Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

PHÂN TÍCH hợp ĐỒNG NHẬP KHẨU nước TƯƠNG từ CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại QUỐC tế HAITI QUẢNG ĐÔNG (TRUNG QUỐC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.65 KB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN
GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
 
ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU NƯỚC TƯƠNG TỪ CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ HAITI QUẢNG ĐÔNG (TRUNG QUỐC)

Giảng viên hướng dẫn: TS Vũ Thị Hạnh
Nhóm thực hiện: Nhóm 2
Nguyễn Thị Lan Anh – 1917710009
Nguyễn Thị Quỳnh Anh - 1917730009
 
 

Hà Nội, tháng 8 năm 2021
 

1


BẢNG PHÂN CHIA CƠNG VIỆC

ST
T

MSV

Họ và tên



Cơng việc

1

191771000
9

Nguyễn
Thị Lan
Anh






2

191773000
9

Nguyễn
Thị Quỳnh
Anh

 Phân tích hợp đồng: Điều khoản
1,2,3,4, nhận xét chung
 Phân tích chứng từ: giấy chứng nhận
xuất xứ (C /O), vận đơn (B/L), Giấy

báo hàng (A/N), nhận xét chung
 Phân tích quy trình thực hiện hợp
đồng: Đàm phán, ký kết hợp đồng;
Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập
khẩu hàng hóa

Xin hợp đồng và bộc chứng từ
Viết lời mở đầu
Nghiên cứu thị trường, đối tác
Phân tích các điều khoản trong hợp
đồng 5,6,7,8
 Phân tích bộ chứng từ: hóa đơn
thương mại, phiếu đóng gói hàng
hóa, giấy chứng nhận thực phẩm đạt
kết quả chất lượng nhập khẩu
 Tổng hợp

2


MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................3
LỜI NĨI ĐẦU.....................................................................................................5
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH BỐI CẢNH...........................................................6
1.

Nhu cầu thị trường...................................................................................6

2.


Thị trường nước tương tại Việt Nam.......................................................6

3.

Thị trường liên quan.................................................................................7

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG........................................................9
1.

Các bên tham gia hợp đồng......................................................................9

2.

Hình thức hợp đồng................................................................................10

3.

Nội dung hợp đồng.................................................................................11
3.1.

Phần mở đầu....................................................................................11

3.2.

Điều khoản 1: Hàng hóa, số lượng, đơn giá....................................12

3.3.

Điều khoản 2: chất lượng, quy cách, đóng gói và nguồn gốc..........15


3.4.

Điều khoản 3: Phương thức thanh tốn...........................................17

3.5.

Điều khoản 4: Đóng gói...................................................................19

3.6.

Điều khoản 5: Cảng đi, cảng đến và thời hạn giao hàng.................19

3.7.

Điều khoản 6: Phương tiện vận chuyển...........................................20

3.8.

Điều khoản 7: Tài liệu yêu cầu........................................................21

3.9.

Điều khoản 8: Thời hạn hữu hiệu....................................................23

4.

Một số điểu khoản thiếu.........................................................................23

5.


Nhận xét chung......................................................................................25

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CHỨNG TỪ LIÊN QUAN.............................26
1. Hóa đơn thương mại (COMMERCIAL INVOICE)...................................26
2. Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)......................................................28
3. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO)...................................................30
4. Giấy thơng báo kết quả thực phẩm đạt/khơng đạt yêu cầu nhập khẩu.......35
5. Production & expiration date list................................................................36

3


6. Vận Đơn (Bill of Lading)...........................................................................37
7. Giấy báo hàng.............................................................................................41
8. Nhận xét chung về bộ chứng từ..................................................................43
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG.....44
1. Nghiên cứu đối tác......................................................................................44
2. Đàm phán, ký kết hợp đồng........................................................................45
3. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa......................................45
KẾT LUẬN........................................................................................................49

4


LỜI NĨI ĐẦU

Trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay, giao dịch thương mại quốc tế đã trở
thành một bộ phận khơng thể thiếu và ngày càng phát triển. Vì vậy, việc giao
lưu thương mại hàng hóa giữa các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng là
mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia trong việc phát triển đất nước. Thấy được

tầm quan trọng của giao dịch thương mại quốc tế cũng như để hiểu thêm về quá
trình hình thành hợp đồng giao dịch của các quốc gia, nhóm chúng em đã chọn
phương pháp tiếp cận doanh nghiệp, phân tích các chứng từ để có một cách nhìn
cụ thể hơn về hoạt động xuất nhập khẩu và môn học Giao dịch thương mại quốc
tế.
Thông qua Tiểu luận “Phân tích hợp đồng nhập khẩu nước tương từ Cơng
ty TNHH thương mại quốc tế HAITI Quảng Đơng (Trung Quốc)”, nhóm
nghiên cứu sẽ trình bày cụ thể các điều khoản, bộ phận của một hợp đồng hồn
chỉnh, giải thích ý nghĩa của từng loại chứng từ và từ đó đưa ra những nhận xét
khách quan về các chứng từ đó.
Do hạn chế về mặt kiến thức nên chắc hẳn còn nhiều thiếu sót, chúng em rất
mong muốn nhận được những đóng góp ý kiến của cơ và các bạn để bài làm
hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

