Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.36 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN. --------------------------. KỲ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2011 – 2012 -----------------------------. Môn: SINH HỌC 11 (Thời gian làm bài: 45 phút) Câu 1 (2đ): Nêu điểm khác nhau giữa sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin và sợi thần kinh không có bao miêlin. Câu 2 (2đ): Phân biệt kiểu phát triển qua biến thái hoàn toàn và kiểu phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở động vật. Câu 3 (3đ): Mô tả quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi ở thực vật có hoa. Tại sao thụ tinh ở thực vật có hoa được gọi là thụ tinh kép? Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép là gì? Câu 4 (3đ): Trong một lần thúc đẻ cho cá trắm cỏ có khối lượng trung bình, người ta thu được 8000 hợp tử, về sau nở thành 8000 cá con. Biết rằng hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%, của tinh trùng là 25%. Hãy tính số tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng cần thiết để hoàn tất quá trình thụ tinh.. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. KỲ THI HỌC KÌ II.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN NĂM HỌC 2011 – 2012 -----------------------------------------------------Môn: SINH HỌC 11 (Thời gian làm bài: 45 phút) Câu Câu 1. Đáp án. Cách thức lan truyền. Tốc độ Câu 2. Câu 3. Điểm 2đ. Sợi thần kinh không có bao miêlin Lan truyền từ một điểm kích thích từ vùng này sang vùng khác kề bên theo dọc sợi thần kinh. Xung thần kinh lan truyền là do mất phân cực, đảo cực, tái phân cực từ vùng này sang vùng khác Chậm (3 - 5 m/s). Sợi thần kinh có bao miêlin Lan truyền từ một điểm kích thích lần lượt dọc sợi nhưng nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác tiếp đó do sự mất phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp từ eo này sang eo khác kế tiếp. Nhanh (100 m/s). - Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian (ở côn trùng là nhộng) ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành. Kiểu phát triển này có ở đa số các loài côn trùng (bướm, ruồi, ong...) và lưỡng cư. - Phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành (ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí gần giống con trưởng thành). Kiểu phát triển này có ở một số loài côn trùng như châu chấu, cào cào, gián... - Quá trình hình thành hạt phấn: Trong bao phấn, tế bào (2n) Giảm phân 4 tế bào (n) Nguyên phân 4 hạt phấn, mỗi hạt có 2 nhân đơn bội, 1 nhân hình thành ống phấn, 1 nhân nguyên phân cho 2 tinh tử. - Quá trình hình thành túi phôi:. 2đ. 1đ. 1đ. Trong bầu nhụy, noãn (2n) Giảm phân 1 đại bào tử Nguyên phân Túi phôi. 3 lần. 3 tế bào tiêu biến Trong túi phôi có 8 nhân + 3 nhân đối cực (3 tế bào đối cực) + 2 nhân cực ( 2 tế bào cực) + 1 tế bào trứng + 2 tế bào kèm. Thụ tinh ở thực vật hạt kín có sự tham gia cùng lúc của hai giao tử đực:. 0,5đ.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 4. + Giao tử đực thứ nhất kết hợp với tế bào trứng tạo thành hợp tử. + Giao tử đực thứ hai kết hợp với nhân cực (nhân lưỡng bội)(2n) ở trung tâm túi phôi để tạo thành nhân tam bội (3n). Hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín có sự tạo thành nhân tam bội. Nhân tam bội sau này sẽ phân chia tạo thành khối đa bào giàu chất dinh dưỡng chính là nội nhũ để cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới. - Số trứng đã thụ tinh = số tinh trùng đã thụ tinh = số hợp tử tạo thành = 8000. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50% nên số trứng cần thiết = ( 8000x 100)/ 50 = 16000 trứng. 1 tế bào sinh trứng chỉ tạo ra 1 trứng nên số tế bào sinh trứng cần thiết = số trứng cần thiết = 16000 tế bào. - Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 25% nên số tinh trùng cần thiết = (8000 x 100)/ 25 = 32000 tinh trùng. Vì mỗi tế bào sinh tinh sinh ra 4 tinh trùng nên số tế bào sinh tinh trùng cần thiết = 32000/4 = 8000 tế bào.. Tổ trưởng chuyên môn. Nguyễn Thị Mai. 0,5đ. 3đ. Diễn châu, ngày 1 tháng 5 năm 2012 Người ra đề. Phạm Thị Giang.
<span class='text_page_counter'>(4)</span>