Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Thông lệ về quản trị công ty của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD nghiên cứu áp dụng vào công ty cổ phần ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.52 KB, 9 trang )



Thông lệ về quản trị công ty của tổ chức hợp
tác và phát triển kinh tế OECD - nghiên cứu
áp dụng vào công ty cổ phần ở Việt Nam

Nguyễn Đặng Minh

Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa
Năm bảo vệ: 2008


Abstract: Tìm hiểu một số thông lệ tốt về quản trị công ty (QTCT) theo Tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế (OECD), sự thể hiện các thông lệ tốt về QTCT trong pháp luật hiện hành
của Việt Nam. Nghiên cứu cơ chế xây dựng và áp dụng thông lệ tốt vào QTCT và kiến nghị
các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về thông lệ tốt ở Việt Nam; đề xuất các biện pháp
và cơ chế thông qua nghiên cứu tình huống áp dụng thông lệ quản trị công ty ở Công ty cổ
phần Cho thuê Máy bay Việt Nam: Cơ cấu quản trị của Công ty, yêu cầu và thực tiễn áp dụng
các chuẩn mực quốc tế trong quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty; sự thể
chế hóa các thông lệ tốt về quản trị công ty trong các văn bản quản lý nội bộ của Công ty cổ
phần Cho thuê Máy bay Việt Nam, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng các thông lệ
tốt vào CTCP ở Việt Nam

Keywords: Công ty cổ phần, Pháp luật Việt Nam, Quản trị công ty, Thông lệ


Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài


Ngày nay, các thông lệ tốt về quản trị công ty (QTCT) ngày càng được đề cập đến
nhiều trong quá trình hội nhập. Bên cạnh các yếu tố lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, các vấn đề
về hành xử của doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, các yêu cầu về môi
trường, v.v đòi hỏi mức độ cao trong việc áp dụng thông lệ kinh doanh chuẩn mực để phát
triển trong một môi trường đầy thách thức. Quản trị công ty với các thông lệ tốt của nó dần
du nhập vào Việt Nam như một tất yếu. Trước thực tế đó, việc tìm hiểu các thông lệ quốc tế


tốt về quản trị công ty và việc nghiên cứu áp dụng các thông lệ này vào các công ty ở Việt
Nam là rất cần thiết.
Sự hiện diện của một hệ thống quản trị công ty hiệu quả với việc áp dụng các thông
lệ tốt, trong phạm vi một công ty đơn lẻ và cao hơn nữa trong cả nền kinh tế như một tổng thể,
giúp cho sự thúc đẩy phát triển cho cả nền kinh tế quốc gia.
Áp dụng thông lệ tốt về QTCT, đặc biệt đối với công ty cổ phần (CTCP) ở giai đoạn
ban đầu, vừa là hoạt động mang tính thử nghiệm, mở đường trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế và khu vực vừa tạo ra nhu cầu thể chế hóa trong lĩnh vực pháp luật. Hiện nay, môi
trường pháp lý cho hoạt động này cũng còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu. Đánh giá
được khả năng và thực tiễn áp dụng thông lệ tốt về QTCT của các doanh nghiệp Việt Nam,
nhu cầu và các bước phát triển của hoạt động này trong tương lai và khả năng điều chỉnh
pháp luật đang đặt ra những vấn đề cần xem xét. Đề tài "Thông lệ về quản trị công ty của tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD - Nghiên cứu áp dụng vào công ty cổ phần ở Việt
Nam" là một hướng tiếp cận nhằm phân tích và đề xuất các cơ chế điều chỉnh, đặc biệt về
mặt pháp lý một cách thích hợp đối với hoạt động này, do đó, là cần thiết trong bối cảnh hiện
nay cả trên phương diện lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Trên thế giới, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã có rất nhiều nghiên
cứu và báo cáo về thông lệ tốt về QTCT và thực tiễn áp dụng ở các nền kinh tế ("Best
practices in corporate governance"), nhưng các báo cáo chủ yếu tập trung vào các quốc gia
thành viên.
Ở Việt Nam, QTCT và các thông lệ tốt của nó là một khái niệm còn chưa phổ biến.