5


CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH BỐI CẢNH
1. Nhu cầu thị trường
Theo nghiên cứu của Công ty Kantar Worldpanel, mỗi người dân Việt
Nam sử dụng khoảng 4 lít nước tương/năm. Với dân số năm 2016 là 93
triệu người, mỗi năm người Việt sử dụng khoảng 372 triệu lít nước
tương.
=> Con số này cho thấy còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp sản xuất
nước tương truyền thống phát triển. Tất nhiên, trong cuộc đối đầu về tài
chính, khơng ít doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ sẽ buộc phải thu hẹp
hoặc tạm ngừng sản xuất, hoặc gia công cho các thương hiệu nước mắm
công nghiệp. Mặt khác, các công ty nước tương cơng nghiệp rất có khả
năng sẽ thực hiện các thương vụ M&A các công ty nước mắm truyền

thống, để phát triển thêm thị trường sản phẩm truyền thống ưa dùng,
nhằm duy trì song song 2 loại hình sản phẩm: cơng nghiệp và truyền
thống.
2. Thị trường nước tương tại Việt Nam
Thị trường nước tương 11.300 tỉ đồng đang diễn ra nhiều cuộc đối đầu,
dẫn tới phân chia “2 phe”: nước tương công nghiệp và nước tương
truyền thống. Theo số liệu từ một báo cáo vừa được trình lên Ủy ban
thường vụ Quốc hội mới đây cho thấy, thị trường nước tương và nước
chấm có nguồn gốc từ nước mắm (tạm gọi là "nước chấm") tại Việt Nam
có quy mơ khoảng 225 triệu lít/năm.
Trong đó phân khúc "nước mắm", tức là các sản phẩm được lên men từ
cá và muối với thời gian ủ chượp tối thiểu 6 tháng và có độ đạm từ 10 độ
trở lên có quy mơ thị trường khoảng trên 100 triệu lít/năm; bên cạnh đó
6


phân khúc nước chấm là các sản phẩm gốc nước mắm có độ đạm dưới
10 độ và các sản phẩm pha chế sẵn (như nước mắm tỏi ớt…) có quy mơ
thị trường khoảng 125 triệu lít/năm.
Tuy nhiên, các thương hiệu Việt Nam còn vướng một loạt thách thức
như muốn vào hệ thống siêu thị sẽ phải tốn chi phí chiết khấu thương
mại lên đến trên 25%. Đồng thời, tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng
vẫn là rào cản lớn nhất, khiến cho các doanh nghiệp “tân binh” hoặc
doanh nghiệp nhỏ Việt Nam gặp rất nhiều trở ngại ngay trên “sân nhà”.
Vì vậy, các doanh nghiệp trong nước muốn tồn tại và phát triển phải tìm
lối đi ngách, chuyển hướng về bán ở các kênh nhà hàng, quán ăn, khách
sạn và các tỉnh…
Theo thống kê mới đây của Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen, thị
trường gia vị, nước chấm của Việt Nam mỗi năm sẽ tăng trưởng bình
quân từ 25 - 32% từ nay đến năm 2022. Đây là một thị trường đầy tiềm

năng và các doanh nghiệp Việt Nam đang phải nỗ lực chạy đua cùng
doanh nghiệp ngoại.
3. Thị trường liên quan
Góc độ thị phần, thương hiệu ngoại đang chiếm ưu thế khá lớn. Cụ thể,
Knorr (Unilever), Maggi (Nestlé), Aji-ngon (Ajinomoto) và Miwon (Đài
Loan) hiện chiếm đến 33% trong tổng số mặt hàng gia vị và các thương
hiệu này cũng đang chia nhau “ngôi vương” ở từng phân khúc.
Knorr dẫn đầu thị phần hạt nêm với gần 50% thị phần. Tiếp theo là Ajingon. Đứng vị trí thứ ba là thương hiệu nước mắm Chinsu của Masan
(Việt Nam) đang chiếm 80% thị phần nước tương và hạt nêm Maggi rớt
xuống hàng thứ tư.

7


Việc Aji-ngon sốn ngơi của Maggi được các chun gia trong ngành
nhận định, do chiến lược của Maggi chỉ đánh vào phân khúc người tiêu
dùng cao cấp, trong khi phân khúc này chiếm 17-23%. Ngồi ra, Maggi
cũng khơng có chiến lược quảng cáo đồng bộ như Knorr và Aji-ngon.
Tuy vậy, một chuyên gia của Nielsen chia sẻ, vị trí đứng đầu của Knorr
hiện không bền vững, thị phần nắm giữ chủ yếu từ chi phí nhiều cho tiếp
thị, quảng bá. “Hàng năm, kinh phí marketing sản phẩm cho ngành hàng
hạt nêm luôn tăng trưởng khoảng 15-20%, và Knorr xác định cạnh tranh
chính từ những chiêu thức này”.
Ở vị trí thứ hai, Aji-ngon có bước đi khá bài bản khi tập trung đầu tư vào
công nghệ, nguồn nguyên liệu và thị trường. Với lợi thế là công ty sản
xuất bột ngọt nên  giá thành hạt nêm của Aji-ngon luôn cạnh tranh hơn
Knorr. Mặt khác, Aji-ngon có cơng nghệ chiết xuất nước hầm xương và
thịt tại chỗ, nên chi phí nguyên liệu vì thế, giảm hơn so với Knorr.
Ở góc độ người mua lại phụ thuộc khá nhiều về giá, vì vậy, để cạnh
tranh, các ông lớn đang đua nhau giảm chi phí sản xuất. Ví dụ, từ sử

