Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Tiểu luận quản lí nhà nước về tôn giáo trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.07 KB, 37 trang )

TRƯỜNG…
KHOA …


TIỂU LUẬN
Chủ đề: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ tên học viên:…………………….
Lớp:…………….,

- 2021
1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC
VỀ TƠN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
1.1.
Bản chất, nguồn gốc, vai trị của tơn giáo
1.2.
Quản lý nhà nước về tôn giáo
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
2.1.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội của thành
phố Hồ Chí Minh
2.2.


Đặc điểm của tơn giáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh
2.3.
Thực trạng quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3. MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
TƠN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH HIỆN NAY
3.1.
Một số phương hướng cơ bản nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước đối với tôn giáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay
3.2.
Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước đối với tơn giáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2

Trang
4
8

8
16
19
19

22
23

30
30
31
36
37


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Chưa kể vài chục triệu người khác
vẫn giữ tín ngưỡng dân gian truyền thống, chỉ tính riêng 6 tơn giáo lớn, ở nước
ta đã có gần 1/3 dân số cả nước sinh hoạt tơn giáo thường xuyên. Tôn giáo trở
thành nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Trong tình hình đó, Đảng và
Nhà nước xác định phải tăng cường công tác tơn giáo để vừa đảm bảo nhu cầu
tín ngưỡng của quần chúng, vừa kịp thời đấu tranh chống địch lợi dụng tơn giáo
để đi ngược lại lợi ích căn bản của nhân dân. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước đối với tôn giáo là vấn đề hết sức quan trọng, nó phải được sự
quan tâm của các ngành, các cấp và cần được tiến hành trên cơ sở khoa học của
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta từng bước hồn thiện chính
sách tơn giáo, tăng cường quản lý nhà nước đối với tôn giáo bằng pháp luật;
hướng cho cán bộ, đảng viên nhận thức đúng vai trị của các tơn giáo trong đời

sống nhân dân; kiên quyết uốn nắn nhận thức lệch lạc, những khuyết điểm nhằm
thực hiện triệt để tinh thần đại đoàn kết tồn dân vì sự nghiệp xây dựng nước
Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Thành phố Hồ Chí MInh là một thành phố đơng dân số, nhưng có tới
40% dân số theo Phật giáo, Cơng giáo, Tin lành, Cao đài. Ngồi ra, một bộ phận
nhân dân cịn theo tín ngưỡng truyền thống. Phần đơng tín đồ các tơn giáo có
trình độ dân trí thấp, cịn mê tín, thậm chí cuồng tín, nên dễ bị các thế lực tiêu
cực kích động, lợi dụng vào các mục đích chính trị xấu.
Hiện nay, tuy hoạt động của các tơn giáo có xu hướng đồng hành với dân
tộc, mang tính thuần túy tơn giáo, nhưng bên cạnh đó vẫn có tình trạng lúc này
hay lúc khác hoạt động của một số tơn giáo diễn ra khơng bình thường, có phần
lấn lướt chính quyền, vi phạm một số quy định của Nhà nước về xây dựng, sửa
chữa cơ sở thờ tự, in ấn, phát tán kinh sách; lợi dụng hoạt động từ thiện, nhân
đạo để khuếch trương thanh thế. Hiện tượng bói tốn, mê tín cịn diễn ra tràn
lan. Một số chức sắc các tôn giáo ngấm ngầm chống đối chủ trương, chính sách
4


của Đảng và Nhà nước. Các dịng tu, hội đồn và Gia đình phật tử thơng qua các
hình thức sinh hoạt phong phú đã thu hút khá đông thanh, thiếu niên tham gia
sinh hoạt tôn giáo. Hoạt động truyền đạo trái phép của một số tôn giáo vào vùng
đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa ngày càng gia tăng. Việc các thế lực phản
động lợi dụng tôn giáo để kích động quần chúng chống đối chính quyền vẫn lẻ
tẻ diễn ra ở một số nơi.
Trước tình hình đó, Thành ủy đã tăng cường chỉ đạo quản lý nhà nước
đối với tôn giáo, nên đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, công tác
quản lý nhà nước đối với tơn giáo cịn có nhiều hạn chế: sự phối hợp giữa các
ngành, các cấp thiếu tập trung và đồng bộ; việc phân định chức năng quản lý của
các cấp chính quyền khơng rõ ràng, cịn đùn đẩy cho nhau. Điều đó vơ tình đã
tạo ra những sơ hở, thiếu chặt chẽ; giải quyết không đúng thẩm quyền. Nhận

thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên về chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước về tơn giáo cịn hạn chế. Do đó, một số cơ quan quản lý nhà nước
cũng vi phạm chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước.
Trước tình hình đó, việc tìm ra những phương hướng và giải pháp để
nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan Nhà nước trên địa bàn nhằm vừa đảm
bảo nhu cầu tín ngưỡng, tơn giáo lành mạnh của quần chúng, vừa đảm bảo cho
chính sách tơn giáo khơng bị vi phạm, vừa đấu tranh có hiệu quả chống địch lợi
dụng tôn giáo là việc làm cần thiết.
Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề: “Quản lí nhà nước về tơn giáo trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh” trở thành vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước đối với tơn giáo nói riêng
là một trong những u cầu của sự nghiệp đổi mới. Cho nên, từ khi có Nghị
quyết 24 của Bộ Chính trị, việc đi vào nghiên cứu tơn giáo, đề ra chủ trương,
chính sách tơn giáo ngày càng được nhiều nhà lý luận - chính trị quan tâm hơn.
Từ đó, nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này đã được công bố. Chẳng hạn,
“Mối quan hệ giữa chính trị và tơn giáo trong thời kỳ mở rộng giao lưu quốc tế
và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
5


hiện nay” của Trung tâm Khoa học về Tín ngưỡng và Tơn giáo thuộc Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1998; “Tơn giáo tín ngưỡng hiện nay Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết” của Trung tâm Thơng tin - Tư liệu, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1995; “Đổi mới quản lý nhà nước
bằng pháp luật đối với hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam” của Trần Minh
Thư, năm 1999... Song, các cơng trình nghiên cứu này mới chỉ đề cập cơng tác
tơn giáo nói chung, chưa đi sâu vào nghiên cứu quản lý nhà nước đối với tơn giáo.
Các cơng trình nghiên cứu trên mới chỉ đi sâu vào nghiên cứu các tôn
giáo trên địa bàn của các thành phố, thành, từ đó, bước đầu đưa ra một số giải
pháp chủ yếu để quản lý các tôn giáo đó. Các cơng trình này chưa đánh giá được

thực trạng quản lý nhà nước đối với tôn giáo và làm rõ vấn đề đặt ra hiện nay
trên lĩnh vực quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở thành phố Hồ Chí Minh. Do
vậy, một số giải pháp được đưa ra còn thiếu sát hợp và đồng bộ. Đề tài này góp
phần hồn thiện thêm cơng tác nghiên cứu đó.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với tơn giáo ở Thành
phố Hồ Chí Minh với tất cả các mặt mạnh và yếu của nó, tiểu luận góp phần đề
xuất một số phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
đối với tôn giáo trên địa bàn thành phố trong thời gian trước mắt.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ những đặc điểm của tơn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Làm rõ những thành tựu và hạn chế trong quản lý nhà nước đối với tôn
giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây, nguyên nhân của chúng.
Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước đối với tôn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Quản lí nhà nước về tơn giáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
* Phạm vi nghiên cứu
6


