Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.73 KB, 13 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường Đại Học Cần Thơ Khoa Sư Phạm Bộ Môn Sinh Học. BÀI BÁO CÁO Chủ đề 5:. TIẾN HOÁ LỚN. Năm học: 20014- 2015.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> TIẾN HOÁ LỚN I.. TIẾN HOÁ LỚN VÀ VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG 1. Khái niệm - Tiến hoá lớn: là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài (họ, bộ, lớp …) diễn ra trên qui mô lớn, trong thời gian lịch sử dài. - Đươc ngiên cứu gián tiếp, qua các tài liệu cổ sinh vật học, giải phẩu so sánh, địa lí sinh vật học,…. Hình 1. Sơ đồ thể hiện sự tiến hoá 2. Đối tượng nghiên cứu - Hoá thạch.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Phân loại sinh giới thành các đơn vị dựa vào mức độ giống nhau về các đặc điểm hình thái, hoá sinh, sinh học phân tử. 3. Đặc điểm về sự tiến hoá của sinh giới. Hình 2. Sơ đồ phân li tính trạng và xự hình thành các nhóm phân loại - Dựa trên nguyên tắc các loài có chung đặc điểm tạo thành một chi, các chi có chung đặc điểm tạo thành một họ, các họ có chung đặc điểm tạo thành một bộ, ... - Từ một loài ban đầu hình thành nên nhiều loài mới, từ các loài này lại tiếp tục hình thành nên các loài con cháu đây là con đường phân li tính trạng suy rộng ra các loài sinh vật đa dạng và phong phú như ngày nay đều có thể bắt nguồn từ một tổ tiên chung. - Dựa vào sơ đồ có thể xác định mối quan hệ họ hang giữa các loài..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Tốc độ tiến hóa hình thành loài ở các nhóm sinh vật khác nhau là khác nhau. - Một số chiều hướng tiến hoá lớn: + Các loài sinh vật đều được tiến hóa từ tổ tiên chung theo kiểu tiến hóa phân nhánh tạo nên một thế giới sinh vật vô cùng đa dạng. Sự đa dạng về các loài có được là do tích lũy dần các đặc điểm thích nghi trong quá trình hình thành các loài + Một số nhóm sinh vật đã tiến hóa theo hướng tăng dần mức độ tổ chức của cơ thể từ đơn giản đến phức tạp. Một số khác lại tiến hóa theo hướng đơn giản hóa mức độ tổ chức của cơ thể thích nghi với môi trường. Một số nhóm sinh vật như các loài vi khuẩn,vẫn giữ nguyên cấu trúc đơn bào nhưng tiến hóa theo hướng đa dạng hóa các hình thức chuyển hóa vật chất thích nghi cao độ với các môi trường sống khác nhau. - Quá trình tiến hóa của sinh giới là quá trình thích nghi với môi trường sống. 4. Ý nghĩa - Giúp xây dựng được cây phát sinh chủng loại từ đó giải thích được sự phát sinh và phát triển của sinh giới từ một tổ tiên chung và làm sáng tỏ mối quan hệ họ hàng giữa các loài. II. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TIẾN HÓA 1. Thí nghiệm của Borax (1988): Nuôi tảo lục đơn bào (Chlorella vulgaris) trong môi trường có chứa thiên địch chuyên ăn tảo..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Hình 3. Tảo lục đơn bào (Chlorella vulgaris) + Sau 1 vài thế hệ: xuất hiện các khối tế bào hình cầu. + Sau khoảng 20 thế hệ: hầu hết là các khối tế bào hình cầu gồm 8 tếbào. + Sau 100 thế hệ: các khối tế bào hình cầu chiếm tuyệt đại đa số. => Nhận xét: dưới áp lực của CLTN, các tế bào tập hợp nhau lại để tránh sự tiêu diệt của kẻ thù được duy trì. Đây là bước đầu tiên tạo tiền đề cho sự hình thành cơ thể đa bào. 2. Thí nghiệm về các gen điều hoà quá trình phát triển phôi ở ruồi giấm. Hình 4. Ruồi giấm.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Một số đột biến ở ruồi giấm làm đóng mở các gen nhầm thời điểm, nhầm vị trí có thể tạo nên những đặc điểm hình thái bất thường như ruồi bốn cánh, ruồi có chân mọc trên đầu thay vì ăng ten,... 3. Nghiên cứu ở người và tinh tinh. Hình 5. Tinh tinh và người - Köhler và Yerkes đã nghiên cứu và kết luận: tinh tinh biểu lộ hành vi thông minh của loài nói chung tương tự như loài người... một dạng hành vi có thể coi như của dạng người đặc biệt (1925). - Người ta cho rằng loài người có cùng một tổ tiên chung với tinh tinh vào giai đoạn 4 tới 7 triệu năm trước, và chúng có khoảng 95 99,4% ADN là chung với loài người. - Trong bào thai của người và tinh tinh đều có hình dạng giống nhau nhưng tốc độ phát triển các phần của xương sọ thì khác nhau ở giai đoạn sau. NGƯỜI. Hình 6. Lồi cằm ở người và tinh tinh.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Ở tinh tinh, hộp sọ phát triển chậm so với xương hàm nên tinh tinh trưởng thành có hộp sọ khác hẳn với xương sọ của người. - Ngược lại, con người có xương hàm chậm phát triển hơn so với tinh tinh.. Hình 7. Bộ nhiễm sắc thể của người (H) và tinh tinh (C) - Nghiên cứu được công bố của Clark và Nielsen từ Đại học Cornell vào tháng 12 năm 2003 trong tạp chí Science nêu các sự khác biệt liên quan tới một trong các tiêu chuẩn định nghĩa loài người - đó là khả năng hiểu ngôn ngữ và liên lạc với nhau bằng tiếng nói. Các khác biệt cũng tồn tại trong các gen liên quan tới khứu giác, hay các gen điều chỉnh chuyển hóa các axít amin cũng như các gen có thể ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa các loại protein khác nhau..