Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC VÀO CHIẾN DỊCH CHỐNG COVID19 Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.47 KB, 7 trang )

Chương 2: VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT
VÀ Ý THỨC VÀO CHIẾN DỊCH CHỐNG COVID-19 Ở VIỆT NAM TỪ
NGÀY 23 THÁNG 1 NĂM 2020 ĐẾN NAY
2.1 Khái quát về dịch COVID-19 từ ngày 23 tháng 1 năm 2020 đến nay
Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus
SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12
năm 2019 với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc miền
Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi khơng rõ nguyên
nhân[1]. Virut chủ yếu lây lan qua các giọt bắn trong khơng khí khi một cá nhân bị
nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi trong phạm vi khoảng 3 foot (0,91 m) đến 6 foot (1,8
m), ngồi ra chúng cịn có khả năng lây qua mắt cao gấp 100 lần so với SSAR.
Chính vì lý do này khơng nhạc nhiên khi COVID-19 đã, đang và sẽ còn lây lan
nhanh đồng thời gây những hậu quả khủng khiếp không chỉ sức khỏe con người,
động vật, mà tác động khơng ít đến nền kinh tế và các hoạt động khác của xã hội.
Từ ngày 23 tháng 1 năm 2020 (ngày ghi nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tại
Việt Nam) đến nay nước ta đã ghi nhận 1.213 ca mắc COVID-19, trong đó số ca
điều trị khỏi: 1070 ca, số ca tử vong: 35 ca. Cụ thể ta có thể khái quát chiến dịch
chống COVID-19 ra làm 4 giai đoạn theo như biểu đồ từ Bộ Y tế (Cục Y tế Dự
phịng) cơng bố.
Các giai đoạn của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam
#

Thời gian

1

23/1-25/2/2020

2

6-19/3/2020



3

20/3-21/4/2020

4

22/4-24/7/2020

5

25/7-4/9/2020

Số ca Mơ tả
nhiễ
m
16
Các ca nhiễm có lịch sử di chuyển qua Trung
Quốc.
69
Virus lây lan toàn cầu, những ca nhiễm từ các
quốc gia khác nhưng vẫn "dễ dàng" truy tìm
nguồn gốc và cách ly.
183 Các ca nhiễm lây lan trong cộng đồng. Nguồn
gốc lây nhiễm chưa bị truy tìm hết.
147 Dịch bệnh được kiểm soát, việc chống dịch "dài
hơi và căng cơ hơn" đồng thời phát triển kinh tế
xã hội.
634 Phát hiện các ca nhiễm mới lây lan trong cộng
đồng, tái khởi động các biện pháp giãn cách xã

hội tại các địa phương là tâm dịch.


6

5/9/2020-nay

170+

Dịch bệnh "được kiểm soát", việc chống dịch
"dài hơi và căng cơ hơn" đồng thời phát triển
giãn cách xã hội.
Dòng thời gian: Tháng 1 đến tháng 3●Tháng 4 đến tháng 6●Tháng 7 đến tháng
12
Giai đoạn 1 gồm 16 ca bệnh COVID-19 đầu tiên. Hai trường hợp xác nhận nhiễm
bệnh đầu tiên đã nhập vào bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh, gồm một
nam Trung Quốc 66 tuổi (#1) đi từ Vũ Hán đến Hà Nội để thăm con trai sống ở
Việt Nam, và con trai 28 tuổi (#2), người bị cho là đã bị lây bệnh từ cha mình khi
họ gặp gỡ tại Nha Trang. Vào ngày 1 tháng 2, một nữ 25 tuổi (#6) được xác định
nhiễm virus corona tại tỉnh Khánh Hòa. Đây là nhân viên tiếp tân và đã tiếp xúc
với trường hợp #1 và #2. Đây là trường hợp truyền nhiễm nội địa đầu tiên tại Việt
Nam, sau đó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố dịch tại Việt Nam và ra quyết
định thắt chặt biên giới, thu hồi giấy phép hàng không và hạn chế thị thực. Ngày 25
tháng 2, trường hợp #16 bị tuyên bố hồi phục và xuất viện. Đây cũng là ca cuối
cùng trong 16 ca đầu tiên ở Việt Nam xuất viện. Trong 16 ca nhiễm SARS-CoV-2
đầu tiên, Việt Nam đã có những trường hợp bệnh nhân, gồm từ trẻ sơ sinh cho đến
người cao tuổi, người mắc các chứng bệnh nền. Các bệnh viện "đã tổ chức hội
chẩn, đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho từng bệnh nhân, khống chế được các
bệnh lý nền, giúp tạo nên cơ hội để điều trị virus corona thành công". Ngoài ra, các
biện pháp cách ly và xét nghiệm "giúp phát hiện sớm virus cũng góp phần thành