dụng chai thủy tinh đã chuyển sang chai nhựa pet, hay  bao bì hạt nêm
trước đây sử dụng màng nhơm ba lớp thì nay chuyển sang chất liệu cán
màng PP, tiết kiệm được từ 10-25% chi phí giá thành…
Trong khi thị trường gia vị gần như là sự độc tôn của các thương hiệu
ngoại, thì trên thị trường nước chấm, tương ớt…, các doanh nghiệp Việt
Nam đang âm thầm đua tranh để khẳng định vị thế, với các tên tuổi lớn
như Masan Consumer, Cholimex Food, Trung Thành, Nam Dương...
Theo báo cáo của Nielsen, gia vị được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam
là nước mắm và nước tương... Trong đó, Masan Consumer thuộc Tập
đồn Masan, hiện chiếm thị phần lớn nhất. Theo báo cáo tài chính năm
8


2015 của Masan Group, thị trường tương ớt, tương cà đạt khoảng 847 tỷ
đồng/năm. Tốc độ tăng trưởng sản lượng là 11%/năm và 20% về giá trị.
Dự báo tốc độ tăng trưởng tương ớt cịn tăng cao vì mở rộng nhu cầu sử
dụng, tăng trưởng cao ở khu vực nông thôn, và cung ứng cho các cơ sở
sản xuất.
Ở vị trí thứ hai, Cholimex Foods cũng chứng minh sức hấp dẫn của thị
trường, khi ngành hàng tương ớt đang đóng góp doanh thu tốt cho
Cholimex Foods. Những năm gần đây, Cholimex Foods đạt tốc độ tăng
trưởng doanh thu và lợi nhuận bình quân mỗi năm xấp xỉ 30%. Nhãn
hàng này đang bám khá sát Masan Consumer với thị phần 37% (Masan
là 43%). Bên cạnh đó, thị phần của Cholimex cịn khá ổn định khi được
các cửa hàng đồ ăn nhanh Pizza Hut Việt Nam chọn là nhà cung ứng cho
hệ thống cửa hàng của họ.
Ngoài các “cựu binh”, Saigon Co.op cũng nhảy vào phân khúc này bằng
sự hợp tác với Wilmar International Limited (Wilmar) thành lập liên
doanh Công ty TNHH Thực phẩm Quốc tế Nam Dương, sản xuất các
loại nước chấm, gia vị mang nhãn hiệu Nam Dương.


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG
1. Các bên tham gia hợp đồng
Hợp đồng được thỏa thuận giữa 2 bên


Bên bán (bên xuất khẩu): Công ty TNHH Thương mại Quốc tế
Haiti Quảng Đông (Trung Quốc)
o

Đại diện: Ơng Wu Zhenxing

o

Địa chỉ: Phịng 401, Tầng 4, Tịa nhà 21, Quận Đơng, Số 16,
Đường Wensha, Quận Chancheng, Thành phố Phật Sơn

9


o

Số điện thoại: 0086-757-82832234

o

Fax: 0086-757-82836373

Công ty Guangdong Haitian International Trading Company
Limited, một đối tác tới từ Quảng Đông Trung Quốc. Công ty này

là đối tác lớn nhất trong 3 đối tác thương mại hàng đầu của Hải
Thiên và hai công ty này có quan hệ khá tốt. Đây cũng chính là tiền
đề để mà Hải Thiên Việt Nam luôn tin tưởng và quyết định đặt các
lô hàng thực phẩm với đối tác này. 



Bên mua (Bên nhập khẩu): Công ty TNHH Hải Thiên Việt Nam
o

Đại diện: Ông Đặng Minh Hùng

o

Địa chỉ: 311, B22, đường B, khu phố 3, Phường Bình
Khánh, Quận 2, TP Hồ Chí Minh

o

Số điện thoại: 0084-28-36204498

o

Fax: 0084-28-36204498

Cơng Ty TNHH Hải Thiên Việt Nam với tên giao dịch HAI
THIEN VIET NAM CO.,LTD, tên tiếng anh Hai Thien Viet Nam
Company Limited và tên đăng ký là Công Ty TNHH Hải Thiên
Việt Nam, đã hoạt động hơn 3 năm trong ngành kinh tế Bán bn
thực phẩm tại TP Hồ Chí Minh. Công ty này chủ yếu nhập khẩu

các lô hàng về thực phẩm từ các đối tác nước ngoài, phần lớn là
nhập từ Trung Quốc.
2. Hình thức hợp đồng
 Hợp đồng được thực hiện dưới dạng 1 văn bản, phù hợp với yêu
cầu của luật pháp.


