. C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh. D. Cây trong vườn. Câu 25. Hình thức phân bố cá thể theo nhóm trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống từ môi trường. C. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. D. Cả A, B và C Câu 26. Trong một bể cá nuôi, hai loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi sống nơi thoáng đãng, còn một loài lại thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít rong với mục đích để. A. tăng hàm lượng oxy trong nước nhờ sự quang hợp của rong. B. Bổ sung lượng thức ăn cho cá. C. Giảm sự cạnh tranh của hai loài D. Làm giảm bớt chất ô nhiễm trong bể nuôi. Câu 27.Nhân tố nào là nhân tố sinh thái vô sinh? A. Rừng mưa nhiệt đới B. Cá rô phi C. Đồng lúa D. Lá khô trên sàn rừng Câu 28. Rừng nhiệt đới khi bị chặt trắng, sau một thời gian những loại cây nào sẽ nhanh chóng phát triển? A. Cây gỗ ưa sáng B. Cây thân cỏ ưa sáng C. Cây bụi chịu bóng D. Cây gỗ ưa bóng Câu 29. Trường hợp nào là biến động không theo chu kỳ? A. Ếch nhái tăng nhiều vào mùa mưa. B. Sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa xuân..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> C. Gà rừng chết rét. D. Cá cơm ở biển Pêru chết nhiều do dòng nước nóng chảy qua 7 năm /lần Câu 30. Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi A. nhóm đang sinh sản B. nhóm trước sinh sản C. nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản D. nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản. Câu 31: Giữa các sinh vật cùng loài có mối quan hệ nào sau đây? A. Cạnh tranh và đối địch. B. Hỗ trợ và cạnh tranh. C. Hỗ trợ và ức chế. D. Quần tụ và hỗ trợ. Câu 32: Trật tự nào sau đây là không đúng với chuỗi thức ăn? A. Lúa  Chuột  Mèo  Diều hâu. B. Lúa  Cào cào  Ếch  Diều hâu.    C. Lúa Chuột Rắn Diều hâu. D. Lúa  Rắn  Chim  Diều hâu. Câu 33: Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là: A. các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống. B. các cá thể khác loài hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống. C. các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong sinh sản. D. các cá thể khác loài hỗ trợ nhau trong sinh sản. Câu 34: Tháp sinh thái nào dưới đây là tháp hoàn thiện nhất? A. Tháp năng lượng. B. Tháp sinh khối. C. Tháp phát triển. D. Tháp số lượng. Câu 35: Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái A. ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. B. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất. C. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất. D. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường. Câu 36: Tài nguyên nào là tài nguyên không tái sinh? A. Tài nguyên đất. B. Dầu mỏ. C. Năng lượng gió. D. Tài nguyên nước. Câu 37: Biến động không theo chu kì: A. xảy ra do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người B. xảy ra do những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên C. xảy ra do những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người D. xảy ra do những thay đổi có chu kì của môi trường Câu 38: Diễn thế xảy ra trên môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định được gọi là: A. diễn thế dưới nước. B. diễn thế trên cạn. C. diễn thế thứ sinh. D. diễn thế nguyên sinh. Câu 39: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khái niệm quần thể? A. Tập hợp ngẫu nhiên nhất thời. B. Có khả năng sinh sản C. Nhóm cá thể cùng loài có lịch sử phát triển chung. D. Vốn gen đặc trưng và tương đối ổn định Câu 40: Nhận xét nào sau đây không đúng về chuỗi thức ăn? A. Thành phần của chuỗi thức ăn không phụ thuộc vào mùa hay giai đoạn phát triển khác nhau của động vật. B. Chuỗi thức ăn thường ít khi có 5 hoặc 6 mắt xích. C. Tất cả các chuỗi thức ăn đều không bền vững. D. Quần xã có độ đa dạng cao, chuỗi thức ăn càng dài hơn quần xã có độ đa dạng thấp. ----------- HẾT ----------.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> ĐỀ LUYỆN SỐ 3 – MÔN SINH HỌC 12 Câu 1: Theo nguồn gốc hình thành, hệ sinh thái chia thành hệ sinh thái: A. trên cạn và dưới nước. B. lục địa và đại dương. C. nước mặn-lợ và nước ngọt. D. tự nhiên và nhân tạo. Câu 2: Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái A. ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. B. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất. C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường. D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Câu 3: Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài (quá 6 bậc dinh dưỡng)? A. Vì hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất thấp. B. Chuỗi thức ăn ngắn thì quá trình tuần hoàn năng lượng sẽ xảy ra nhanh hơn. C. Vì nếu chuỗi thức ăn quá dài thì quá trình truyền năng lượng sẽ chậm. D. Chuỗi thức ăn ngắn thì chu trình vật chất trong hệ sinh thái xảy ra nhanh hơn. Câu 4: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau: (1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. (2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. (3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường. (4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái. Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là: A. (1) và (2). B. (1) và (4). C. (2) và (3). D. (3) và (4). Câu 5: Một chu trình sinh địa hóa gồm có các quá trình: A. tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải các chất hữu cơ. B. tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên và lắng đọng một phần trong đất, nước. C. tổng hợp các chất, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước. D. tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước. Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tháp sinh thái? A. Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ. B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. C. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. D. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng. Câu 7: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì? A. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80C. B. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm. C. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,… chim cu gáy thường xuất hiện nhiều. D. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. Câu 8: Sự giúp đỡ lẫn nhau của các cá thể cùng loài của quần thể trong kiếm ăn, sinh sản hay chống kẻ thù được gọi là A. quan hệ hỗ trợ. B. quan hệ tương tác. C. đấu tranh sinh tồn. D. quan hệ cạnh tranh. Câu 9: Ý nghĩa của sự phân bố đồng đều trong quần thể sinh vật là: A. hỗ trợ nhau qua hiệu quả nhóm. B. góp phần làm giảm cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. C. xuất hiên trong môi trường không đồng nhất. D. tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Câu 10: Trong cùng một thuỷ vực, người ta thường nuôi ghép các loài cá khác nhau, mỗi loài chỉ kiếm ăn ở một tầng nước nhất định. Mục đích chủ yếu của việc nuôi ghép các loài cá khác nhau này là A. tăng tính cạnh tranh giữa các loài do đó thu được năng suất cao hơn. B. hình thành nên chuỗi và lưới thức ăn trong thủy vực. C. tận dụng tối đa nguồn thức ăn, nâng cao năng suất sinh học của thủy vực. D. tăng cường mối quan hệ cộng sinh giữa các loài. Câu 11: Ổ sinh thái là A. là tất cả các nhân tố bao quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật. B. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. C. một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài. D. những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật. Câu 12: Diễn thế sinh thái là A. diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kết quả là hình thành nên quần xã tương đối ổn định. B . quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. C. diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. Tuỳ theo điều kiện thuận lợi hay không thuận lợi mà diễn thế có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định hoặc bị suy thoái. D. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn không tương ứng với sự biến đổi của môi trường. Câu 13: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong một quần xã, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn. B. Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi. C. Tất cả các chuỗi thức ăn đều được bắt đầu từ sinh vật sản xuất. D. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài. Câu 14: Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên? A. Cánh đồng. B. Bể cá cảnh. C. Rừng nhiệt đới. D. Trạm vũ trụ. Câu 15: Trên các đống tro tàn núi lửa, A. sẽ diễn ra diễn thế nguyên sinh hoặc thứ sinh. B. sẽ diễn ra diễn thế thứ sinh. C. không diễn ra diễn thế. D. sẽ diễn ra diễn thế nguyên sinh. Câu 16: Biến động số lượng cá thể là: A. biến động xảy ra do những thay đổi có tính chu kì của môi trường. B. sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể. C. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần để duy trì và phát triển. D. biến động mà số lượng cá thể của quần thể tăng hoặc giảm một cách đột ngột do những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người. Câu 17: Bậc dinh dưỡng cấp 2 gồm: A. động vật ăn động vật tiêu thụ cấp 1. B. động vật ăn động vật tiêu thụ cấp 2. C. động vật ăn sinh vật sản xuất. D. các sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường. Câu 18: Mật độ cá thể có ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong quần thể như thế nào? A. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể ít cạnh tranh nhau. Khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> B. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt. Khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể ít hỗ trợ lẫn nhau. C. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt. Khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau. D. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể ít cạnh tranh nhau. Khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể ít hỗ trợ lẫn nhau. Câu 19: Nguyên nhân gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là do: A. những thay đổi có tính chất chu kì của môi trường. B. các nhân tố: bão, lụt, cháy, ô nhiễm… C. những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên. D. hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người. Câu 20: Cho các nhóm sinh vật trong hệ sinh thái: (1) Động vật nổi. (2) Thực vật nổi. (3) Cỏ. (4) Giun. (5) Cá ăn thịt. Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái trên là A. (2) và (3). B. (1) và (4). C. (3) và (4). D. (2) và (5). Câu 21: Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh: (1) Môi trường chưa có sinh vật. (2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực). (3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong. (4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau. Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là: A. (1), (3), (4), (2). B. (1), (2), (4), (3). C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (4), (3), (2). Câu 22: Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình năng lượng bị thất thoát tới 90%. Phần lớn năng lượng thất thoát đó bị tiêu hao A. do các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật). B. qua các chất thải (ở động vật qua phân và nước tiểu). C. do hoạt động của nhóm sinh vật phân giải. D. qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,...). Câu 23: Đặc điểm nào sau đây về sự phân tầng của các loài sinh vật trong quần xã rừng mưa nhiệt đới là đúng? A. Các loài thực vật phân bố theo tầng còn các loài động vật không phân bố theo tầng. B. Sự phân tầng của các loài thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật. C. Các loài thực vật hạt kín không phân bố theo tầng còn các loài khác phân bố theo tầng. D. Sự phân tầng của thực vật và động vật không phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái. Câu 24: Một dãy các loài sinh vật có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng, trong đó loài này ăn loài khác phía trước và là thức ăn của loài tiếp theo phía sau là: A. tháp sinh thái. B. bậc dinh dưỡng. C. lưới thức ăn. D . chuỗi thức ăn. Câu 25: Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại là mối quan hệ A. ức chế - cảm nhiễm. B. cộng sinh. C. vật chủ - vật kí sinh. D. hội sinh. Câu 26: Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển gọi là A. kích thước dao động. B. kích thước tối thiểu. C. kích thước tối đa. D. kích thước suy vong. Câu 27: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiệu ứng nhà kính ở trái đất là do: A. đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch và thu hẹp diện tích rừng. B. thảm thực vật có xu hướng giảm dần quang hợp và tăng dần hô hấp vì có sự thay đổi khí hậu. C. bùng nổ dân số nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp. D. động vật được phát triển nhiều nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp. Câu 28: Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ % A. sinh khối chuyển hoá qua các bậc dinh dưỡng. B. vật chất chuyển hoá qua các bậc dinh dưỡng..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> C. năng lượng chuyển hoá qua các bậc dinh dưỡng. D. năng lượng mất đi qua mỗi bậc dinh dưỡng. Câu 29: Điều nào dưới đây không đúng với chu trình Cacbon? A. Thực vật lấy CO2 trực tiếp từ khí quyển để tổng hợp chất hữu cơ. B. Tất cả các động vật sử dụng trực tiếp cacbon từ thức ăn thực vật. C. Trong quá trình phân giải chất hữu cơ của vi sinh vật, CO2 và nước được trả lại môi trường. D. Trong quá trình hô hấp của động vật, thực vật, CO2 và nước được trả lại môi trường. Câu 30: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái diễn ra như thế nào? A. Bắt nguồn từ môi trường, được sinh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành quang năng, sau đó năng lượng được truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường. B. Bắt nguồn từ môi trường, được