cơng trong việc chữa trị".
Giai đoạn 2 gồm các ca bệnh xâm nhập từ nước ngồi. Tối ngày 6 tháng 3, Hà Nội
cơng bố trường hợp đầu tiên dương tính với virus corona, là một nữ 26 tuổi. Đây là
trường hợp nhiễm thứ 17 (#17) tại Việt Nam. Trường hợp #17 đã chấm dứt chuỗi
liên tiếp 22 ngày Việt Nam khơng có thêm ca mới, mặc dù trong thời gian đó đã có
các trường hợp nghi nhiễm và bị cách ly. Tối ngày 19 tháng 3, tổng số bệnh nhân
trên cả nước lên 85.
Giai đoạn 3 với nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Chiều 20.3, Bộ Y tế công bố 2
BN COVID-19 thứ 86 và 87 là 2 nữ điều dưỡng Bệnh viện (BV) Bạch Mai (Hà
Nội) với tiền sử dịch tễ khơng cho thấy nguồn lây khi cả hai khơng có lịch sử tiếp
xúc với các BN COVID-19. Ngày 21.3, Việt Nam tạm dừng nhập cảnh đối với tất
cả người nước ngoài từ 0 giờ ngày 22.3, đồng thời thực hiện cách ly tập trung 14
ngày đối với mọi trường hợp nhập cảnh. Từ 0 giờ ngày 1 tháng 4, Việt Nam thực
hiện cách ly xã hội trong vòng 15 ngày. Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc


công bố dịch COVID-19 trên phạm vi cả nước, thay thế cho quyết định cơng bố
dịch trước đó vào ngày 1 tháng 2 năm 2020.
Giai đoạn 4 bắt đầu khi Bộ Y tế công bố ca nhiễm thứ 416 tại Đà Nẵng nhưng
không truy được nguồn lây, chấm dứt chuỗi 100 ngày khơng có ca lây nhiễm trong
cộng đồng, kéo theo các ca nhiễm mới xuất hiện. Ngày 28 tháng 7, Thành phố Đà
Nẵng bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội. Ngày 13 và 14 tháng 8, khách du lịch nội
địa mắc kẹt tại Đà Nẵng được đưa trở về địa phương. Các ca nhiễm ở Quảng Nam,
TP.HCM, Hà Nội, Đắk Lắk... cũng bị phát hiện và đều có yếu tố dịch tễ liên quan
đến Đà Nẵng. Từ ngày 31 tháng 7 năm 2020, Việt Nam bắt đầu xác nhận những ca
tử vong.
Các giai đoạn còn lại là khi Việt Nam đã "kiểm soát tốt dịch bệnh". Sau giai đoạn
3, từ ngày 23 tháng 4, cả nước cơ bản dừng cách ly xã hội nhưng vẫn tiếp tục đảm
bảo các quy tắc phòng chống dịch. Ngày 25 tháng 4, Thủ tướng ban hành chỉ thị 19
nhằm tiếp tục các biện pháp phịng, chống dịch COVID-19 "trong tình hình mới".