Công tác tôn giáo bao gồm nhiều mặt, liên quan đến nhiều lĩnh vực của
đời sống xã hội. Đề tài này chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu quản lý nhà nước
đối với tơn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay trên một số phương diện.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Tiểu luận được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quản lý nhà

nước đối với tôn giáo. Tiểu luận cũng xuất phát từ thực tiễn quản lý nhà nước
đối với tôn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua.
* Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tiểu luận này, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp lôgic
và lịch sử, phân tích và tổng hợp, so sánh, đối chiếu cùng phương pháp của xã hội
học... nhằm đạt mục đích và hoàn thành những nhiệm vụ mà tiểu luận đặt ra.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
* Ý nghĩa khoa học
Bước đầu phát hiện ra được một số vấn đề cấp bách đang đặt ra trong
quản lý nhà nước đối với tơn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Đưa ra được một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước đối với tơn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
* Ý nghĩa thực tiễn
Tiểu luận có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để xây dựng chủ
trương, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với tôn giáo và vận dụng vào
thực tiễn của Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiểu luận có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy Chủ nghĩa xã hội
khoa học, Tôn giáo học...
7. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận
gồm 3 chương, 7 tiết.

7


Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ
TƠN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Bản chất, nguồn gốc, vai trị của tơn giáo
1.1.1. Bản chất, nguồn gốc của tôn giáo
Từ thời cổ đại, các nhà triết học đã đề cập đến khái niệm tôn giáo. Các

nhà triết học duy vật cổ đại như Heraclil (540-480 tr CN), Domocril (460-371 tr
CN), Epiquya (341-270 tr CN) khơng cơng nhận có thần thánh, tơn giáo. Theo
họ, mọi vật ( kể cả linh hồn con người) đều được cấu tạo từ nguyên tử, thần
thánh chẳng qua chỉ là sự tưởng tượng của con người khi con người sợ hãi, bất
lực trước thiên nhiên. Về sau, các nhà khoa học như N. Cơpécních (1473-1543),
G. Galilê (1564-1642), L. Phơ bách (1804-1872)..., củng cố và tiếp tục phát triển
các quan niệm ấy.
Đối lập với phái duy vật, các nhà triết học duy tâm như Platon (427-347
tr CN), Aristot (384-322 tr CN), và về sau là Beccơli (1684-1733),... thì thừa nhận
có Chúa và các Đấng thiêng liêng, tức là có tơn giáo. Chúa và các Đấng thiêng
liêng có sức mạnh vơ biên, sáng tạo ra mn lồi, mn vật và con người.
Từ khi bước lên vũ đài chính trị, Mác và các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác
đã đi sâu nghiên cứu tôn giáo, đặt tôn giáo trong mối quan hệ với các hiện tượng
xã hội khác như kinh tế học, đạo đức học, văn hóa, ... Từ đấy, F. Ănghen quan
niệm tôn giáo như sau: “Mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào
đầu óc con người của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày
của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế mang hình thức
siêu trần thế”.
Từ định nghĩa trên đây của F. Ănghen về tơn giáo có thể nhận ra được
bản chất của tơn giáo là:
Trước hết, cần nhận thấy rằng hiện tưọng khách quan tác động vào con
người, con người nhận thức (nắm bắt và hiểu được hiện tượng khách quan ấy). Từ
đó, con người thể hiện sự nhận thức ấy thành những cái mà chủ nghĩa Mác gọi là
hình thái ý thức xã hội. Hình thái ý thức tồn tại qua nhiều dạng khác nhau như
8


triết học, chính trị học, nhà nước, luật pháp, đạo đức, văn hóa ... và tơn giáo. Như
vậy, tơn giáo cũng như triết học, đạo đức... chỉ là những hình thái ý thức xã hội.
Tuy nhiên, tôn giáo chỉ sự phản ánh hư ảo. Tính hư ảo, hoang đường

trong sự phản ánh của tôn giáo là ở chỗ chia thế giới thống nhất thành hai thế
giới đối lập nhau: thế giới thứ nhất là thế giới có thật với đặc điểm có tính bản
chất là đầy đau khổ, bất hạnh, thế giới thứ hai là thế giới của thần thánh với đặc
điểm là tốt đẹp, cầu được ước thấy.
Thừa nhận tôn giáo phản ánh cách nhận thức con người về hiện thực
khách quan có nghĩa là coi tơn giáo như một hình thức, một cơng cụ thể hiện tư
tưởng, tình cảm của con người. Khi viết “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.
Tôn giáo là hạnh phúc hư ảo của nhân dân” thì Mác một phần nhấn mạnh tính
tích cực và tiêu cực của tôn giáo, mặt khác thừa nhận tôn giáo như là sự bù đắp,
xoa dịu nỗi đau của con ngươì, tơn giáo là một liều thuốc an thần.
* Một khi nhận thức được những khía cạnh trên đây trong bản chất của
tơn giáo, thì chúng ta cũng hiểu rõ nét đặc trưng của tôn giáo gồm:
a) Niềm tin: Khi người ta nói đến tơn giáo là nói đến niềm tin, bởi khơng
có niềm tin thì khơng thể có tơn giáo. Nhưng đó là “niềm tin hư ảo, ảo tưởng” ở
sự tồn tại và sức mạnh của lực lượng siêu nhiên. Niềm tin đó xuất phát từ ý
thức, tình cảm, tâm lý của con người và nó khơng thể chứng minh được, nó hồn
tồn khác với niềm tin khoa học là niềm tin được chứng minh bằng thực tiễn.
b) Xuất phát từ niềm tin cho rằng sự tồn tại và sức mạnh của lực lượng
siêu nhiên là có thật nên từ đó đã dẫn đến quan hệ tình cảm đối với lực lượng
này. Người tín ngưỡng khơng những tưởng tượng ra cái siêu nhiên là có thật với
sức mạnh thần bí của nó, mà cịn biểu hiện những mối quan hệ tình cảm, tâm lý
đối với lực lượng siêu nhiên, đó là: thành kính, u mến, hy vọng, mừng vui phấn
khởi hay sợ hãi, tuyệt vọng, bực tức ... khơng có mối quan hệ tình cảm này thì
khơng thể hình thành tín ngưỡng tơn giáo được.
c) Từ mối quan hệ tình cảm đó đã dẫn đến những mối quan hệ thực tiễn
ảo tưởng đặc biệt. Đó là những hành vi của người có tín ngưỡng, nhưng mang
9