sinh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành năng lượng hóa học, sau đó năng lượng được truyền hết qua các bậc dinh dưỡng. C. Từ sinh vật sản xuất hình thành năng lượng hóa học, sau đó năng lượng được truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường D. Bắt nguồn từ môi trường, được sinh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành năng lượng hóa học, sau đó năng lượng được truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng truyền trở lại môi trường. Câu 31: Xét chuỗi thức ăn: Cỏ → Chuột → Rắn hổ mang → Đại bàng. Trong đó, sinh vật tiêu thụ là A. Cỏ, Chuột, Rắn hổ mang và Đại bàng. B. Đại bàng và Rắn hổ mang. C. Chuột, Rắn hổ mang và Đại bàng. D. Đại bàng. Câu 32: Sơ đồ sau minh họa sự phân bố của các cá thể trong không gian theo kiểu phân bố:. A. theo nhóm. B. phân tầng. C. đồng đều. D. ngẫu nhiên. Câu 33: Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau: Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 150 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên là: A. 9%. B. 1%. C. 10%. D. 12% 0 0 Câu 34: Chuột đài nguyên sống ở nơi nhiệt độ 5 C  30 C, nhưng phát triển tốt nhất ở 100C đến 200C. Khoảng nhiệt tốt nhất với nó gọi là A. khoảng ức chế. B. khoảng cực thuận. C. khoảng chịu đựng. D. giới hạn sinh thái. Câu 35: Điều nào dưới đây không đúng với chu trình nước? A. Trong khí quyển, nước ngưng tụ tạo thành mưa rơi xuống lượng lớn ở lục địa. B. Trong tự nhiên, nước luôn vận động, tạo nên chu trình nước toàn cầu. C. Trong khí quyển, nước ngưng tụ tạo thành mưa rơi xuống lượng lớn ở đại dương. D. Sự bốc hơi nước diễn ra từ đại dương, mặt đất và thảm thực vật. Câu 36: Hiện tượng thông liền rễ sinh trưởng tốt hơn, đàn bồ nông bơi thành hình vòng cung kiếm được nhiều cá hơn… gọi là A. hiệu suất tương tác. B. hiệu quả nhóm. C. tự tỉa thưa. D. sự quần tụ. Câu 37: Cây kiến có loại lá phình to trong có khoang mà kiến rất thích làm tổ, thức ăn kiến tha về là nguồn phân bón bổ sung cho cây. Quan hệ giữa kiến và cây kiến là quan hệ A. hợp tác. B. kí sinh. C. cộng sinh. D. hội sinh. Câu 38: Thành phần hữu sinh cấu trúc nên hệ sinh thái gồm: (1). Các chất vô cơ (2). Sinh vật sản xuất (3). Các chất hữu cơ (4). Sinh vật tiêu thụ (5). Các yếu tố khí hậu (6). Sinh vật phân giải A. (2), (3), (4). B. (2), (4), (6). C. (3), (4), (5). D. (1), (2), (3)..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Câu 39: Quá trình hình thành quần thể gồm các giai đoạn theo trình tự đúng là: (1) từ quần thể sinh vật ban đầu, một số cá thể cùng loài phát tán đến một môi trường sống mới. (2) giữa các cá thể cùng loài thiết lập mối quan hệ sinh thái, các cá thể sinh sản và dần hình thành quần thể ổn định. (3) chọn lọc tự nhiên giữ lại những cá thể thích nghi. A. (1), (3), (2). B. (2), (3), (1). C. (3), (2), (1). D. (1), (2), (3). Câu 40: Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái: (1) Động vật ăn động vật. (2) Động vật ăn thực vật. (3) Sinh vật sản xuất. Sơ đồ thể hiện đúng thứ tự truyền của dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là: A. (1) → (3) → (2). B. (2) → (3) → (1). C. (1) → (2) → (3). D. (3) → (2) → (1). ----------- HẾT ---------ĐỀ LUYỆN SỐ 4 – MÔN SINH HỌC 12 Câu 1: Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ nào? A. Quan hệ hỗ trợ. B. Cạnh tranh cùng loài. C. Cạnh tranh khác loài. D. Kí sinh cùng loài. Câu 2: Sinh vật sản xuất là những sinh vật: A.phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường B.động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật C.có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân D.chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp Câu 3: Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa răng” hộ là biểu hiện quan hệ: A.cộng sinh B.hội sinh C.hợp tác D.kí sinh Câu 4: Một quần xã ổn định thường có: A. Số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp B. Số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp C. Số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao D. Số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao Câu 5: Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật? A. Nhóm tuổi. B. Sự phân bố của các loài trong không gian. C. Tỉ lệ giới tính. D. Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích. Câu 6: Quan hệ hỗ trợ trong quần xã biểu hiện ở: A. Quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm B. Kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm C. Cộng sinh, hội sinh, hợp tác D. Cộng sinh, hội sinh, kí sinh Câu 7: Quá trình biến đổi năng lượng Mặt Trời thành năng lượng hóa học trong hệ sinh thái nhờ vào nhóm sinh vật nào? A.Sinh vật phân giải B.Sinhvật tiêu thụ bậc 1 C.Sinh vật tiêu thụ bậc 2 D.Sinh vật sản xuất Câu 8: Hiện nay diễn thế sinh thái chủ yếu diễn ra theo kiểu A. Hầu như không xảy ra diễn thế B. Diễn thế phân huỷ C. Diễn thế nguyên sinh D. Diễn thế thứ sinh Câu 9: Lượng khí CO2 tăng cao do nguyên nhân nào sau đây: A.hiệu ứng “nhà kính” B.trồng rừng và bảo vệ môi trường.