Nhìn chung, hợp đồng được trình bày tương đối chính xác theo
mẫu hợp đồng đã được quy định. Hợp đồng bao gồm đủ các mục:
Tên hợp đồng; Ngày tháng năm; Phần mở đầu; Các điều khoản

10


thỏa thuận và Chữ ký. Các mục được chia rõ ràng, dễ nhìn, dễ đọc
hiểu, tránh gây nhầm lẫn cho hai bên.
3. Nội dung hợp đồng
3.1. Phần mở đầu
Tên hợp đồng và mã hợp đồng: Contract No. C14/HD-HT200928


Ngày ký kết hợp đồng: 28/09/2020



Thông tin về bên mua và bên bán gồm có: Tên cơng ty, địa chỉ, số
điện thoại và số Fax




Cơ sở ký kết hợp đồng: “The Seller and The Buyer have agreed to
close the following transaction according to the terms and
conditions stipulated below” - Người Bán và Người Mua đã đồng ý
kết thúc giao dịch sau theo các điều khoản và điều kiện được quy
định dưới đây
Nhận xét:



Nhìn chung, nội dung phần mở đầu hợp đồng được ghi rất chi tiết.
Tuy nhiên, đối với mục “Địa điểm, ngày tháng năm”, hợp đồng
chưa trình bày địa điểm thực hiện hợp đồng mà mới chỉ đề cập đến
thời gian, tên hợp đồng chưa ghi rõ là hợp đồng gì. Thơng tin của
Bên Mua và Bên Bán cịn thiếu những thơng tin cần thiết như tên
và chức vụ người đại diện, số tài khoản, tên và địa chỉ ngân hàng.



Hợp đồng bao gồm những quy định về thơng tin hàng hóa, phạm vi
hợp đồng vận chuyển, phương thức thanh tốn, đóng gói, điều kiện
giao hàng, nghĩa vụ của hai bên, hiệu lực hợp đồng. Tuy nhiên, các
mục của hợp đồng không được chia và trình bày theo phương thức
lý thuyết thơng thường. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp đã
tích hợp nhiều điều khoản vào cùng một mục và trình bày các mục
theo hình thức khác nhau như kẻ bảng.

11





Hợp đồng không bao gồm điều khoản miễn trách, điều khoản khiếu
nại, điều khoản trọng tài. 



Đề xuất: Mặc dù hợp đồng trình bày các điều khoản theo cách khác so
với thơng thường thì hợp đồng vẫn cần có đủ các điều khoản mà luật yêu
cầu, song chưa đầy đủ, một số điều khoản quan trọng như vận chuyển,
đóng gói cịn sơ sài, thiếu các thông tin như kiểm tra hàng hóa trước và
sau khi vận chuyển. Hai bên nên bổ sung những mục trên vào hợp đồng
để các quy định mua bán giữa hai bên được chặt chẽ hơn, giảm thiểu rủi
ro cho cả bên mua và bên bán.

3.2.

Điều khoản 1: Hàng hóa, số lượng, đơn giá

Người Bán và Người Mua đã đồng ý kết thúc giao dịch sau theo các điều khoản
và điều kiện được quy định dưới đây

No Product

Size

Unit

Quantit

Total


Price

y

amount

(C&F

(Carton) (USD)

USD)
1

GOLDEN LABEL LIGHT 500ml x 9.40
SOY SAUCE

2

165

1,551.00

12

PLUS

33

GOLDEN LABEL LIGHT 1,9L x 6 13.90


330

4,587.00

SOY SAUCE

3

PLUS

66

MUSHROOM DARK SOY 500ml x 10.20

165

1,683.00

12


SAUCE

4

12

PLUS


33

SEASONED SOY SAUCE 450ml X 11.40

85

FOR SEAFOOD

12

PLUS
5

969.00

17

SUPERIOR

OYSTER 6kg x 2

8.50

215

1,827.50

SAUCE
PLUS
6


43

SOYBEAN PASTE

340g

9.70

85

824.50

x15
PLUS
7

17

SOYBEAN PASTE

800g x 6 7.50

PLUS

85

637.50

17


Total

1356

Total Amount

12,079.50
12,079.50

(Total C&F Amount: US Dollars Twelve thousand and Seventy-nine point
five only)



Sản phẩm: Ở đây có tất cả 5 loại sản phẩm, bao gồm GOLDEN
LABEL LIGHT SOY SAUCE (2 loại khối lượng tịnh 500ml và
1,9l), MUSHROOM DARK SOY SAUCE, SEASONED SOY
SAUCE FOR SEAFOOD, SUPERIOR OYSTER SAUCE và
SOYBEAN PASTE (2 loại khối lượng tịnh 340g và 800g)



Điều kiện cơ sở giao hàng: CIF

13


CIF hay còn được viết là C&F, viết tắt của Cost and Freight, có
nghĩa chính là giá thành và cước phí. Giá thành và cước phí chính

là người thực hiện q trình cung cấp hay bán sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ thực hiện giao hàng khi hàng hóa đã qua được lan can của
tàu tại cảng gửi hàng. Và người bán sẽ phải chịu trách nhiệm chi trả
các phí tổn và vận chuyển cần thiết để quá trình vận chuyển hàng
hóa đến cảng đúng theo quy định. Và tuy nhiên thì những sự cố
những rủi ro, hàng hóa bị hư hỏng được chuyển từ người bán đến
người mua trong quá trình vận chuyển trên tàu.