tính ảo tưởng, hoang tưởng thể hiện qua các hành thức nghi lễ, cầu cúng như:

cầu kinh, niệm Phật, rước lễ, mong sự ban ơn, ban phước của đấng siêu nhiên.
Cả ba yếu tố trên gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau trong ý
thức tôn giáo - niềm tin hư ảo là cái xuyên suốt, bản chất nhất. Yếu tố tổ chức
hành động tôn giáo giữa vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển tơn
giáo. Vì vậy, về bản chất tơn giáo là một hình thái ý thức xã hội. Nhưng xem xét
tồn diện cả ba yếu tố đó, tơn giáo khơng chỉ là một hình thái ý thức xã hội mà
cịn là một hiện tượng xã hội và là một tổ chức, một lực lượng xã hội - văn hóa tâm linh khá đơng đảo và rộng rãi.
* Cơ sở hình thành tơn giáo:
Khi xã hội lồi người cịn ở buổi sơ khai, trước những hiện tượng tự
nhiên xảy ra trong vũ trụ như sấm chớp, mưa gió, bão tố, lụt lội, hạn hán... và
sinh hoạt của con người như đau ốm, bệnh tật, chết chóc, trạng thái xuất thần,
hơn mê, giấc mơ, hình ảnh con người in trên mặt nước... đã phản ánh vào đầu óc
con người vốn hiểu biết kém cỏi, trí tuệ sơ khai đã khơng thể lý giải được những
hiện tượng đó. Trong điều kiện của cuộc sống sơ khai, con người hoàn toàn bất
lực trước những thảm họa của thiên nhiên ập đến. Về mặt hành vi thì con người
tìm cách trốn chạy, về mặt nhận thức thì cho rằng các hiện tượng đó là do có
những đấng siêu hình tạo ra, chi phối, điều khiển bằng sức mạnh siêu nhiên. Từ
đó, con người cho rằng, ngồi những hình ảnh mà họ nhận thấy được thì trong
vũ trụ cịn có một lực lượng siêu nhiên đó là các thần, thánh và khi có thần thánh
nổi giận thì con người sẽ phải gánh lấy thảm họa. Để mưu cầu cho cuộc sống
được ấm no, hạnh phúc tránh được những thảm họa do thiên tai ập đến con
người đã tìm cách xoa diụ sự giận dữ của các thần linh bằng các nghi thức cúng
bái, từ đây hình thành nên lịng tín ngưỡng của con người. Bước đầu tín ngưỡng
của con người chỉ là thứ tín ngưỡng dân gian, qua thời gian lịng tín ngưỡng của
con người được củng cố bởi những sự việc xảy ra một cách trùng hợp hết sức
ngẫu nhiên không thể lý giải được cộng thêm sự thêu dệt của con người đã làm
cho con người có niềm tin chắc chắn rằng có một lực lượng siêu nhiên với
10



những sức mạnh khác thưịng có đủ khả năng chi phối cuộc sống của con người,
có thể mang đến cho con người cái hạnh phúc, và cả sự bất hạnh, khổ đau - tín
ngưỡng tơn giáo ra đời. Những hình thức, biểu tượng như “Trời”, “Phật”,
“Thánh”, “Thần”,... tác động đến đời sống tâm linh của con người, được con
người tin là có thật và hết lịng tơn thờ.
Tín ngưỡng tơn giáo đã thật sự trở thành là tơn giáo, có hình thức tơn
giáo khi xã hội lồi người bắt đầu có phân chia giai cấp, khi nhận thức của con
người phát triển đến trình độ khái quát biến lực lượng siêu nhiên thành các biểu
tượng như “Đấng Tối cao”, “Đấng Cứu thế”, “Chúa Trời”, “Phật tổ”, … khi xã
hội có điều kiện về vật chất để xuất hiện một lớp người thốt ly ra khỏi mơi
trường sản xuất, để chun làm công việc tôn giáo như xây dựng giáo lý, giáo
luật, tổ chức giáo hội, ...
Bên cạnh những hiện tượng tự nhiên xảy ra trong vũ trụ, con người còn
gặp phải những hiện tượng tự phát trong đời sống xã hội như xung đột vũ trang
của các bộ lạc, tranh giành lãnh thổ, phân công xã hội, sự đàn áp, bóc lột của
giai cấp thống trị xã hội,... đối với con người ở thời kỳ hoang sơ cũng là những
cái áp lực nặng nề về mặt xã hội mà con người cần phải tìm ra một lối thốt. Tuy
nhiên, trong điều kiện vật chất hạn hẹp, nhận thức thấp kém,... con người đã trở
nên bất lực trước sức mạnh của xã hội, họ tự tìm cho mình một lối thốt mà ở đó
chỉ có ảo tưởng, hoang đường để tự an ủi, hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp,
một cuộc sống ở thiên đàng ngay trên thế gian, họ gởi gắm niềm tin vào tôn
giáo, vào lực lượng siêu nhiên. Là một trong những yếu tố quyết định sự ra đời
và tồn tại của tôn giáo.
Ănghen đã từng viết: “Chẳng bao lâu, bên cạnh những sức mạnh tự
nhiên, lại xuất hiện những sức mạnh xã hội, những sức mạnh đối lập với người
ta và đối với người ta thì sức mạnh xã hội này cũng lạ y như những sức mạnh tự
nhiên vậy, lúc đầu cũng không thể hiểu được và cũng chi phối người ta với một
cái vẽ tất yếu, bề ngoài hệt như sức mạnh tự nhiên vậy”. (Mác, Ănghen tuyển
tập II).
11



Tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của con người trước sức mạnh tự nhiên,
trước những biến động xã hội, trước những thử thách trong cuộc sống của cá
nhân và cộng đồng cũng là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng
trong việc ra đời, tồn tại và phát triển của tơn giáo.
Như vậy, có thể nói tơn giáo đã được ra đời từ ba nguồn gốc sau đây:
- Do nhận thức thấp kém của con người khi phải đối mặt với thiên nhiên
hùng vĩ và bí ẩn.
- Do xã hội lồi người đầy bí ẩn mà con người thì bất lực, khơng lý giải
được.
- Do tâm lý sợ hãi, khuất phục hay ca ngợi của con người đối với tự
nhiên và con người.
Nếu như cơ sở thứ nhất và thứ hai, một phần của cơ sở thứ ba cho thấy
tơn giáo chỉ là lối thốt của con người khi con người bất lực, sợ hãi, âu lo, ...
trước thiên nhiên, xã hội và con người, thì một phần cơ sở thứ ba cho thấy tơn
giáo là một hình thức phản ánh tâm tư nguyện vọng của con người.
Từ những cơ sở này chúng ta có thể rút ra một kết luận quan trọng là:
Tôn giáo dần dần sẽ mất đi khi những cơ sở ra đời của nó khơng cịn nữa, và vì
thế khơng được và khơng thể dùng bạo lực để triệt tiêu tôn giáo.
Khi lý giải bản chất của tôn giáo và cơ sở cho sự ra đời của tôn giáo, triết
học Mác thừa nhận tôn giáo có cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực của nó.
1.1.2. Vai trị của tơn giáo
Tơn giáo là sản phẩm của con người, được khai sinh từ đời sống “tâm
linh”của con ngưịi nhưng sau đó tơn giáo trở lại chi phối chính cái đời sống
“tâm linh” đó, nghĩa là chi phối đến đời sống tinh thần của con người, hay ít ra
là trong cộng đồng dân cư có tín ngưỡng.
Khi đề cập vai trị của tơn giáo thì cần thấy rõ chức năng và hai mặt tích
cực, tiêu cực của tơn giáo để thấy được rõ hơn vị trí của tôn giáo trong đời sống
tinh thần của con người, của xã hội.

