Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Nhiều cơ hội phát triển thương mại điện tử docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.34 KB, 4 trang )

Nhiều cơ hội phát triển thương mại điện tử

Đại diện các cơ quan quản lý và chuyên gia dự báo khẳng định, thương mại
điện tử của Việt Nam còn nhiều cơ hội để phát triển, khi lĩnh vực thanh toán
trực tuyến được chú trọng.
Ông Trần Hữu Linh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ
thông tin (Bộ Công Thương) cho biết: Thương mại điện tử (TMĐT) của Việt
Nam đang phát triển mạnh mẽ và dần trở thành phương thức kinh doanh
không thể thiếu của doanh nghiệp.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp ứng dụng loại hình này để tìm kiếm cơ hội
kinh doanh, tìm đối tác, mở rộng thị trường, giảm chi phí, tiết kiệm thời
gian...

Các chuyên gia cũng cho rằng, để TMĐT Việt Nam phát triển đúng khả
năng cần sự đi tiên phong của lĩnh vực thanh toán trực tuyến. Được biết đến
khá nhiều vào năm 2008 với sự lớn mạnh của các cổng thanh toán điện tử
như PayNet, VinaPay, Mobivi, Payoo..., nhưng thanh toán trực tuyến vẫn là
một lĩnh vực khá mới mẻ. Đặc biệt, hoạt động ứng dụng các mô hình thanh
toán trực tuyến mới chỉ triển khai ở một vài doanh nghiệp lớn, trong một số
lĩnh vực hàng không, du lịch.

Theo đại diện của OnePay, TMĐT cùng thanh toán điện tử tại Việt Nam vẫn
còn là những khái niệm mới và rất ít đơn vị đã qua trải nghiệm. Tuy nhiên,
nhu cầu thanh toán điện tử thời gian gần đây có dấu hiệu khởi sắc.

Hiện tại Việt Nam có khoảng 28 ngân hàng triển khai hệ thống thẻ và
chuyển mạch quốc giá, có thể chia sẻ mạng lưới máy ATM. Nhiều công ty
cung cấp dịch vụ như: Telco, Game online, FPT Telecom, Vietnam Airlines,
Jetstar Pacific Airlines... cũng đã chuyển sang sử dụng các phương thức
thanh toán điện tử, trực tuyến qua Internet.



Các nhà cung cấp dịch vụ trung gian nhằm cạnh tranh thị phần cũng đang
đẩy mạnh công cụ hỗ trợ thanh toán trực tuyến thông qua “ví điện tử”. Đây
được xem là phương tiện thanh toán hiện đại, thể hiện dưới dạng một tài
khoản điện tử và được sử dụng như một “ví tiền” trong thế giới số.

Sử dụng “ví điện tử”, khách hàng có thể thanh toán các giao dịch thương
mại điện tử hay rút tiền ra tài khoản ngân hàng một cách rất dễ dàng ngay
trên điện thoại di động hay trên một máy tính có kết nối Internet.

Đại diện OnePay cho biết, trong gần 2 năm triển khai dịch vụ tại Việt Nam,
số lượng khách hàng tăng 200%/năm, tăng trưởng giao dịch trên 15%/tháng
và trên 150%/năm. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cũng cho
hay, hiện có 10 doanh nghiệp ký kết hợp đồng chính thức với VIB, chấp
nhận cho thanh toán các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ bằng “Ví điện
tử Mobivi”...

Đại diện VTC-Intecom, ông Trần Hoàng Minh, thì tự tin hơn: "Được xây
dựng, phát triển và vận hành từ năm 2006, cổng thanh toán trực tuyến VTC
Paygate hiện trung bình mỗi ngày thực hiện 1.000.000 giao dịch với doanh
số đạt 2 tỷ đồng cho cộng đồng 18 triệu tài khoản khách hàng".

Chưa hết với sự phát triển “thần tốc”, VTC Paygate được nâng cấp thành
VTC eBank từ tháng 1/2009 nhằm mục đích tối ưu hóa các công cụ thanh
toán điện tử và là cầu nối giữa các nhà cung cấp dịch vụ khác với khách
hàng.

Có nhiều tiềm năng để phát triển như vậy nhưng các chuyên gia tại diễn đàn
vẫn phải thừa nhận, thanh toán trực tuyến qua Internet tại Việt Nam hiện
chưa tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, số lượng đơn vị cung cấp dịch

vụ thanh toán còn ít, các loại hình thanh toán chưa phong phú.

Thói quen sử dụng tiền mặt cũng là một yếu tố kìm hãm sự phát triển của
loại hình này. Điều này cũng dễ hiểu, bởi phương thức thanh toán qua
thương mại điện tử tại Việt Nam chỉ mới phát triển vài năm gần đây.

Theo Cục nghiệp vụ tin học Ngân hàng Nhà nước, số lệnh thanh toán điện tử
qua nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng năm 2007 đã tăng 40% so với năm
2006, số tiền giao dịch cũng tăng gấp nhiều lần.

Việt Nam được đánh giá là nước có tốc độ phát hành thẻ lớn nhất thế giới, từ
4.500 thẻ trong năm 2007 đến năm 2008 đã đạt con số gần 7.000 thẻ. Số
lượng thẻ phát hành lớn như vậy, nhưng có đến 2/3 chủ thẻ ATM chỉ sử
dụng thẻ để rút tiền mỗi khi lĩnh lương...

Trong khi đó, theo ý kiến của các chuyên gia, thói quen giữ tiền mặt của
người dân sẽ gây bất lợi đối với nền kinh tế. Việt Nam nên chuyển nền kinh
tế chi tiêu tiền mặt sang thanh toán điện tử, bởi tiền mặt không phải là thứ tài
sản có thể sinh sôi nảy nở.

Diễn đàn - Triển lãm về phát triển thanh toán trực tuyến trong thương mại
điện tử (Vietnam Online Payment 2009) chính thức lần đầu tiên đã diễn ra
tại Hà Nội, ngày 16/3.
Hơn 200 khách mời là đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tài
chính, ngân hàng và các đơn vị cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến
nhằm thúc đẩy thanh toán trực tuyến, hỗ trợ phát triển thương mại điện tử tại
Việt Nam.
Diễn đàn còn thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, ngân hàng lớn
trong nước và quốc tế như: MasterCard, Vietnam Airlines, Jetstar Pacific
Airlines, Viettel, VIB, OnePay, Mobivi, Paynet, Payoo...


×