Tổng: 12,079.50 USD (Bằng chữ: mười hai nghìn Bảy mươi chín
phẩy năm đơ la)
Loại tiền ngoại tệ mạnh là USD, một đồng tiền thứ ba được thống
nhất bởi bên mua và bên bán. Ở đây chỉ nêu ra một loại giá, được
hiểu là giá cố định được xác định tại thời điểm ký hợp đồng, không
thay đổi cho tới khi giao hàng.
Nhận xét:



Ưu điểm:
o

Mục này của hợp đồng bao gồm điều khoản tên hàng, điều
khoản số lượng và điều khoản giá cả, thông tin đầy đủ và rõ
ràng, trình bày logic, dễ hiểu. Doanh nghiệp đã tích hợp 3
điều khoản này vào một mục dưới hình thức kẻ bảng. Lý do
trong lần nhập khẩu lần này doanh nghiệp nhiều mặt hàng
sản phẩm với số lượng lớn. Việc trình bày cụ thể các mục
theo mẫu quy định sẽ khiến bản hợp đồng trở nên dài dịng,
khó nắm bắt nội dung.


o

Ở điều khoản giá cả, hai doanh nghiệp sử dụng đồng tiền bên
thứ 3 và cũng là một đồng tiền mạnh là USD, tạo sự công
14


bằng cho cả hai bên. Giá thành từng loại sản phẩm được liệt
kê chi tiết, tổng giá, điều kiện cơ sở giao hàng rõ ràng đầy
đủ. Tổng giá thành được viết dưới dạng số và thành chữ
tránh gây nhầm lẫn.


Nhược điểm:
o

Khi đề cập đến giá CIF, hợp đồng viết thiếu cụm từ
“Incoterms” và không dẫn chứng lấy điều khoản từ
Incoterms năm bao nhiêu.

Điều khoản sản phẩm chỉ có tên chứ không ghi kèm mã sản phẩm, điều
này dễ gây nhầm lẫn cho bên mua kiểm tra hàng hóa khi nhận hàng.
3.3.

Điều khoản 2: chất lượng, quy cách, đóng gói và nguồn gốc

Nội dung:



Ngày sản xuất: lô mới và được sản xuất vào năm 2020, ngày sản
xuất, ngày hết hạn và thời hạn sử dụng của sản phẩm phải được
cung cấp cho người mua sau khi có chữ ký của hợp đồng.



Nhãn yêu cầu phải được in ngày sản xuất và hết hạn.



Quy cách: người bán phải thông báo cho người mua về ngày sản
xuất và ngày hết hạn trước khi chuyển hàng.



Đóng gói : theo tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế vận chuyển đi biển,
dễ dàng di chuyển.



Nước sản xuất: Trung Quốc.

Ưu điểm:


Điều khoản 2 bao gồm các điều khoản về chất lượng, quy cách,
đóng gói và nguồn gốc. Các điều khoản đều liên quan đến sản
phẩm nên việc tổng hợp các thông tin trên vào cùng một điều

15



khoản khiến các thơng tin trở nên nhất qn, có logic, dễ dàng
truyền tải thông tin mà tránh việc dài dịng khơng cần thiết


Điều khoản 2 tích hợp các thơng tin liên quan đến sản phẩm và yêu
cầu về phía Nhà sản xuất. Các thông tin cụ thể về ngày sản xuất,
hạn sử dụng và thời hạn sử dụng được yêu cầu cụ thể về thời hạn
cung cấp cũng như vị trí in trên sản phẩm.



Quy cách đóng gói được ghi rõ là đóng gói theo tiêu chuẩn xuất
khẩu quốc tế vận chuyển đường biển. Vận chuyển đường biển tuy
mất nhiều thời gian như đây là cách hợp lý nhất để vận chuyển một
khối lượng hàng lớn với quãng đường dài, vừa hiệu quả vừa tiết
kiệm chi phí. Theo tiêu chuẩn đóng gói xuất khẩu quốc tế, bao bì
chịu lực bên ngoài thường được làm từ gỗ, các thùng gỗ hay hộp
gỗ được lắp ráp và tháo gỡ nhanh chóng, dễ dàng, là một giải pháp
rất linh hoạt, thuận tiện, thân thiện với mơi trường và tiết kiệm chi
phí.

Nhược điểm:


Vì điều khoản này phần lớn là yêu cầu về phía hàng hóa và Bên
Bán nên yêu cầu đạt đúng thời hạn trong hợp đồng là rất quan
trọng, song trong điều khoản này lại khơng có điều khoản vi phạm
hợp đồng: trong trường hợp Bên Bán không cung cấp thông tin

đúng thời hạn, hoặc lô hàng lỗi khi không được in thông tin về
ngày sản xuất và hạn sử dụng như trong hợp đồng quy định, khả
năng cao Bên Mua sẽ khơng nhận được bồi thường thích đáng.



Thơng tin trong điều khoản vẫn cịn sơ sài, khơng rõ ràng, chưa đưa
ra ngày tháng cụ thể cho những thời hạn quan trọng.