Tơn giáo có chức năng thế giới quan, là chức năng làm cho con người
12


nhận biết, giải thích thế giới quan tơn giáo, theo những quan niệm về sự phụ
thuộc vào cái siêu nhiên, ... chức năng liên kết thì củng cố cộng đồng, củng cố
các quan hệ xã hội trong giải quyết các mối quan hệ xã hội đặt ra. Tơn giáo cịn
có chức năng điều chỉnh. Tôn giáo đã tạo ra một hệ thống chuẩn mực và gía trị.
Các chuẩn mực tơn giáo không chỉ thể hiện trong lĩnh vực tiến hành nghi lễ mà
còn bao hàm trong các thuyết về luân lý, đạo đức xã hội do các tổ chức tôn giáo
soạn thảo và truyền bá, trong đó chứa đựng những quy định về khuyến khích và
ngăn cấm một cách chi tiết để điều chỉnh cả hành vi đạo đức - xã hội của con
người, điều chỉnh thái độ đối với bản thân và gia đình, với những người khác
trong cộng đồng. Nói chung, giáo lý của tơn giáo có mặt tích cực là ln ln
hướng các suy nghĩ và hành vi của con người vào việc thiện, chống lại những
việc ác. Đạo đức của tơn giáo có mặt tốt là hướng con người đến sự yêu thương,
đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Đạo đức tơn giáo có những điều
phù hợp với sự nghiệp xây dựng xã hội mới của chúng ta ngày nay.
Có thể thấy tơn giáo có ba khía cạnh tích cực sau đây:
Một là: Tơn giáo xoa dịu nỗi đau, an ủi tinh thần của con người. Chúng
ta xem tôn giáo là liều thuốc an thần nghĩa là thừa nhận khía cạnh tích cực này.
Tơn giáo cũng có chức năng là “bù đắp sự thiếu hụt” của hiện thực, xoa diụ nỗi
đau của con người.
Ngày nay, khi xã hội phát triển cao về mặt vật chất, con người có cuộc
sống dư dả hơn thì đời sống tinh thần của con người hình như trở nên khơ khan,
lạnh nhạt hơn, xã hội có nhiều biến động hơn, tình trạng phân hóa giàu nghèo rõ
rệt hơn, trật tự trị an có phần xấu đi. Số người bị rũi ro, tại nạn, bất hạnh, làm ăn
thua lỗ,... tăng lên, tâm lý của con người bị hụt hẫng, cảm thấy cơ đơn, thất
vọng, buồn chán... và họ đã tìm đến tôn giáo như một nơi nương tựa, gởi gắm
niềm tin vào tôn giáo, họ cầu nguyện và trông chờ vào sự cứu giúp của Trời, của

Phật, của Chúa, của Thánh, của Thần,... và tôn giáo đối với họ như là liều thuốc
an thần xoa dịu đi những nỗi bất hạnh của cuộc đời.
Hai là: Đạo đức tơn giáo có mặt tốt. Điều này một phần do xuất phát từ
13


mục đích ban đầu khi người ta sáng lập ra tơn giáo: đánh vào tình u thương
con người, khơi dậy tình người (giúp đỡ, cưu mang nhau),... tơn giáo mới đi vào
lịng người, mới có chỗ trú trong xã hội. Tôn giáo đã tạo một hệ thống chuẩn
mực và giá trị. Các chuẩn mực tôn giáo không chỉ thể hiện trong lĩnh vực tiến
hành nghi lễ mà còn bao hàm trong các thuyết về luân lý, đạo đức - xã hội do
các tổ chức tôn giáo soạn thảo và truyền bá, trong đó chứa đựng những quy định
về khuyến khích và ngăn cấm một cách chi tiết để điều chỉnh cả về hành vi đạo
đức - xã hội con người, điều chỉnh thái độ với bản thân, và gia đình, vơi những
người khác trong cộng đồng. Nói chung, giáo lý của tơn giáo có mặt tích cực là
ln ln hướng các suy nghĩ và hành vi của con người vào việc thiện, chống lại
những việc ác. Đạo đức của tôn giáo có mặt tốt là hướng con người đến sự yêu
thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Đạo đức tơn giáo có những
điều phù hợp với sự nghiệp xây dựng xã hội mới của chúng ta ngày nay.
Ba là: sản phẩm tôn giáo (nhà thờ, chùa chiền, tượng Phật, tượng
Chúa,...) là sự sáng tạo của con người, là sản phẩm của văn hóa nhân loại và là
văn hóa của dân tộc cần phải được giữ gìn và bảo vệ.
Bên cạnh mặt tích cực, tơn giáo cũng có những mặt hạn chế, tiêu cực ít
nhiều làm ảnh hưởng đến vai trị, vị trí của tơn giáo trong đời sống xã hội.
Mặt hạn chế của tôn giáo là làm mờ nhạt ý thức đấu tranh, ý chí tự chủ
vươn lên, ý thức trách nhiệm của con người, làm cho con người trở nên lệ thuộc
vào thế giới bên ngoài, con người trở nên bị gị bó và nghèo đi. Tơn giáo là đối
tượng dễ bị lợi dụng, vì mục đích đen tối, tơn giáo với đặc tính bảo thủ đã trở
thành như là một lực cản trước sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật, của xã hội.
Song song với hoạt động của tơn giáo thì bao giờ cũng có bóng dáng của

tệ mê tín dị đoan thơng qua các biểu hiện như đồng bóng, bói tốn, xin xăm, bốc
thẻ, tin vào số mệnh, giải hạn, xem giờ, cúng sao, ăn kiêng, chọn số đẹp, chọn
ngày, đặt bát hương trong cơ quan, trên tàu xe, góc cây,... bên cạnh đó cịn là
việc đốt vàng mã, đồ vật đắt tiền cho người quá cố. Các hoạt động mê tín đó đã
làm cho con người mất đi một lượng thời gian hết sức quý báu, tốn kém tiền bạc,
14