Hiện nay, các công trình nghiên cứu khoa học về áp dụng thông lệ tốt về quản trị công ty còn
rất ít, tiêu biểu nhất là luận án tiến sĩ luật học "Nghiên cứu so sánh quản lý công ty cổ phần
theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc" của tác giả Ngô Viễn Phú. Thông lệ tốt
mới chỉ được đề cập như những tiêu chí quản trị của doanh nghiệp mang tính khuyến nghị,
chưa có các nghiên cứu sâu về cơ chế áp dụng và hướng thể chế hóa các thông lệ này vào
CTCP. Với đề tài "Thông lệ về quản trị công ty của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
OECD - Nghiên cứu áp dụng vào công ty cổ phần ở Việt Nam", tác giả có sự kế thừa, học
hỏi kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học liên quan và các nghiên cứu của các tổ


chức quốc tế về tình hình QTCT ở Việt Nam đã được công bố nhằm đặt ra một số yêu cầu về
xây dựng và cải thiện môi trường pháp lý cho việc áp dụng thông lệ tốt trong loại hình CTCP
ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trong bối cảnh luật pháp Việt Nam đang có nhiều biến
chuyển, sự ra đời và áp dụng của Luật Doanh nghiệp "thống nhất" 2005 với sự giới thiệu
nhiều quy định và chuẩn mực mới về quản trị công ty theo thông lệ quốc tế. Việc áp dụng các
thông lệ và chuẩn mực quản trị công ty là xu hướng tất yếu khách quan. Nghiên cứu cơ chế áp
dụng các thông lệ có tính quốc tế này là mục đích của luận văn. Để thực hiện mục đích và ý
tưởng này, tác giả sử dụng một số tư liệu từ báo chí, một vài vụ việc đã được đưa ra giải
quyết bằng con đường tố tụng Tòa án, những thông tin này sẽ làm sáng tỏ cho các nội dung
nghiên cứu của đề tài. Cụ thể, đề tài nhắm đến các mục đích sau:
- Nêu ra và làm rõ một số vấn đề về thông lệ tốt về QTCT theo tiêu chuẩn quốc tế,
đặc biệt chú trọng đến thông lệ tốt về QTCT của OECD;
- Đánh giá các vấn đề như tính quả hiệu quả, cách thức tổ chức, những khó khăn, trở
ngại, những bảo đảm pháp lý và những đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc
áp dụng thông lệ tốt trong quản trị công ty của CTCP ở Việt Nam;
- Góp một phần nhỏ trong cung cấp thông tin mang tính tham khảo cho cộng đồng
doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty niêm yết về những nguyên tắc, kinh nghiệm áp dụng những
chuẩn mực và thông lệ quốc tế tiên tiến về QTCT;

- Phân tích lý luận và thực tiễn áp dụng thông lệ tốt qua việc làm rõ các quy định
liên quan trong Luật Doanh nghiệp 2005; Luật Chứng Khoán 2006; các luật và quy định liên
quan.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong các
vấn đề sau:
- Tìm hiểu một số thông lệ tốt về QTCT theo OECD; sự thể hiện các thông lệ tốt về
QTCT trong pháp luật hiện hành của Việt Nam;


- Nghiên cứu cơ chế xây dựng và áp dụng thông lệ tốt vào CTCP và kiến nghị các giải
pháp hoàn thiện quy định pháp luật về thông lệ tốt ở Việt Nam;
- Những đề xuất và giải pháp về mặt pháp lý và thực tế nhằm nâng cao hiệu quả áp
dụng các thông lệ tốt vào CTCP ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng,
phương pháp luận duy vật lịch sử, phương pháp phân tích quy phạm pháp luật cụ thể, phương
pháp đối chiếu pháp luật, phương pháp nghiên cứu tình huống. Thêm vào đó, chúng tôi sẽ sử
dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến như phương pháp tổng hợp; phương
pháp phân tích, đánh giá; phương pháp hệ thống; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương
pháp lịch sử
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về áp dụng thông lệ tốt về QTCT và các thông lệ
tốt về QTCT theo OECD.
Chương 2: Pháp luật của Việt Nam về CTCP và việc áp dụng các thông lệ tốt về
QTCT vào CTCP ở Việt Nam.
Chương 3: Cơ chế áp dụng thông lệ tốt vào quản trị CTCP ở Việt Nam.