Đề xuất:

16




Hợp đồng nên được bổ sung điều khoản vi phạm hợp đồng: nếu
Bên Mua không nhận được những thông tin được yêu cầu đúng
thời hạn, Bên Bán sẽ bị phạt trừ theo phần trăm tương ứng đối với
tổng giá trị của bản hợp đồng



Cần bổ sung các thông tin cụ thể hơn về ngày tháng thực hiện yêu
cầu bên Nhà Xuất khẩu.

3.4.


Điều khoản 3: Phương thức thanh toán

Nội dung:


Bằng T/T 100% ngay trước khi giao hàng



Thông tin ngân hàng:
o

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TRUNG QUỐC,

o

CHI NHÁNH FOSHAN SHENGPING GUANGDONG

o

USA A / C: 2013020219200089414

o

ĐỊA CHỈ SỐ. 197 WENHUA BEI RD FOSHAN QUẢNG
ĐÔNG TRUNG QUỐC



SWIFT code: ICBKCNBJFSN


Nhận xét: 


Trong thanh toán quốc tế, việc thỏa thuận phương thức thanh toán
giữa bên nhập khẩu và bên xuất khẩu dựa trên cơ sở 2 bên cùng có
lợi: Người mua thì nhận được đúng hàng, đủ số lượng, đúng hạn
cịn người bán thì nhanh chóng nhận được đầy đủ số tiền. Phương
thức thanh toán bằng chuyển tiền T/T  - chuyển tiền bằng điện - là
phương thức thanh toán quốc tế, nhà nhập khẩu ra ngân hàng là hồ
sơ chuyển tiền cho nhà xuất khẩu, chỉ từ 1 đến 2 ngày bên xuất
khẩu sẽ nhận được. Sử dụng phương thức thanh toán này thể hiện

17


một mối quan hệ làm ăn lâu dài giữa 2 bên đối tác, họ có đủ sự tín
nhiệm lẫn nhau khi thực hiện giao dịch.


Trong hợp đồng, 2 bên thống nhất thanh tốn qua hình thức T/T at
sight, tức là nhà nhập khẩu chuyển tiền trả ngay khi nhà xuất khẩu
giao hàng, nhận bộ chứng từ và nhận hàng.

Ưu điểm:


Phương thức thanh toán T/T: đối với khách hàng, thủ tục chuyển
tiền đơn giản, thuận lợi, thời gian chuyển tiền ngắn nên người thụ
hưởng có thể nhanh chóng nhận được tiền; đối với phía ngân hàng:

ngân hàng chỉ tham gia với vai trị trung gian thuần túy, khơng có
trách nhiệm kiểm tra sự hợp lý của thời gian thanh toán và lượng
tiền



Thơng tin trong điều khoản được trình bày ngắn gọn, súc tích, dễ
hiểu

Nhược điểm:


T/T là phương thức chứa đựng rủi ro cao nhất, đòi hỏi các bên phải
thực sự tin tưởng lẫn nhau và là đối tác lâu năm hoặc giá trị đơn
hàng nhỏ. 



Tuy tốc độ chuyển tiền nhanh nhưng thanh tốn qua phương thức
T/T có chi phí khá cao.



Phương thức thanh toán T/T at sight vẫn tồn tại những rủi ro, phần
lớn là Bên Mua chịu nhiều rủi ro hơn khi phải thanh toán cho Bên
Bán trước khi nhận được hàng, những rủi ro về đảm bảo chất
lượng, số lượng hàng hóa theo u cầu, hơn nữa cịn phải đối mặt
với nhiều khó khăn về dịng tiền.

18



3.5.

Điều khoản 4: Đóng gói

Nội dung: Exported carton only (chỉ sử dụng thùng carton xuất khẩu)
Nhận xét: Đây là yêu cầu đóng gói lơ hàng được gửi từ phía người mua. Bên
bán chịu trách nhiệm đóng gói theo đúng yêu cầu của người mua.
3.6.

Điều khoản 5: Cảng đi, cảng đến và thời hạn giao hàng

Nội dung:



Cảng đi: Quảng Đông, Trung Quốc



Cảng đến: Cảng Cát Lái, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nhận xét: Điểm đi không xác định, điểm đến xác định, nằm trong điều kiện
CIF theo Incoterms 2020



Thời hạn giao hàng: Tháng 10, 2020
Ngồi ra khơng có chú thích gì thêm


Nhận xét:  Điều khoản trong thời hạn giao hàng còn chưa chặt chẽ, không rõ
ngày cụ thể, chỉ thông báo trong tháng 10. Điều này được xem là có lợi cho
người bán, bất lợi cho người mua.
Người bán chưa xác định được cụ thể ngày giao hàng nhưng khơng có bất
cứ một chú thích nào về việc này trong hợp đồng
-> người bán không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc hàng về
muộn hay lý do khách quan khác khiến hàng đến trễ, miễn là hàng đến
cảng Cát Lái trong tháng 10.

19


Trong trường hợp này, người mua hoàn toàn bị động trong việc nhận
hàng khi không được thông báo về ngày cụ thể. Tuy nhiên, hợp đồng vẫn
được ký kết có thể có những giả định như: 


Người bán và người mua có quan hệ tốt, thân thiết, người mua tin tưởng
người bán sẽ giao hàng đúng thời hạn.