sao lãng công việc làm ăn, làm đổ vỡ hạnh phúc gia đình, gây chia rẽ tình làng
nghĩa xóm,... đúng là mê tín dị đoan - là sự suy luận một cách khác thường, lạ kỳ,
phi lý trên cơ sở của niềm tin mê muội.
Có thể nhìn thấy rõ những khía cạnh tiêu cực sau đây:
Một là: Tơn giáo tạo niềm tin mù quáng. Con người phải có niềm tin, vì
niềm tin là cơ sở cho sự tồn tại và tạo nên sức mạnh cho con người. Song nếu
gởi gắm niềm tin vào lực lượng khơng có thật thì đó là niềm tin mù quáng.
Hai là: Tôn giáo bảo thủ, có sức ỳ lớn. Xã hội lồi người và thế giới tự
nhiên ln biến đổi khơng ngừng, thậm chí sự biến đổi ấy nhanh đến chóng mặt.
Trong khi đó, tơn giáo vẫn hướng con người ta vào những chuyện đã nói cách
đây hàng ngàn năm.
Ba là: Tơn giáo liên kết với chính trị. Lịch sử xã hội lồi người đã xác
nhận: lúc đầu, các tơn giáo đều đề cao lịng tin của con người, thương yêu chăm
sóc con người, là thế giới riêng tư của con người. Song về sau, một bộ phận
chức sắc các tôn giáo đã biến tôn giáo thành cơng cụ phục vụ quyền lợi cho một
nhóm nhỏ người. Các cuộc chiến tranh tôn giáo sắc tộc từ xưa đến nay (xem
phần mở đầu) đã nói lên điều này.
Tơn giáo là một hình thái ý thức xã hội, là một hiện tượng xã hội, là sản
phẩm của con người nên tôn giáo không thể tách rời ra khỏi xã hội, chịu sự chi
phối của xã hội và ít nhiều xã hội cũng phải chiụ sự chi phối của tôn giáo.
Do vậy, tôn giáo là một bộ phận cấu thành quan trọng của đời sống tinh
thần của xã hội. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, tơn giáo đã ảnh

hưởng khá sâu sắc đến đời sống văn hóa, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, lối sống,
phong tục tập quán của dân tộc, ảnh hưởng đến đời sống chính trị ở mức độ, cấp
độ có khác nhau trong những hoàn cảnh của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, do điều kiện lịch sử, xã hội, tâm lý,... tơn giáo có vị trí khá
đặc biệt trong đời sống tinh thần, tín ngưỡng, nhân cách, đến q trình phát triển
của xã hội,... ảnh hưởng đến sự phát triển của văn hóa dân tộc. Thơng qua những
tác động của các sinh hoạt tín ngưỡng tơn giáo, đến các sinh hoạt văn hóa (hội
15


làng, tế lễ,...) đã góp phần tạo nên những nét riêng về văn hóa Việt Nam.
Vai trị của tơn giáo vừa gợi cho Nhà nước trong việc quản lý đối với
hoạt động của tôn giáo trong giai đoạn mới của cách mạng.
1.2. Quản lý nhà nước về tôn giáo
1.2.1. Quản lý Nhà nước
Trong tổng thể quản lý Nhà nước, phương thức “Đảng lãnh đạo, nhân dân
làm chủ, Nhà nước quản lý”. Hệ thống chủ thể quản lý xã hội ở nước ta gồm có:
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt
trận tổ quốc và các thành viên của Mặt trận.
Trong hệ thống chủ thể này, chỉ có Nhà nước là chủ thể duy nhất quản lý
toàn dân, toàn diện và quản lý bằng pháp luật để thực hiện quyền làm chủ của
nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhà nước quản lý toàn dân, là quản lý tất cả mọi người đang làm ăn, sinh
sống trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm: công dân Việt nam, những công dân là
người nước ngoài, kể cả những người Việt Nam bị mất một số quyền công dân.
Nhà nước quản lý toàn diện, là quản lý toàn bộ các lĩnh vực của đời sống
xã hội dựa theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ.
Nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội như khơng có nghĩa là
các cơ quan hành chính nhà nước sẽ điểu chỉnh tất cả các khía cạnh phát sinh
trong đời sống xã hội mà chỉ điều chỉnh những vấn đề do pháp luật quy định.

Nhà nước quản lý bằng luật pháp là quản lý và điều hành xã hội bằng
pháp luật, lấy pháp luật làm công cụ để xử lý mọi hành vi vi phạm pháp luật một
cách nghiêm minh qua các hình thức như khiển trách, phạt hành chính, cải tạo
lao động, phạt tù treo, tù ngắn ngày, tù chung thân và kể cả việc loại bỏ một con
người ra khỏi đời sống xã hội khi họ có những hành vi gây phương hại nghiêm
trọng đến lợi ích quốc gia, lợi ích của dân tộc, quyền và nghĩa vụ chính đáng của
nhân dân.
Như vậy, các chủ thể khác chỉ có thể lấy điều lệ của tổ chức mình, các
nghị quyết của Đại hội, của các cấp uỷ... để làm công cụ quản lý và chỉ có quyền
16


xử lý các hành vi vi phạm bằng các hình thức như phê bình, cảnh cáo và khai trừ
ra khỏi tổ chức của mình mà thơi.
Quản lý Nhà nước: là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà
nước, được sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và
hành vi hoạt động của con người, quản lý Nhà nước với dạng quản lý của các
chủ thể khác như Cơng đồn, thanh niên, Phụ nữ,... ở chỗ các chủ thể này không
dùng quyền lực luật pháp của Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ quản lý mà
chỉ dùng phương thức giáo dục vận động quần chúng. Còn quản lý Nhà nước là
sử dụng pháp luật, sử dụng quyền lực công – là quyền lực đơn phương, một
chiều là mệnh lệnh buộc khách thể phải chấp hành và có tính tổ chức cao, nó tổ
chức và điều hành các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người bằng
quyền lực (pháp luật) của Nhà nước.
Tôn giáo là một lĩnh vực mà Nhà nước phải quản lý. Song quản lý Nhà
nước đối với tôn giáo là loại quản lý đặc thù, phải quan tâm đúng mức đến đặc
điểm của khách thể quản lý.
1.2.2. Quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo
Là một dạng quản lý xã hội mang tính chất nhà nước, nó tổ chức và điều
hành q trình hoạt động tôn giáo của các pháp nhân tôn giáo và của các thể

nhân tơn giáo bằng quyền lực Nhà nước. Nói cách khác, quản lý Nhà nước về
hoạt động tôn giáo là quản lý hoạt động của các tín đồ, chức sắc, nơi thờ tự, đồ
dùng việc đạo, cơ sở vật chất xã hội của các tôn giáo và sinh hoạt tôn giáo.
Sinh hoạt tôn giáo là một hoạt động đặc thù, là một nhu cầu sinh hoạt
tinh thần chính đáng của nhân dân. Quản lý của Nhà nước là một sự tác động
sao cho cơng dân có đạo sinh hoạt trong giáo giới vẫn hoàn thành bổn phận đối
với xã hội, vẫn được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích, về sự bình đẳng trên
mọi phương diện mà Hiến pháp đã quy định.
Một là, đặc trưng của quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo:
Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tơn giáo có hai đặc trưng riêng sau đây:
Thứ nhất: Tôn giáo cũng như các tổ chức chính trị xã hội khác, muốn tổ
17