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> C.sự phát triển công nghiệp và giao thông vận tải D.sử dụng các nguồn nguyên liệu mới như: gió, thủy triều,… Câu 10: Một số loài cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau. Hiện tượng này thể hiện ở mối quan hệ A. cạnh tranh cùng loài. B. hỗ trợ khác loài. C. cộng sinh. D. hỗ trợ cùng loài. Câu 11: Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thuỷ triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ: A. Ức chế - cảm nhiễm B. Cạnh tranh C. Hợp tác D. Hội sinh Câu 12: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật A. phát triển thuận lợi nhất. B. có sức sống giảm dần. C. có sức sống trung bình. D. chết hàng loạt. Câu 13: Có các loại nhân tố sinh thái nào? A. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố ngoại cảnh. B. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố con người. C. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố sinh vật. D. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh. Câu 14: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ kí sinh giữa các loài? A. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng B. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ. C. Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối. D. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu Câu 15: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể? A. Tập hợp cây cọ ở trên quả đồi Phú Thọ. B. Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt. C. Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ. D. Tập hợp cá chép sinh sống ở Hồ Tây. 0 Câu 16: Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,6 C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 0 0 0 42 C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 20 C đến 35 C. Từ 0 0 5,6 C đến 42 C được gọi là: A. Điểm gây chết giới hạn dưới. B. Khoảng thuận lợi của loài. C. Điểm gây chết giới hạn trên. D. Giới hạn sinh thái về nhân tố nhiệt độ. Câu 17: Ví dụ về mối quan hệ hợp tác là: A. Sáo thường đậu trên lưng trâu, bò bắt “chấy rận” để ăn B. Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối có khả năng phân huỷ xelulozo thành đường C. Nhiều loài phong lan sống bám thân cây gỗ của loài khác. D. Nấm và vi khuẩn lam quan hệ với nhau chặt chẽ đến mức tạo nên một dạng sống đặc biệt là địa y Câu 18: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng: A. Đường cong chữ J. B. Tăng dần đều. C. Giảm dần đều. D. Đường cong chữ S. Câu 19: Khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể và kích thước cơ thể, thì câu sai là A. Loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn. B. Kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài phù hợp với nguồn sống. C. Loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ. D. Kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể. Câu 20: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới A. giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu. B. tăng kích thước quần thể tới mức tối đa. C. duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp. D. tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể, làm cho quần thể bị diệt vong..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Câu 21: Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là: A. Sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế B. Sự cạnh tranh trong loài chủ chốt C. Sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế D. Sự cạnh tranh trong loài đặc trưng. Câu 22: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh? A. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. B. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể. C. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp. D. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp. Câu 23: Thảo nguyên là khu sinh học thuộc vùng: A.vùng nhiệt đới B.vùng ôn đới C.vùng cận Bắc cực D.vùng Bắc cực Câu 24: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 3 so với sinh vật tiêu thụ bậc 1 là: Sinh vật sản xuất (2,1.10 6 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.10 4 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo) A.0,57% B.0,92% C.0,42% D.45,5% Câu 25: Quan hệ giữa nấm với tảo đơn bào trong địa y là biểu hiện quan hệ: A. Ức chế cảm nhiễm B. Hội sinh C. Cộng sinh D. Kí sinh Câu 26: Nơi ở của các loài là A. địa điểm cư trú của chúng. B. địa điểm sinh sản của chúng. C. địa điểm thích nghi của chúng. D. địa điểm dinh dưỡng của chúng. Câu 27: Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự cạnh tranh giữa các loài là do chúng A. có thời gian hoạt động kiếm ăn trùng nhau. B. có các ổ sinh thái trùng lặp nhau. C. có mùa sinh sản trùng nhau. D. cùng sống trong một nơi ở. Câu 28: Trong tự nhiên, khi kích thước của quần thể giảm dưới mức tối thiểu thì A. quần thể luôn có khả năng tự điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng. B. quần thể không thể rơi vào trạng thái suy giảm và không bị diệt vong. C. khả năng sinh sản tăng do các cá thể đực, cái có nhiều cơ hội gặp nhau hơn. D. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Câu 29: Kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể nào sau đây là kiểu biến động theo chu kì? A. Số lượng cá thể của quần thể cá chép ở Hồ Tây giảm sau khi thu hoạch. B. Số lượng cá thể của quần thể tràm ở rừng U Minh giảm sau khi cháy. C. Số lượng cá thể của quần thể ếch đồng ở miền Bắc Việt Nam tăng nhanh vào mùa hè và giảm vào mùa đông. D. Số lượng cá thể của quần thể thông ở Côn Sơn giảm sau khi khai thác. Câu 30: Khi nói về chu trình sinh địa hoá nitơ, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối, như muối amôn (NH4+), nitrat (NO3-). B. Vi khuẩn phản nitrat hoá có thể phân hủy nitrat (NO)3- thành nitơ phân tử (N2). C. Một số loài vi khuẩn, vi khuẩn lam có khả năng cố định nitơ từ không khí. D. Động vật có xương sống có thể hấp thu nhiều nguồn nitơ như muối amôn (NH4+), nitrat (NO3-). Câu 31: Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện: A. Biến động theo chu kì tuần trăng. B. Biến động theo chu kì nhiều năm. C. Biến động theo chu kì mùa. D. Biến động theo chu kì ngày đêm. Câu 32: Tính đa dạng về loài của quần xã là: A. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài B. Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã C. Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát D. Số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã Câu 33: Tại một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu, số lượng sâu không thật dồi dào. Khả năng nào dưới đây không phải là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài chim có thể cùng tồn tại?.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> A. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày. B. Các loài chim cùng ăn một loài sâu, vào thời gian và địa điểm như nhau. C. Mỗi loài ăn một loài sâu khác nhau. D. Mỗi loài kiếm ăn ở một vị trí khác nhau trong rừng. Câu 34: Một khu rừng rậm bị chặt phá quá mức, dần mất cây to, cây bụi và cỏ chiếm ưu thế, động vật hiếm dần. Đây là: A. Diễn thế phân huỷ B. Biến đổi tiếp theo C. Diễn thế thứ sinh D. Diễn thế nguyên sinh Câu 35: Khi các yếu tố môi trường sống phân bố không đồng đều và các cá thể trong quần thể có tập tính sống thành bầy đàn thì kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể này là A. phân bố ngẫu nhiên. B. không xác định được kiểu phân bố. C. phân bố đồng đều. D. phân bố theo nhóm. Câu 36: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể bị kìm hãm ở mức nhất định bởi quan hệ sinh thái trong quần xã gọi là: A. Cân bằng sinh học B. Cân bằng quần thể C. Khống chế sinh học D. Giới hạn sinh thái Câu 37: Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất được phân chia theo nguồn gốc bao gồm: A. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái trên cạn B. hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo C. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt D. hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước Câu 38: Giới hạn sinh thái là gì? A. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được. B. Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian. C. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. D. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. Câu 39: Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi: A. Điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. B. Điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. C. Điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. D. Các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất. Câu 40: Sinh vật sản xuất là những sinh vật: A. có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân B. phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường C. chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp D. động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×