Người bán có kinh nghiệm sẵn trong việc vận chuyển trong thời kỳ dịch
Covid, chỉ dự đoán được thời điểm giao hàng trong tháng 10, dự tính
trước các rủi ro khách quan có thể khiến hàng về chậm.



Đề xuất:

Vì ở đây giao hàng theo điều kiện CIF nên chỉ cần 1 lần thông báo giao

hàng: 
+ Trong vòng 24h kể từ khi tàu khởi hành tới cảng Cát Lái, người bán
phải thông báo bằng điện telex cho người mua những thơng tin: tình trạng
hàng được giao, số và ngày của vận đơn, thời gian dự kiến tàu đến cảng
dỡ.


Thưởng/phạt dỡ hàng: 1000-2000USD cho một ngày



Điều kiện dỡ hàng: Khi NOR (thông báo sẵn sàng làm hàng) trước
buổi trưa, bắt đầu làm hàng từ 13h chiều cùng ngày. Nhận được NOR
vào buổi chiều, bắt đầu làm hàng từ 8h sáng ngày kế tiếp.

3.7.

Điều khoản 6: Phương tiện vận chuyển

Nội dung: 
Bằng tàu do người bán quyết định và người bán phải thông báo cho người
mua về tên hãng tàu và thời gian tàu đi, tàu đến.

20


Nhận xét:



Điều khoản nằm trong điều kiện CIF theo Incoterm 2020, việc tách ra
một điều khoản riêng được xem là khơng cần thiết.



Ngồi ra, điều kiện này tiềm ẩn một số rủi ro cho nhà nhập khẩu. Hãng
vận chuyển được thuê bởi bên xuất khẩu có thể hùa theo và lừa dối bên
nhập khẩu ví dụ như ký lùi vận đơn (Bill of lading) hay chưa nhận hàng
hoặc hàng chưa lên tàu mà phát hành vận để bắt nhà nhập khẩu trả tiền
trước. Một rủi ro tiềm ẩn khác là người bán sẽ chọn hãng vận tải giá rẻ,
và theo quy luật “tiền nào của nấy”, dịch vụ cũng kém theo mức độ rẻ và
thời gian chuyển tải dài ngày hơn. Để giảm thiểu rủi ro thì nhà nhập khẩu
khơng chỉ dựa vào điều kiện giao hàng mà cần phải tìm hiểu kỹ đối tác và
kiểm tra chi tiết chứng từ, nhờ bên vận chuyển giám sát việc đóng hàng,
kiểm đếm, …

3.8.

Điều khoản 7: Tài liệu yêu cầu

Nội dung:
Người bán phải chuyển cho người mua một trọn bộ tài liệu. Một bộ tài
liệu thông qua EMS (tổng công ty chuyển phát nhanh bưu điện), một bộ
copy qua Fax hoặc Email.
Bộ tài liệu bao gồm:


Hóa đơn thương mại




Giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu E



Phiếu đóng gói



Giấy chứng nhận lưu hành tự do



Bảng phân tích thành phần sản phẩm



Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa

21


Nếu thiếu một trong những tài liệu trên, người bán phải chịu phạt 20% tổng
giá trị hợp đồng.
Nhận xét:


Hợp đồng đã nêu được các loại chứng từ cần có và mức độ xử phạt đối
với người bán nếu giao thiếu một trong những tài liệu trên

=> Điều này có lợi cho người mua, giúp người mua đảm bảo được mọi
giấy tờ cần thiết, vận đơn sạch, thông quan dễ dàng, chất lượng hàng hóa
cũng như các hóa đơn đều rõ ràng. 



Hợp đồng chưa nêu rõ số lượng bản chính, bản phụ của các loại chứng từ
là bao nhiêu. Thời gian yêu cầu người bán giao cho người mua các loại
chứng từ này.

 Đề xuất:
 

Hợp đồng gồm 6 loại chứng từ với số lượng bản chính, bản phụ như sau:


1 bộ vận đơn sạch bản gốc (3 bản chính và 3 bản sao)



3 bản gốc hóa đơn thương mại 



3 bản gốc phiếu đóng gói



1 bộ chứng nhận xuất xứ hàng hóa




1 bộ chứng nhận kiểm dịch thực vật



1 bộ giấy báo nhận hàng
Về thời gian: Điều khoản thanh toán chỉ ra rằng: người mua thanh toán
100% trước khi vận chuyển hàng nhưng không nêu rõ thời gian cụ thể.
Thời gian kiến nghị: người bán giao bộ chứng từ cho người mua trong
vịng 30 ngày để người mua hồn thành nghĩa vụ thanh toán.