chức và hoạt động phải được Nhà nước cho phép. Theo Hiến pháp và luật pháp
hiện hành, chủ thể có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động đối với các tổ chức
xã hội là Thủ tướng Chính phủ. Thủ tưóng có thể uỷ quyền cho Bộ trưởng, Chủ
tịch UBND tỉnh, thành phố đối với một số tổ chức có phạm vi hoạt động trong
phạm vi từng địa phương.
Thứ hai: Hoạt động tôn giáo chịu sự quản lý của Nhà nước là để bảo
đảm tự do tín ngưỡng và tơn trọng pháp luật Nhà nước. Thực hiện các sinh hoạt
tôn giáo theo theo giáo luật, lề luật, lễ nghi... là việc riêng tư của tín đồ, là thể
hiện quyền và nghĩa vụ về mặt tín đồ đối với giáo hội. Bên cạnh đó người tín đồ
cịn phải thực hiện quyền và nghĩa vụ cơng dân của mình theo luật định. Nhà
nước bảo đảm tự do tín ngưỡng theo quy định của Hiến pháp. Cơng dân có đạo,
sinh hoạt tơn giáo trên cơ sở phải phù hợp với pháp luật của Nhà nước.
Hai là, một số nguyên tắc cơ bản trong quản lý Nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo:
Đối với hoạt động tơn giáo, có một số ngun tắc chính sau đây:
1- Ngun tắc mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đây là

nguyên tắc của thể chế dân chủ, có tính phổ qt đã được ghi tại Điều 52 của
Hiến pháp 1992. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của cơg dân,
nghiêm cấm sự phân biệt đối xử vì lý do tơn giáo hoặc tín ngưỡng, cơng dân
theo tơn giáo và khơng theo tơn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, được hưởng
những quyền lợi, đồng thời có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ cơng dân.
2- Ngun tắc tự do tín ngưỡng: là tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tơn
giáo và khơng tín ngưỡng, tơn giáo của cơng dân. Mọi cơng dân đều bình đẳng
về nghĩa vụ và quyền lợi trước pháp luật, không phân biệt tín ngưỡng tơn giáo.
tự do tín ngưỡng có nghĩa là con người tự nguyện trong tinh thần hướng tới một
đấng tối cao, khơng ai có thể áp đặt hoặc tước bỏ. Tự do tín ngưỡng nhưng
khơng chấp nhận sự thơn tính, sự độc tơn của tơn giáo này với tơn giáo khác.
Cũng không thể áp đặt hoặc gạt bỏ thông qua chính trị. Điều 70 của Hiến pháp
1992 đã ghi “Cơng dân có quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, theo hoặc không
18


theo một tơn giáo nào. Các tơn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi
thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm
phạm tự do tín ngưỡng, tơn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để lám trái
pháp luật và chính sách của Nhà nước”.
3- Nguyên tắc về tính thống nhất giữa sinh hoạt văn hóa và bảo tồn giá trị
văn hóa. Sự tồn tại của tơn giáo, của đời sống tinh thần trong tín ngưỡng của con
người là những động lực cho sự phát triển và bảo tồn văn hóa. Tín ngưỡng bao
giờ cũng thể hiện thơng qua các sinh hoạt vật chất của con người lịng tin tơn giáo
được vật chất hóa trong đời sống xã hội thể hiện qua các kinh sách, luật lệ, lễ
nghi,... các công trình kiến trúc tơn giáo bao giờ cũng là nơi thờ phụng của các
tôn giáo, đồng thời cũng là những kiệt tác về kiến trúc, về văn hóa. Nó gắn liền
hoặc trở thành những trường phái hội họa, kiến trúc qua các thời kỳ khác nhau. Vì
vậy, những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tơn giáo được pháp luật bảo hộ.
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TƠN

GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội của thành phố Hồ
Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai thành phố lớn nhất cả nước,
nằm ở miền Nam Việt Nam, trong tọa độ địa lý khoảng 10 0 10' - 10 0 38' vĩ độ
Bắc và 106022' - 106 054' kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội 1.730km theo
đường bộ và cách bờ biển Đơng 50 km theo đường chim bay. Phía Bắc giáp tỉnh
Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đơng và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng
Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long
An và Tiền Giang. Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông lớn, thuận lợi
về giao thông đường thủy, đường bộ và đường hàng không, rất thuận tiện về
giao lưu quốc tế.
Với diện tích khoảng 2095,01 km2, gồm 19 quận và 5 huyện, 254 phường,
63 xã, thị trấn, với dân số khoảng 8.993.900 người (năm 2020) (thống kê
1/4/2019 chỉ khoảng 7.123.340 người), mật độ dân số 4.419 người/km², thành
19


phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính đơng dân cư nhất cả nước với mật độ và
tốc độ tăng dân số cao (3,54%/năm), trong đó tăng cơ học (20,72‰) cao hơn
tăng tự nhiên (10,35‰) (tỷ lệ này năm 2009 là 21,56‰ và 10,37‰). Lượng dân
cư tập trung chủ yếu trong nội thành (6.184.000 người), mật độ 14.906
người/km² (năm 2009 là 5.929.479 người).
Với những điều kiện khách quan thuận lợi, Sài Gịn – thành phố Hồ Chí
Minh, nơi một thời được mệnh danh là “Hịn ngọc Viễn Đơng”, đã trở thành
trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, tài chính ngân hàng, giao
lưu văn hóa năng động nhất của cả nước, “có vị trí chính trị quan trọng sau thủ
đô Hà Nội”. Thành phố luôn tiếp nhận các chủ trương, đường lối đổi mới của
Đảng nhanh chóng nhất, sáng tạo nhất và hiệu quả nhất. Trong hơn 30 năm thực
hiện công cuộc đổi mới, thành phố Hồ Chí Minh đã có vai trị to lớn trong việc

đóng góp vào những thành tựu chung của cả nước, thể hiện ở các thành tựu kinh
tế, văn hóa, xã hội.
Thành phố Hồ Chí Minh ln đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng
kinh tế và tổng sản phẩm trong nước. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 2019
đạt 832.076 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng GDP thời kì 2015 – 2020 đạt bình quân
11%/năm. GDP bình quân đầu người liên tục tăng từ 2661 USD (năm 2009) lên
3.606 USD/người (năm 2019). Thành phố Hồ Chí Minh ln thu hút nhiều vốn
đầu tư và dự án của nước ngoài (trong 2019 có 318 dự án được cấp giấy phép
trong tổng số 456 dự án của khu vực Đông Nam Bộ với số vốn 2385.6 triệu đô
la Mỹ. Đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao cả về vật chất và tinh
thần; hệ thống giáo dục không ngừng được mở rộng, nâng cao và hiện đại hóa;
lĩnh vực y tế có nhiều tiến bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân; lĩnh vực văn hóa nghệ thuật có nhiều biến chuyển theo hướng hiện
đại, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân; luôn đi đầu cả nước trong các
phong trào xã hội, là nơi đầu tiên trong cả nước được cơng nhận hồn thành phổ
cập giáo dục trung học; lối sống văn minh đô thị được đẩy mạnh… Trong những
năm tới, thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ vai trị đầu tàu trong đa giác chiến lược
20