Sau giai đoạn 4, Đà Nẵng cũng nới lỏng việc giãn cách xã hội từ ngày 5 tháng 9 và
việc cách ly xã hội từ ngày 11 tháng 9. Ngày 24 tháng 9, Thủ tướng ra Công điện
1300/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục phòng, chống dịch bệnh
COVID-19 để duy trì vững chắc thành quả phịng, chống dịch, tạo cơ sở thúc đẩy
các hoạt động phục hồi, phát triển nền kinh tế, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Ngảy 2
tháng 10, quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long ban hành Chỉ thị số 21 về việc
tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Chúng ta đang ở những tháng cuối năm của năm 2020 tức đã được gần một năm
mà COVID-19 xuất hiện, nhưng dường như con người vẫn chưa hồn tồn kiểm
sốt được chúng, thật vậy số ca mắc mới vẫn khơng có dấu hiệu chững lại tại một
số quốc gia cũng như một số khu vực (thế giới: 49.573.632 người mắc; 1.246.955
người tử vong, 35.205.333 người khỏi bệnh, 218 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó
có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19). Đây là lần đầu tiên có một dịch
bệnh bùng phát và lan rộng khiến nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng khủng
hoảng trầm trọng. Hàng loạt các bệnh viện bị quá tải, trang thiết y tế không đủ đáp
ứng trong tình trạng dịch bệnh nguy cấp. Hàng loạt các cơng ty, xí nghiệp rơi vào
tình trạng ngưng hoạt động có nguy cơ phá sản. Hàng loạt trung tâm vui chơi-giải
trí, trường học phải đóng cửa. Những điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền
kinh tế, chính trị xã hội của nước ta nói riêng và của cả thế giới nói chung. Việt
Nam đã và đang nỗ lực hết sức để vượt qua thời kỳ khó khăn phía trước, nhưng
chúng ta không thể phủ nhận được đợt khủng hoảng này cũng tạo tiền đề cho một
bước phát triển mới, xây dựng lại một diện mạo mới trong kinh tế-xã hội. Nhà


nước đã đưa ra các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Xong cũng cần có sự chung
tay góp sức của tất cả mọi người trong chiến dịch chống COVID-19. Quá trình này
sẽ diễn ra theo hai chiều tích cực và tiêu cực, và nhiệm vụ chúng ta cần đưa ra các
giải pháp để hạn chế, khắc phục, giải quyết vấn đề (chiều tiêu cực) trên.
2.2 Chiến dịch chống COVID-19 từ ngày 23 tháng 1 năm 2020 đến nay
2.2.1 Những mặt tích cực và ngun nhân có những mặt tích cực trong

chiến dịch phòng chống COVID-19 từ ngày 23 tháng 1 năm 2020 đến nay
2.2.1.1 Nhà nước đưa ra các biện pháp, những quyết sách và những hỗ
trợ nhanh chóng, kịp thời và quyết liệt trong dịch COVID-19
Cập nhật liên tục, kịp thời tình hình diễn biến của dịch trong và ngồi nước. Cơng
bố, kê khai trung thực, cập nhật, rõ ràng, dễ truy cập, dễ hiểu đối với mọi người
dân không che giấu các số liệu liên quan đến mọi thơng tin liên quan đến dịch
COVID-19 và hoạt động phịng, chống dịch của chính phủ.
Quản lý chặt chẽ người nhập cảnh để bảo đảm an toàn (tất cả mọi người dân phải
khai báo y tế, tăng cường thắt chặt an ninh, kiểm soát việc ra vào của người dân
trong thời kỳ dịch bệnh, đặc biệt là các cửa sân bay, người từ nước ngoài về. Các
đối tượng trở về từ vùng dịch, có nghi ngờ mắc COVID -19, người tiếp xúc với các
bệnh nhân nhiễm COVID -19 phải xét nghiệm 2 lần, cách ly tập trung 14 ngày, sau
đó cách ly tại nhà 14 ngàn), mới có thể nới lỏng được ở bên trong để thực hiện mục
tiêu kép là vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội.
Thực hiện cách ly đối với một số vùng đang có người nhiễm COVID -19, tiến hành
kiểm sốt, phân chia nước ta thành ba nhóm: nhóm nguy cơ cao, nhóm nguy cơ,
nhóm nguy cơ thấp. Các tỉnh, địa phương ngoài thực hiện chỉ đạo do trung ương
đưa xuống còn tự tiến hành một số biện pháp chống dịch phù hợp với điều hiện
hoàn cảnh của từng địa phương. Thực hiện chính sách khơng được chủ quan, lơ là,
lỏng lẻo để dịch bệnh tràn lan, bùng phát, mất kiểm sốt trở lại. Cần tính tốn rất
chặt chẽ trước khi quyết định giãn cách xã hội với phạm vi và quy mô hợp lý.
Không được tuyên bố giãn cách xã hội mà chưa tính tốn phương án phù hợp, đặc
biệt là khi chưa có ổ dịch, dẫn đến bế tắc các hoạt động kinh tế xã hội.
Các lực lượng phòng, chống dịch như y tế, quân đội, công an… không được nghỉ
ngơi, luôn trong trạng thái sẵn sàng. Đơn cử, ngành y tế tiếp tục triển khai nghiên
cứu về thuốc, vaccine, phác đồ điều trị, lập hồ sơ sức khoẻ điện tử từng người