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Hình 8. Sự khác nhau giữa tinh tinh và người => Nghiên cứu sinh học phân tử và sinh học phát triển: chỉ cần 1 đột biến ở một số gen điều hòa có thể dẫn tới xuất hiện các đặc điểm hình thái hoàn toàn mới. III. CÂU HỎI ÔN BÀI CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1. Tại sao bên cạnh những loài có tổ chức cơ thể rất phức tạp vẫn tồn tại những loài có cấu trúc khá đơn giản? Câu 2. Giải thích quá trình tiến hoá lớn hình thành các đơn vị phân loại trên loài bằng sơ đồ tiến hoá phân nhánh. Câu 3. Một số loài trong quá trình tiến hoá lại tiêu giảm một số cơ quan thay vì tăng số lượng các cơ quan. Do nguyên nhân nào? Câu 4. Phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Câu 5. Một số chiều hướng tiến hóa điển hình của các nhóm sinh vật. Câu 6. Trình bày nguyên nhân, cơ chế và kết quả của phân li tính trạng, từ đó có kết luận gì về nguồn gốc chung của các loài? Câu 7. Phân biệt đồng quy tính trạng và phân li tính trạng. Câu 8. Nêu các hướng tiến hoá chung của sinh giới. Câu 9. Nêu các hướng tiến hoá của các nhóm loài. Vì sao các nhóm sinh vật có nhịp điệu tiến hoá không đều? CÂU HỎI TRẮC NGIỆM Câu 1. Kết quả của tiến hóa lớn là: A.Hình thành loài mới. B.Biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. C.Hình thành các nhóm phân loại trên loài D.Biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới. Câu 2. Trong các đơn vị phân loại trên loài, họ nào đó được tạo nên bởi nhiều ...có chung những đặc điểm nhất định. A.Chi. B.Lớp. C.Bộ. D.Nòi. Câu 3. Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là : A.Tổ chức ngày càng cao. B.Ngày càng đa dạng..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> C.Thích nghi ngày càng hợp lý. D.Ngày càng hoàn thiện. Câu 4. Một số loài trong quá trình tiến hóa lại tiêu giảm một số cơ quan thay vì tăng số lượng các cơ quan. Nguyên nhân nào sau đây giải thích đúng về hiện tượng này? A. Do môi trường sống thay đổi đã tạo ra những đột biến mới. B. Sự tiêu giảm cơ quan giúp sinh vật thích nghi tốt hơn. C. Có xu hướng tiến hóa quay về dạng tổ tiên . D. Tất cả các nguyên nhân nêu trên đều đúng. Câu 5. Tiến hóa lớn là: A.Quá trình hình thành các nhóm phân loại như: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành. B. Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài như: chi, họ, bộ, lớp, ngành. C.Quá trình hình thành các nhóm phân loại như: Nòi, loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành. D.Quá trình hình thành các nhóm phân loại như:loài phụ, loài chi, họ, bộ, lớp, ngành. Câu 6. Các nhóm loài khác nhau được phân thành các nhóm phân loại theo đúng thứ tự: A. chi họ lớp bộ ngành giới B. họ chi bộ lớp ngành giới C. chi họ bộ lớp ngành giới.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> D. chi bộ họ lớp ngành giới IV. NGUỒN - - - - - - - - - Sách giáo khoa sinh học 12 cơ bản. - Sách giáo khoa sinh học 12 nâng cao. - Bài giảng Tiến Hoá_Ths. GVC Võ Thị Thanh Phương_năm 2012 - %A5m&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ei=CnLvU5WAA4y58gWIyY KwCw&sqi=2&ved=0CAYQ_AUoAQ&biw=1093&bih=495 -
<span class='text_page_counter'>(12)</span> MỤC LỤC HÌNH Hình Hình Hình Hình Hình Hình Hình Hình. 1. Sơ đồ thể hiện sự tiến hoá...........................................................1 2. Sơ đồ phân li tính trạng và xự hình thành các nhóm phân loại. .2 3. Tảo lục đơn bào (Chlorella vulgaris).........................................4 4. Ruồi giấm....................................................................................4 5. Tinh tinh và người......................................................................5 6. Lồi cằm ở người và tinh tinh......................................................6 7. Bộ nhiễm sắc thể của người (H) và tinh tinh (C).......................7 8. Sự khác nhau giữa tinh tinh và người.........................................8.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> MỤC LỤC I. TIẾN HOÁ LỚN VÀ VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG......1 1. Khái niệm............................................................................................1 2. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................2 3. Đặc điểm về sự tiến hoá của sinh giới.................................................2 4. Ý nghĩa................................................................................................3 II. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TIẾN HÓA.............3 1. Thí nghiệm của Borax (1988).............................................................3 2. Thí nghiệm về các gen điều hoà quá trình phát triển phôi ở ruồi giấm4 3. Nghiên cứu ở người và tinh tinh.........................................................5 III. CÂU HỎI ÔN BÀI..............................................................................8 IV.NGUỒN............................................................................................11.
<span class='text_page_counter'>(14)</span>