phát triển kinh tế - xã hội vùng Nam bộ cũng như của cả nước và là một thành
phố văn minh hiện đại có tầm cỡ ở khu vực Đơng Nam Á.
Nằm trong bối cảnh lịch sử chung của vùng đất Nam Bộ, Sài Gòn - Gia
Định là nơi hội tụ, định cư của người dân khắp mọi miền đất nước nên ngay từ
buổi đầu đã sớm là nơi hội tụ thuận hịa của một nền văn hóa đa tầng của đa tộc
người nên mang tính đa tộc, đa văn hóa, dẫn đến đa dạng về tín ngưỡng, tơn
giáo, phong tục tập qn. Thành phố Hồ Chí Minh hiện có khoảng 52 dân tộc cư
trú (dân tộc Kinh đông nhất, kế đến là Hoa, Chăm, Khmer, Tày, Nùng, Mường,
Thái…) với sự “hiện diện gần như tất cả các tôn giáo trên cả nước” với khoảng
hơn 1.983.048 tín đồ (chiếm 27,68% dân số thành phố) cùng các hoạt động tôn

giáo đa dạng, phong phú. Mỗi dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn hố riêng góp
phần tạo nên một nền văn hoá đa dạng.
Đặc trưng văn hoá của vùng đất này là sự năng động, sáng tạo mà khoan
dung nhân hậu, nghĩa tình, có trước có sau và ln ln đi đầu trong sự giao lưu
và hội nhập văn hoá với khu vực và quốc tế, là sự kết hợp hài hịa giữa truyền
thống dân tộc với những nét văn hố phương Bắc, phương Tây, góp phần hình
thành lối sống, tính cách con người Sài Gịn: thẳng thắn, bộc trực, phóng
khống, có bản lĩnh, năng động, dám nghĩ, dám làm. Cũng chính nhờ thế mà văn
hố Sài Gịn - Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ và lan toả nhiều giá trị văn
hoá hiện đại, nhân văn, tiến bộ khơng chỉ của riêng Nam bộ mà cịn của văn hoá
Việt Nam từ hơn 300 năm qua. Điều này thật đúng với nhận xét của GS.Trần
Quốc Vượng: “Một trăm năm giao thoa văn hố Đơng Tây trên đất nước này
chủ yếu là ở đơ thị (Sài Gịn - Chợ Lớn đi trước, sau là Hà Nội, Huế…)”. Vậy
nên dù là một thành phố trẻ, mới hơn 3 thế kỷ hình thành và phát triển nhưng Sài
Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều cơng trình kiến trúc cổ, nhiều di
tích, danh lam thắng cảnh và hệ thống bảo tàng phong phú. Những đặc điểm này
tạo nên đặc trưng riêng có của gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh.
Tận dụng lợi thế mọi mặt của mình, trong những năm qua thành phố Hồ
Chí Minh có vai trị rất lớn trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóa Việt
21


Nam. Trong bối cảnh tồn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, là thành phố năng
động nhất cả nước với nhiều đặc điểm thuận lợi, thành phố Hồ Chí Minh ln
nhanh chóng đi đầu trong việc giao lưu, hội nhập quốc tế. Qua đó, thành phố có
điều kiện hết sức thuận lợi để giao lưu, tiếp biến các tinh hoa văn hóa nhân loại,
làm phong phú bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam và giữ gìn nó. Nhưng mặt
khác, những tác động của q trình tồn cầu hóa diễn ra hết sức mạnh mẽ tại
đây, cùng với cơ cấu dân cư đông đúc và đa dạng về vùng, miền, quốc tịch, dân
tộc, tôn giáo,… làm cho việc giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam tại

thành phố Hồ Chí Minh gặp nhiều thách thức to lớn. Nguy cơ mất bản sắc luôn
tiềm ẩn, nếu không biết khéo léo giữ gìn thì bản sắc dân tộc của văn hóa Việt
Nam sẽ dễ bị mai một nhất tại thành phố năng động nhất này.
2.2. Đặc điểm của tơn giáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Những năm qua, thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước,
thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước phát triển mới trên nhiều lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, xã hội và đặc biệt là đời sống người dân được cải thiện một
cách rõ rệt. Cùng với nhịp độ phát triển của thành phố, lượng người dân tham
gia các tơn giáo ngày càng nhiều.
Hiện thành phố Hồ Chí Minh có 2,4 triệu tín đồ các tơn giáo, chiếm đến
1/3 dân số tồn thành phố Hồ Chí Minh. Trong số 2,4 triệu tín đồ các tơn giáo,
Phật giáo chiếm số đông với 1,6 triệu người; tiếp theo là đồng bào theo đạo
Công giáo với hơn 645 ngàn người; Tin Lành: trên 65 ngàn người; Cao Đài: 48
ngàn người; Hồi giáo: 5 ngàn người. Có thể thấy rõ nhất hình ảnh đồng bào theo
Phật giáo sống hòa hợp cùng những người khơng theo tơn giáo tại các khu xóm
người Hoa ở Chợ Lớn. Cũng có thể lấy minh chứng về chuyện đồng bào ở khu
xóm Khmer (Q10) hay đồng bào Chăm theo đạo Hồi (Phú Nhuận) nô nức đi bầu
trong ngày bầu cử Quốc hội khóa XII vừa qua để thấy rằng tín đồ các tơn giáo ở
thành phố Hồ Chí Minh có sinh hoạt và cuộc sống với tinh thần công dân như
mọi người khác. Theo thống kê của Ban Tơn giáo - Dân tộc, hiện tồn thành phố
Hồ Chí Minh có 8.147 chức sắc các tơn giáo và 1.544 cơ sở thờ tự…
22


Một hình ảnh dễ bắt gặp tại thành phố Hồ Chí Minh là những sinh hoạt
tơn giáo ngày càng diễn ra thường xuyên hơn. Gần đây nhất, lễ Phật đản đã thu
hút 7.000 người đến thắp hương, ngày Đức mẹ Fatima Bình Triệu có đến 40.000
người dự, lễ Giáng sinh do Tổng Liên hội Tin Lành miền Nam tổ chức thu hút
7.000 người, Đại hội Giới trẻ do Tòa Tổng giám mục tổ chức có hơn 8.000
người đến tham gia…