dân… Lực lượng quân đội, công an tiếp tục kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh,
thực hiện nghiêm việc cách ly tập trung.

Tiếp thu, học hỏi cách chống dịch của các nước khác để đưa ra phương án hiệu quả
nhanh chóng kìm hãm sự lây lan của dịch bệnh đồng thời trấn an tâm lý người dân.
Khám, điều trị miễn phí cho người nhiễm COVID -19 kể cả người nước ngoài
đang ở Việt Nam làm giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho người bệnh, tạo điều kiện
cho người dân tự giác đến các cơ sở y tế nếu nghi ngờ mình mắc bệnh, khơng cần
lo ngại vấn đề tiền bạc mà tránh né, xem thường tính nguy hiểm của COVID -19.
Chủ động sản xuất nhiều trang thiết bị, dụng cụ, vật tư y tế, máy thở, thuốc điều
trị… trong nước kịp thời cung cấp cho y tế trong nước, giảm bớt chi phí vận
chuyển, tiết kiệm thời gian.
Cho đóng cửa các nơi cơng cộng, cơng ty, xí nghiệp, trường học... khi cần thiết
tránh tụ tập đông đúc giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh. Thực hiện việc dạy học, làm
việc bằng hình thức online, trực tuyến tránh tiếp xúc nhưng vẫn đảm bảo được tiến
độ học tập đặc biệt là đối với các học sinh lớp 12, công việc có thể hồn thành mà
khơng cần đến nơi làm việc đối với một số lao động tri thức.
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ thơng tin, đóng góp các sáng kiến, bài học kinh nghiệm
trong phòng, chống dịch bệnh đối với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước
nghèo, đang phát triển.
2.2.1.2 Ý thức của người dân và tinh thần đồn kết tương thân tương ái
trong phịng chống COVID-19
Trong mùa COVID -19 tinh thần tương thân tương ái của người dân được thể hiện
rõ nét. Có rất nhiều hoạt động nhân ái diễn ra: Quyên góp các trang thiết bị y tế
đến các bệnh viện; Phát khẩu trang, thuốc men miễn phí; quán cơm, lương thực,
các đồ dùng miễn phí để hỗ trợ những người khó khăn" Nếu bạn cần hãy lấy một
phần, nếu bạn ổn, xin nhường lại cho người khác", cây ATM gạo, cây ATM khẩu
trang,...
Trong tình trạng dịch bệnh lây lan, vô số câu khẩu hiệu, lời tuyên truyền, cổ động
được tạo ra. Nhằm tạo động lực cho các y, bác sĩ đang ngày đêm túc trực tại bệnh
viện, các bệnh nhân nhiệm bệnh đang được điều trị. Nâng cao ý thức của mọi
người, cũng như là lời nhắc nhở mọi người ở nhà để bảo vệ cho chính bản thân
mình và người khác ngăn chặn nguồn lây lan của dịch bệnh.



Thực hiện khai báo y tế đầy đủ, đo thân nhiệt, tải ứng dụng Bluezone phục vụ cơng
tác phịng chống dịch bệnh COVID -19.
Không trốn cách ly, tự cách ly ở nhà khi trở về từ nơi khác, hạn chế đi ra ngồi nếu
khơng cần thiết.
Đeo khẩu trang khi đi ra đường, đến các nơi công cộng, rửa tay sát khuẩn, giãn
cách xã hội.
Các loại hình bn bán qua các trang mạng điện tử phát triển rầm rộ. Người dân
không cần phải ra đường mà vẫn có thể mua sắm qua các trang web bán hàng
online uy tín như tiki, shoppee, lazada,...


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] />%8Bch_COVID-19



×