22


3.9. Điều khoản 8: Thời hạn hữu hiệu
Nội dung:
Hợp đồng này được lập thành 2 bản chính, mỗi bên giữ một bản và có
hiệu lực kể từ ngày ký kết.
Nhận xét:
Khi các bên khơng có thỏa thuận và pháp luật khơng có quy định khác,
thì hợp đồng có hiệu lực vào thời điểm giao kết. Thời điểm giao kết hợp
đồng thường là thời điểm các bên thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng
tức là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận hợp lệ của bên
được đề nghị.
Như vậy, kể từ ngày 28/9/2020, cả 2 bên đều phải có trách nhiệm với
những điều khoản đã ký kết như trong hợp đồng. 
4. Một số điểu khoản thiếu
 Điều khoản về các trường hợp bất khả kháng
Trong hợp đồng quốc tế, bên Bán và bên Mua đều mong muốn việc giao

dịch của mình được hồn thành thuận lợi. Những sự kiện bên ngồi có thể
làm cho việc thực hiện khơng thể hoặc phá vỡ hồn tồn những tính tốn tài
chính của các bên. 
Theo hợp đồng trên, quyền và nghĩa vụ của bên mua và bên bán được cụ thể
như sau:
(a) Bên mua sẽ không phải chịu trách nhiệm cho bất cứ  sự trì hỗn hay trục
trặc nào trong việc nhận tồn bộ hoặc một phần hàng hóa, hoặc cho bất cứ hệ
quả của những tình huống bất khả kháng được nêu ra trong bản hợp đồng
này bao gồm: bão, lũ lụt, băng, sương giá, lốc xốy, sóng thần, động đất và
các thiên tai khác; sự cấm nhập khẩu, từ chối ban hành giấy phép, điều luật,

23


quy định, yêu cầu về nhập khẩu của chính phủ và các cơ quan ban hành tại
nước đó; sự đóng cửa của thị trường trao đổi nước ngoài, sự can thiệp của
chính quyền nhân dân, hải quân và quân đội; chiến tranh, hoặc sự chống đối,
đe dọa, tống giam tại nước đó, những tình trạng tương tự chiến tranh, khủng
bố, bạo loạn, dân biểu, vận động dân chúng nổi dậy, cách mạng, phong tỏa,
lệnh cấm vận, đình cơng, đóng cửa các xí nghiệp, giảm tốc độ sản xuất, phá
hoại ngầm, hỏa hoạn, dịch hạch và các bệnh dịch khác, cách li, sự hỏng hóc
kéo dài hoặc thiếu hụt về điện, các sản phẩm từ dầu mỏ, nguồn nhiên vật
liệu, tai nạn hoặc sự sụp đổ của các nhà máy và khu cơng nghiệp,  sự khơng
có sẵn hoặc thiếu hụt về không gian và phương tiện vận chuyển đường bộ,
đường thủy hay đường hàng không, hiểm họa trên biển, tai nạn hàng hải và
hàng không, trục trặc nghiêm trọng về kinh tế, mọi chênh lệch vật liệu trong
các trường hợp mà áp đặt khó khăn lên sự thực hiện của bên mua, hay các sự
việc nằm ngồi tầm kiểm sốt và ảnh hưởng đến bên mua, khách hàng mua
bán sản phẩm từ bên mua hay một ai khác, hoặc từ công ty hoặc hãng liên
quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc mua bán, bán lại, vận chuyển, tiếp

nhận hàng hóa, vẫn sẽ bị quy là do những sơ suất không thể tha thứ hoặc
hành vi cố ý sai trái của một cá nhân nào đó ngồi bên mua.
(b)  Trong những trường hợp bất khả kháng, bên mua sẽ có những lựa chọn
khác để kéo dài thời gian tiếp nhận hàng hóa và thực hiện nghĩa vụ khác
được nêu ở hợp đồng trong suốt quá trình diễn ra sự cố, hoặc chấm dứt một
phần hoặc tồn bộ hợp đồng vơ điều kiện. Trong trường hợp bên mua thực
hiện giải pháp, bên bán sẽ chấp nhận sự kéo dài thời gian hoặc sự chấm dứt
nếu có thể mà khơng cần bất cứ yêu cầu nào từ bên mua.
(c) Trong những trường hợp bất khả kháng, bên mua sẽ không bị ép buộc
nhưng có thể gửi thơng báo và cho tiết đầy đủ cho bên bán sớm nhất có thể.

24




Điều khoản phạt:

Thơng thường, trong hợp đồng mua bán có điều khoản phạt và bồi thường
thiệt hại, trong đó quy định những biện pháp khi hợp đồng không được thực
hiện (toàn bộ hay một phần). 
Điều khoản này cùng lúc nhắm vào hai mục tiêu:
o

Ngăn ngừa đối phương có ý định không thực hiện hay thực hiện không
tốt hợp đồng. 

o

Xác định số tiền phải trả nhằm bồi thường thiệt hại gây ra.


Trong điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại thường quy định các trường
hợp phạt sau:
o

Phạt chậm giao hàng. 

o

Phạt giao hàng không phù hợp về số lượng và chất lượng.

o

Phạt do chậm thanh tốn.

=> Trong hợp đồng, chỉ có duy nhất một điều khoản phát ở điều khoản 7, tài
liệu yêu cầu, bên mua đã được đưa ra điều khoản phạt nếu bên bán không
nhận được những chứng từ yêu cầu đúng thời hạn là sẽ giảm 20% tổng giá trị
của bản hợp đồng đối với bên bán.


Điều khoản về bảo hiểm: Bảo hiểm là một trong những ưu tiên hàng đầu
của các vụ mua bán quốc tế để đảm bảo nếu có trường hợp xấu xảy ra có
thể ảnh hưởng tới hàng hóa thì các bên bị thiệt hại sẽ được đền bù, tuy
nhiên ở hợp đồng trên cũng khơng có điều khoản bảo hiểm.

25



×