Bên cạnh đó là việc các trường tơn giáo như Trường Thánh kinh Thần học
viện, Trường Trung cấp Phật học, Đại chủng viện, lớp Liên tu sĩ… đã đào tạo
4.582 tu sĩ, chủng sinh, sinh viên, học viên các tôn giáo. Đây chính là “nguồn” để
các tơn giáo tấn phong, bổ nhiệm mới 785 chức sắc chỉ trong vòng 1 năm qua.
Theo tiến trình hội nhập, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, ngày
càng có nhiều cơng dân quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh làm việc và sinh
sống mang theo tôn giáo của họ. Với các tơn giáo có nhu cầu được bày tỏ đức
tin một cách chính đáng, thành phố Hồ Chí Minh tạo rất nhiều điều kiện cho
những người nước ngoài đến tham gia sinh hoạt tôn giáo. Chỉ trong năm 2018 và
những tháng gần đây, chúng tơi ghi nhận ít nhất 4 đồn tơn giáo quốc tế đã đến
thăm thành phố Hồ Chí Minh và tham gia các hoạt động tôn giáo như Đồn Liên
minh Báptit thế giới, Đồn Hiệp hội Thơng cơng ngũ tuần thế giới, Đoàn Hội
đồng Giám mục Pháp và Đồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh cùng các Tăng thân
Làng Mai (Pháp).
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh
2.3.1. Thành tựu
Ban Tôn giáo thành phố đã phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng, Sở Tài
nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân các quận, huyện trên địa bàn cấp phép sửa
chữa, cải tạo và xây mới cho trên 1.500 cơ sở tôn giáo. Cấp 540 m2 đất xây dựng
nhà nguyện ở giáo xứ; cấp 600 m2 đất xây dựng tượng Chúa Giêsu Kitô, cấp 297
m2 đất xây dựng nhà nguyện họ giáohuyện Bình Chánh, cấp 1.000 m2 đất xây
dựng nhà nguyện tại giáo xứ huyện Củ Chi…. Các vấn đề liên quan đến khiếu
23


kiện, khiếu nại, tranh chấp đất đai có liên quan đến tơn giáo đã được các cấp
chính quyền thành phố quan tâm, xem xét và giải quyết đúng quy định pháp luật.
Đối với những vụ việc phát sinh, tiềm ẩn phức tạp, Ban Tôn giáo thành
phố đã chủ động phối hợp với ủy ban nhân dân các quận, huyện nơi phát sinh vụ

việc giải quyết theo thẩm quyền, ổn định tình hình tại địa phương, khơng làm
phát sinh các vấn đề phức tạp, giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn.
Thành phố Hồ Chí Minh mở lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội
ngũ chức sắc, chức việc các tôn giáo trên địa bàn. Từ năm 2015 đến nay, mỗi
năm thành phố mở được từ 6 – 10 lớp, mỗi lớp từ 100 – 150 học viên. Ngoài ra,
mở một số lớp bồi dưỡng chuyên hoạt động về tôn giáo; chấp thuận việc phong
phẩm, bổ nhiệm, thuyên chuyển các chức sắc tôn giáo theo đúng quy định.
Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết kịp thời các nhu cầu sinh hoạt tơn giáo
chính đáng, như: đề nghị thành lập các tổ chức tôn giáo trực thuộc; chấp thuận
đăng ký hoạt động của Ủy ban Bác ái Xã hội (Caritas); tôn giáo Baha’i tổ chức
Đại hội bầu đại biểu dự Đại hội cộng đồng tôn giáo Baha’i lần thứ IV. Đồng ý
cho Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh tổ chức các đại hội Giáo lý viên;
Tòa Giám mục Hưng Hóa kỷ niệm 30 năm tuyên thánh tử đạo; kỷ niệm 100
năm Hội thánh Tin lành Việt Nam; chấp thuận cho các tổ chức tơn giáo người
nước ngồi đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung tại 3 điểm nhóm Tin lành Hàn
Quốc.
Ban Tơn giáo thành phố đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng tổ
chức các hoạt động tôn giáo trong dịp lễ, tết trọng đại: Lễ Phật đản, Phục sinh,
Khai đạo… và Tết Nguyên đán. Ủy ban Bác ái Xã hội – Caritas thuộc Tổng
Giáo phận thành phố Hồ Chí Minh tổ chức các hoạt động từ thiện phẫu thuật
mắt cho người nghèo; trao gần 2.000 xuất quà cho người nghèo trong thời gian
cách ly đại dịch Covid-19 vừa qua; đặt quầy hàng tặng nhu yếu phẩm cần thiết
tại Giáo xứ Bình Thạnh và Tịa Tổng Giám mục; đặt cây ATM gạo tại sân nhà
thờ Chính tịa tặng cho người dân gặp khó khăn…

24


Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công
tác tôn giáo vững về chuyên mơn, nghiệp vụ, gần gũi với chức sắc, tín đồ tôn

giáo. Đồng thời, đưa các hoạt động tôn giáo đi vào nền nếp, từng bước giúp
chức sắc, tín đồ hành đạo trong khuôn khổ pháp luật, xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân.
2.3.2. Hạn chế
Một bộ phận chức sắc vẫn có biểu hiện lấn lướt chính quyền, một số linh
mục, tu sĩ lợi dụng vấn đề tự do tôn giáo, tự do dân chủ để thực hiện diễn biến
hịa bình, bạo loạn lật đổ. Việc chống đối của các linh mục tập trung ở các hoạt
động, như: phong chức, phong phẩm cho các tu sĩ không báo cáo cơ quan chức
năng; khơng đăng ký chương trình sinh hoạt tơn giáo hằng năm với cơ quan có
thẩm quyền. Đặc biệt, có hiện tượng kích động chức sắc và tín đồ Cơng giáo
khiếu kiện đông người, cổ vũ các hoạt động chống đối chính quyền xảy ra ở các
địa phương khác.
Một số cán bộ, đảng viên cấp cơ sở chưa nhận thức rõ tầm quan trọng
của công tác tôn giáo nên chưa phát huy hết sức mạnh của cả hệ thống chính trị
do Đảng lãnh đạo, mà phổ biến cịn “giao khốn” cho Mặt trận Tổ quốc và các
ngành chức năng. Bên cạnh đó, cán bộ làm cơng tác tơn giáo cấp quận, huyện
nhiều nơi còn kiêm nhiệm và thay đổi qua các kỳ bầu Hội đồng nhân dân. Vì
vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác tôn giáo ở các cấp là vấn đề
có ý nghĩa then chốt và quyết định [4, tr.17].
Quản lý nhà nước đối với hoạt động tơn giáo của các cấp chính quyền
cịn nhiều sơ hở, việc xây dựng những quy định, văn bản pháp quy để chủ động
hướng dẫn các tôn giáo thực hiện chính sách tơn giáo cịn nhiều hạn chế. Do
vậy, bị động trong việc đưa ra các biện pháp giải quyết, để sự việc lan rộng, kéo
dài, nhất là những khiếu kiện, khiếu nại liên quan đến nhà đất, xây dựng, cải tạo
lại nơi thờ tự, thuyên chuyển giáo sĩ…
Công tác tuyên truyền giáo dục, vận động chức sắc tuy đạt được một số
kết quả, song chưa thường xuyên. Kinh phí cho cơng tác vận động, tranh thủ
25



×