Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Chóng mặt, chữa thế nào? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.77 KB, 6 trang )

Chóng mặt, chữa thế nào?


Chóng mặt ở người cao tuổi dễ gây ngã, chấn thương.

Việt Nam hiện có hơn 7 triệu người cao tuổi, chiếm 10% dân số. Theo
các chuyên gia y tế, chi phí chăm sóc y tế người cao tuổi cao gấp 10 lần so với
người trẻ nếu không có giải pháp thích hợp. Người cao tuổi thường mắc các
bệnh về huyết áp, tim mạch, nội tiết, trầm cảm, mất trí nhớ, các bệnh về
xương khớp... trong đó chóng mặt là nguyên nhân gây ra nhiều chấn thương,
thậm chí là tàn phế do tai nạn té ngã ở người cao tuổi.
Chóng mặt là một cảm giác chủ quan của người bệnh: tự nhiên cảm thấy
mọi vật xung quanh mình đều quay tít như đứng giữa một cơn lốc, hay thấy mất
cân bằng, đi đứng không vững, cảm giác bồng bềnh như đứng trên thuyền, có khi
như bước hụt, cảm giác lâng lâng như không có trọng lượng, như say rượu. Đôi
khi bệnh nhân thấy mọi vật đu đưa, dập dềnh hoặc nhìn vật nhòe không rõ, người
nôn nao, khó chịu, ruột gan như bị đảo lộn. Đây là nguyên nhân gây ra nhiều tai
nạn ở người cao tuổi như té ngã dẫn đến chấn thương, tàn phế.
Nguyên nhân gây chóng mặt
Có nhiều nguyên nhân gây chóng mặt, phần lớn liên quan đến những bệnh
lý ở tai (tai ngoài, tai giữa, tai trong). Bên cạnh đó, chóng mặt còn liên quan đến
bệnh lý thần kinh, mất thăng bằng, stress và các bệnh nội khoa, bệnh huyết áp,
mạch máu, nội tiết, dị ứng, chuyển hóa, thận, các viêm nhiễm... nên kết quả điều
trị hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên nhân gây chóng mặt, trong đó cơn chóng mặt
kịch phát kéo dài do ảnh hưởng của tăng huyết áp là dạng chóng mặt nguy hiểm
nhất và là nguyên nhân của nhiều tai nạn ở người cao tuổi.
Nguyên nhân ở tai:
- Ống tai ngoài: Như nút dáy, khi gặp nước nở to ra, kích thích ống tai
ngoài gây chóng mặt hoặc nhọt ống tai cũng gây đau tai và chóng mặt.
-Tai giữa: trong viêm tai giữa cấp tính, bên cạnh sốt, đau tai, ù tai, nghe
kém còn kèm chóng mặt.


- Tai trong: Viêm tai tiết dịch gây chóng mặt ghê gớm kèm theo ù tai, nghe
kém. Có khi viêm tai đi kèm với viêm màng não; Viêm thần kinh tiền đình do
virut hoặc vi khuẩn gây chóng mặt, quay cuồng, chóng mặt tư thế rõ nhưng thính
lực lại bình thường.
Chóng mặt tư thế: Xuất hiện cảm giác chóng mặt khi cơ thể ở trong một tư
thế nhất định: có thể gặp trong bệnh lý ngoại biên hoặc bệnh lý trung ương cũng
gây tư thế chóng mặt, còn chóng mặt tư thế trung ương xuất hiện ở một tư thế nhất
định, thời gian kéo dài hơn ở các mức độ khác nhau. Người cao tuổi hay bị chóng
mặt tư thế do hạ huyết áp tư thế, thiểu năng tuần hoàn não, tăng huyết áp, thoái
hóa đốt sống cổ, xơ hóa mạch máu não, hạ đường huyết, thiếu ôxy não, rối loạn
thần kinh tim...
Các bệnh khác: Những rối loạn về mắt: rối loạn vận động các cơ của nhãn
cầu, glôcôm, đục thủy tinh thể; Rối loạn cảm thụ bản thể gây nên mất thăng bằng
u dây thần kinh tiền đình, áp-xe não. Ngoài ra, nhiễm độc các thuốc: điều trị tăng
huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống thụ thai, lợi tiểu, nhóm thuốc
aminorid, streptomycin, kanamycin, thuốc chống hen, sốt rét, thuốc ngủ cũng gây
chóng mặt.

Rối loạn cơ vận động nhãn cầu gây chóng mặt.

Điều trị chóng mặt
Trước một bệnh nhân chóng mặt, ta cần phải chẩn đoán nguyên nhân nếu
có thể được, bằng không tiến hành điều trị triệu chứng là chính. Trong khi điều trị
triệu chứng, chờ cho bệnh nhân đỡ chóng mặt thì tiến hành khám tỉ mỉ, nhiều khi
phải phối hợp các chuyên khoa nội, thần kinh, mắt, tai mũi họng và các thăm dò
cận lâm sàng khác để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó điều trị tận gốc. Có
3 nhóm thuốc chính thường dùng điều trị chóng mặt, nên dùng thuốc riêng rẽ để
hiểu rõ tác dụng phụ của từng loại.
- Nhóm kháng histamin: Ngăn chặn kích thích cơ quan tiền đình ngoại vi và
trung ương, điển hình là stugeron, papaverin, phenothiamin.

- Nhóm kháng tiết cholin: kiềm chế kích động tiền đình điển hình là
scopalamin.
- Nhóm an thần: chủ yếu làm dịu, có tác dụng cả trung ương và ngoại vi.
Thuốc hay dùng là seduxen (diazepam), chống nôn bằng phenothiamin.
Hướng điều trị không dùng thuốc tập trung vào cách vận động làm tăng khả
năng bù trừ của não. Đặc biệt khi không thường xuyên có cơn chóng mặt kèm các
dấu hiệu nhức nửa đầu hay cả đầu, tê yếu tay chân, mắt và đặc biệt là mất nhận
thức về thời gian và không gian, mất định hướng và khả năng nhận thức. Khi đó
cần đưa bệnh nhân đi khám ngay tại cơ sở y tế.
Phòng ngừa
- Chóng mặt có thể phòng ngừa bằng luyện tập thích nghi cho hệ thống giữ
thăng bằng của cơ thể khi bệnh nhân ở giai đoạn ổn định hay chóng mặt nhẹ.

×