References
Các văn bản pháp luật của nhà nước
1. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 898/QĐ-BTC ngày 20/02 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính ban hành Kế hoạch phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 2006-2010,
Hà Nội.


2. Bộ Tài chính (2007), Quyết định 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về việc ban hành quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính (2007), Quyết định 15/2007/QĐ-BTC ngày 19/3 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về việc bản hành điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao
dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 38/2007/TT-BTC ngày 18/4 hướng dẫn về việc công bố
thông tin trên thị trường chứng khoán, Hà Nội.
5. Chính phủ (2006), Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Hà Nội.
6. Chính phủ (2007), Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01 quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Chứng khoán, Hà Nội.
7. Chính phủ (2007). Quyết định 63/2007/QĐ-TTg ngày 10/5 của Thủ tướng Chính phủ về việc
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước thuộc Bộ Tài chính, Hà Nội.
8. Quốc hội (1999), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.
9. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
10. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.
11. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư, Hà Nội.
12. Quốc hội (2006), Luật Chứng khoán, Hà Nội.
Các tài liệu tham khảo khác
13. Nguyễn Ngọc Bích (2002), Luật Doanh nghiệp vốn và quản lý trong công ty cổ phần,
Nxb Trẻ, Hà Nội.

14. Công ty cổ phần quyền và nghĩa vụ của cổ đông (Sách tham khảo) (2001), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
15. Dự án Hỗ trợ Chính sách thương mại Đa biên (MUTRAP), Ban Quản lý Dự án MUTRAP
(2003), Từ điển Chính sách thương mại quốc tế, Hà Nội.
16. Cheng Han (2005), Quản trị công ty sau sự kiện Enron, Khoa Luật, Đại học Quốc gia
Singapore.


17. Ngân hàng Phát triển Châu Á (2005), Hướng dẫn về những thông lệ tốt nhất trong giám sát
điều hành doanh nghiệp cho Việt Nam, Hà Nội.
18. Ngân hàng Thế giới (2007), Báo cáo về tình hình tuân thủ chuẩn mực Nguyên tắc (ROSC)
quản trị doanh nghiệp, Hà Nội.
19. Phạm Duy Nghĩa (2005), Chuyên khảo Luật kinh tế, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà
Nội.
20. Phạm Duy Nghĩa (2003), Cơ sở pháp luật kinh tế Việt Nam vì một nền kinh tế phát triển
bền vững và toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Phạm Duy Nghĩa (2005), Bài giảng pháp luật tài sản, Khóa đào tạo cao cấp về Luật
(Chương trình giảng dạy Fulbright), Thành phố Hồ Chí Minh.
22. Phạm Duy Nghĩa (2006), Chuyên đề Luật phá sản, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
23. Phạm Duy Nghĩa (2006), "Giấc mơ của nửa triệu doanh nghiệp và một đạo luật chung:
Luật Doanh nghiệp 2005 từ một góc nhìn so sánh", Thời Báo Kinh tế Sài Gòn,
ngày 25/6.
24. Ngô Viễn Phú (2005), So sánh quản lý công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam và pháp
luật Trung Quốc, Luận án tiến sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
25. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2004), Thời điểm cho sự thay đổi: Đánh
giá Luật Doanh nghiệp và kiến nghị, Hà Nội.
TÀI LIỆU HỘI THẢO
26. Kinh nghiệm quản trị công ty nhà nước: Bài học từ Trung Quốc và các nước OECD,
Ngày 28/6/2005 - tại Hà Nội.
27. Phát triển mô thức quản trị công ty theo thông lệ quốc tế tốt nhất, Ngày 11/9/2006 tại Hà

Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI - Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam Vietcombank - Phòng Thương Mại EU - Eurocham.
28. Những thông lệ tốt nhất về quản trị công ty, Ngày 12/9/2006 tại Hà Nội, Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước - Bộ Kinh tế Thụy Sĩ.
29. Tại sao quản trị công ty có ý nghĩa đối với Việt Nam: Tầm quan trọng đối với công ty
niêm yết, Ngày 6/12/2004 tại Hà Nội, Hội nghị bàn tròn Châu Á - Ngân hàng Thế giới
- OECD về quản trị công ty.


30. The Benefit of Corporate Governance to Emerging Economies, Ngày 4/9/2007 tại Thành
phố Hồ Chí Minh, Hội thảo về Quản trị Công ty - Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam.
TIẾNG ANH
31. Robert A.G. Monks and Nell Minow. "Shareholders don't have enough power";

32. William W. Bratton. "Corporare law". The International library of essays in law & legal
theory.
33. World Bank (2006): "Report On The Observance Of Standards And Codes (ROSC) -
Corporate governance country assessment - Vietnam", June 2006.
34. World Bank (2006), "Doing Business in Vietnam 2006".
35. Joint Donors Report to Vietnam Consultative Group Meeting (2005): "Vietnam
Development Report 2006", Hanoi, December 6-7, 2005.
36. World Bank (2006), "Corporate governance country assestment, Vietnam", 2006.
37. Tran Le Thuy (2005), "Corporate governance and company law, the case of Vietnam",
2005.
38. Charles Oman and Daniel Blume (2005), "Corporate Governance: the development
challenge", Economic Perspective.
39. OECD - Organisation for Economic Co-operation and Development (1999), "Principles
of Corporate Governance".
40. OECD - Organisation for Economic Co-operation and Development (2004), "Principles

of Corporate Governance" - Revised Guidelines for Multinational Enterprises. ©
OECD 2004.
41. Commonwealth Association for Corporate Governance - CACG (1999), "Guidelines
Principles For Corporate Governance In The Commonwealth", November 1999.
42. Dr. Cyril Lin, IFG Development Initiatives Ltd (UK) (2006), "Corporate Governance Of
Soes In Central Asia: A Comparative View".
43. Havard Law Review (2005), "The Case For Increasing Shareholder Power: Lucian Arye
Bebchuk".


44. Turnbull, S. (1995), "'Corporate Governance: What is World Best Practice'", Australian
Company Secretary, Chartered Institute of Company Secretaries in Australia
Limited, Sydne.
45. Financial Statements. International Accounting Standards Board. ICGN (1999),
"Statement on Global Corporate Governance Principles. International Corporate
Governance Network".
46. Foreign Commercial Service and U.S Department of State (2008), "Doing Business in
Vietnam: 2008 Country Commercial Guide for U.S Companies", US Embassy,
Hanoi.
47. Henry Hannsman and Reinier Kraakman, "What is Corporate Law," The Anatomy Of
Corporate Law 1-15 (2004) (Oxford Press) (ISBN 0-19-926064-8).
TRANG WEB
48. Đi tìm mô hình quản trị công
ty theo kiểu Việt Nam.
49. .
50. toán nội
bộ: "Bảo vệ giá trị" doanh nghiệp.
51. (2003), Đề nghị về các thông lệ tốt trong quản trị công ty tại
Việt Nam.
52. Rắc rối quanh việc phê chuẩn Tổng

giám đốc Tường An.
53.
54. Quyền lực sụp đổ:
Câu chuyện bên trong Enron.
55.
56. Mô hình giám sát điều hành doanh
nghiệp.
57. Làm thế nào
chống lại kiểu điều hành "Cosevco"?


58. Suy sụp vì "đấu
đá".
59. />hoi-dong-quan-tri-doc-lap-tai-sao-khong.html, Thành viên hội đồng quản trị độc lập,
tại sao không?
60.
61.


×